image banner
Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm
Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm
Mô tả quy hoạch

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mới Bắc sông Cấm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố để phát triển mở rộng đô thị Thành phố lên khu vực phía Bắc đã được xác định tại Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 03/01/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XIV) về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng và Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

Để từng bước thực hiện chủ trương trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 và Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Hành chính – Chính trị thành phố Hải Phòng.

Trên cơ sở Nhiệm vụ đã được phê duyệt, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Viện Quy hoạch tổ chức khảo sát nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan vào tất cả các nội dung của đồ án quy hoạch.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu cho thấy, để phát triển thành khu đô thị mới văn minh hiện đại với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, cần có thời gian và nguồn lực rất lớn cho công tác quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan và thiết kế đô thị. Mặt khác, một số khu chức năng trong Khu đô thị như các công trình công cộng quy mô lớn, tượng đài Hồ Chính Minh, Nhà hát … phải tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và quy hoạch theo Thông tư 23/2009/TT-BXD ngày 16/7/2009 của Bộ Xây dựng về thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Do vậy, việc nghiên cứu đồng thời cả quy hoạch kiến trúc và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Ngoài ra, khu vực nghiên cứu quy hoạch gồm nhiều khu chức năng như công cộng, thương mại, dịch vụ, văn hóa, công viên cây xanh sinh thái, quốc phòng, an ninh …, trong đó các công trình trụ sở hành chính – chính trị mới của Thành phố chỉ là một khu chức năng của đô thị. Như vậy, tên gọi của đồ án là Trung tâm Hành chính – Chính trị thành phố Hải Phòng theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt chưa thể hiện được đầy đủ tính chất, chức năng của khu vực quy hoạch. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 4482/VP-QH ngày 15/7/2016, cần thiết phải điều chỉnh tên gọi của đồ án là Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.

Vừa qua, ngày 24/6/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1131/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trong đó thời gian thực hiện dự án là 5 năm (từ 2016 đến 2020).

Để thời đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn trước mắt cần thiết phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên cơ sở phương án quy hoạch chi tiết đã tổ chức nghiên cứu và lấy ý kiến cộng đồng, giải pháp quy hoạch kiến trúc sẽ được tiếp tục triển khai trong các giai đoạn sau theo quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm phải đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu đối với việc điều chỉnh tăng tầng cao của các công trình để tiết kiệm quỹ đất, xây dựng cảnh quan đô thị hiện đại, tăng diện tích khoảng xanh và khoảng lùi công trình; hợp khối các công trình công cộng để mở rộng đất cây xanh, thương mại, dịch vụ, quảng trường và các không gian mở khác …  theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2015.

Căn cứ Công văn số 44/BXD-QHKT ngày 10/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 hạ tầng kỹ thuật  Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; Căn cứ Công văn số 828-CV/VPTU ngày 12/8/2016 của Văn phòng Thành ủy về việc thông báo ý kiến của Thường trực Thành ủy về đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thi mới Bắc sông Cấm,

Để có thể triển khai Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với lý do nêu trên, cần phải lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên cở sở điều chỉnh nội dung Quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt. Vì vậy việc lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm là cần thiết.

Thông tin quy hoạch
Thuyết minh quy hoạch

 

SỞ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

VIỆN QUY HOẠCH

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


THUYẾT MINH TỔNG HỢP

 

QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000

KHU ĐÔ TH MI BC SÔNG CM ĐẾN NĂM 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HẢI PHÒNG, THÁNG 8 NĂM 2016

 

SỞ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

VIỆN QUY HOẠCH

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000

KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM ĐẾN NĂM 2025

ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN THỦY NGUYÊN, QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

SỞ XÂY DỰNG HP

GIÁM ĐỐC

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

VIỆN QUY HOẠCH HP

VIỆN TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Phùng Văn Thanh

 

Khoa Năng Du

 

 

 

 

Mục Lục

THUYẾT MINH TỔNG HỢP. 2

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 5

1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH: 5

1.2 MỤC TIÊU: 7

1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN.. 7

1.4. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ QUY HOẠCH: 7

1.4.1. Văn bản pháp lý: 7

1.4.2. Các tài liệu có liên quan: 8

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.. 9

2.1. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 9

2.2.  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN : 10

2.2.1. Địa hình: 10

2.2.2. Khí hậu: 10

2.2.3. Địa chất công trình. 12

2.2.4. Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu: 12

2.3 HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP. 12

2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất : 12

2.3.2. Hiện trạng dân số, hiện trạng công trình : 13

2.3. 3.  Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 15

2.4 .ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG.. 23

CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH.. 24

3. 1. NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 24

3. 2. TÍNH CHẤT : 25

3. 3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG: 25

3.3.1. Các chỉ tiêu về đất đai: 25

3.3.2. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật: 25

3. 4. DÂN SỐ VÀ KHẢ NĂNG PHỤC VỤ.. 26

3.5. CÁC KHU CHỨC NĂNG CHÍNH.. 26

3.6. SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT : 26

3.6.1. Sự tác động của các yếu tố hiện trạng đến phân khu chức năng. 26

3.6.2. Quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng. 27

3.6.3. Quy hoạch sử dụng đất 31

3.6.4. Những nội dung điều chỉnh so với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt. 33

3.7 . TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN . 36

3.7.1. Tổ chức  không gian tổng thể. 36

3.7.2.Phân vùng kiến trúc cảnh quan. 36

3.8 .THIẾT KẾ ĐÔ THỊ. 37

3.8.1. Xác định các chỉ tiêu khống chế khoảng lùi 37

3.8.2. Cảnh quan  : 38

3.9 .  QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT: 46

3.9.1. Quy hoạch giao thông. 46

3.9.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng. 51

3.9.2.1. Cốt nền xây dựng: 51

3.9.2.2. Thoát nước mưa. 52

3.9.3. Quy hoạch cấp nước. 55

3.9.4. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị 59

3.9.4.1. Quy hoạch cấp điện. 59

3.9.4.2. Chiếu sáng đô thị. 61

3.9.5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 63

3.9.6      Thông tin liên lạc. 66

3.9.7. Quy hoạch không gian hạ tầng kỹ thuật ngầm.. 66

3.9.8. Bảng khái toán kinh phí: 67

3.10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 70

3.10.1 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch. 70

3.10.2 Điều kiện môi trường. 71

3.10.3 Dự đoán ảnh hưởng và quy hoạch cắt giảm.. 74

CHƯƠNG IV: PHÂN KỲ ĐẦU TƯ.. 86

4.1.  KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.. 86

4.2. CÁC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẦU.. 86

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 87

5.1.  KẾT LUẬN: 87

5.2.  KIẾN  NGHỊ: 87


CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU

 

1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH:

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mới Bắc sông Cấm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố để phát triển mở rộng đô thị Thành phố lên khu vực phía Bắc đã được xác định tại Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 03/01/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XIV) về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng và Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

Để từng bước thực hiện chủ trương trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 và Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Hành chính – Chính trị thành phố Hải Phòng.

Trên cơ sở Nhiệm vụ đã được phê duyệt, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Viện Quy hoạch tổ chức khảo sát nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan vào tất cả các nội dung của đồ án quy hoạch.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu cho thấy, để phát triển thành khu đô thị mới văn minh hiện đại với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, cần có thời gian và nguồn lực rất lớn cho công tác quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan và thiết kế đô thị. Mặt khác, một số khu chức năng trong Khu đô thị như các công trình công cộng quy mô lớn, tượng đài Hồ Chính Minh, Nhà hát … phải tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và quy hoạch theo Thông tư 23/2009/TT-BXD ngày 16/7/2009 của Bộ Xây dựng về thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Do vậy, việc nghiên cứu đồng thời cả quy hoạch kiến trúc và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Ngoài ra, khu vực nghiên cứu quy hoạch gồm nhiều khu chức năng như công cộng, thương mại, dịch vụ, văn hóa, công viên cây xanh sinh thái, quốc phòng, an ninh …, trong đó các công trình trụ sở hành chính – chính trị mới của Thành phố chỉ là một khu chức năng của đô thị. Như vậy, tên gọi của đồ án là Trung tâm Hành chính – Chính trị thành phố Hải Phòng theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt chưa thể hiện được đầy đủ tính chất, chức năng của khu vực quy hoạch. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 4482/VP-QH ngày 15/7/2016, cần thiết phải điều chỉnh tên gọi của đồ án là Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.

Vừa qua, ngày 24/6/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1131/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trong đó thời gian thực hiện dự án là 5 năm (từ 2016 đến 2020).

Để thời đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn trước mắt cần thiết phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên cơ sở phương án quy hoạch chi tiết đã tổ chức nghiên cứu và lấy ý kiến cộng đồng, giải pháp quy hoạch kiến trúc sẽ được tiếp tục triển khai trong các giai đoạn sau theo quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm phải đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu đối với việc điều chỉnh tăng tầng cao của các công trình để tiết kiệm quỹ đất, xây dựng cảnh quan đô thị hiện đại, tăng diện tích khoảng xanh và khoảng lùi công trình; hợp khối các công trình công cộng để mở rộng đất cây xanh, thương mại, dịch vụ, quảng trường và các không gian mở khác …  theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2015.

Căn cứ Công văn số 44/BXD-QHKT ngày 10/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 hạ tầng kỹ thuật  Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; Căn cứ Công văn số 828-CV/VPTU ngày 12/8/2016 của Văn phòng Thành ủy về việc thông báo ý kiến của Thường trực Thành ủy về đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thi mới Bắc sông Cấm,

Để có thể triển khai Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với lý do nêu trên, cần phải lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên cở sở điều chỉnh nội dung Quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt. Vì vậy việc lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm là cần thiết.

1.2 MỤC TIÊU:

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm nhằm phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.

Nhằm thực hiện công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN

- Điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân số, xã hội, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dự án có liên quan.

- Xác định nội dung, quy mô đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật cho Khu đô thị.

- Lập các bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu đầu tư xây dựng triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật theo chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

1.4. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ QUY HOẠCH:

1.4.1. Văn bản pháp lý:

- Kết luận số 72/KL-TW ngày 10/10/2013 của bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 32 của bộ chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ngày 29/11/2013;

- Nghị định số 37/2010/NĐ- CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ- CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ- CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt  điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 24/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm;

- Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hành, chính chính trị mới Bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng đến năm 2025;

- Công văn số 44/BXD-QHKT ngày 10/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 hạ tầng kỹ thuật  Khu đô thị mới Bắc sông Cấm;

- Công văn số 828-CV/VPTU ngày 12/8/2016 của Văn phòng Thành ủy về việc thông báo ý kiến của Thường trực Thành ủy về đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thi mới Bắc sông Cấm

- Công văn số 1371/UBND/QH ngày 12/8/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch tiếp thu ý kiến của Thường trực Thành ủy;

1.4.2. Các tài liệu có liên quan:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD ban hành theo quyết định số 04/2008/ QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và các tiêu chuẩn quy phạm  khác có liên quan;

- Các tài liệu thống kê đất đai, kinh tế, xã hội do UBND huyện Thủy Nguyên, UBND các quận Hồng Bàng, UBND các xã, phường và các ngành liên quan cung cấp;

- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 do Xí nghiệp khảo sát đo đạc và xây dựng - Công ty TNHH nhà nước MTV khảo sát và xây dựng đo vẽ;

- Các dự án liên quan khác.

 

 

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Khu vực nghiên cứu chủ yếu nằm phía bờ Bắc và một phần phía Nam sông Cấm (đường dẫn và cầu Hoàng Văn Thụ), trong khu vực địa giới hành chính xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan của huyện Thủy Nguyên, phường Minh Khai quận Hồng Bàng, phường Máy Tơ quận Ngô Quyền. Tổng diện tích khoảng 324ha.

 

 

Tân Dương

 

 

* Ranh giới được xác định như sau:

Bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 24/6/2016:

* Phần tả ngạn sông Cấm thuộc huyện Thủy Nguyên :

- Phía Đông giáp Khu đô thị, dịch vụ và công nghiệp VSIP.

- Phía Tây giáp tỉnh lộ 359.

- Phía Nam giáp sông Cấm

- Phía Bắc giáp trục đường chính Đông Tây.

*Phần hữu ngạn sông Cấm thuộc quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền:

- Phía Đông giáp khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

- Phía Tây giáp đường Bến Bính

- Phía Nam giáp đường Thất Khê.

- Phía Bắc giáp sông Cấm.

 

 Xã Tân Dương

Phạm vi quy hoạch phần lớn thuộc xã Tân Dương với diện tích khoảng 240,37ha chiếm khoảng 74% diện tích. Khu vực này có làng xóm dân cư lớn, đặc biệt có khu đất  quân đội ở phía Tây Bắc và bến phà Bính.

 

▪ Xã Dương Quan

Phạm vi quy hoạch thuộc xã Dương Quan có diện tích khoảng 70,5 chiếm khoảng 21,6% diện tích. Khu vực này một vài xóm dân cư với quy mô nhỏ phần còn lại chủ yếu là đất canh tác.

 

▪ Xã Hoa Động

Phạm vi quy hoạch thuộc xã Hoa Động có diện tích khoảng 7,3ha Khu vực này có một vài hộ dân bám dọc tuyến tỉnh lộ 359 gần chân cầu Bính.

 

▪ Phường Minh Khai và Máy Tơ

Phạm vi quy hoạch thuộc phường Minh Khai và Máy Tơ có diện tích khoảng 5,83ha là khu vực dọc đường Hoàng Văn Thụ từ cổng cảng đến bưu điện thành phố và khu vực dọc cầu cảng 11.

 

 

2.2.  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :

2.2.1. Địa hình:

- Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất sản xuất nông nghiệp, hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản và khu dân cư hiện trạng có cao độ trung bình (Cao độ Lục địa) như sau:     

+ Đất canh tác có cao độ bình quân + 0,5m.

+ Đất thổ cư có cao độ bình quân +1,7m.

+ Phía Nam sông Cấm là khu vực cảng và đô thị cũ cao độ trung bình khoảng +2,3m.

2.2.2. Khí hậu:

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm                             23,6 oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1)     16,8 oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7)    29,4 oC..

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối                                  6,5 oC..

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối                                  39,5 oC...

b. Mưa: 

- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1.494,7mm (đo tại Hòn Dấu).

- Số ngày mưa trong năm : 117 ngày.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa 352mm.

- Lượng mưa một ngày lớn nhất quan trắc được ngày 20/11/1996: 434,700mmm (tại Hòn dấu).

c. Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm.

  - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1 độ ẩm là                           80%.

  - Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9 độ ẩm lên tới     91%.

  - Độ ẩm trung bình trong năm là                                     83%.

d.  Gió:   Hướng gió thay đổi trong năm.

- Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc.

- Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông Nam.

- Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7÷cấp 10, đột xuất có bão cấp 12.

- Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 40m/s.

e.  Thuỷ văn:

- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều. Tính chất của thuỷ triều là nhật triều thống nhất với hầu hết số ngày trong tháng. Trong một ngày thuỷ triều cũng thay đổi từng giờ theo chu kì với biên độ dao động 2,5m÷3,5m.

- Mạng lưới sông ngòi và kênh mương trong vùng tương đối dầy đặc.

- Sông Cấm là đoạn cuối cùng của sông Kinh Môn, một nhánh chính của sông Thái Bình:          

+ Rộng khoảng 500m÷600m, Sâu 6m÷8m, chỗ sâu nhất (Cống Mĩ) là 24m.

+ Lưu lượng nước chẩy ra biển lớn nhất là 1860m3/s, nhỏ nhất là 178m3/s. Lưu lượng nước chẩy từ biển vào do nước triều lên lớn nhất là 1140m3/s, nhỏ nhất là 7m3/s. Bình quân hàng năm sông Cấm đổ ra biển 10415 triệu m3 nước và trên dưới 2 triệu tấn phù sa. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa là +3m÷+4m và thấp nhất vào mùa khô là +0,2m÷+0,3m.

2.2.3. Địa chất công trình

- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa chất bồi tích đệ tứ gồm lớp sét, á sét, á cát, cát, bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu.

- Theo kết quả khoan địa chất dọc khu vực, xác định địa chất tương đối đồng nhất. Lớp trên từ 1m ¸ 2m là lớp sét dẻo mềm, dưới là các lớp á sét bão hòa dẻo mềm đến dẻo chảy, có chỗ là bùn, lớp dưới là đất.

-  Tóm lại nền đất yếu và được hình thành chủ yếu do sa bồi.

2.2.4. Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu:

 a. Những yếu tố thuận lợi:

- Vùng nghiên cứu có vị trí tiếp giáp với sông Cửa Cấm, sông Bạch Đằng nên rất thuận tiện cho việc giao lưu vận tải bằng đường sông, đường biển tới các vùng trong cả nước và Quốc tế.

- Tiếp giáp với tỉnh lộ 359 : Do đó có thuận lợi về giao thông đường bộ với các vùng trong thành phố, với thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ.

- Nền địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một đô thị mới hiện đại.

b. Những yếu tố tự nhiên bất lợi tác động đến sự  phát triển đô thị:

- Nền địa hình khu vực thấp, cao độ +0,5 ÷ 1,7m.

- Nền địa chất công trình yếu.

- Thường xuyên chịu tác động của gió, bão.

- Độ nhiễm mặn lớn.

- Áp lực sa bồi tại cửa sông lớn : 130 triệu m3 /năm.

- Thuỷ triều có biên độ chênh lớn.

2.3 HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất :

Diện tích đất nông nghiệp khoảng 163,2ha chiếm 50,39% tổng diện tích phạm vi quy hoạch. Diện tích đất làng xóm và đất ở đô thị khoảng 39,24ha chiếm 12,37% tổng diện quy hoạch. Đất mặt nước khoảng 69,51ha chiếm 21,11%. Ngoài ra còn một số loại đất khác như đất quân sự, đất giao thông, đất công trình công cộng...

 

 

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

A. Huyện Thủy Nguyên

318,17

98.2

1

Đất công trình công cộng

0,74

0,23

2

Đất ở

38,76

11,96

3

Đất nông nghiệp

163,26

50,39

4

Đất nghĩa địa

1,08

0.33

5

Đất quốc phòng an ninh

19,04

5,87

6

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

0,01

0,003

7

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,29

0,09

8

Mặt nước

66,73

20,377

9

Đất giao thông

29

8,95

B. Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền

5,83

1,8

1

Đất công trình công cộng

0,28

0,08

2

Đất ở

0,48

0,15

3

Đất công nghiệp, kho tàng

1,25

0,39

4

Đất quốc phòng an ninh

0,54

0,17

5

Đất giao thông

0,5

0,16

6

Mặt nước

2,78

0,85

 

TỔNG

324

100.00

 

2.3.2. Hiện trạng dân số, hiện trạng công trình :

*Hiện trạng dân số :

Trong phạm vi nghiên cứu có khoảng 1295 hộ dân với tổng số nhân khẩu là khoảng 3844 người, chủ yếu thuộc phạm vi huyện Thủy Nguyên với 1247 hộ dân với 3700 nhân khẩu.

*Hiện trạng công trình xây dựng:

Khu vực được khảo sát có tổng cộng khoảng 1517 công trình.  Trong đó có khoảng 85% công trình là nhà ở. Công trình nhà ở kết hợp với dịch vụ thương chiếm 5.1%, các công trình này chủ yếu là nhà thấp tầng ( từ 1- 3 tầng). Có 9 công trình công cộng chủ yếu là văn phòng làm việc. Hiện trạng tổng thể các công trình xây dựng đa số là nhà thấp tầng. Một số ít công trình xây dựng mới gồm các trụ sở, nhà biệt thự vườn với tầng cao từ 2-5 tầng xen kẽ trong các khu dân cư còn lại hầu hết các công trình nhà ở  được xây dựng trước năm 1997 có tầng cao từ 1-2 tầng. Trong đó có 1193 toà nhà một tầng chiếm 83,3%, 189 toà nhà hai tầng.

Bảng tổng hợp hiện trạng các công trình xây dựng

STT

HẠNG MỤC

TỔNG SỐ NHÀ

A. Huyện Thủy Nguyên

1431

1

Nhà biệt thự

44

2

Nhà mái bằng 1 tầng

338

3

Nhà mái bằng 2 tầng

154

4

Nhà mái bằng 3 tầng

52

5

Nhà mái bằng 4 tầng

6

6

Nhà mái bằng 5 tầng

1

7

Nhà mái bằng 7 tầng

1

8

Nhà mái ngói

159

9

Nhà mái tôn

676

B. Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền

83

1

Nhà mái bằng 1 tầng

20

2

Nhà mái bằng 2 tầng

35

3

Nhà mái bằng 3 tầng

16

4

Nhà mái tôn

15

 

TỔNG

1517

 

B. Nhà ở kết hợp kinh doanh dọc trục đường chính.

C. Nhà ở ngoài đê

 

D. Khu nhà ở lấn chiếm hành lang đê

E. Cửa hàng nhỏ

 

A. Nhà ở xây dựng mới

Chó thÝch

Tßa nhµ ®Ó ë

Sö dông chung víi  th­¬ng m¹i

Sö dông chung víi v¨n phßng

Nhµ kho

 

Phßng ë

N¬i ®ç xe

Tr¹m xăng

Toµ nhµ th­¬ng m¹i l©n cËn

Toµ nhµ kinh doanh

 

 

 

 

Tßa nhµ th­¬ng m¹i

Tßa nhµ c«ng nghiÖp

X­ëng ®ãng tµu

C¬ së c«ng céng kh¸c

BÖnh viÖn

C¬ së t«n gi¸o

Nhµ cßn trèng

§ang x©y dùng

 

 

 

 

 

 

 

Hiện trạng kiến trúc các công trình trong khu vực nghiên cứu

2.3. 3.  Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

2.3.3.1.  Hiện trạng Giao Thông

a/ Giao thông đối ngoại:

- Giao thông đường thủy:

+ Phía Nam khu vực tiếp giáp với sông Cấm – sông cấp 1, là con sông rất quan trọng trong mạng lưới giao thông vận tải đường thuỷ của Hải Phòng. Trên sông có bến Phà Bính là bến phà dự phòng dùng để chuyên chở hành khách và hàng hóa giữa khu vực phía Bắc và phía Nam sông Cấm.

+ Ngoài ra có các cầu cảng số 10; 11 thuộc Cảng Hải Phòng nằm ở phía bờ Nam sông Cấm đang phục vụ vận tải hàng hóa khu vực Hải Phòng

 

Description: 08-페리선착2(껌강남북이동).jpg

Giao thông đường bộ

+ Tỉnh lộ 359 là tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng, nối khu vực nghiên cứu với thành phố Hải Phòng. Đoạn từ phía Bắc khu vực nghiên cứu đến xã Tân Dương có mặt cắt ngang 12m (lòng đường 11,0m, lề đường 2x0,5m), chiều dài 2.000m. Đoạn từ xã Tân Dương đến Cầu Bính có mặt cắt ngang B = 22,5m (lòng đường 11,5m; hè 2x5,5m), chiều dài L=1.500m.

+ Đường Hoàng Văn Thụ là đường phố chính đô thị, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng. Đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến cổng Cảng  bề rộng B=20m, mặt đường xuống cấp, hè đường không đồng nhất.

+ Đường Nguyễn Tri Phương là đường vành đai đô thị, bề rộng B=19,5m, (lòng đường 12,0m; hè 5,0m+2,5m).

+ Cầu Bính nằm phía Tây Nam địa điểm dự án, nối liền khu đô thị Bắc Sông Cấm với thành phố Hải Phòng. Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại. Cầu có chiều dài 1.280m, rộng 22,5m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, tĩnh không thông thuyền 25m .

 

Tỉnh lộ 359

Cầu Bính

b/ Giao thông đối nội:

- Đường ra phà Bính nằm ở phía Tây khu vực nghiên cứu, mặt cắt ngang rộng 11m (lòng đường 7m; lề đường 2×2m).

- Đường liên xã nối Tân Dương với Dương Quan nằm ở phía Bắc khu vực nghiên cứu, mặt cắt ngang rộng 9m (lòng đường 5m; lề đường 2×2m).             

- Đường thôn xóm, đường nội đồng mặt cắt nhỏ hẹp, chất lượng đường xấu.

 

 

 

Đường Phà Bính

 

Đường liên xã

Đường nội đồng

 Đường thôn xóm

* Nhận xét :

Tỷ lệ đất giao thông trong khu vực nghiên cứu là 5% (đường liên xã: 1,6%; liên thôn, xóm: 3,4%), tỉ lệ này thấp hơn so với tiêu chí đô thị. Ngoài ra, hầu hết các tuyến đường địa phương có bề rộng là 4m÷7m không thích hợp cho các phương tiện vận tải lớn. Bên cạnh đó, các tuyến đường liên thôn, xóm có bề rộng 4m hoặc hẹp hơn gây khó khăn trong việc đi lại.

2.3.3.2 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

a/ Hiện trạng nền xây dựng:

- Phạm vi nghiên cứu phần lớn nằm ở phía Bắc sông Cấm, thuộc các xã Tân Dương, xã Dương Quan và Hoa Động - huyện Thủy Nguyên. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, ruộng lúa, đầm ao xen kẽ các khu dân cư có nền địa hình thấp, độ dốc dọc từ Bắc xuống Nam.

- Cao độ nền hiện trạng trong khu vực trong đê: (Cao độ Lục địa):

+ Khu vực dân cư làng xóm: + 1,5 ¸ + 2,0m.

+ Khu vực đồng ruộng trồng màu: + 0,4 ¸ 0,7m.

+ Khu vực ao, đầm: - 0,25 ¸ + 0,3m.

- Phần còn lại ở phía Nam sông Cấm là khu vực phục vụ xây dựng nút giao cầu Hoàng Văn Thụ có cao độ nền từ +2,1 ¸ + 2,6m.

- Cao độ nền hiện trạng trong khu vực ngoài đê: (Cao độ Lục địa):

+ Khu vực bãi bồi:  - 0,8 ¸ + 1,35m.

+ Khu vực đổ bùn nạo vét:  +2,3 ¸ + 5,0m.

b/ Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi:

* Hệ thống kênh tiêu thuỷ nông khu vực bao gồm các kênh cấp I, cấp II và các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản.

+ Kênh cấp I - sông Hòn Ngọc có mặt cắt trung bình B = 65m;

+ Kênh cấp II - mương thủy lợi có mặt cắt trung bình: B= 15m, đoạn chạy qua phạm vi nghiên cứu có chiều dài L»2000m.

- Các tuyến kênh này làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, và nuôi trồng thủy sản trong khu vực, đồng thời làm nhiệm vụ thoát lũ cho khu vực thượng nguồn (phía Bắc) tránh bị ngập úng khi gặp thời tiết bất lợi.

- Hướng thoát khu vực tập trung qua cống Bính Động, Đầm Tân Hoa và cống Tân Dương ra sông Cấm.

* Hiện trạng hệ thống đê và cống ngăn triều:

  • Phía Nam phạm vi nghiên cứu là tuyến đê tả sông Cấm, đê cấp III, đoạn nằm trong phạm vi nghiên cứu hiện là đê đất có:

+  Mặt cắt đê B= 3m¸ 4m;

+ Chiều dài: L» 2300 m.

+ Cao độ mặt đê trung bình + 3,8m (Cao độ lục địa).

- Cống ngăn triều : Dọc tuyến đê sông Cấm (trong phạm vi nghiên cứu) có các cống sau:

+ Cống Bính Động: cống cánh phai, khẩu độ 5cánh x 3m đang hoạt động tốt;

+ Cống Đầm Tân Hoa : cống cánh phai, khẩu độ 1cánh x 2,5m;

+ Cống Tân Dương: cống cánh phai, khẩu độ 2cánh x 3m đang hoạt động tốt. Các cống làm nhiệm vụ điều tiết mực nước trong các sông, kênh, hồ phía trong đê.

c/ Hiện trạng thoát nước mặt:

  • Do đặc điểm khu vực là đất nông nghiệp có các khu dân cư sống xen canh, xen cư nên nước mặt được thoát tự nhiên vào các hệ thống kênh tiêu thuỷ nông, ao đầm rồi thoát ra sông Cấm qua các cống ngăn triều.

* Nhận xét:

- Phạm vi nghiên cứu nằm phía Bắc sông Cấm, có địa hình bằng phẳng, thấp, nền đất yếu, độ dốc dọc từ Bắc xuống Nam. Phạm vi phía trong đê tả sông Cấm là ruộng trồng lúa, hoa màu, xen kẽ là các khu dân cư; phía ngoài đê sông là ao đầm nuôi trồng thủy sản.

- Khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều sông Cấm.

Bản đồ hiện trạng thoát nước mưa

 

Kªnh ®µo

§ª

Chó thÝch:

- N­íc

- Ranh giíi ®Þa ®iÓm giai ®o¹n 1

- Ranh giíi ®Þa ®iÓm giai ®o¹n 2

- H­íng m­a

 

Cống

Hồ

Ga thu nước

Cèng th¸o n­íc

Hå chøa

 

2.3.3.3. Hiện trạng cấp  nước:

a) Nguồn nước:

          - Khu vực các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan được cấp nước từ nhà máy nước Thủy Sơn,  ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu có công suất hiện tại 3.000 m3/ngđ, nguồn nước thô lấy từ sông Hòn Ngọc. Hiện nay nhà máy nước Thủy Sơn đạt 100% công suất thiết kế, dự kiến nâng công suất lên 12.000m3/ngđ

          - Khu vực các phường Minh Khai, Máy Tơ được cấp nước từ NMN An Dương chất lượng tốt.

          - Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu còn có nhà máy nước mini có công suất nhỏ (600 m3/ngđ) với thời gian hoạt động 20h trong ngày do tư nhân quản lý, vận hành. Nguồn nước thô lấy từ sông Hòn Ngọc.

b) Mạng lưới cấp nước:

          - Hiện nay khu vực nghiên cứu đã có mạng lưới cấp nước sạch bao phủ đến các khu dân cư. Các tuyến ống có đường kính Ø32 ÷Ø60.

c) Các dự án liên quan:

          - Hiện nay công ty cấp nước Hải Phòng đang triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Ngũ Lão công suất giai đoạn 1 khoảng 25.000 m3/ngđ, giai đoạn sau 290.000 m3/ngđ, trạm bơm tăng áp Tân Dương công suất 15.000 m3/ngđ, tuyến ống từ Ngũ Lão đi trạm bơm tăng áp Tân Dương.

* Nhận xét:

          - Nguồn nước: Nhà máy nước Thủy Sơn có công suất thấp mới chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng phục vụ, không đủ cung cấp nước cho khu vực nghiên cứu. Mạng lưới cấp nước hiện nay chỉ phục vụ chủ yếu cho khu vực dân cư hiện có nên chưa bao phủ hết toàn bộ khu vực nghiên cứu, mạng lưới đường ống hầu hết có đường kính nhỏ.

2.3.3.4. Hiện trạng cấp điện

a) Nguồn điện:

- Khu vực các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan cấp điện từ trạm biến áp trung gian 35/10kV Thủy Sơn công suất 6300kVA.

- Khu vực các phường Minh Khai, Máy Tơ cấp điện từ TBA 110/22kV Lê Chân

b) Lư­ới điện:

+ Lư­ới trung áp 10kV từ trạm biến áp trung gian cấp đến các hộ tiêu thụ điện thuộc các xã Hoa Động, Tân D­ương, D­ương Quan thông qua lộ 931.

+ Lộ 931 từ trạm trung gian 35/10kV Thủy Sơn đ­ược kết nối với lộ 973 của trạm biến áp 110/35/22(10)kV Thủy Nguyên 2 và lộ 972 từ trạm trung gian 35/10kV Thủy Nguyên.

+ Lư­ới 10kV chạy dọc quốc lộ 10 cũ tiết diện AC95, chạy dọc các đư­ờng nội bộ trong khu vực tiết diện AC50, AC35 cấp nguồn cho các trạm biến áp phụ tải.   

+ Lư­ới hạ áp từ các trạm biến áp phụ tải cấp đến các hộ tiêu thụ bằng các đư­ờng cáp vặn xoắn ABC 4x35mm đến 4x95mm đi trên cột bê tông ly tâm, tuy nhiên một số chỗ vẫn sử dụng cáp đơn đi trên cột tự chế bằng bê tông và bằng gỗ.

+ L­ưới chiếu sáng: Đường trục xã chưa có hệ thống chiếu sáng, đường nhánh, đường bê tông ngõ xóm, hệ thống chiếu sáng chủ yếu do người dân tự làm.

c) Trạm biến áp: có 15 trạm biến áp phụ tải 10/0,4kV công suất từ 100kVA đến 400kVA, đa phần là trạm treo.

Bản đồ hiện trạng cấp điện

 

M¹ng l­íi ph©n phèi lén xén trong khu d©n c­ ®«ng ®óc

ChiÕu s¸ng ®­îc xö lÝ tèt t¹i khu bÕn phµ

Ýt bãng ®Ìn ®­îc l¾p ®Æt

§­êng d©y ph©n phèi trung ¸p-10kV- 3 ®­êng d©y

ChiÕu s¸ng tr¹m x¨ng

ChiÕu s¸ng tr¹m x¨ng

Ph©n phèi ®Õn c¸c khu d©n c­ lín phÝa ®«ng

ChiÕu s¸ng ®­îc xö lÝ tèt däc tØnh lé 359

Chó thÝch:

- N­íc

- Khu d©n c­

- §­êng d©y ph©n phèi trung ¸p

- §­êng d©y ph©n phèi h¹ ¸p

- Ranh giíi thi c«ng giai ®o¹n 1

- Ranh giíi thi c«ng giai ®o¹n 2

§­êng d©y ph©n phèi ®iÖn ¸p thÊp

 

* Nhận xét:

- Phạm vi phục vụ của các trạm biến áp phụ tải phần lớn tập trung phía Tây khu vực đoạn Tỉnh lộ 359 (trạm thu phí, doanh trại quân đội, b­ưu điện...). Việc phân phối điện 0,4kV không đảm bảo vì các hộ phụ tải sống rải rác dọc theo các trục đường nhỏ và không tập trung.

- Lư­ới điện 0,4kV hiện có đi nổi trên các cột bê tông vuông cũ và cột gỗ không đảm bảo mỹ quan và an toàn trong vận hành lưới điện.

- Chiếu sáng tại các đường nhánh không đảm bảo dẫn đến mất an toàn khi tham gia giao thông.

 

2.3.3.5.Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

a) Thoát nước thải:

Trong phạm vi nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thoát ra hệ thống thoát nước mưa hoặc ngấm trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm môi trường.

b) Quản lý chất thải rắn:

Một phần chất thải rắn hữu cơ được người dân thu gom làm phân bón. Phần còn lại được thu gom theo từng khu dân cư, sau đó được xử lý bằng cách đốt ngoài cánh đồng.

c) Nghĩa trang:

Trong phạm vi nghiên cứu có một số điểm mộ nhỏ nằm phân tán nằm cạnh các khu dân cư, cần di chuyển về nghĩa trang tập trung của huyện.

2.3.3.6.Hiện trạng thông tin liên lạc

a) Hiện trạng hệ thống chuyển mạch

Mạng lưới thông tin điện thoại khu vực thiết kế hiện nay đang khai thác trên hệ thống chuyển mạch đặt tại Thị trấn.

b) Hiện trạng hệ thống truyền dẫn

Truyễn dẫn trong khu vực cho tổng đài hiện tại đang sử dụng công nghệ D với thiết bị CRT 510 có số kênh là 60.

c) Hiện trạng hệ thống mạng thông tin di động:

Sử dụng hệ GSM, CDMA phủ sóng toàn quận, cung cấp được nhiều dịch vụ, đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho mạng cố định.

 

2.4 .ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG

 

 

§iÓm m¹nh

- Có thuận lợi về vị trí (giáp tỉnh lộ 359, cầu Bính)

- Có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất nông nghiệp năng suất thấp, ít công trình xây dựng nên thuận lợi về việc giải phóng đền bù.

§iÓm yÕu

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hầu như chưa có

- Thiếu sự liên kết với đô thị cũ trong giai đoạn trước mắt (vì chỉ có duy nhất cầu Bính để kết nối).

 

C¬ héi

- Tạo nên một khu đô thị mới khi các dự án lân cận được hình thành (khu đô thị và công nghiệp vsip, khu du lịch Quang Minh)

- Sau khi xây dựng khu vực này sẽ tạo thành động lực cho sự phát triển đô thị Hải Phòng về phía Bắc

- Không gian mặt nước thân thiện có giá trị cao..

Th¸ch thøc

- Có thể bị kéo dài vì sẽ gặp khó khăn trong giải phóng đền bù và tái định cư.

- Nguy cơ do biến đổi khí hậu và thủy triều dâng.

- Hệ sinh thái ven sông có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng

 

 

CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

 

3. 1. NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Theo Quyết Định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Khu đô thị Bắc Sông Cấm sẽ trở thành khu vực trung tâm mới của thành phố trong đó có trung tâm hành chính-chính trị của thành phố.

Có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy cũng như đường bộ, quỹ đất và không gian cảnh quan đẹp. Ngoài ra khu vực này có mật độ xây dựng các công trình thưa thớt nên kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng thấp.

Vị trí khu đô thị có mối liên hệ mật thiết với các khu vực mang tính động lực phát triển cho thành phố như khu đô thị và công nghiệp VSIP, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, khu công viên đảo Vũ Yên…và sẽ tạo nên trục không gian kết nối khu vực đô thị cũ phía Nam sông Cấm.

Mối liên hệ và kết nối của khu đô thị Bắc Sông Cấm

 

Khu đô thị Bắc Sông Cấm

Trôc ph¸t triÓn

Quốc lộ 5, quốc lộ 10

V¨n ho¸ & Di s¶n

Hành chính, Thương mại, Tài chính, Văn hóa, Du lịch…

C«ng nghiÖp R&D

Khu ®Þnh c­ míi

Dù ¸n bê s«ng L¹ch Tray

§« thÞ hiÖn t¹i

Dù ¸n VSIP

Trôc ph¸t triÓn

 

3. 2. TÍNH CHẤT :

Là khu đô thị mới có các chức năng:

- Trung tâm Hành chính - Chính trị;

- Trung tâm Tài chính, Dịch vụ, Thương mại;

- Trung tâm văn hóa;

- Trung tâm Công viên, cây xanh sinh thái;

- Khu ở có chất lượng sống cao;

- Khu vực trọng yếu về Quốc phòng, An ninh.

3. 3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG:   

Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật áp dụng trong đồ án được sử dụng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

3.3.1. Các chỉ tiêu về đất đai:

- Khu đất dân dụng :                                  60 m2/ người.

Trong đó:      Đất ở                                    28-30 m2/ người.

                     Đất công trình công cộng: 5-6 m2/ người.

                     Đất CXTDTT                      >7 m2/ người.

- Mật độ xây dựng tại các khu ở chung cư cao tầng :

                       + Mật độ xây dựng : 35 -40 %.

- Chỉ tiêu mật độ xây dựng chung toàn khu đô thị đạt > 10%.

- Đất giao thông : 23 ¸ 25 m2/người.

3.3.2. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:

- Tỷ lệ giao thông : 25% - 27%

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải đi riêng.

- Cấp nước sinh hoạt: ≥ 200l/người/ng.đ.

- Rác thải sinh hoạt 1,3 Kg/ ng.- ngày; tỷ lệ thu gom 100%.

- Nước thải sinh hoạt 100% chỉ tiêu cấp nước.                

- Cấp điện sinh hoạt  : 800w/người.

- Cấp điện công cộng: 320w/người.

3. 4. DÂN SỐ VÀ KHẢ NĂNG PHỤC VỤ

- Căn cứ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng đến năm 2025 đã được UBND thành phố phê duyệt xác định quy mô dân số khu vực là khoảng 17.500 người.

- Diện tích đất công cộng đảm bảo chỗ làm việc cho tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế đến năm 2025 là khoảng 7.180 người.

- Ngoài ra còn đảm bảo diện tích làm việc cho khoảng 60.000 lao động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ…

- Khu vực quảng trường trung tâm có sức chứa khoảng 100.000 trong các dịp tổ chức các sự kiện lớn của thành phố.

3.5. CÁC KHU CHỨC NĂNG CHÍNH

Các khu chức năng chính trong phạm vi quy hoạch được xác định gồm các chức năng chính sau:   

- Đất khu trung tâm hành chính chính trị: Là các công trình hành chính, chính trị bao gồm (Thành Uỷ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, trung tâm hội nghị hội thảo, các sở ban ngành, các cơ quan quốc phòng, an ninh...)

- Đất dành cho xây dựng các công trình truyền thông thông tin và các cơ quan thuộc khối hành chính sự nghiệp: (đài truyền hình, trung tâm báo chí, các đơn vị sự nghiệp...).

- Đất đa năng (kinh doanh thương mạ kết hợp chung cư): Là khu đất xây dựng các công trình đa năng phục vụ các hoạt động dịch vụ thương mại với chức năng ở.

- Đất thương mại: Xây dựng khu phố thương mại liên kết về không gian giữa khu đô thị và dịch vụ Vsip với khu trung tâm hành chính để các hoạt động trong khu trung tâm hành chính đa dạng và sôi động.  

- Không gian mở: Bao gồm các công viên ven sông Cấm, các tuyến kênh và khu vực quảng trường.

- Đất dành cho các chức năng khác: Gồm có công trình giáo dục, công trình văn hoá cấp thành phố... Ngoài ra còn có đất phục vụ cho các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm khu xử lý nước thải, và trạm điện.

 

3.6. SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT :

3.6.1. Sự tác động của các yếu tố hiện trạng đến phân khu chức năng.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố hiện trạng sử dụng đất, các dự án có liên quan và nhu cầu phát triển để cân nhắc bố trí các chức năng cho phù hợp và hài hòa với tổng thể chung của Khu đô thị Bắc Sông Cấm.

j Nút giao thông

- Điểm thuận lợi để tiếp cận khu trung tâm ngay giai đoạn đầu.

- Trong tương lai, đây sẽ là điểm có lưu lượng giao thông lớn

k Điểm kết nối với cầu Bính

- Là điểm thuận lợi cho việc xây dựng các công trình tạo sức hút ngay giai đoạn đầu cho khu trung tâm do lợi thế thuận lợi về giao thông và cảnh quan.

 

l Điểm kết nối cầu Hoàng Văn Thụ

- Tạo ra trục không gian chính, kết nối khu vực đô thị cũ với trung tâm mới của thành phố.

- Đây sẽ là trục xương sống cho sự phát triển thành phố trong tương lai.

m Các khu vực giáp danh với đường chính được qui hoạch

- Nghiên cứu bố trí các khu dân cư để kết hợp hài hòa với các khu dân cư hiện hữu

 

n Các hồ nước tự nhiên

- Tận dụng giá trị cảnh quan kết hợp với chức năng điều hòa để tạo nên không gian mặt nước hấp dẫn, kết hợp các hoạt động văn hóa, du lịch.

o Khu vực dân cư tập trung

- Cần di chuyển, tái định cư để cải thiện môi trường sống của người dân đồng thời tạo ra một khu trung tâm mới thống nhất, đồng bộ.

p Các khu vực giáp danh với dự án phát triển VSIP

- Căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất của VSIP, bố trí các chức năng thương mại, tài chính để kết hợp tạo nên một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ lớn, đủ sức hấp dẫn trong tương lai.

q Khu vực quân sự

- Nghiên cứu giữ lại khu vực đất quân sự nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với cảnh quan khu trung tâm.

- Cần đưa ra các biện pháp đối với sự chênh lệch về cao độ trong quá trình san lấp với các khu vực xung quanh.

Sơ đồ phân tích sự tác động của các yếu tố hiện trạng đến phân khu chức năng

 

Khu vực trung tâm

Khu dân cư hiện hữu

Cầu Bính Bính

Chú thích:

Đường Quy hoạch

Đường hiện tại

VSIP: khu vực thương mại

VSIP khu vực sử dụng hỗn hợp

Ranh quy hoạch

Sông Cấm

Sử dụng hỗn hợp

Khu vực thương mại, tài chính kết hợp với VSIP

Khu đô thị hiện tại

 

 

3.6.2. Quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng

3.6.2.1. Tổ chức cấu trúc không gian:

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động và các quy hoạch đã được phê duyệt tổ chức hai trục chính để thúc đẩy sự phát triển khu vực trung tâm và các trục này tạo ra 4 khu vực hỗ trợ cho sự phát triển. Cùng với đó quy hoạch các khu quảng trường, các khu công viên, các trục cây xanh, đường cho người đi bộ để tạo thành một vành đai xanh, tuần hoàn kết nối toàn bộ các khu chức năng trong khu trung tâm.

Tổ chức cấu trúc không gian

 

Trục tăng cường phát triển

Trục phát triển Đông Tây

  • Kết nối khu vực trung tâm với quốc lộ 10 và đường vành đai.
  • Kết nối các khu chức năng của khu trung tâm với các khu vực lân cận như VSIP, các khu dân cư, khu công nghiệp Nam cầu Kiền.

Trục kết nối đô thị Bắc- Nam

  • Kết nối với toàn bộ khu vực đô thị cũ phía Nam với khu trung tâm mới phía Bắc. Là trục xương sống kết nối sự phát triển của thành phố
  • Kết nối giữa các chức năng chính trong khu vực dự án

Khu vực hỗ trợ

Khu vực dịch vụ công cộng

  • Đảm bảo khả năng tiếp cận ban đầu với đường 359
  • Tăng cường các chức năng dịch vụ để cân bằng lại khu vực hành chính.

Khu vực thúc đẩy phát triển

  • Đây là khu vực dễ tiếp cận ngay giai đoạn đầu, có lợi thế về cảnh quan (ven sông, hồ nước…) nên có thể thu hút đầu tư, tạo nguồn vốn cho sự phát triển các khu vực khác.
  • Bố trí các công trình thương mại kết hợp với nhà ở để dẽ dàng thu hút đầu tư.

Khu vực hỗ trợ phát triển

  • Tiếp giáp với khu vực được quy hoạch là trung tâm thương mại của dự án VSIP vì vậy bố trí chức năng tài chính, thương mại dịch vụ kết hợp với VSIP tạo thành một trung tâm tài chính, thương mại lớn đủ sức hút, hỗ trợ cho sự phát triển của toàn thành phố.
  • Kết hợp với khu vực sông Cấm và các trục cây xanh mặt nước tạo thành một khu trung tâm tài chính, thương mại có cảnh quan đẹp.

Khu vực dân cư

  • Bố trí khu vực dân cư kết hợp thương mại cao tầng hỗ trợ cho các công trình hành chính đồng thời tạo ra sinh khí và các hoạt động nhộn nhịp cho khu vực trung tâm
  • Tạo khu dân cư kiểu mới với chất lượng sống cao dựa trên cộng động bao gồm trường học, thư viện, công viên, v..v

 

Cấu trúc không gian

 

Khu hỗ trợ phát triển

Kết nối với dự án phát triển VSIP

Khu vực dân cư  kết hợp thương mại

Khu dịch vụ công cộng

Khu vực thúc đẩy phát triển

Điểm bắt đầu giao nhau giữa phía Bắc và phía Nam trong giai đoạn đầu.

Kết nối giữa đô thị mới và đô thị cũ

(Hành chính và thương mại)

Trục Đông Tây

Trục Bắc Nam

Cầu Bính

Cầu Hoàng Văn Thụ

Khu cây xanh tuần hoàn

 

Khu vực quy hoạch được thiết kế gồm: 02 tuyến đường chính (Bắc Nam, Đông-Tây) và 03 tuyến đường khu vực. Các mạng đường này có cấu trúc theo mạng lưới ô cờ. Ngoài ra để kết nối với khu vực đô thị cũ với khu vực quy hoạch được thiết kế các hệ thống cầu (Cầu Bính, Cầu Hoàng Văn Thụ, cầu dải trung tâm).

3.6.2.2. Tổ chức các khu chức năng chính:

Tổ chức cơ cấu phân khu chức năng  khu trung tâm hành chính trị thành 4 khu chức năng chính theo trục Bắc – Nam và các khu chức năng phụ trợ bao quanh với khu chức năng chính :

a/ Khu chức năng chính: Có 4 khu được quy hoạch theo trục Bắc Nam gồm (khu hành chính , chính trị, khu đa chức năng, khu thương mại, khu cảnh quan mặt nước). Các khu chức năng này được tổ chức gắn với quảng trường trung tâm và trục không gian đi bộ:

Chức năng hành chính

  • Bố trí chủ yếu dọc theo khu quảng trường trung tâm, tạo tính biêu trưng đồng thời thuận tiện cho việc phối hợp công tác.
  • Khu vực này có vị trí trung tâm là nhân lõi cho sự phát triển toàn khu vực.

Đa chức năng

  • Bố trí khu vực nút giao trục Đông Tây với đường 359 để có thể thu hút đầu tư, thúc đẩy cho sự phát triển toàn khu vực. Tại đây có thể xây dựng các công trình thương mại kết hợp chung cư cao tầng tạo sự năng động và sức hút cho toàn khu đô thị.

Chức năng thương mại

  • Bố trí tiếp giáp với khu đô thị VSIP để kết hợp với khu thương mại của VSIP tạo thành một trung tâm thương mại tập trung lớn của cả vùng Duyên hải Bắc bộ.
  • Được bố trí gần kề với không gian cây xanh, không gian ven sông và các trục đi bộ để có thể dễ dàng kết nối với các chức năng khác trong khu đô thị

Chức năng công viên ven sông

  • Bố trí công viên và bến du thuyền trên sông Cấm trong trục cây xanh Bắc Nam
  • Khu vực này bố trí các công trình văn hóa, vui chơi… gần kề với các cơ sở thương mại để tạo không gian giải trí. 

 

 

Cơ cấu phân bổ các chức năng chính

 

Trung tâm thương mại ven sông

Khu đa chức năng

Sông Cấm

Khu cảnh quan ven sông

 

 

 
 

Cầu Hoàng Văn Thụ

 

 

 

*Chức năng hành chính – chính trị:

 - Khu  tổ hợp các công trình gồm có ( Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân , Thành ủy) là công trình có tính biểu trưng cao và là công trình quan trọng nhất của khu trung tâm hành chính - chính trị nên được bố trí phía trước quảng trường.

- Hai bên khu vực quảng trường và trục không gian đi bộ được bố trí các sở ban ngành và các cơ quan tư pháp, các cơ quan quốc phòng, an ninh, và các cơ quan liên quan.

- Khu vực phía Nam tiếp giáp nút giao của hai trục giao thông chính bố trí các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan khác...

 

 

* Đa chức năng

Được bố trí tại nút giao trục Đông Tây với đường 359, giáp khu quảng trường để đáp ứng các chức năng thương mại của một đô thị, tăng cường các hoạt động khác, tăng sự nhộn nhịp đồng thời tạo ra sự linh hoạt trong việc bố trí các công trình khi có nhu cầu phát sinh.

*Chức năng thương mại

- Được bố trí tại khu vực giáp với khu đô thị VSIP kết nối với khu thương mại của khu đô thị VSIP tạo thành một trung tâm thương mại sôi động của thành phố.

- Không gian thương mại được bố trí gần kề với không gian cây xanh, không gian ven sông và các không gian đi bộ.

* Chức năng công viên ven sông sông

Bố trí công viên và bến thuyền dọc sông Cấm tạo ra không gian mở và khai thác hết cảnh quan mặt nước. Các công trình văn hoá được bố trí gần kề với các trình  thương mại để tạo không gian sống động. 

b/ Các khu chức năng phụ trợ: các khu chức năng phụ trợ được tổ chức bao quanh khu chức năng chính và được liên kết với nhau bằng hệ thống không gian mở là hệ thống cây xanh công viên ven sông.

*Trung tâm văn hóa.

- Được bố trí phía Nam khu vực, tiếp giáp công viên hồ điều hòa đầu cầu Bính và trục quảng trường trung tâm tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa, lễ hội của thành phố.

- Tại khu vực phía Bắc quảng trường, tiếp giáp khu trung tâm hành chính bố trí nhà hát đa năng 2000 chỗ.

*Khu ở cao tầng kết hợp khu đa năng. Được bố trí đan xen với các khu chức năng khác kết hợp với các khu cây xanh, mặt nước, các công trình giáo dục tạo ra môi trường sống chất lượng cao.

Khu thương mại và cảnh quan mặt nước. Được bố trí phía Nam khu đất tiếp giáp dự án Vsip. Khu vực này ngoài yếu tố về cảnh quan đẹp còn có vị trí thuận lợi (phục vụ dân cư cho các dự án phụ cận).

 

3.6.3. Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch phân khu sử dụng đất trong khu vực như sau:

 Đất hành chính, cơ quan: Có quy mô là 31,13 ha chiếm 9,61% tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch với tầng cao từ 15 tầng mật độ xây dựng 20-40%.

Đất khu đa chức năng: Có quy mô là  6,8 ha chiếm 2,1% tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch với tầng cao 25 tầng mật độ xây dựng 40%.

 Đất tài chính, dịch vụ, thương mại: Có tổng diện tích là 21,86 chiếm 6,75% tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch được quy hoạch với tầng cao 25 tầng mật độ xây dựng 40-80%.

Đất quảng trường: Diện tích là  11,08 m2 chiếm 3,4%.

Đất công viên cây xanh, mặt nước: Diện tích là 120,59 ha chiếm 37,22%.

Đất giao thông, bãi đỗ xe: Diện tích là 105,5 ha chiếm 32,56%.

Đất quốc phòng an ninh: Diện tích là 15,97 ha chiếm 4,93%.

Ngoài ra còn có các loại đất dành cho các cơ sở khác: Gồm có công trình giáo dục, công trình văn hóa...và hệ thống các công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật.

Bảng cân bằng sử dụng đất

 
 

STT

Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ

 

(ha)

(%)

 

1

Đất hành chính chính trị

31.13

9.61

 

2

Đất đa chức năng

6.80

2.10

 

3

Đất thương mại và kinh doanh

21.86

6.75

 

4

Đất không gian mở

131.67

40.64

 

 

4.1.Đất quảng trường

11.08

 

 

 

4.2.Đất cây xanh công viên ven mặt nước

20.55

 

 

 

4.3. Đất cây xanh ven sông

33.13

 

 

 

4.4. Đất cây xanh công viên, TDTT

35.76

 

 

 

4.5. Mặt nước

31.15

 

 

5

Đất cơ sở giáo dục

1.76

0.54

 

6

Đất cơ sở văn hóa

4.63

1.43

 

7

Đất quốc phòng an ninh

15.97

4.93

 

8

Đất kỹ thuật và hành lang an toàn

4.42

1.36

 

9

Đất bến tàu

5.61

1.73

 

10

Bãi đỗ xe

4.39

1.35

 

11

Đất giao thông

95.76

29.56

 

 

Tổng diện tích

324.00

100.00

 

(Bảng quy hoạch chi tiết từng lô đất xem phụ lục)

 

3.6.4. Những nội dung điều chỉnh so với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

Về cơ bản các phân khu chức năng chính của đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm vẫn giữ nguyên theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt và có điều chỉnh một số nội dung sau:

Stt

Nội dung điều chỉnh

Quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

1

Hệ thống quảng trường

Hệ thống quảng trường trước đây được tổ chức  theo trục dọc Bắc Nam, quảng trường trung tâm được bố trí ở phía Bắc theo trục dọc và thu hẹp dần về phía Nam, khu vực quảng trường được kết hợp với các công trình thương mại làm hạn chế tầm nhìn ra sông Cấm.

Mở rộng hệ thống quảng trường theo cả hai trục Bắc Nam và Đông Tây, hệ thống quảng trường được kết hợp với công viên cây xanh đảm bảo tầm nhìn và kết nối với hệ thống công viên ven sông Cấm.

Bố trí thêm quảng trường văn hóa nơi đặt tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh.

2

Các công trình hành chính, chính trị

Được bố trí phân tán, mỗi đơn vị được bố trí vào một công trình riêng mới tầng cao thấp (7 tầng).

Tổ chức hợp khối thành nhóm các công trình có chung khối đế. Các đơn vị có chung mối liên hệ công tác sẽ được bố trí vào cùng tòa nhà. Khối đế là không gian cho các hoạt động tiếp công dân, tổ chức hội nghị, dịch vụ công.

Tăng tầng cao các công trình lên 15 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3

Bổ sung đất quốc phòng an ninh.

Chi có một khu vực dành cho quốc phòng là khu doanh trại của đoàn Hạ Long nhiện hữu. Diện tích đất quốc phòng là: 3,89 ha.

Bố trí thêm các đơn vị an ninh quốc phòng theo chỉ đạo của UBND thành phố là: Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố. Diện tích đất quốc phòng, an ninh là: 15,97 ha.

4

Điều chỉnh đất ở

Khu vực đất ở được bố trí riêng giáp với khu đô thị VSIP

Không bố trí đất ở riêng mà kết hợp với chức năng thương mại tạo thành các công trình đa chức năng.

Khu vực giáp với VSIP điều chỉnh thành chức năng thương mại, dịch vụ để kết hợp với khu thương mại của VSIP tạo ra một khu trung tâm thương mại lớn cho vùng, đảm bảo sức hút và sức sống cho khu đô thị.

5

Điều chỉnh tăng diện tích cây xanh, không gian mở.

Diện tích cây xanh không gian mở là : 128,77 ha

Điều chỉnh tăng diện tích cây xanh theo chỉ đạo tại Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2015. Của Ủy ban nhân dân thành phố lên 131,67 ha.

6

Bố trí thêm một số khu chức năng mới

 

Bố trí thêm một số chức năng mới: Nhà hát 2000 chỗ; Trung tâm hội nghị, triển lãm nghệ thuật kết hợp khách sạn 5 sao; Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh…

7

Giao thông

 

 

 

 

 

+ Mặt cắt đường phố chính Bắc Nam B=50,5m; Đông Tây B=60m…

 

 

 

+ Diện tích bãi đỗ xe ngoài trời 2,27 ha.

Nút giao khác mức : 02 nút

 

- Quy hoạch 08 cầu vượt, 02 hầm chui

 

- Quy hoạch xe bus nhanh BRT giai đoạn sau 2025.

- Điều chỉnh tăng tỷ lệ giao thông, bãi đỗ xe theo chỉ đạo tại Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2015, cụ thể :

+ Tăng mặt cắt đường phố chính Bắc – Nam, Đông Tây B=90m

+ Điều chỉnh lại mặt cắt đường khu vực, phân khu vực và nội bộ

+ Tăng diện tích bãi đỗ xe ngoài trời lên 5,26 ha.

- Điều chỉnh nâng nút giao khác mức lên 4 nút.

- Quy hoạch 04 cầu vượt và 07 hầm chui dành cho người đi bộ

- Bổ sung quy hoạch xe bus nhanh BRT trên trục phố chính Bắc Nam, Đông Tây giai đoạn đến năm 2025

8

Chuẩn bị kỹ thuật

- Cốt nền xây dựng: +2,4 ÷+2,6m (Cao độ lục địa)

 

- Cốt nền xây dựng khu vực trong đê : ≥+2,6m (Cao độ lục địa);

- Cốt nền xây dựng khu vực ngoài đê : +0,6m ÷ +2,3m (Cao độ lục địa);

- Điều chỉnh một phần hướng tuyến và kích thước mạng lưới cống thoát.

9

Cấp nước

- Trạm bơm tăng áp bố trí ở phía Bắc khu vực, quy mô 0,268 ha

 

- Nhu cầu dùng nước tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại 1

 

- Di chuyển trạm bơm tăng áp về lô đất KT-2 ở phía Tây khu vực, quy mô 0,5ha, công suất 25.000 m³/ngđ

- Thay đổi nhu cầu dùng nước theo tiêu chuẩn đô thị đặc biệt

- Điều chỉnh mạng lưới đường ống cấp nước

10

Cấp điện

- Nhu cầu cấp điện tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại 1

 

- Điều chỉnh nhu cầu cấp điện theo tiêu chuẩn đô thị đặc biệt.

- Điều chỉnh mạng lưới cấp điện

11

Thoát nước thải và VSMT

- Nhà máy xử lý nước thải nằm phía Nam khu vực, quy mô 3,05ha, công suất 15.000 m³/ngđ

 

  • Lượng nước thải tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại 1

 

- Di chuyển Nhà máy xử lý nước thải về khu vực phía Đông Nam (lô KT5), quy mô 2,82ha, công suất 25.000 m³/ngđ

- Thay đổi tính toán lượng nước thải theo tiêu chuẩn đô thị đặc biệt

- Điều chỉnh mạng lưới đường cống thoát nước thải

 

Bảng so sánh sử dụng đất với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt

STT

Loại đất

Theo quyết định số

2666/QĐ-UBND

ngày 01/12/2014

Nội dung điều chỉnh

Tăng, giảm

(ha)

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(+)

(-)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

1

Đất hành chính chính trị

32.44

10.07

31.13

9.61

 

1.31

2

Đất đa chức năng

16.29

5.06

6.80

2.10

 

9.49

3

Đất thương mại và kinh doanh

15.79

4.90

21.86

6.75

6.07

 

4

Đất ở

27.91

8.67

0.00

0.00

 

27.91

5

Đất không gian mở

128.77

39.99

131.67

40.64

2.90

 

 

5.1.Đất quảng trường

12.62

 

11.08

 

 

 

 

5.2.Đất cây xanh công viên ven mặt nước

57.96

 

20.55

 

 

 

 

5.3. Đất cây xanh ven sông

41.85

 

33.13

 

 

 

 

5.4. Đất cây xanh công viên, TDTT

16.34

 

35.76

 

 

 

 

5.5. Mặt nước

0.00

 

31.15

 

 

 

6

Đất cơ sở giáo dục

3.18

0.99

1.76

0.54

 

1.42

7

Đất cơ sở văn hóa

7.97

2.47

4.63

1.43

 

3.34

8

Đất cơ sở y tế

2.63

0.82

0.00

0.00

 

2.63

9

Đất quốc phòng an ninh

3.89

1.21

15.97

4.93

12.08

 

10

Đất kỹ thuật và hành lang an toàn

4.27

1.33

4.42

1.36

0.15

 

11

Đất bến tàu

9.01

2.80

5.61

1.73

 

3.40

12

Bãi đỗ xe

2.26

0.70

4.39

1.35

2.13

 

13

Đất giao thông

67.63

21.00

95.76

29.56

28.13

 

 

Tổng diện tích

322.04

100.00

324.00

100.00

1.96

 

 

 

3.7 . TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN .

3.7.1. Tổ chức  không gian tổng thể

-  Bố cục không gian tổng thể khu vực quy hoạch thấp dần về khu trung tâm hành chính, chính trị.

-  Khu vực quy hoạch được tổ chức hai trục không gian chính (Trục không gian theo hướng Bắc Nam và trục không gian theo hướng Đông Tây)

+ Trục không gian theo hướng Bắc - Nam tạo ra sự kết nối về không gian giữa khu vực ở sinh thái và khu không gian mở công viên ven sông Cấm với khu trung tâm hành chính.

     + Trục không gian theo hướng  Đông - Tây được thiết kế nhằm  tạo ra sự kết nối giữa khu ở phía Nam và Khu đô thị và công nghiệp Vsip với khu vực trung tâm hành chính.

3.7.2.Phân vùng kiến trúc cảnh quan

Phần kiến trúc cảnh quan: bao gồm 04 vùng:

- Các trục đường, trục phố chính, trục quảng trường và các điểm nhấn đô thị

- Vùng các công trình trung tâm hành chính, chính trị.

- Vùng các công trình khu thương mại, đa chức năng và khu ở

- Vùng cây xanh công viên mặt nước.

3.8 .THIẾT KẾ ĐÔ THỊ.

3.8.1. Xác định các chỉ tiêu khống chế khoảng lùi

Bằng việc quy định khoảng lùi, sẽ tạo ra một cảnh quan đô thị có trật tự và ngăn nắp trên tuyến đường giao thông chính, đồng thời tạo một không gian phía trước các công trình bổ sung vào không gian công cộng nhằm cung cấp một không gian dễ chịu và an toàn cho người đi bộ.

Quy định khoảng lùi cho các công trình

Bề rộng đường

Khoảng lùi

Lớn hơn 25m

6m

16m ÷ 25m

4m

 ≤ 15m

3m

Đường dành cho người đi bộ và dải cây xanh kết nối

 2m

 

 

 

Minh họa khoảng lùi cho các công trình

 

Công trình

Vỉa hè

Đường

Vỉa hè

         Công trình

 

 

 

       3.8.2. Cảnh quan  :

a/ Cảnh quan khu vực trung tâm:

Với tính chất khu vực quy hoạch là khu trung tâm hành chính chính trị mới của thành phố Hải Phòng- Đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia. Để tạo điểm nhấn chính khu hành chính chính trị và khai thác hết được lợi thế về vị trí, cảnh quan tự nhiên và liên kết một cách tốt nhất về mặt công năng cũng như không gian, do vậy khu hành chính được bố cục theo dạng tập trung dọc trục không gian theo hướng Bắc. Các khu chức năng này được liên kết với nhau bằng trục không gian chính ( Quảng trường, trục không gian đi bộ). Điểm nhấn chính của khu trung tâm là công trình hợp khối (Thành ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân…).

b/ Cảnh quan dọc các trục đường chính:

Trong phạm vi quy hoạch gồm có 02 đường phố chính (đường phố chính theo trục Bắc – Nam và đường phố chính theo trục Đông – Tây)

02 đường phố chính kết hợp với các đường khu vực tạo nên một mạng lưới ô phố có các hoạt động thương mại bao gồm: ở và các dịch vụ hành chính được liên kết với nhau và hỗ trợ cho nhau các hoạt động nêu trên. Các tuyến phố được thiết kế các công trình điểm nhấn (các tòa nhà, các công trình kiến trúc nhỏ, điêu khắc...), hệ thống cây xanh đường phố (cây xanh bóng mát, cây xanh tiểu cảnh...) và hệ thống các trang thiết bị ( biển báo, ghế nghỉ, đèn đường...) phải được nghiên cứu thiết kế đô thị riêng để tạo ra các hình ảnh đặc trưng của từng khu phố  

Đường phố chính trục Đông - Tây .

Là một tuyến phố chính (có thể gọi là tuyến phố cửa ngõ của khu trung tâm hành chính), nó thể hiện hình ảnh đô thị và tạo ra một cảnh quan tuyến phố dịch vụ thương mại, các văn phòng đại diện. Các điểm nhấn chính là toà nhà đa năng  được bố trí tại các điểm nhìn rộng (các giao lộ).

Đường giao thông chính trục Đông Tây (hình ảnh minh họa)

YG_0013

요코하마 MM21

Financial지구 047

Mặt cắt minh họa

* Đường phố chính trục Bắc - Nam

Là tuyến phố chính theo hướng Bắc Nam tiếp giáp khu trung tâm hành chính. Để bớt cảm giác đơn điệu của các tòa nhà công sở trên một tuyến phố dài nên có các giải pháp thiết kế công trình ( mầu sắc, hình khối mang tính đặc trưng của từng toà nhà để khắc phục được những cảnh quan đơn giản của tuyến phố )

 

사진 003

오사카 미도스지 상징가로

osaka1-1b

 

 

Đường giao thông chính trục Bắc Nam (hình ảnh minh họa)

 

c/ Cảnh quan các khu vực không gian mở:

Quảng trường trung tâm

Với tính chất là quảng trường trung tâm hành chính, chính trị của thành phố có vai trò định hướng về không gian khu đô thị Bắc Sông Cấm và là nơi tổ chức các hoạt động sự kiện xã hội (văn hóa – lễ hội) mang tính hoạt động định kỳ, là nơi để dân cư giao lưu văn hóa cộng đồng mang tính hoạt động thường xuyên.

Bố cục không gian bao quanh khu vực quảng trường gồm có các công trình hành chính, chính trị có hình thức kiến trúc hiện đại hài hòa với cảnh quan chung của khu vực quảng trường.

Cảnh quan khu vực quảng trường trung tâm

 

 

Đường bay của rồng

Công viên ven sông  

 

Công viên ven sông là một yếu tố không gian quan trọng trong bố cục tổng thể của khu đô thị Bắc Sông Cấm cũng như khu trung tâm hành chính chính trị mới và là một trong những yếu tố đặc trưng của khu vực đô thị trên. Gồm có hai hệ thống công viên ven sông (Công viên ven sông Trịnh và các dòng kênh nhân tạo và công viên ven sông Cấm)

- Công viên ven sông và các dòng kênh là không gian mở kết nối các khu chức năng (khu trung tâm văn hóa, khu đô thị, khu hành chính văn phòng, trường học, thương mại). Ngoài yếu tố kết nối về mặt không gian còn tạo ra môi trường vì khí hậu và không gian giữa các khu chức năng thêm sinh động, bến du thuyền và các quảng trường không gian mở chính của khu vực đô thị.

 

Minh hoạ mặt cắt của công viên ven suối

 

Minh họa sông sinh thái

 

ảnh minh họa công viên ven sông, suối

EMB0000094c1dc9EMB0000094c1e71EMB0000094c1e7bEMB0000094c1e92

 

 

       

 

 

- Dòng sông Cấm ngoài chức năng là giao thông thủy còn là trục không gian cảnh quan chính của khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng. Hệ thống đê sông sau khi được kiên cố hóa bằng việc xây dựng siêu đê thì không gian ven sông Cấm sẽ được khai thác xây dựng hệ thống công viên, vườn chuyên đề, kết hợp vui chơi giải trí.

Khu vực sát chân đê (phía ngoài sông) được làm kè và san lấp đến cốt +2,3m (cao độ lục địa) để xây dựng các không gian vui chơi, thể dục thể thao, không gian biểu diễn ngoài trời, các không gian cho sinh hoạt cộng đồng…mà không bị ảnh hưởng bởi thủy triều.

Phần còn lại sẽ được thiết kế dốc dần ra mép nước để tạo hành lang cây xanh và hệ sinh thái tự nhiên.

Minh họa công viên ven sông Cấm

 

 

 

 

*Khu cây xanh kết nối :

Khu cây xanh kết nối được thiết kế trên các tuyến đường dành riêng cho người đi bộ. Hệ thống cây xanh này được thiết kế liên tục không có sự đứt quãng và nó được kết hợp với khu cây xanh, không gian nghỉ ngơi trên phố. Ngoài ra tạo ra sự vui tươi của tuyến phố nên hệ thống cây xanh kết nối có thể bố trí kết hợp vườn hoa. Hệ thống công viên này sẽ liên kết toàn bộ các chức năng của khu vực.

Bản vẽ minh họa khu cây xanh kết nối

 

Cây xanh kết nối

Lối đi bộ lát đá granit

Lối đi bộ lát đá granit

Chòi nghỉ chân

 

 

Bản vẽ mặt cắt minh họa khu cây xanh kết nối

 

Tạo một con phố sôi động với cây xanh và hoa, kết hợp với các công trình thương mại

Người đi bộ

+ xe đạp

Trồng cây xanh & hoa

Khu dịch vụ dành cho xe cộ

 

Trồng cây xanh & hoa

Người đi bộ

+ xe đạp

 

 

Dành cho người đi bộ là chính

Rãnh khuất

Rãnh khuất

 

 

   d/ Các công trình điểm nhấn:

Về cơ bản, tất cả các công trình xây dựng trong khu vực đều góp phần vào bộ mặt chung của khu đô thị. Với tính chất là khu trung tâm mới của thành phố, đô thị loại I hướng tới đô thị đặc biệt, các công trình kiến trúc xây dựng trong khu vực cần thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc để tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, có bản sắc đồng thời có tính kế thừa các đặc điểm kiến trúc của khu trung tâm hiện hữu. Do đó việc thiết kế kiến trúc cho các công trình trong khu vực cần phải được lựa chọn qua thi tuyển phương án kiến trúc để có các phương án chất lượng cao.  

Các công trình điểm nhấn chính khu vực quy hoạch bao gồm:

- Khối nhà Thành ủy, Uỷ Ban nhân dân, Hội đồng nhân dân là công trình điểm nhấn chính được thiết kế bố cục theo phương ngang án ngữ khu vực quảng trường trung tâm  tạo nên không gian tổng thể hình ảnh bề thế của công trình. Công trình này là một trong những tổ hợp quan trọng bậc nhất của khu đô thị và phải được thiết kế các chi tiết kiến trúc hài hòa để biểu đạt được tính biểu trưng của khu đô thị.

- Nhà hát đa năng 2000 chỗ tại khu vực quảng trường trung tâm cũng là một công trình có thể tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ khu đô thị mang tính biểu tượng cao.

- Ngoài ra còn có các điểm nhấn là các công trình kiến trúc cao tầng bao gồm: Khu nhà ở kết hợp với dịch vụ thương mại tiếp giáp công viên ven sông cao khoảng 25 tầng và khu nhà đa năng với tầng cao 25 tầng.

Hình ảnh minh họa nhà hát đa năng

   e/ Cây xanh đô thị:

Đối với cây xanh đô thị, chủng loại cây và mô hình trồng cây được áp dụng một cách chọn lọc phù hợp với các tính chất không gian, mục đích thẩm mĩ cho việc thiết lập không gian đồng thời phải phù hợp với môi trường và khí hậu của địa phương.

Không  gian phong cảnh mở và vùng đệm

 

  • Trồng cây có nghiên cứu đến tính chất mùa để tạo ra sự thay đổi về mầu sắc, cảnh quan, tạo dấu ấn đặc trưng.
  • Trồng theo trật tự cây bóng mát, cây trang trí và cây bụi để có thể giảm thiểu tiếng ồn, bụi và côn trùng.
  • Kiểm soát mật độ cây có xét đến khoảng cách xa và gần và sự tạo ra vẻ đẹp phong cảnh thông qua cây cối có kết cấu nhiều lớp.

 

 

 

Công viên

 

  • Trồng cây xanh và cây phong cảnh theo tính chất của từng công viên
  • Là một yếu tố quan trọng của thành phố xanh toàn bộ và việc chọn và trồng cây cần có nghiên cứu cụ thể.
  • Phần ven sông có thể trồng các loại cây ngập mặn với chiều cao thấp để tạo hệ sinh thái tự nhiên.
  • Các nhóm cây được nghiên cứu trồng thành nhiều lớp có xét đến các loại cây hiện tại. (muồng vàng, phượng, bằng lăng, osaka, cọ…)
  • Việc chọn các cây trồng để dẫn dụ động vật và tạo ra hệ sinh thái tự nhiên cũng cần được nghiên cứu.

 

 

Cây đệm/ che

- Che phủ cảnh vật xấu

- Tạo phong cảnh tự nhiên

Minh họa cây xanh đô thị

 

 

Lọc không khí

Bụi, khói

Cây có tán

Trồng dọc phố đi bộ

Cây có tán

Không gian mở

Không gian đóng hoặc nửa đóng

Cây phong cảnh

Quan điểm (trồng tập trung)

Cây tự nhiên

- Cung cấp ô xi/ thoát hơi nước

- Lọc chất gây ô nhiễm

 

Quảng trường

 

  • Trồng song song nhiều hàng với các cây chính là cây lá rộng với chiều rộng tán cây lớn để tăng diện tích xanh.
  • Chọn các cây khỏe chịu được khí thải, cây dễ duy trì, cây có hiệu quả tạo phong cảnh tốt và cây không có quả, phấn hoa và mùi.
  • Chọn các cây không gây thiệt hại đến kết cấu ngầm dưới đất phù hợp với sự phát triển.

 

 

 

Khu cây xanh kết nối

 

  • Việc trồng cây không ảnh hưởng tới đường đi bộ và giao thông khẩn cấp
  • Xây dựng phố hoa với sự thay đổi phong cảnh phù hợp với từng mùa với việc trồng dày đặc hoa và cây trên mạng lưới đi bộ chính.

 

 

 

Không gian đường phố

 

  • Trong trường hợp đường phố chính, việc chống ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi là ưu tiên chính, tuy nhiên các loại cây trồng phải đảm bảo không phá hủy hệ thống công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật phía dưới.
  • Trồng cây xanh và cây phong cảnh cho sự thuận tiện của người đi bộ.
  • Chọn các loại cây chủ đề cho từng tuyến phố để tạo ra sự khác biệt, phong cách riêng cho từng tuyến phố.
         

 

 

3.9 .  QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

3.9.1. Quy hoạch giao thông

Nguyên tắc và giải pháp thiết kế

- Kế thừa mạng lưới giao thông trong quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu trung tâm hành chính – chính trị Bắc Sông Cấm phê duyệt tại quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của UBND thành phố Hải Phòng;

- Điều chỉnh mạng lưới, quy mô mặt cắt và bãi đỗ xe theo Thông báo số 242/TB-UBND ngày 16/9/2015 về Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị trung tâm Bắc Sông Cấm.

3.9.1.1 Giao thông đối ngoại

a) Giao thông đường bộ

Tỉnh lộ 359 nằm phía Tây khu vực nghiên cứu, giao thông chính kết nối khu vực trung tâm huyện Thủy Nguyên với trung tâm thành phố, mặt cắt quy hoạch 50,5m.

* Đường phố chính hướng Đông Tây: kết nối các khu vực phía Bắc Sông Cấm như Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, Khu đô thị và công nghiệp VSIP, đảo Vũ Yên..., mặt cắt quy hoạch B=90,0m (lòng đường 2x17+2x ; dải phân cách 2x5+6m; hè 2x12m).

* Đường phố chính hướng Bắc Nam: nằm giữa khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, kết nối giao thông theo hướng Bắc Nam, kết nối với trung tâm thành phố cũ (phía Nam sông Cấm) qua cầu Hoàng Văn Thụ, mặt cắt quy hoạch B=90,0m (lòng đường 2x17+2x8m ; dải phân cách 2x5+6m; hè 2x12m)..

- Mặt cắt quy hoạch đoạn trùng với đường dẫn cầu Hoàng Văn Thụ, B=55,0m (lòng đường 2x8m; phần đất dành cho cầu dẫn Hoàng Văn Thụ 23m; hè 2x7m; phân cách 2m).

b) Giao thông đường thủy

Quy hoạch bến thuyền du lịch nằm ở bờ Bắc sông Cấm nhằm phục vụ du lịch cảnh quan ven sông Cấm.

3.9.1.2 Giao thông đô thị

  1. Mặt cắt ngang

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, mặt cắt ngang đường trong khu vực nghiên cứu được quy hoạch như sau :

* Đường khu vực:

Mặt cắt 3-3, lộ giới B=45m.

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x11,5m

+ Phân cách            : Bpc = 2m

+ Hè đường            : Bhè = 2x10m

- Mặt cắt 4- 4 là mặt cắt đường khu vực đoạn từ đường phố chính Đông Tây đi Tuynen dải vườn hoa trung tâm được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn chưa xây dựng Tuynen, lộ giới B=45,0m.

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x11,5m

+ Phân cách            : Bpc = 2m

+ Hè đường            : Bhè = 2x10m

Giai đoạn xây dựng Tuynen, lộ giới B=59,0m, gồm đường 2 bên và đường vào Tuynen

+ Hầm (tuynen)      : Bhầm=25m

+ Lòng đường gom : Bmặt=2x8m      

+ Vỉa hè                 : Bhè=4x4,5m

* Đường phân khu vực:

Mặt cắt 5 – 5, lộ giới B=36m

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x12m

+ Phân cách            : Bpc = 2m

+ Hè đường            : Bhè = 2x5m

- Mặt cắt 6 – 6, lộ giới B=30m

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x9m

+ Phân cách            : Bpc = 2m

+ Hè đường            : Bhè = 2x5m

- Mặt cắt 6.1 – 6.1, lộ giới B=30m :

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x9m

+ Phân cách            : Bpc = 2m

+ Hè đường            : Bhè = 2x5m

- Mặt cắt 7-7 là đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường ven sông Cấm), lộ giới B=31m

+ Lòng đường         : Bmặt = 2x10,5m

+ Hè đường            : Bhè = 2x5m

- Mặt cắt 8-8 là đường Nguyễn Tri Phương, lộ giới B=19,5m

+ Lòng đường         : Bmặt = 12m

+ Hè đường            : Bhè = 2,5+5m

b) Nút giao thông.

- Nút giao thông khác mức : quy hoạch 04 nút giao

+ Nút giao giữa tỉnh lộ 359 với đường phố chính Đông Tây.

+ Nút giao giữa tỉnh lộ 359 với đường khu vực.

+ Nút giao giữa đường dẫn phía Bắc cầu Hoàng Văn Thụ với đường đê ven sông Cấm.

+ Nút giao giữa cầu dẫn phía Nam cầu Hoàng Văn Thụ với đường ven bờ Nam sông Cấm

Nút giao thông cùng mức: có 3 loại hình nút giao

+ Nút đơn giản: nút giao giữa đường khu vực với đường phân khu vực và đường nội bộ.

+ Nút giao kênh hóa: nút giao đường phố chính với các đường khác.

+ Nút hình xuyến:  Bố trí nút giao thông hình xuyến giữa đường phố chính với đường khu vực nằm phía Bắc khu trung tâm hành chính.

c) Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ, xe đạp.

Quy hoạch 04 cầu vượt và 07 hầm chui để duy trì dòng di chuyển của người đi bộ, xe đạp qua đường mà không phải dừng các phương tiện giao thông.

- Hệ thống cầu vượt cho người đi bộ, xe đạp: 04 cầu vượt được xây dựng phù hợp với cảnh quan xung quanh:

+ 01 cầu vượt trên Tỉnh lộ 359 (dành cho người đi bộ).

+ 02 cầu vượt trên đường phố chính Bắc Nam (01 cầu cho người đi bộ, 01 cầu dành cho người đi bộ và xe đạp).

+ 01 cầu vượt trên đường phố chính Đông Tây (dành cho người đi bộ, xe đạp).

- Hệ thống hầm chui cho người đi bộ : quy hoạch 04 hầm chui khu vực quảng trường trung tâm; 02 hầm chui qua đường Bắc Nam; 01 hầm chui qua đường Đông Tây.

d) Giao thông công cộng

* Mạng lưới xe bus thông thường

- Quy hoạch các tuyến xe bus nối Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm với các khu vực khác trong thành phố trên các đường khu vực.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    * Điểm dừng xe buýt:

- Trong khu vực nghiên cứu bố trí 2 loại điểm dừng xe buýt:

+ Điểm dừng xe không có làn phụ: mặt đường không được mở rộng, chỉ bố trí hệ thống báo hiệu (vạch sơn, biển báo) và một số tiện nghi khác (nếu có).

 

Cấu tạo chỗ dừng xe không có làn phụ

+ Điểm dừng xe có làn phụ:

Chỗ dừng xe có làn phụ, dạng dừng tránh: mặt đường được mở rộng, chỗ dừng xe có chiều rộng tối thiểu là 3m tính từ mép phần xe chạy (nếu có điều kiện về mặt bằng, chiều rộng mở rộng tối thiểu 3m tính từ mép vỉa), bến lấy khách dài 15m, vuốt về hai phía có chiều dài tuỳ thuộc vào loại đường.

 

- Trong khu vực nghiên cứu bố trí 16 nhà chờ xe buýt trên các đường khu vực.

* Mạng lưới xe buýt nhanh BRT:

- Trong khu vực nghiên cứu bố trí 06 nhà chờ xe bus BRT :

+  01 nhà chờ xe buýt BRT trên Tỉnh lộ 359.

+ 03 nhà chờ xe buýt BRT trên đường phố chính Bắc Nam.

+ 02 nhà chờ xe buýt BRT trên đường phố chính Đông Tây.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

f) Giao thông tĩnh.

e) Bãi đỗ xe

- Xây dựng bãi đỗ xe ngoài trời.

  Để đảm bảo nhu cầu đỗ xe trong khu vực, cần bố trí 07 bãi đỗ quanh các khu vực thương mại và văn phòng, hành chính chính trị; 03 bãi đỗ xe trong khu du lịch sinh thái, tổng diện tích đỗ xe ngoài trời là 5,26ha.

Bố trí 04 bãi đỗ xe ngầm với tổng diện tích 6,73ha nằm dưới quảng trường, phục vụ lưu lượng xe tăng cao trong những ngày lễ hội. Quy hoạch các lối lên xuống bãi đỗ xe ngầm tại những vị trí thuận lợi dành cho ô tô, xe máy, xe đạp và người đi bộ.

Hình ảnh minh họa bãi đỗ xe ngầm

 

Như vậy với tổng diện tích bãi đỗ xe công cộng tập trung trong khu vực (bãi đỗ xe ngầm và ngoài trời) là 12ha gồm 3.081 chỗ đỗ xe con; 9.151 chỗ đỗ xe máy hoàn toàn đáp ứng cho 20% nhu cầu đỗ xe khi có sự kiện diễn ra khu vực.

f) Hệ thống cầu, hầm qua sông

 

 
  Picture1

 

 

- Mối liên kết giao thông giữa Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm với trung tâm thành phố cũ thông qua hệ thống cầu vượt sông Cấm gồm cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ, Tuynen dải trung tâm.

- Ngoài cầu Bính hiện có, để đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa hai bờ Bắc và Nam sông Cấm cần xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ giai đoạn đầu, tuynen dải trung tâm triển khai xây dựng giai đoạn sau.

3.9.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

3.9.2.1. Cốt nền xây dựng:

a) Nguyên tắc thiết kế

- Xác định độ cao nền xây dựng tối ưu dựa trên cơ sở Quy hoạch chung thành phố và điều kiện môi trường tại khu vực.

- Xem xét tính tiếp cận, tính nhất quán với các khu vực xung quanh khu dự án về cao độ nền xây dựng, hướng thoát nước mưa.

- Thiết kế san nền đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập lụt; khối lượng công tác thi công đất ít, hạn chế đào đắp lớn.

 - Xác định cao độ nền tối ưu có xét đến mực nước triều dâng cao của sông Cấm có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.

b) Xác định cốt nền xây dựng

(Sử dụng hệ Cao độ Lục địa – Cao độ của bản đồ nền.)

* Lựa chọn cao độ nền cơ sở toàn đô thị:

- Cao độ nền cơ sở đô thị xác định lớn hơn hoặc bằng mực nước đỉnh triều lớn nhất của sông Cấm với tần suất 1% là +2,31m.

- Đất cây xanh công viên được thiết lập cao độ nền cao hơn đỉnh triều (+1,65m)

* Cao độ nền xây dựng khu vực phía trong đê:

+ Căn cứ cao độ nền trong Điều chỉnh quy hoạch chung (H= +2,31m ÷ +2,6 m); Cao độ nền Khu đô thị - công nghiệp VSIP Hải Phòng (H ≥ +2,6m); Cao độ khu liên hợp công nghiệp Vinashin-shinex (H=+2,6m).

+ Trên cơ sở đảm bảo không ngập lụt cho khu vực dự án có tính tới các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời có sự liên kết tốt với các khu vực xung quanh, hạn chế khối lượng san lấp lựa chọn cao độ nền xây dựng Khu đô thị phía trong đê sông Cấm: ≥+2,6m và được xác định theo công thức:

  Cao độ nền = Htk + α1

            = 2,31+0,3

            = 2,61m => chọn +2,61m. 

    Trong đó: Htkp: Mực nước thiết kế (đỉnh triều thiết kế =+2,31m)

            α1: chiều cao an toàn (đối với đất dân dụng là 0,3m).

* Cao độ nền khu vực phía ngoài đê:

+ Phía ngoài đê đoạn qua khu vực nghiên cứu có bề rộng từ 170-325m (tính từ chân đê ra mép sông Cấm) là khu vực hành lang thoát lũ được quy hoạch kết hợp công viên cây xanh.

+ Khu vực quy hoạch công viên cây xanh, cốt nền xây dựng +2,3m;

+ Khu vực không gian tiếp cận mặt nước, cốt nền xây dựng +0,6 ÷ +1,6m.

Để đảm bảo thoát lũ của sông Cấm, đề nghị cao độ nền phía ngoài đê thuộc Khu công nghiệp và đô thị VSIP điều chỉnh cho phù hợp với cao độ nền chung toàn khu vực.  

* Đối với các khu vực bảo tồn và giữ lại như các công trình tôn giáo, khu quân sự, nghiên cứu chống úng ngập cục bộ bằng các đường nhỏ chống tràn và trạm bơm tiêu có công suất nhỏ.

3.9.2.2. Thoát nước mưa

a) Nguyên tắc thiết kế.

- Thiết kế theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: “QCXDVN 01: 2008/BXD”, “QCVN 07 : 2010/BXD”

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với nước thải nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm và tạo thuận lợi cho việc quản lý.

- Quy hoạch thoát nước trong vùng phải xét đến các điều kiện của các khu vực lân cận cũng như dòng (chảy) trọng lực.

- Các công trình ống dẫn phải được thiết kế để đảm bảo về mặt kinh tế, sự thuận tiện trong quá trình thi công và hiệu quả thoát nước.

- Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nước nhanh, kinh tế nhất, thuận tiện trong quá trình thi công

b) Quy hoạch hệ thống thoát nước.

Hướng thoát nước mưa.

- Trên cơ sở các kênh dẫn nước và hệ thống hồ điều hòa khu vực, hướng thoát nước khu vực nghiên cứu vuông góc với các kênh dẫn nước, chảy ra Sông Cấm qua 3 cống ngăn triều Bính Động; Tân Hoa; Tân Dương và 2 trạm bơm.

* Lưu vực thoát nước.

- Trên cơ sở các kênh dẫn nước, hướng nước chảy, cao độ trên bản đồ địa hình, khu vực dự án được phân chia thành lưu vực thoát nước theo các cửa xả nhằm thuận lợi cho việc thoát nước và giảm tiết diện đường kính cống thoát.

Picture9

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng thống kê các lưu vực thoát theo cửa xả

Phân loại

Diện tích (ha)

Phân loại

Diện tích (ha)

Cửa xả A

18,03

Cửa xả L

4,86

Cửa xả B

0,69

Cửa xả M

32,75

Cửa xả C

16,22

Cửa xả N

5,50

Cửa xả D

5,50

Cửa xả O

24,60

Cửa xả E

30,40

Cửa xả P

5,14

Cửa xả F

24,65

Cửa xả Q

8,66

Cửa xả H

1,60

Cửa xả R

4,90

Cửa xả I

1,50

Cửa xả S

10,90

Cửa xả J

38,63

Cửa xả T

5,60

Cửa xả K

19,79

NGOẠI TRỪ (gồm mặt nước sông Cấm và phạm vi nút chân cầu Hoàng Văn Thụ phía quận Hồng Bàng)

64,08

 

 

Tổng

324

* Các công trình đầu mối thoát nước mưa

- Trạm bơm nước mưa:

+ Công suất cho các máy bơm tiêu nước được xác định trên cơ sở xem xét khối lượng xả ngày càng tăng vào thời điểm trước và sau khi xây dựng.

+ Quy hoạch 02 trạm bơm cưỡng bức tại 02 vị trí cửa xả của hồ điều hòa tại cống Bính Động dưới chân cầu Bính và tại khu vực cống ngăn triều gần chân cầu Hoàng Văn Thụ với công suất mỗi trạm bơm Q=22m3/s nhằm giảm thiểu tác động của mưa lớn kết hợp triều cường.

c) Mạng lưới cống thoát nước:

- Cống thoát nước mưa là cống tròn kích thước D500mm ÷ D1500mm và cống hộp từ 1500mm x 1800mm ÷ 2500mm x 2000mm.

- Vị trí cống được bố trí đi ngầm dưới lòng đường hay dưới vỉa hè các trục đường, trên mạng lưới cống xây dựng các ga thu nước và giếng thăm với khoảng cách 30m ¸ 50m/giếng (phụ thuộc vào tiết diện cống) để kiểm tra, thau rửa và sửa chữa cống.

Bảng thống kê cửa xả thoát nước mưa

Chủng loại

Số lượng(cái)

Cửa xả D600mm

05 cái

Cửa xả D800mm

02cái

Cửa xả D1000mm

01 cái

Cửa xả BxH=1500x1800

03 cái

Cửa xả BxH=2000x2000

02 cái

Cửa xả BxH=2500x2000

06 cái

d) Giải pháp thoát nước mưa khu vực lân cận:

- Các tuyến mương trong khu vực nghiên cứu được quy hoạch dựa trên cơ sở mở rộng và nắn chỉnh tuyến mương hiện có. Mạng lưới kênh mương bên ngoài được kết nối với các tuyến mương xây dựng mới bằng các cống qua đường;

- Các khu vực bảo tồn và giữ lại như các công trình tôn giáo, khu quân sự nghiên cứu chống lũ cục bộ bằng các đường nhỏ chống tràn và trạm bơm tiêu có công suất nhỏ.

3.9.2.3. Công trình phòng chống thiên tai:

- Đê tả sông Cấm:

Quy hoạch đê tả sông Cấm là đê cấp 2, đoạn qua phạm vi nghiên cứu được nắn chỉnh chạy dọc theo sông Cấm với khoảng cách từ 170-325m (tính từ mép sông), hình thức đê kết hợp đường giao thông với bề rộng B=30m (lòng đường  18,0m; hè 2x5,0m; phân cách 2m).

+ Xác định cao độ đê:

Cao trình đỉnh đê là +4,6m (Cao độ lục địa) được xác định theo công thức:

  Cao độ đê = Htk + Hs + Hw +α

         = 3,0+ 0,75+0,8

        = 4,55m => chọn +4,6m.

   Trong đó: Htk: Mực nước lũ thiết kế (đỉnh lũ thiết kế: +3,0m)

               Hw: mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (0,75 m)

                  α: chiều cao an toàn (công trình đặc biệt là 0,8m)

+ Mái dốc đê về phía sông Cấm là 1/3; về phía đô thị từ 1/3 đến 1/10 nhằm đảm bảo không gian cảnh quan của khu vực;

- Kênh, hồ điều hòa:

Để khắc phục ảnh hưởng của thủy triều Sông Cấm, nước biển dâng và các điều kiện bất lợi. Khu vực xây dựng dự kiến sẽ mở rộng mặt cắt kênh phía Đông – kênh Hòn Ngọc (từ 11 mét đến 30 mét) và bổ sung các kênh dẫn nước phía Đông và phía Tây; xây dựng các hồ điều hòa ở cuối các dòng chảy đảm bảo diện tích mặt nước đủ lớn trong khu vực nghiên cứu (23,4ha).

3.9.3. Quy hoạch cấp nước

a) Cơ sở thiết kế

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: “QCVN 01 : 2008/BXD”, “QCVN 07 : 2010/BXD”

- TCXD 33: 06 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.

b) Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước.

- Tiêu chuẩn cấp nước:

+ Nước sinh hoạt dân định cư:                      200 l/ng.ngđ

+ Nước sinh hoạt khách vãng lai:                           160 l/ng.ngđ

+ Nước công cộng:                                        20 m3/ha.ngđ

+ Nước tưới cây:                                           30 m3/ha.ngđ

+ Nước rửa đường:                                        5 m3/ha.ngđ

+ Nước thất thoát, rò rỉ:                                12% åQ

+ Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm:       k­ngđ = 1,2

- Nhu cầu cấp nước:

 

 

 

 

Bảng  tính toán nhu cầu nước cấp sinh hoạt

 

Tiêu chuẩn cấp nước

 

Quy mô

Lưu lượng nước trung bình ng.đ

(m3/ngđ)

Nước sinh hoạt

 

Dân định cư

200

(ℓ/ng-ngđ)

15.490 người

3.098

Khách vãng lai 

160

(ℓ/ng-ngđ)

2.010 người

322

Công cộng

2

l/m2sàn-ngđ

4.225.370 m2sàn

8.450

Quốc phòng an ninh

2

l/m2sàn-ngđ

958.000 m2sàn

1.916

Hạ tầng

2

l/m2sàn-ngđ

17.680 m2

35

Tưới cây

3

l/m2

894.400 m2

2.683

Rửa đường

0,5

l/m2

957.600 m2

479

Thất thoát

12% åQ

 

 

2.038

Tổng cộng

 

 

 

19.022

 

- Tổng lượng nước cung cấp:

+ Lượng nước cấp trung bình ngày đêm: Qtb=19.022 m3/ngđ.

+ Lượng nước cấp lớn nhất ngày đêm: Qmax=22.826 m3/ngđ.

- Với khu dân cư quy mô đến 17.500 người thì lượng nước dự phòng chữa cháy được tính toán đồng thời 2 đám cháy với với lưu lượng 15l/s trong thời gian 3 giờ liên tục.

Như vậy lưu lượng nước chữa cháy cho cứu hỏa Khu dân cư:

            Qcc=[15x(60(phút) x 60(giây)) x 3 (h) x 2]/1000 = 324 (m3)

- Đối với khu vực hành chính, dịch vụ, thương mại, lượng nước dự phòng chữa cháy được tính toán đồng thời 2 đám cháy với với lưu lượng 30l/s trong thời gian 3 giờ liên tục.

Như vậy lưu lượng nước chữa cháy cho cứu hỏa Khu công cộng, dịch vụ…:

            Qcc=[30x(60(phút) x 60(giây)) x 3 (h) x 2]/1000 = 648 m3

- Nhu cầu nước chữa cháy = 324+648=972 m3

* Tổng nhu cầu ngày lớn nhất khi có cháy: 22.826 + 972 = 23.798 m3/ngđ

c) Giải pháp cấp nước:

* Nguồn cấp:

+ Khu vực nghiên cứu được cấp nước từ nhà máy nước Ngũ Lão, công suất Q=290.000 m3/ngđ.

Sơ đồ cung cấp nước sạch

NMN NGò l·o

§­êng èng

D500mm

Tr¹m b¬m t¨ng ¸p

§­êng èng

D500mm

Ph¹m vi nghiªn cøu

C«ng suÊt: 290.000  m3/ng®

L­u l­îng : 25.000 m3/ng®

  ¸p lùc : 4,0kg/m2

 

* Công trình đầu mối:

- Theo quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu đô thị trung tâm bố trí 01 trạm bơm tăng áp công suất 8.500m³/ngđ, quy mô 2.684,35m² phía Tây Bắc;

- Theo dự án đang được Công ty cấp nước triển khai có xây dựng 01 trạm bơm tăng áp tại Tân Dương, công suất 25.000 m³/ngđ, trong đó một phần diện tích nằm vào lòng đường quy hoạch.

  Đề nghị thống nhất một vị trí trạm bơm, đảm bảo thuận lợi xây dựng trong giai đoạn đầu. Vì vậy di chuyển trạm bơm tăng áp về lô đất KT-2 ở phía Tây khu vực, quy mô 0,5ha, công suất 25.000 m³/ngđ. Trạm bơm nằm trong tổng thể mạng lưới cấp nước Hải Phòng, chủ yếu phục vụ cấp nước cho khu vực nghiên cứu.

- Mạng lưới đường ống:

+ Mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp cấp nước chữa cháy.

+ Mạng lưới tuyến ống chính được tổ chức theo mạng vòng để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục, Ống có đường kính từ D100 đến DN500 mm và được bố trí trong hào và tuy nen kỹ thuật.

* Tính toán thủy lực hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước:

+ Mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được tính toán thủy lực trong hai trường hợp: (1) Trong giờ dùng nước lớn nhất. (2) Trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra. Khi có cháy ta tính toán cho trường hợp cấp nước chữa cháy áp lực thấp, áp lực tại điểm bất lợi nhất khi có cháy là 10m. Theo quy phạm cấp nước chữa cháy (TCVN 2622-1995) và Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an về việc: “Hướng dẫn thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp”. Khu dân cư tính cho 2 đám cháy, lưu lượng chữa cháy qcc = 15 (l/s), thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục.

+ Tính toán thủy lực cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất ta tính toán hệ thống cấp cho nhà 3 tầng, áp lực tại điểm bất lợi nhất là 16m.

* Mạng lưới cấp nước cứu hỏa

+ Các trụ cứu hỏa được bố trí trên vỉa hè dọc theo các tuyến ống có đường kính từ Ø150 trở lên, khoảng cách giữa các họng là 150m, khoảng cách giữa họng và mép đường nhỏ hơn 2,5m.

+ Đối với các tòa nhà cao tầng phải có phương án dự trữ nước để chữa cháy đảm bảo tối thiểu trong 1 giờ.

+ Các trụ cứu hỏa được bố trí tại những nơi thuận tiện cho việc lấy nước gần các ngã ba, ngã tư ...

+ Nhằm đảm bảo mỹ quan cũng như thuận tiện cho việc sử dụng, nên lắp đặt các trụ cứu hỏa là loại trụ ngầm.

Một số nội dung chính thay đổi so với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt

STT

Thay đổi

Lý do

1

Di chuyển trạm bơm tăng áp về lô đất KT-2 ở phía Tây khu vực, quy mô 0,5ha, công suất 25.000 m³/ngđ

Phù hợp với tổng thể mạng lưới cấp nước Hải Phòng, chủ yếu phục vụ cấp nước cho khu vực nghiên cứu

2

Thay đổi nhu cầu dùng nước theo tiêu chuẩn đô thị đặc biệt

Đảm bảo tầm nhìn đến năm 2050

3

Điều chỉnh mạng lưới đường ống cấp nước

- Vị trí trạm bơm tăng áp thay đổi

- Nhu cầu dùng nước thay đổi

 

Bảng thống kê khối lượng hạng mục cấp nước:

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

A

Tuyến ống cấp nước sạch

m

 

1

Tuyến ống D500

m

238

2

Tuyến ống D400

m

319

3

Tuyến ống DN315

m

1.218

4

Tuyến ống DN250

m

3.965

5

Tuyến ống DN200

m

576

6

Tuyến ống DN160

m

8.237

7

Tuyến ống DN110

m

2.379

8

Trụ cứu hỏa

Trụ

110

B

Tuyến ống cấp nước tái chế

 

 

1

Tuyến ống DN200

m

802

2

Tuyến ống DN160

m

5.789

3

Tuyến ống DN110

m

598

C

Công trình đầu mối

 

 

1

Trạm bơm tăng áp

Trạm

1

 

3.9.4. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị

3.9.4.1. Quy hoạch cấp điện

a) Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.

- Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN – 19, 20, 21 – 2006 do Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006.

- TCVN 9206: 2012  Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 259: 2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.

- TCXDVN 333: 2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

b) Tính toán phụ tải.

Chỉ tiêu cấp điện cho các phụ tải trong khu :

+ Điện sinh hoạt: 800W/người.

+ Điện công trình công cộng: 320kW/người.

+ Đầu mối kỹ thuật: 150kW/ha.

+ Chiếu sáng giao thông: 15kW/ha.

+ Chiếu sáng cây xanh công viên cấp đô thị: 5kW/ha.

Bảng tính toán nhu cầu cấp điện

STT

Chức năng

Số lượng

 

Đơn vị

Chỉ tiêu

Công suất (kW)

1

Điện sinh hoạt

17.500

người

800 w/ng

14.000,00

2

Điện công trình công cộng

17.500

người

320 w/ng

5.600,00

3

Đất đầu mối, Hạ tầng kỹ thuật

4,42

ha

150 kW/ha

663,00

4

Đất quảng trường

11,08

ha

12 kW/ha

132,96

5

Cây xanh, công viên, TDTT

35,76

ha

5 kW/ha

178,80

6

Đất giao thông , bãi đỗ xe

100,15

ha

15 kW/ha

1.502,25

 

Tổng

 

 

 

22.077,01

 

- Công suất tính toán: P= 22.077,01 kW

- Công suất toàn phần:

+ Stt=P*k/cosj=22.077,01*0,7/0,9*115%=19.746,66 kVA.

Trong đó: k=0,7: hệ số sử dụng đồng thời.

cosj=0,9: hệ số công suất ; 15%: dự phòng + tổn hao.

c) Nguồn điện.

- Nguồn 110kV cấp cho khu vực quy hoạch được lấy từ trạm biến áp 220/110kV Thủy Nguyên.

- Nguồn 22kV từ trạm biến áp 110/22kV cấp đến các phụ tải bằng các mạch vòng kín vận hành mở để tăng khả năng dự phòng khi có sự cố. Lưới điện 22kV cấp cho các khách hàng có nhu cầu điện lớn, các khu vực có nhu cầu điện thấp, khu thấp tầng sẽ được cấp nguồn 0,4kV trực tiếp đến từ các trạm biến áp phụ tải.  

d) Trạm biến áp.

* Trạm biến áp 110/22kV.

- Trạm biến áp 110/22kV tại phía Tây Bắc khu vực, công suất dự kiến 3x63MVA, diện tích 0,65ha.

* Trạm biến áp 22/0,4kV.

- Quy hoạch 39 tủ RMU+RTU hạ thế trong khu vực nghiên cứu. Các trạm biến áp 22/0,4kV sẽ được đấu ghép với các tủ RMU.

   - Sử dụng trạm biến áp dạng một cột hoặc trạm kios đảm bảo mỹ quan đô thị. Các trạm này được bố trí tại trung tâm các phụ tải tiêu thụ hoặc khu vực có vỉa hè rộng. Đối với khu công cộng, khu hỗn hợp cao tầng có thể bố trí trạm biến áp ngay tại tầng hầm của tòa nhà.

   - Các loại máy biến áp được sử dụng: 50KVA, 400KVA, 560KVA, 630KVA, 750KVA,1000KVA. Bán kính phục vụ của trạm biến áp < 300m.

e) Lưới điện.

-  Lưới điện cao thế 110KV: quy hoạch tuyến điện 110kV đi dọc tuyến đường mặt cắt 3-3 (tuyến điện 110kV dự kiến đi ngầm, nguồn từ trạm biến áp 220/110kV Thủy Nguyên dự kiến  cấp cho trạm biến áp 110kV của dự án với chiều dài dự kiến 658m).

- Mạng lưới cáp trung thế 22KV:

+ Từ các tuyến cáp trục 22KV dọc tuyến đường quy hoạch xây dựng các tuyến cáp nhánh 22KV được đấu ghép vào các tủ RMU và và RTU - 22/0,4KV trong khu vực dự án.

 + Các tuyến cáp ngầm 22KV bố trí dọc theo vỉa hè hoặc trong hào kỹ thuật cùng với các tuyến hạ tầng khác để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn lưới điện cho công trình.

+ Các tuyến cáp điện trung thế sử dụng thống nhất cấp điện áp 22KV.

Bảng thống kê khối lượng cấp điện

STT

Chủng loại

Số lượng

Đơn vị

1

TBA 110/22kV- 3X63MVA

1

Trạm

2

Cáp ngầm 22kV - CU/XLPE/DSTA/PVC 3x300mm

21.600

m

3

Tủ RMU+RTU (Có cổng kết nối SCADA)

39

Tủ

4

Cáp ngầm 110kV-XDRCU-ALT

658 x 6

m

 

3.9.4.2. Chiếu sáng đô thị.

a) Nguyên tắc thiết kế cho hệ thống chiếu sáng công cộng.

- Đảm bảo quan sát rõ ràng các hạng mục chiếu sáng; Đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông; Giảm thiểu tai nạn và thiệt hại về tài sản trong các vụ tai nạn giao thông.

- Lựa chọn thiết bị và vật liệu tiết kiệm năng lượng; Tiết kiệm năng lượng với hình thức chiếu toàn tuyến/thay đổi ánh sáng trên toàn tuyến.

- Đảm bảo không ảnh hưởng đến các hệ thống hạ tầng dưới vỉa hè; Giảm chi phí bảo trì bằng cách sử dụng thiết bị và vật liệu có tuổi thọ dài.

- Chọn hình thức cột đèn đảm bảo hình ảnh của khu vực đô thị mới; Sử dụng đèn trong công viên để tạo hình ảnh thân thiện với môi trường.

b) Nguồn cấp.

-  Hệ thống chiếu sáng đường được cung cấp bởi một tuyến cáp riêng, nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng sử dụng cáp ngầm 3 pha 4 dây và được lấy từ 7 trạm biến áp chiếu sáng 22/0,4kV - 50KVA .

- Điều khiển đóng ngắt hệ thống chiếu sáng trong khu vực nên lắp đặt hệ thống tự động theo thời gian.

b) Các thiết bị dùng cho đèn đường và trong công viên.

- Đèn trên đường phố: Quy hoạch đảm bảo hợp lý theo sơ đồ phân bố chiếu sáng, đảm bảo độ chói tối thiểu.

- Đèn trong công viên: Quy hoạch phải đảm bảo độ rọi tối thiểu nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho người thăm quan.

c) Lựa chọn cột đèn và thiết bị.

- Lựa chọn đèn và các thiết bị đèn có hiệu suất cao, tiêu thụ ít điện (đèn tiết kiệm điện) và có tuổi thọ dài.

- Lựa chọn chiều cao tối ưu, lựa chọn các cột đèn với vật liệu tiết kiệm và đáp ứng được nhu cầu tính năng thiết kế đa dạng.

d) Thiết kế bảng điều khiển và mạch đèn.

- Dự kiến sử dụng bảng điều khiển từ xa với chức năng tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm ánh sáng trên toàn tuyến vào lúc nửa đêm.

- Nguồn điện cấp cho bảng điều khiển các thiết bị chiếu sáng được lấy từ các máy biến thế chiếu sáng 22/0,4kV-320kVA.

đ) Cách bố trí hệ thống đèn.

- Chiều cao cột đèn và chiều dài cần đèn của hệ thốngđược thiết kế theo chiều rộng của đường.

- Bố trí hệ thống đèn với các dạng bố trí đèn ở hai bên, bố trị dạng so le và bố trí một bên. 

Bảng thống kê khối lượng chiếu sáng.

STT

Hạng mục

Số lượng

Đơn vị

1

Trạm biến áp 50kVA

           7

Trạm

2

Cáp ngầm 0,4kV (4x10-25mm2)

43.660

m

3

Đèn chiếu sáng cần đơn

1054

cột đèn

4

Đèn chiếu sáng cần kép

38

cột đèn

5

Đèn chiếu sáng nút giao thông

8

cột đèn

6

Đèn chiếu sáng đường đi bộ

231

cột đèn

 

- Mạng lưới điện cao thế, trung thế, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng đi trên các trục phố chính được bố trí trong hào và tuy nen kỹ thuật.

3.9.5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

a) Thoát nước thải

* Nguyên tắc thiết kế

  • Phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng.
  • Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, kết hợp với trạm bơm dâng nhằm giảm tiết diện và chiều sâu chôn cống.
  • Nước thải trong khu vực sẽ được thu gom triệt để và được dẫn về khu xử lý nước thải tập trung, nước thải sau khi xử lý phải đạt cột B theo tiêu chuẩn TCVN 14: 2008/BTNMT trước khi thoát ra môi trường.

* Tính toán khối lượng nước thải

Bảng tính toán khối lượng nước thải

Stt

Hạng mục

Dân số (người);

Diện tích (ha)

Tiêu chuẩn

 cấp nước sạch

Chỉ tiêu thoát nước thải

Lượng nước thải trung bình ngày đêm

(m3/ngđ)

1

Dân định cư

15.490 người

200 l/người

100%

3.098

2

Khách vãng lai 

2.010 người

160 l/người

100%

322

3

Công cộng

4.225.370 m2sàn

2 l/m2sàn-ngđ

100%

8.450

4

Quốc phòng, an ninh

958.000

2 l/m2sàn-ngđ

100%

1.916

5

Hạ tầng

17.680

2 l/m2sàn-ngđ

100%

35

6

Cộng : (1) + (2) + (3) + (4) +(5)

13.787

7

Nước ngầm vào mạng lưới cống thoát, lấy bằng 6.5% tổng lượng nước thải (6)

896,2

8

Tổng: (6) + (7) 

14.683,2

 

Lượng nước thải tối đa Qnmax=Qntb×Kngày max=14.683,2×1,2=17.619,84 (m³/ngđ).

* Quy hoạch hệ thống thoát nước thải

- Nguyên tắc:

+ Đảm bảo thu gom hết các loại nước thải của đô thị (nước thải sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ). Nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn hiện hành cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

+ Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, kết hợp với trạm bơm nhằm giảm tiết diện và chiều sâu chôn cống.

- Giải pháp thoát nước thải:

+ Hệ thống thoát nước thải được tách riêng hoàn toàn, gồm mạng lưới cống thu gom; trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải.

+ Phân lưu vực thoát nước: Toàn bộ nước thải Khu vực nghiên cứu được thu gom về 01 trạm xử lý nước thải tập trung.

+ Riêng nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh cộng ngoài đê được xử lý cục bộ đạt QCVN 14:2008/BTNMT rồi thoát vào mạng lưới thoát nước mưa.

- Nhà máy xử lý nước thải:

+ Công suất dự kiến Q=25.000m³/ngày-đêm (Bao gồm cả khối lượng nước thải từ phía Bắc ngoài khu vực nghiên cứu trong QHCT 1/5.000: khoảng 6.800 m³/ngày đêm).

+ Vị trí và quy mô diện tích: Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hành chính chính trị mới Bắc Sông Cấm đến năm 2025, vị trí Nhà máy xử lý nước thải giáp với hồ điều hòa và tuyến đê sông Cấm, diện tích 3,04ha. Tuy nhiên trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, khu vực này chỉ còn diện tích 1,39ha (lô CX11), đồng thời là khu vực công viên cảnh quan chính của khu vực nghiên cứu. Vì vậy đề xuất di chuyển Nhà máy xử lý nước thải về phía Đông Nam khu vực nghiên cứu, tại cuối lưu vực, giáp với hồ điều hòa và đê sông Cấm (lô KT5), diện tích F=2,82ha (bao gồm khu vực trồng cây xanh cách ly).

+ Nhà máy được xây dựng ngầm và kín, không gian trên mặt đất là cây xanh.

+ Công nghệ xử lý: Lựa chọn công nghệ xử lý tiến tiến, hiện đại - sinh học nhân tạo, không có sân phơi bùn, có máy làm khô bùn, có thiết bị xử lý mùi hôi..., là công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường tốt nhất hiện nay.

- Trạm bơm nước thải:

+ Nhằm giảm đường kính và độ sâu chôn cống, trên mạng lưới thu gom bố trí 04 trạm bơm nước thải (gồm 01 trạm bơm chính và 03 trạm bơm cục bộ).

- Mạng lưới đường cống : quy hoạch các đường cống thu gom nước có đường kính từ D400 đến D1000, sử dụng cống tròn BTCT, trên các tuyến cống bố trí các giếng thăm, khoảng cách các giếng là từ 15m ¸30m. Đối với các đường trục chính đô thị, cống nước thải được bố trí trong tuy nen kỹ thuật.

Một số nội dung chính thay đổi so với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt

STT

Thay đổi

Lý do

1

Di chuyển Nhà máy xử lý nước thải về khu vực phía Đông Nam (lô KT5), quy mô 2,82ha, công suất 25.000 m³/ngđ

Phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và đảm bảo cảnh quan khu vực

2

Thay đổi tính toán lượng nước thải theo tiêu chuẩn đô thị đặc biệt

Đảm bảo tầm nhìn đến năm 2050

3

Điều chỉnh mạng lưới đường cống thoát nước thải

Vị trí nhà máy xử lý thay đổi thay đổi

 

 

Bảng thống kê hệ thống thoát nước thải

STT

Hạng mục

Khối lượng

Đơn vị

1

D400mm

4.764

m

2

D500mm

4.342

m

3

D600mm

3.765

m

4

D800mm

167

m

5

D1000mm

376

m

6

D300 có áp lực

1.964

m

7

Giếng thăm

447

Giếng

8

Trạm bơm nước thải

04

Trạm

9

Trạm xử lý nước thải 20.000m³/ngđ

01

Trạm

10

Miệng xả D800

01

Miệng xả

 

b) Vệ sinh môi trường:

* Chất thải rắn

- Đối với đô thị loại đặc biệt chỉ tiêu thu gom chất thải rắn theo dân định cư là 1,3kg/người-ngày; Chỉ tiêu thu gom CTR theo khách vãng lai là 1kg/người-ngày; Chỉ tiêu thu gom CTR công cộng là 0,5 tấn/ha/ng.đ

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn là 100%.

Bảng tính toán khối lượng chất thải rắn:

STT

Hạng mục

Dân số (người)

Diện tích (ha)

Tiêu chuẩn

 

Chỉ tiêu thu gom

Lượng CTR trung bình

ngày đêm (tấn/ngđ)

1

Dân định cư

15.490 người

1,3 kg/người

100%

20,14

2

Khách vãng lai

2.010 người

1,0 kg/người

100%

2,01

3

Công cộng

75,35 ha

0,5 tấn

100%

37,68

4

Tổng:

59,83

 

* Thu gom chất thải rắn

- Để bảo đảm vệ sinh môi trường, chất thải rắn cần được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và được chứa trong các loại thùng rác có quy định màu sắc cho mỗi loại rác, tận dụng những loại rác có thể tái chế, loại rác hữu cơ có thể làm phân vi sinh...

+ Thu hồi rác có thể tái chế;

+ Lượng chất thải rắn không thể tái chế được vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung Gia Minh – Thủy Nguyên;

+ Riêng chất thải rắn độc hại đưa về khu xử lý rác thải độc hại của Thành phố;

- Vị trí các thùng chứa rác sẽ được bố trí hợp lý trong mỗi khu ở, khu công cộng với khoảng cách hợp lý để người dân có thể đem rác bỏ vào thùng quy định, vị trí đặt thùng rác được lựa chọn sao cho dễ nhìn và xe đi lấy rác có thể đến tận nơi và lấy rác. Đối với các công trình cao tầng rác thải được thu gom bằng các ống thu rác chuyên dụng và được chứa trong các hầm chứa rác.

* Nghĩa trang:

Các nghĩa trang nhỏ nằm rải rác trong khu vực dự án sẽ được di dời đến nghĩa trang tập trung của huyện hoặc nghĩa trang tập trung của thành phố (nghĩa trang Phi Liệt - Thủy Nguyên).

3.9.6Thông tin liên lạc

- Là khu đô thị mới, hiện đại, mục tiêu trong việc cấp thông tin đảm bảo nhu cầu trong khu vực đô thị, nhu cầu phát triển các vùng xung quanh, nâng cao độ tin cậy, thẩm mỹ cao và an toàn cho con người. Toàn bộ lưới thông tin trong phạm vi quy hoạch được thiết kế ngầm đi chung hào cáp kỹ thuật khác. Khoảng cách giữa các cáp tín hiệu tuân theo các QCVN hiện hành.

- Quy hoạch 01 trung tâm thông tin truyền thông công cộng; 01 trung tâm liên lạc tổng hợp; 01 trung tâm điều tiết giao thông; 01 trung tâm PCCC; 01 trung tâm điều hành lưới điện và chiếu sáng khu vực.

- Mở rộng đầu tư lắp đặt hệ thống chuyển mạch tại các vùng trọng điểm như Trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ. Phát triển mạng thế hệ mới NGN (mạng thoại PSNT – mạng không dây – mạng INTERNET).Mạng PSTN và mạng số liệu sẽ phát triển theo hướng hội tụ về mạng NGN.

- Công nghệ thông tin di động 4G sẽ được đưa vào sử dụng.

3.9.7. Quy hoạch không gian hạ tầng kỹ thuật ngầm

- Bố trí 04 bãi đỗ gầm dưới khu vực quảng trường với tổng diện tích 6,73 ha. Các bãi xe ngầm được kết nối với các không gian ngầm khác và quảng trường phía trên bằng hệ thống hầm chui.

- Quy hoạch Tuynen kỹ thuật trên các trục đường phố chính Bắc Nam, Đông Tây để bố trí hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát nước thải.

- Quy hoạch hào kỹ thuật trên các trục đường khu vực để bố trí hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc.

- Tuynen, hộp kỹ thuật bằng BTCT đậy nắp đan, bên trong có các dãy giá đỡ đ­ường dây đư­ờng ống hai bên thành. Trên dọc tuyến hào, tuynel có các hố ga thăm để lắp đặt, bảo trì, sửa chữa đư­ờng dây, đ­ường ống và đặt chờ sẵn các ống PVC tại những vị trí cần đấu nối đư­ờng dây vào các khu nhà ở.

3.9.8. Bảng khái toán kinh phí:

STT

Tên công trình

Số

lượng

Đơn

vị

Đơn giá (triệu)

Thành tiền (triệu)

I - San lấp

1

San lấp bằng cát đen

2.672.284

m3

0,08

213.782,7

2

Đào hồ

805.000

m3

0,07

56.350,0

 

Cộng

 

 

 

270.132,7

II - Thoát nước mưa

1

D600

8.400

m

1,92

16.128,0

2

D800

2.750

m

2,80

7.700,0

3

D1000

7.400

m

3,60

26.640,0

4

D1200

830

m

5,00

4.150,0

5

D1500

268

m

6,40

1.715,0

6

(BxH)= (1200x1400)

(BxH)= (1500x1800)

(BxH)= (1500x1800)

(BxH) = (2,0x2,0)

(BxH) = (2,5x2,0)

425

2.410

315

2.435

600

m

m

m

m

m

5,50

7,00

7,50

8,90

8,00

2.337,0

16.870,0

2.362,5

21.671,5

4.800,0

7

Miệng xả

D600

D800

D1000

D(1500x1800)

D(2000x2000)

D(2500x2000)

 

5

2

1

3

2

6

 

Cái

Cái

Cái

Cái

Cái

Cái

 

10,00

15,00

21,00

250,00

360,00

450,00

 

50,0

30,0

21,0

7.50,0

720,0

2.700,0

8

Trạm bơm nước mưa

1

Trạm

1192,50

1.192,5

9

Ga thu, ga thăm

1.813

Cái

4,00

7.252,0

10

Kè đá hồ

65.700

m2

0,95

62.415,0

 

Cộng

 

 

 

179.504,5

III - Giao thông

1

Đường bê tông nhựa L1

540.063

m2

0,54

291.634,02

2

Đường bê tông nhựa L2

502.562

m2

0,4

201.024,80

4

Hè lát gạch block

410.855

m2

0,4

164.342,0

5

Bó vỉa

212.270

md

0,2

42.454,0

6

Cây xanh

67.514

Cây

0,2

13.502,8

7

Thảm cỏ

151.340

m2

0,1

15.134,0

8

Bãi đỗ xe ngoài trời

52.656

m2

0,4

21.062,4

9

Bãi đỗ xe ngầm

67.300

m2

9,4

632.620,0

10

Cầu Hoàng Văn Thụ

01

Cầu

1.950.000,0

1.950.000,0

11

Cầu vượt

4

Cầu

30.000,0

120.000,0

12

Hầm chui

7

Hầm

50.000,0

350.000,0

 

Cộng

 

 

 

3.801.774,0

 

IV - Cấp nước

1

D500

238

m

5.01

1.192,38

2

D400

319

m

3.64

1.161,16

3

DN315

1218

m

2.64

3.215,52

4

DN250

3965

m

1.90

7.533,50

5

DN200

1170

m

1.38

1.614,60

6

DN160

14270

m

1.07

15.268,90

7

DN110

2729

m

0.67

1.828,43

8

Họng cứu hỏa

110

Họng

20.00

2.200,00

9

Tổng

 

 

 

34.014,49

10

Phụ kiện ống

20

%

 

6.802,90

11

Trạm bơm tăng áp

1

Trạm

25.000,00

25.000,00

 

Cộng

 

 

 

65.817,39

V - Thoát nước thải

1

D400mm

4.754

m

1,15

5.467,10

2

D500mm

4.342

m

1,38

5.991,96

3

D600mm

3.765

m

1,45

5.459,25

4

D800mm

167

m

2,20

367,40

5

D1000mm

376

m

2,50

940,00

6

D300 có áp lực

1.964

m

1,08

2.121,12

7

Giếng thăm

447

Giếng

5,04

2.252,88

8

Trạm bơm nước thải

4

Trạm

3.967,40

15.869,60

9

Trạm xử lý nước thải 25.000m³/ngđ

1

Trạm

179.348,40

179.348,40

10

Miệng xả

1

Miệng xả

35

35,00

 

Cộng

 

 

 

217.852,71

VI - Cấp điện

1

Trạm điện 110/22 KV

1

Trạm

220.000,0

220.000,0

2

Trạm biến áp chiếu sáng

7

Máy

850,0

5.950,0

3

Tủ RMU+RTU

39

Tủ

105,0

4.095,0

4

Cáp ngầm

22kv-AL/XLPE/PVC

21.600

m

2,3

49.680,0

5

Cáp ngầm

110kv-AL/XLPE/PVC

658

m

21,0

13.818,0

6

Cáp ngầm 0,4kV

43.660

m

0,8

34.928,0

7

Đèn chiếu sáng nút giao thông

8

Cái

65,0

520,0

8

Đèn chiếu sáng đường đi bộ

231

Cái

30,0

6.930,0

9

Đèn chiếu sáng:

Cần đơn

Cần kép

 

1054

38

 

Cái

Cái

 

25,0

35,0

 

26.350,0

1.330,0

 

 

Cộng

 

 

 

363.601,0

 

VII -Đê sông Cấm

1

 

2000

m

222,50

445.000,0

 

Cộng

 

 

 

445.000,0

Tổng

 

5.343.682,3

 

Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 5.343,682 tỷ đồng.

 

3.10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.10.1 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch

3.10.1.1 Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

Môi trường xã hội phát sinh do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đền bù tái định cư.

Lượng nước thải, chất thải phát sinh khi triển khai xây dựng và vận hành các công trình theo quy hoạch.

Sự biến đổi cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái

Các vấn đề về gia tăng mật độ giao thông và tiếng ồn khi tuyến đường được hình thành và đưa vào vận hành, khai thác.

Lượng nước thải, chất thải gia tăng do mật độ các công trình trong phạm vi quy hoạch gia tăng và các hoạt động kinh tế, xã hội được phát triển và mở rộng.

Áp lực về việc đảm bảo hiệu quả thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn không gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Áp lực về đảm bảo an sinh xã hội trong quá trình phát triển nhanh và mạnh của khu vực.

3.10.1.2 Các mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch

Tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện các chức năng về thu gom và xử lý nước thải, chất thải của khu vực.

Đảm bảo thu gom và xử lý tốt chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình xây dựng  các công trình trong phạm vi quy hoạch.

Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đến môi trường sông, hồ, hệ thống kênh dẫn.

Bảo vệ hệ sinh thái ngập nước ven sông Cấm, thực hiện việc bảo tồn và phát huy hệ thống  cây xanh tạo không gian gần gũi và thân thiện với thiên nhiên. Đảm bảo duy trì tốt sự cân bằng sinh thái tại các sông hồ để tăng cường khả năng tự làm sạch của lưu vực.

Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý để sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế của đô thị, phát huy tốt nhất các tiềm lực đặc biệt là những lợi thế về về trí địa lý và cảnh quan thiên nhiên để phát triển đô thị.

Hạn chế những không gian quy hoạch chưa phù hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường xã hội do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và đền bù tái định cư.

Hạn chế tiến tới mức giảm tối đa sự biến đổi tiêu cực của môi trường không khí, môi trường đất, nước mặt, nước ngầm của khu vực nghiên cứu trong quá trình thi công xây dựng và vận hành các công trình thuộc quy hoạch.

Đảm bảo tác động tiêu cực nhỏ nhất đến các hoạt động giao thông và tiếng ồn, cây xanh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng và vận hành các công trình.

Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế của quy hoạch còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình triển khai thực tế. Đặc biệt, việc huy động kịp thời vốn đầu tư, tiến độ xây dựng các công trình là những yếu tố cần thiết.

3.10.2 Điều kiện môi trường

Hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường được phân bổ phía Nam sông Cấm  và các khu vực lân cận trong thành phố Hải Phòng.

3.10.2.1 Các Không khí

Mức độ ô nhiễm rất cao và hầu hết các dấu hiệu đo đạc đều đạt tới hay vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Có 190 tổ chức công nghiệp trong 3 thành phố đến thời điểm hiện tại, bao gồm Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân, trong đó 50 tổ chức công nghiệp sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm môi trường, cùng với hàng nghìn đơn vị kinh doanh nhỏ trong khu vực có dân cư.

Các hoạt động công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí trong khu đô thị thành phố Hải Phòng cùng với các hoạt động giao thông và sinh hoạt hàng ngày, và 60% diện tích đô thị đã bị ô nhiễm đến thời điểm hiện tại.

Xem xét mức độ ô nhiễm của không khí tại thành phố Hải Phòng, NO2, SO2 và CO có mức độ ô nhiễm thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép, nhưng bụi lại vượt quá giá trị cho phép.

Xem xét vấn đề ô nhiễm không khí dưới việc phân chia khu công nghiệp, khu nhà ở và văn phòng, kết quả từ các cuộc khảo sát được chỉ ra dưới đây:

B¶ng 1: C¸c yÕu tè g©y « nhiÔm kh«ng khÝ t¹i thµnh phè H¶i Phßng

H¹ng môc

C¸c yÕu tè ban ®Çu

C¸c yÕu tè thø yÕu

Nguyªn nh©n

SO2

Nhµ ë (55%), khu c«ng nghiÖp (43%)

Giao th«ng

NÊu ¨n, xi m¨ng, thÐp, ®éng c¬ diezel

NO2

Giao th«ng (63%), khu c«ng nghiÖp (32%)

Nhµ ë

§éng c¬ diesel, xe m¸y, thÐp, xi m¨ng, nÊu ¨n

CO

Giao th«ng (49%), khu c«ng nghiÖp (46%)

Nhµ ë

Xe ¸y, thÐp, nÊu ¨n

TSP

khu c«ng nghiÖp (98%)

-

Xi m¨ng, thÐp

Nguồn: Bộ Môi trường, “Nghiên cứu về sự phát triển thành phố sinh thái ở thành phố Hải Phòng, Việt Nam” tháng 10 năm 2002

3.10.2.2 Chất lượng nước

▪ Nước bề mặt

Nước mặn trong khu vực sông lớn như sông Cấm mờ đục với nhiều loại muối khác nhau do ảnh hưởng của thuỷ triều, và hầu hết loại nước mặn và nước thải đều có dấu hiệu ô nhiễm, biểu hiện là sự ô nhiễm của hợp chất nitơ bao gồm ammoniac, nitriat v..v..

B¶ng 2 : §iÒu kiÖn chÊt l­îng t¹i thµnh phè H¶i Phßng

VÞ trÝ

SS (mg/l)

BOD (mg/l)

COD (mg/l)

DO (mg/l)

Hå t¹i H¶i Phßng

47~205

15~67

15~105

0.5~7.0

Cöa cèng t¹i H¶i Phßng

 

60~390

80~500

<1.0

Nguån: Gi¸m s¸t m«i tr­êng ViÖt Nam – m«i tr­êng n­íc, Ng©n hµng thÕ giíi, 2003.

Nước bề mặt tại thành phố Hải Phòng bao gồm kênh dẫn nước trang trại, ống dẫn nước mưa và hồ đều bị ô nhiễm bởi lượng nước thải từ các khu vực dân cư xung quanh và các công ty chế tạo.

Các công ty gây ô nhiễm môi trường gồm Nhà máy giấy Hải Phòng, các nhà máy xi măng, các nhà máy thép, hoá học, các công ty chế biến thực phẩm và đồ uống, công ty đóng tàu và các công ty khác có địa điểm trong phạm vi khu đô thị hiện tại của thành phố Hải Phòng, nhưng các cuộc khảo sát chỉ ra không có một cơ quan tổ chức công nghiệp nào gây ô nhiễm môi trường trong khu vực địa điểm dự án.

▪ Nước ngầm

Nước ngầm ở thành phố Hải Phòng và địa điểm dự án rất bị nhiễm mặn, dấu hiệu ô nhiễm bởi nitrat, thuỷ ngân, mangan, sắt và muối thậm chí có hiện tượng ô nhiễm phóng xạ ở cảng gần hướng xuôi dòng sông và biển.

3.10.2.3 Chất thải rắn

▪ Hiện trạng

Khối lượng chất thải rắn tại thành phố Hải Phòng đạt 489 tấn/ngày và khối lượng chất thải trên đầu người là 0.520 kg/ngày đối với khu vực đô thị và 0.128kg/ngày đối với khu vực lân cận, trong đó các chất hữu cơ chiếm phần lớn là 53.22%

B¶ng 3: Khèi l­îng vµ thµnh phÇn vËt lý cña chÊt th¶i t¹i thµnh phè HP

H¹ng môc

PhÇn tr¨m (%)

Thµnh phÇn vËt lý

ChÊt h÷u c¬ (thùc phÈm v.v.)

53.22

GiÊy

6.64

Kim lo¹i

0.30

Thuû tinh vµ gèm

3.95

Cao su

3.65

Nhùa

8.3

Kh¸c

24.14

Khèi l­îng trung b×nh hµng ngµy

489 ton/d

§¬n vÞ c¬ b¶n cña l­îng ph¸t sinh theo ®Çu ng­êi

§« thÞ: 0.520kg/ngµy, Khu vùc l©n cËn: 0.128kg/ngµy

Nguồn: 1) Le Son (1996), Kế hoạch quản lí dự án phát triển và thực hiện chương trình quản lí môi trường đô thị của thành phố Hải Phòng, Phòng nghiên cứu phát triển đô thị và nhà ở. Báo cáo 2414

2)Bộ Môi trường, Khảo sát về tính khả thi của Dự án CDM Việt Nam- Nhấn mạnh vào các khu chứa rác ở phía bắc Việt nam

▪ Điều kiện xử lí hiện tại

Công ty môi trường thành phố chịu trách nhiệm về việc thu gom, xử lí và làm sạch chất thải của toàn khu vực ngoại trừ khu vực Đồ Sơn, quận Kiến An- thành phố Hải Phòng, trong khi xử lí khoảng 80% hoặc 400 tấn chất thải/ngày tại thành phố Hải Phòng.

Công ty môi trường thành phố thu gom rác thải từ các hộ gia đình hai lần một ngày bằng cách sử dụng xe đẩy tay và các thiết bị khác, chở rác thải đến hơn 70 bãi chứa tạm thời, sau đó đến bãi rác Tràng Cát có diện tích 60ha bằng việc sử dụng các loại xe tải và cuối cùng xử lí tại bãi rác này.

3.10.2.4 Tiếng ồn và độ rung

Theo kết quả khảo sát về tiếng ồn và độ rung tại khu vực xung quanh địa điểm dự án, không có khu liên hợp

Theo kết quả khảo sát về tiêu chuẩn tiếng ồn tại Việt Nam, tiếng ồn đạt 60dB (a) hoặc thấp hơn vào thời điểm ban ngày (06:00~08:00), và 55dB (A) hoặc thấp hơn vào buổi tối (18:00~22:00), 45dB(A) hoặc thấp hơn vào ban đêm (22:00~06:00).

e) Ô nhiễm ven biển

Cảng biển, khu bờ sông và khu vực ven biển của thành phố Hải Phòng bị ô nhiễm do quá trình vận chuyển hàng hoá trên biển và các hoạt động đánh bắt, đặc biệt nguồn ô nhiễm chính là dầu và sự mài mòn, ăn mòn.

Cảng Hải Phòng là cửa ngõ dẫn vào khu vực biển phía Đông và lượng giao thông ở đây tăng lên dần dần cùng với việc tăng lên về kích cỡ tàu chở hàng tại cảng, vượt quá 8 triệu tấn năm 2001.

Tình trạng đục ngàu của nước biển cũng dần tăng lên, vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Chất thải từ các con tàu hay hoạt động đánh bắt vứt bừa ra biển, và những chất thải này gây ô nhiễm khu vực bờ biển mỗi khi có đợt sóng hay thuỷ triều.

3.10.3 Dự đoán ảnh hưởng và quy hoạch cắt giảm

3.10.3.1 Đặc điểm địa chất

a) Dự đoán ảnh hưởng

▪ Thay đổi địa chất tối thiểu

Những thay đổi về địa chất (độ dốc bờ sông) chắc chắn được mong đợi từ việc đắp bờ cho địa điểm dự án. 

▪ Đất mềm

Địa điểm dự án này hầu hết thuộc khu dân cư dựa trên cơ sở đất nông nghiệp và được thừa nhận là loại đất mềm với sự phân bổ rộng rãi sông hồ bên trong khu vực dân cư.

Phương pháp xử lí hợp lệ và kinh tế sẽ được lựa chọn cho địa điểm dự án sau khi tiến hành khảo sát in-situ và thử nghiệm trong nhà đối với loại đất mềm trong tương lai.

B¶ng 4: §iÒu kiÖn chÊt l­îng n­íc ë thµnh phè H¶i Phßng

Ph©n chia

Lo¹i thö nghiÖm

Thö nghiÖm thµnh phÇn vËt lý

∘ Kiểm tra phân tích tính chất có hột (KS F 2302), kiểm tra giới hạn chất lỏng (KS F 2303), Kiểm tra giới hạn tính mềm (KS F 2304), kiểm tra thành phần nước  (KS F 2306), kiểm tra lực hút cụ thể (KS F 2308), kiểm tra phân tích sàng (KS F 2309)

Thö nghiÖm thµnh phÇn ®éng lùc

∘ Kiểm tra độ nén đơn trục (KS F 2314), kiểm tra tính bền(KS F 2316), Kiểm tra độ nén ba trục (UU)(KS F 2346), kiểm tra độ nèn chặt (KS F 2312), kiểm tra CBR trong nhà (KS F 2320)

Thö nghiÖm In-situ

 ∘ Kiểm tra tiêu chuẩn độ thấm  (KS F 2346)

∘ Nền phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khả năng chống đỡ: đảm bảo khả năng chống đỡ đáp ứng tỉ lệ an toàn khi có hoạt động phá huỷ lớn của mặt đất.

- Dịch chuyển: trong phạm vi dung sai của việc dịch chuyển theo phương ngang và phương dọc

- Chỗ cắt: đảm bảo tuổi thọ của các kết cấu chịu bền mà không vượt quá dung sai về ứng suất đối với kết cấu.

 
b) Kế hoạch cắt giảm

▪ Thay đổi địa chất được hạn chế tối đa

Những thay đổi về địa chất được hạn chế tối đa có tính đến các khía cạnh môi trường trong khu vực mong muốn với những thay đổi địa chất quá mức.

Phương pháp bảo vệ mặt dốc: các loài cây bản xứ mọc xung quanh địa điểm dự án sẽ được tiện dụng linh hoạt cùng với việc xem xét thành phần đất (đá), khí hậu và điều kiện vùng, và phương pháp trồng cây xanh với việc sử dụng loại cỏ nhập khẩu (cỏ phương tây) được yêu cầu tránh thực hiện.

Phương pháp gia cố mặt nghiêng: phương pháp tối ưu sẽ được lựa chọn nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài của các mặt nghiêng không tính đến điều kiện xây dựng, đặc điểm kinh tế và địa mạo sau khi so sánh ưu và nhược điểm của phương pháp đóng đinh đất, phương pháp chát và gia cố FRP.

  Phương pháp đo- đếm đất mềm

Lựa chọn các phương pháp thích hợp và kinh tế để xử lí và đo -đếm đất mềm bằng việc so sánh và xét duyệt.

B¶ng 5: So s¸nh c¸c ph­¬ng ph¸p ®o- ®Õm ®Êt mÒm

Ph­¬ng ph¸p thiÕt kÕ

C¸c biÖn ph¸p dµnh cho ®é lón

C¸c biÖn ph¸p t¹o tÝnh æn ®Þnh

T¨ng ®é lón cÊu kÕt

Giamr ®é lón y nguyªn

KiÓm so¸t sù biÕn d¹ng lùc c¾t

KiÓm so¸t ®é gi¶m søc bÒn

T¨ng ®é bÒn

Cho phÐp c¶n

Ng¨n hãa láng

Ph­¬ng ph¸p xö lÝ líp bÒ mÆt

Ph­¬ng ph¸p tho¸t líp bÒ mÆt

Ph­¬ng ph¸p tr¶i c¸t

Ph­¬ng ph¸p vËt liÖu phô trî, chÊt phô gia

 

 

 

Ph­¬ng ph¸p t¶i thªm

Ph­¬ng ph¸p t¶i thªm Ph­¬ng ph¸p nghiªng chËm

 

 

 

 

 

Ph­¬ng ph¸p thay thÕ

Ph­¬ng ph¸p thay thÕ ®µo

Ph­¬ng ph¸p thay thÕ gia cè

 

 

 

 

Tho¸t ®Êt kÕt dÝnh trªn mÆt ®Êt nÒn

Ph­¬ng ph¸p duy tr× chËm

Ph­¬ng ph¸p t¨ng t¶i tõ tõ

Ph­¬ng ph¸p t¶i bËc thang

 

 

 

 

 

Ph­¬ng ph¸p t¶i träng

Ph­¬ng ph¸p t¶i träng ®¾p bê

Ph­¬ng ph¸p t¶i ¸p suÊt kh«ng khÝ

Ph­¬ng ph¸p c¾t gi¶m n­íc ngÇm

 

 

 

 

 

Ph­¬ng ph¸p tho¸t däc

Ph­¬ng ph¸p th¸o c¸t

 

 

 

 

 

NÌn ®Êt chËm

Ph­¬ng ph¸p nÌn chËm

Ph­¬ng ph¸p ®ãng cäc nÌn c¸t

 

 

Ph­¬ng ph¸p nÌn rung

Ph­¬ng ph¸p vibrofloatension

 

 

 

 

 

3.10.3.2 Quần động vật và quần thực vật

a) Dự đoán ảnh hưởng

Không thể tránh khỏi những thiệt hại gây ra cho quần thực vật và quần động vật thuộc địa điểm dự án. Mặc dù thiệt hại đối với cây cối trong khu vực trồng rừng được mong đợi vì những lí do này, nhưng hầu hết các khu vực không thuộc diện bảo tồn mà chịu tác động nhỏ từ phía dự án.

Bụi thải ra từ quá trình vận chuyển các chất lắng cặn và quá trình hoạt động của các phương tiện phục vụ xây dựng và các loại máy móc hạng nặng có thể ảnh hưởng đến thực vật, quần động vật và quần thực vật xung quanh khu dự án.

Ngoài ra, đất trồng trọt <DGN 2>, đám cỏ thứ cấp B<DGN 5> và khu vực trồng rừng <DGN 6> hi vọng sẽ được cắt giảm với sự tăng lên của đám cỏ thứ cấp A < DGN 4> và dự án phát triển tuyến phố < DGN 1> đối với các mặt nghiêng và bãi cỏ tạo cảnh quan, theo những thay đổi liên quan đến cây trồng trong quá trình thực hiện dự án.

Theo xu hướng phát triển của cây xanh vùng đệm và cây xanh cảnh quan, cây xanh mặt đường và các loại cây xanh du nhập được mong đợi tăng số lượng cây xanh tạo cảnh quan cùng với sự tăng lên của dân số. 

Quá trình di cư của sinh vật trong quần động vật trên đất liền sẽ gặp chướng ngại vật ngày càng tăng đó là tiếng ồn và độ rung của các chất lắng cặn và bụi, quá trình hoạt động của các loại xe phục vụ xây dựng và trang thiết bị máy móc gây thiệt hại cho sinh vật sống.

Cần phải lập nên các biện pháp cắt giảm hoàn chỉnh như: việc cắt giảm các loài và cá thể mà gây ra các nguyên nhân chính, hoặc sự xáo trộn khu lòng sông mà có thể trở thành các nguyên nhân chính gây phá huỷ môi trường sống của sinh vật trong hệ sinh thái dưới nước và trên mặt đất, sự đơn giản hoá thực vật trong dòng sông, những khó khăn trong việc đảm bảo thức ăn, giảm giá trị tăng trưởng của các loài cây quang hợp như loài sinh vật phù du và tảo cố kết vv.vv

b) Kế hoạch cắt giảm

Các biện pháp cắt giảm tích cực sẽ được thực hiện bao gồm: lập kế hoạch xây dựng theo từng giai đoạn, giới hạn tốc độ đối với các phương tiện ra vào khu địa điểm dự án, phun nước định kì trong các khu vực thi công, trang bị bạt che phủ thùng xe (xe chở rác...)

Động vật hoang dã sẽ được di dời đến một môi trường sống ổn định bằng việc lập kế hoạch xử lí theo giai đoạn nhằm hạn chế tối đa những thay đổi môi trường tác động lên môi trường sống của những loài động vật hoang dã.

Các kế hoạch xây dựng sẽ được lập ra dưới sự kiểm soát xây dựng tổng quát nhằm giảm tiếng ồn và chấn động rung trong quá trình xây dựng vào thời điểm ban ngày.

Kênh thoát nước tạm thời và các khoang đá mạt sẽ được lắp đặt có xem xét đến đặc điểm địa hình hiện tại và cấp độ qui hoạch, và các loài bản xứ sẽ được tận dụng hiệu quả.

Chuẩn bị các qui hoạch dành cho khu kết nối với trục cây xanh xung quanh địa điểm dự án, và bất kì cây xanh bị phá huỷ nào mà có thể được cấy ghép đều được tận dụng như là các cây xanh tạo cảnh quan trong quá trình bố trí địa điểm dự án.

<¶nh 6.3.1: VÝ dô vÒ viÖc cÊy ghÐp c©y xanh>

3.10.3.3 Chất lượng không khí

a) Dự đoán ảnh hưởng

  Trong quá trình xây dựng

Khí thải từ quá trình hoạt động của máy móc thiết bị có thể gồm NOx, SOx, và các phân tử mà gây ra ô nhiễm đối với môi trường xung quanh khu vực.

Chất cặn lắng có thể bị rung lắc trong quá trình bốc dỡ, và lượng bụi có thể tăng tạm thời xung quanh khu vực với lượng bụi rung lắc trên mặt đất trong quá trình vận chuyển thiết bị từ không gian mở không được lát đá,.

  Trong quá trình vận hành

Nếu các khu vực dân cư, thương mại & kinh doanh sử dụng nhiên liệu hoá thạch cho việc nấu ăn và sưởi, thì chất NOx, SOx và CO có thể sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu.

Lượng khí thải phát ra từ các loại phương tiện hoạt động trong phạm vi dự án sau quá trình thực hiện dự án có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường không khí và khu vực xung quanh dự án.

b) Các vấn đề về cảnh báo toàn cầu

  Các yếu tố

Lượng các bon dioxít, metan và oxít nitơ trong không khí trên trái đất đã tăng đáng kể do hoạt động của con người kể từ năm 1975, vượt quá lượng trước thời điểm công nghiệp hoá phát ra từ lõi băng hơn hàng ngàn năm

Sự tăng lên của lượng các bon dioxít trên toàn cầu phần lớn có thể quy cho việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, trong khi sự tăng lên của lượng metan và oxít nitơ phần lớn gây ra bởi  hoạt động thải trong nông nghiệp.

  Quan sát sự thay đổi khí hậu gần đây

Các dữ liệu quan sát chắc chắn đưa ra cảnh báo toàn cầu như: nhiệt độ nước biển và bầu không khí tăng lên, tuyết và băng tan chảy rộng khắp, mực nước biển tăng lên trên khắp trái đất.

Mặc dù mực nước biển trên toà cầu tăng khoảng 1,20 m trong vài trăm năm qua sau tuổi băng cuối cùng (xấp xỉ 21.000 năm trước đây) và đã được ổn định 3,000-2,000 trước, nhưng nó vẫn tăng dần trên khắp thế giới trong suốt thế kỉ 20 và tiếp tục tăng với tốc độ tăng nhanh kể từ thời điểm hiện tại. Hai nguyên nhân chính của việc mực nước biển tăng bao gồm sự thiếu hụt băng trên đất liền và sự tan chảy nhanh do lượng nhiệt phát tán rộng trên mặt biển.

Có khả năng băng ở đảo băng và ở nam cực cùng góp phần làm tăng mực nước biển trong thập kỉ trước. Khả năng này có thể được giảm đi do hiện tượng băng tan ở đảo băng đã tăng lên tại khu vực ven biển từ năm 1993 đến 2003 với khu vực trung tâm trở thành các tảng băng dày hơn.

Đặc biệt, báo cáo chỉ ra rằng 8 triệu người có thể mất nhà ở khi mực mức biển tăng lên 45 cm vào năm 2070 do điều kiện bờ biển dài 2.000 km và mặt đất thấp tại Việt Nam.

Nguồn: Báo cáo đánh giá thứ tư IPCC

▪ Quan sát khu vực

IPCC chỉ ra rằng nhiều khu vực tại Châu Á có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới sẽ phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng nhất khi có thay đổi về khí hậu.

Báo cáo chỉ ra rằng thiệt hại do lũ gây ra cùng với hiện tượng băng tan tại Himalaya và mực nước biển dâng cao sẽ tập trung vào Sông Yangzi, sông Yellow và vùng châu thổ Pearl tại Trung Quốc, vùng châu thổ sông Hồng ở phía Bắc Việt Nam, châu thổ sông Ganges-Brahmaputra tại Bangladesh.

Ngoài ra, báo cáo về “ hàng hoá xuất khẩu thuộc top 10 thế giới” mong đợi rằng hàng ngàn cánh đồng Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới sẽ bị biến mất trong nước biển khi mực nước biển dâng cao vào cuối thế kỉ này.

Nguồn: Báo cáo đánh giá thứ 4 IPCC

 

  Quan sát từ thành phố Hải Phòng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các biện pháp lâu dài vì lợi ích quốc gia.

Thay đổi khí hậu dẫn đến bão, lũ lụt, mưa đá, hạn hán thường xuyên và sự dâng cao mực nước biển. So sánh với tốc độ tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu khoảng 0.74~0.18 trong 100 năm qua (1906~2005), nhiệt độ trung bình hàng năm của Hải Phòng chỉ ra một đường cong tăng đáng kể với mức tăng là 0.6 từ năm 2000 đến 2007.

Việt Nam thuộc một trong năm quốc gia chính chịu tác động trực tiếp của hiện tượng nước biển dâng cao. Nước biển dâng cao 1 m ảnh hưởng đến 10.79 % dân số thành phố, 10.21 % GDP và 10.74% khu vực đô thị, và 28.6% khu vực đầm lầy. Các thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp là: thành phố HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. Do Hải Phòng nằm ở khu vực châu thổ Sông Hồng, nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt, hiện tượng chảy tràn của nước biển, và hiện tượng nước biển dâng cao khi có thuỷ triều v.v

Một vài khu vực trong địa điểm dự án có thể chịu ảnh hưởng của hiện tượng ngập lụt và chảy tràn của các hồ chứa nội bộ dọc sông Cấm khi mực nước biển dâng lên 1 m. Tuy nhiên, địa điểm dự án an toàn tuyệt đối, không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng chảy tràn của nước biển hay hiện tượng ngập lụt do độ cao bờ được xây dựng cao 4.2~4.5m.

H×nh 6.3.8: Ph©n bæ khu vùc ngËp lôt khi n­íc biÓn d©ng cao>

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguån: B¶n ®å d÷ liÖu vµ b¶n ®å sè vÒ dù ®o¸n hiÖn t­îng

n­íc biÓn d©ng cao do NASA cung cÊp.

c) Kế hoạch giảm thiểu

  Trong quá trình xây dựng

Chất cặn lắng và bụi thải ra từ các phương tiện vận tải được ngăn bằng công tác lắp đặt và sử dụng xe rửa đường và thiết bị phun ở bên xung quanh tuyến đường ra vào khu địa điểm thi công.

Nước được phun vào khu vực xây dựng có phát ra bụi bẩn nhằm làm giảm mức độ lan rộng của chất cặn lắng và bụi.

Nhằm ngăn chất cặn lắng rơi xuống trong quá trình vận chuyển, vật tải phải được bố trí ở bên cạnh thùng chứa lên tới 5 cm hoặc thấp hơn theo phương ngang tính từ đỉnh thùng chứa vật tải và được vận chuyển sau khi che tấm phủ chống bụi.

Có thể giảm lượng bụi trên các tuyến đường bằng cách hạn chế tốc độ của các phương tiện đến 20km /giờ trong khu vực thi công.

Để ngăn bụi phát tán ra khu vực xung quanh trong quá trình xây dựng, cần lắp đặt màn chắn chống bụi ở các khu vực chính nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bụi đến các trường học xung quanh và các khu vực dân cư.

  Trong quá trình hoạt động

Các khu vực dân cư mới xây dựng phải sử dụng khí và nhiên liệu sạch có lượng sulfur ít hơn để nấu nướng.

Trồng các loại cây xanh khác nhau để thanh lọc bầu không khí và dọn vệ sinh định kì các làn đường khi lập qui hoạch trồng cây xanh.

Giao thông công cộng cần được tăng cường và tuyến đường dành riêng cho xe đạp cần được đảm bảo.

Để kiểm soát môi trường không khí, cần xây dựng các quy hoạch thực hiện biện pháp đo đạc các chất gây nhiễm không khí.

  Các biện pháp cảnh báo toàn cầu

Các biện pháp nhằm giảm khí nhà kính gồm dự án phát triển việc sử dụng nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường (diesel sinh học v.v) hoặc trồng cây xanh. Gần đây, có nhiều phương pháp mới nhằm tìm kiếm các giải pháp cảnh báo toàn cầu thông qua quá trình tái sinh tảo biển tại Đức

 

 

 

 

 

 

H×nh 6.3.10: C¸c biÖn ph¸p c¶nh b¸o toµn cÇu>

 

Thay ®æi sinh th¸i

- Thay ®æi vÒ nguån n¨ng l­îng

- TiÕt kiÖm n¨ng l­îng vµ n©ng cao tÝnh hiÖu qu¶ cña n¨ng l­îng

- Më réng n¨ng l­îng t¸i chÕ

 

- Thay ®æi hÖ thèng x· héi

- Sö dông c©n b»ng thay ®æi vÒ ®Êt ®ai vµ n«ng th«n

- Më réng thùc phÈm ®Þa ph­¬ng vµ n«ng nghiÖp ®« thÞ

- Thay ®æi vÒ phong c¸ch sèng

 

X· héi

Kinh tÕ

N¨ng l­îng cña c¸c ho¹t ®éng kinh doanh

§¸p øng yªu cÇu c¬ b¶n

Thay ®æi khÝ hËu

N¨ng l­îng

M«i tr­êng

 

 

3.10.3.4 Chất lượng nước

a) Dự đoán tác động

  Trong quá trình xây dựng

Lượng chất cặn lắng thải vào sông Cấm và vào các khu vực lân cận ảnh hưởng đến môi trường nước và điều kiện sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng thải ra và chảy vào dòng sông khu lận cận

Nhằm ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn trong các kênh dẫn nước và dòng sông hiện tại, cần phải có các kế hoạch lắp đặt các thiết bị tháo nước có xem xét điều kiện địa chất.

  Trong quá trình hoạt động

Do địa điểm dự án đặt tại khu vực đầu nguồn của sông Cấm, nên cần thực hiện các biện pháp (nhà máy xử lí nước thải, nhà máy xử lí nước cống, biện pháp ngăn chặn các chất gây ô nhiễm chảy trực tiếp vào dòng sông) để cải tạo chất lượng nước quanh khu vực sông Cấm.

b) Kế hoạch giảm thiểu

  Trong quá trình xây dựng

Lập các kế hoạch cắt giảm chất cặn lắng trong quá trình xây dựng đắp bờ.

Thiết kế xử lí chất cặn lắng phải được thực hiện ngoài các mùa mưa càng nhiều càng tốt.

Kênh dẫn nước phải được lắp đặt nước tạm thời và khoang đá mạt dọc khu vực địa điểm dự án để ngăn chặn bất kì lưu lượng dòng vào nào đến một phạm vi tối đa.

Thực hiện sớm công tác trồng cây xanh trên mặt nghiêng, ưu tiên thực hiện ổn định các mặt nghiêng đắp bờ và mặt nghiêng cắt (với độ nén chặt cao), lắp đặt các thiết bị bảo vệ mặt nghiêng.

Lớp bảo vệ bùn được lắp đặt tại đường dẫn vào sông Cấm để ngăn không cho chất rắn lơ lửng chảy ra và lan rộng trong quá trình xây dựng.

Biện pháp xử lí nước thải trong quá trình xây dựng : Nước thải được xử lí bằng việc lắp đặt hệ thống xử lí nước thải riêng theo tỉ lệ không gian của địa điểm dự án, và phân được đưa vào quá trình xử lí sau khi lắp đặt hệ thống toi lét có thể di chuyển trong khu vực xây dựng.

Biện pháp xử lí hiện tượng tắc nghẽn kênh dẫn nước : Các kết cấu như hệ thống kênh dẫn nước sẽ được lắp đặt để tránh cho kênh dẫn nước khỏi bị tắc nghẽn

  Trong quá trình hoạt động

Đường cống dẫn nước thải thải ra từ qui trình hoạt động sẽ được bố trí ngầm và bất kì loại nước thải nào cũng đều được xử lí bởi nhà máy xử lí nước thải tập trung trước khi chảy vào Sông Cấm.

Để kiểm soát chất lượng nước, một qui hoạch mạng lưới đo chất lượng nước đầu ra

3.10.3.5 Chất thải

a) Dự đoán tác động

  Trong quá trình xây dựng

Chất thải xây dựng phát sinh từ việc tháo dỡ các thiết bị hiện tại cùng với gỗ thải từ việc khai thác rừng bừa bãi trong khu vực địa điểm dự án.

Ngoài ra, dầu thải thải ra từ công tác bảo dưỡng và thay dầu cho các thiết bị xây dựng kèm theo đó là chất thải sinh hoạt và phân của các công nhân xây dựng .

  Trong quá trình hoạt động

Chất thải sinh hoạt thải ra từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của dân cư trong phạm vi địa điểm dự án.

Lượng chất thải trong quá trình hoạt động được dự tính trên cơ sở số dân cư trú và sử dụng các cơ sở trong phạm vi địa điểm dự án.

Lượng chất thải trong suốt quá trình hoạt động được dự tính trên cơ sở số dân sử dụng các cơ sở của dự án kể từ năm 2025 được xem là một năm mục tiêu.

b) Kế hoạch giảm thiểu

  Trong quá trình xây dựng

Sự ô nhiễm gây ra cho các công nhân xây dựng được hạn chế tối đa bằng việc lắp đặt các thùng thu gom rác.

Việc đi tiểu tự do của công nhân xây dựng được xử lí bằng việc lắp đặt các toi lét  di động ở một khoảng cách cụ thể trong địa điểm dự án.

Dầu thải thải ra từ các thiết bị xây dựng sẽ được thu lại đựng trong các thùng chứa cụ thể, và sau đó được chở đến các công ty chuyên xử lí dầu thải sau khi đã lắp đặt cơ sở lưu kho dầu thải trong địa điểm dự án.

Cây xanh bị phá huỷ trong giai đoạn xây dựng sẽ được tận dụng tạo cảnh quan trong các công viên và không gian xanh trong phạm vi địa điểm dự án, và bất kì loại cây xanh có thể sử dụng lại đều được tái chế tại nhà máy xẻ gỗ lân cận. 

  Trong quá trình hoạt động

 Khoảng 150tấn/ngày của chất thải sinh hoạt trong khu vực ưu tiên cấp vốn sẽ được xử lí tại bãi rác Tràng Cát sau khi chúng được thu gom bằng việc sử dụng xe rác đẩy tay hay xe tải thu rác thuộc hệ thống thu gom của thành phố Hải Phòng.

Ngoài ra, cơ sở chuyển tải (diện tích 1.000 m2) được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi và tăng hiệu quả hoạt động trong quá trình vận chuyển chất thải. Các loại chất thải được thu gom từ khu dân cư và khu thương mại đều được chuyển đến khu bãi rác cuối cùng sau khi chúng đã được phân loại và nén cẩn thận. Công tác lắp đặt được thực hiện gần công trình nước thải, tại đây có thể tiến hành dễ dàng công tác lọc nước.

S¬ ®å xö lÝ chÊt th¶i trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng t¹i khu vùc ®Þa ®iÓm dù ¸n>

ChÊt th¶i t¹i ®Þa ®iÓm dù ¸n

(Thu gom)

C¬ së chuyÓn t¶i

(T¹o sù thuËn tiÖn cho qu¸ tr×nh vËn chuyÓn th«ng qua viÖc lùa chän vµ nÐn sau khi ®· ph©n lo¹i)

(VËn chuyÓn)

Xö lÝ cuèi cïng t¹i b·i r¸c  vÖ sinh

(B·i r¸c Trµng C¸t)

è

è

Sö dông xe ®Èy tay vµ xe chë r¸c

Sö dông c¸c lo¹i xe vËn chuyÓn

 

3.10.3.6 Tiếng ồn và độ rung

a) Dự đoán tác động

  Trong quá trình xây dựng

Ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung phát ra từ công tác đóng cọc và khai thác trong quá trình xây dựng, ngoài tiếng ồn của các thiết bị xây dựng trong quá trình thi công.

  Trong quá trình hoạt động

Tiếng ồn giao thông phát ra từ các phương tiện xe cộ hoạt động bên trong địa điểm dự án sau khi thực hiện dự án.

Kết quả dự tính về mức độ tiếng ồn giao thông đối với khu nhà song lập và nhà hợp tác (tầng thứ 10) có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn giao thông giữa các cơ sở nội bộ trong địa điểm dự án, 58.6~64.0dB(A)  được ghi nhận vào thời điểm ban ngày và 50.4~55.9dB(A) được ghi nhận vào thời điểm ban đêm.

- Nhà song lập có mức tiếng ồn là 58.9~60.6dB(A) vào ban ngày và 50.4~55.9dB(A) vào ban đêm đều được dự tính vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam (60dB(A) vào ban ngày, 45dB(A) vào ban đêm).

  • Nhà song lập có mức tiếng ồn là 63.3~64.6dB(A) vào ban ngày và 55.3~55.9dB(A) vào ban đêm đều được dự tính vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam (60dB(A) vào ban ngày, 45dB(A) vào ban đêm)

B¶ng 6: KÕt qu¶ dù tÝnh tiÕng ån giao th«ng cña khu nhµ song lËp vµ nhµ hîp t¸c

Ph©n lo¹i

Kho¶ng c¸ch

Møc tiÕng ån dù tÝnh (dB(A))

Tiªu chuÈn tiÕng ån (dB(A))

Ban ngµy

Ban ®ªm

Nhµ song lËp

30m

58.9~60.6

50.4~52.6

60/55/45

Nhµ hîp t¸c (tÇng thø 10)

30m

63.3~64.0

55.3~55.9

60/55/45

Ghi chú: 1. Các kết quả này không tính đến xe máy.

    2. Tiêu chuẩn tiếng ồn (khu vực dân cư) : 06:00~18:00 60dB(A), 18:00~22:00 55dB(A), 22:00~06:00 45dB(A)

• Các kết quả dự tính này không bao gồm ảnh hưởng của tiếng ồn từ số lượng xe máy ngày càng tăng.

b) Kế hoạch giảm thiểu

  Trong quá trình xây dựng

Các thiết bị chống ồn và chống rung lắc được lắp đặt trong suốt quá trình xây dựng. Tránh sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn. Việc phát ra tiếng ồn và hiện tượng rung lắc sẽ được hạn chế tối đa bằng việc sử dụng các sản phẩm phát ra ít tiếng ồn.

Tránh thực hiện các công việc gây tiếng ồn lớn vào thời điểm buổi sáng, buổi tối và giữa đêm. Những công việc này nên được lập kế hoạch thực hiện ban ngày càng nhiều càng tốt.

Công tác kiểm soát được thực hiện nhằm ngăn chặn hiện tượng đưa vào tập trung các loại máy móc thiết bị trong quá trình xây dựng liên quan đến công tác thiết kế cơ bản và bố trí địa điểm của hoạt động cắt và đắp bờ. 

Công tác xây dựng được thi công các xã các khu vực mà có thể gây ảnh hưởng xung quanh địa điểm xây dựng, và bất kì hoạt động xảy ra đồng thời nào gần ranh giới địa điểm dự án

Tốc độ chạy của các phương tiện xây dựng được giới hạn 20 kr/giờ và cấm sử dụng còi

Hoạt động chạy không đều bị cấm khi không sử dụng các thiết bị như xe tải chở rác.

Tác động của tiếng ồn trong quá trình xây dựng và độ rung sẽ được hạn chế tối đa bằng việc lắp đặt các thiết bị làm giảm bao gồm panel cách âm tạm thời dọc ranh giới địa điểm dự án.

  Trong quá trình hoạt động

Điều kiện sống dễ chịu được qui hoạch bằng việc xây dựng các cơ sở giảm thiểu bao gồm panen cách âm dành cho các khu vực chịu tác động lớn của tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong suốt quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu lượng tiếng ồn do cácphương tiện xe máy gây ra cần được thực hiện kịp thời bởi vì lượng tiếng ồn này ngày càng tăng.

Lượng giao thông đông đúc sẽ được làm giảm bớt mức độ bằng việc sử dụng các công cụ giao thông công cộng.

Xem xét đến việc giới thiệu các loại xe con và xe máy ít gây tiếng ồn.

Kết cấu đường xá được thiết kế nhằm tăng điều kiện quan sát, kiểm soát việc sử dụng còi xe và tuân thủ luật lệ giao thông

Tại tuyến đường ngã tư, sử dụng hệ thống đèn tín hiệu thay thế cho việc sử dụng tuyến đường vòng mà thường xuyên phải sử dụng còi xe.

Không gian đỗ xe được đảm bảo, bao gồm nhiều bãi đỗ xe.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG IV: PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

4.1.  KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Việc xây dựng phát triển Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm là một dự án lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố vì vậy cần có sự nghiên cứu phân kỳ đầu tư hợp lý, đảm bảo nguồn vốn khả thi và các dự án đầu tư giai đoạn đầu có thể tạo ra được sức hút cho dự án.

Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2016 đến năm 2020.

Kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn chuẩn bị dự án (hoàn thành trong năm 2016).

2. Giai đoạn thực hiện dự án (từ năm 2017 đến năm 2019).

3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (năm 2020).

 

4.2. CÁC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẦU

Các công trình ưu tiên xây dựng giai đoạn đầu đảm bảo sức hút, thúc đẩy cho sự phát triển của toàn dự án:

- Đầu tư xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ và hệ thống giao thông trục chính Đông Tây, Bắc Nam để tạo ra hệ thống hạ tầng khung, tăng cường khả năng kết nối.

- Xây dựng hệ thống công viên ven sông, cây xanh mặt nước để tạo cảnh quan, tăng giá trị đất và tạo sức hút.

- Xây dựng các công trình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại khu vực chân cầu Bính (nút giao đường 356 với đường trục Đông Tây), đây là khu vực có vị trí đẹp, cảnh quan hấp dẫn có thể tạo sức hút cho toàn khu vực.

- Xây dựng các công trình hành chính, chính trị để chuyển dịch dần các hoạt động của thành phố về khu vực dự án, tạo ra các hoạt động sôi động cho khu vực.

Việc đầu tư các công trình ưu tiên nêu trên sẽ tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng, hạ tầng xã hội và sức hút đảm bảo cho sự thành công của dự án.

 

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

 

5.1.  KẾT LUẬN:

- Việc xây dựng phát triển Khu đô thị Bắc Sông Cấm sẽ tạo điều kiện mở rộng đô thị Thành phố lên khu vực phía Bắc đã được xác định tại Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 03/01/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XIV) về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng và Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

- Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

 

5.2.  KIẾN  NGHỊ:

- Kiến nghị với UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt “Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm".

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, nước thải  đồng bộ và hiện đại.

- Sau khi đồ án được phê duyệt thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới các tổ chức và công dân để theo dõi và giám sát đầu tư xây dựng dự án theo quy hoạch được phê duyệt.

 

                                                                VIỆN QUY HOẠCH HẢI PHÒNG

 

 

PHỤ LỤC

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT SỬ DỤNG ĐẤT

KÝ HIỆU

CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

DIỆN TÍCH

MẬT ĐỘ

TẦNG CAO

HỆ SỐ SDĐ

(ha)

(%)

(Tầng)

(Lần)

1

Đất hành chính, chính trị

31.13

 

 

 

HC-1

Đất hành chính

12.64

20

15

3.00

HC-2

Đất hành chính

6.23

40

15

6.00

HC-3

Đất hành chính

3.61

40

15

6.00

HC-4

Đất hành chính

3.61

40

15

6.00

HC-5

Đất hành chính

0.74

40

15

6.00

HC-6

Đất hành chính

0.87

40

15

6.00

HC-7

Đất hành chính

0.77

40

15

6.00

HC-8

Đất hành chính

0.77

40

15

6.00

HC-9

Đất hành chính

1.26

40

15

6.00

HC-10

Đất hành chính

0.63

40

15

6.00

2

Đất đa chức năng

6.80

 

 

 

PS-1

Đất đa chức năng

2.87

40

25

10.00

PS-2

Đất đa chức năng

3.93

40

25

10.00

3

Đất thương mại và kinh doanh

21.86

 

 

 

CB-1

Đất thương mại và kinh doanh

5.22

40

25

10.00

CB-2

Đất thương mại và kinh doanh

0.53

70

25

17.50

CB-3

Đất thương mại và kinh doanh

0.60

65

25

16.25

CB-4

Đất thương mại và kinh doanh

0.62

65

25

16.25

CB-5

Đất thương mại và kinh doanh

0.57

65

25

16.25

CB-6

Đất thương mại và kinh doanh

0.35

80

25

20.00

CB-7

Đất thương mại và kinh doanh

0.51

70

25

17.50

CB-8

Đất thương mại và kinh doanh

1.62

45

25

11.25

CB-9

Đất thương mại và kinh doanh

1.10

45

25

11.25

CB-10

Đất thương mại và kinh doanh

1.05

45

25

11.25

CB-11

Đất thương mại và kinh doanh

1.03

45

25

11.25

CB-12

Đất thương mại và kinh doanh

0.93

45

25

11.25

CB-13

Đất thương mại và kinh doanh

0.95

45

25

11.25

CB-14

Đất thương mại và kinh doanh

1.08

45

25

11.25

CB-15

Đất thương mại và kinh doanh

2.49

42

25

10.50

CB-16

Đất thương mại và kinh doanh

1.68

45

25

11.25

CB-17

Đất thương mại và kinh doanh

1.53

45

25

11.25

4

Đất cơ sở giáo dục

1.76

 

 

 

GD-1

Đất cơ sở giáo dục

1.76

40

4

1.60

5

Đất cơ sở văn hóa

4.63

 

 

 

VH-1

Đất cơ sở văn hóa

4.63

40

8

3.20

6

Đất quốc phòng an ninh

15.97

 

 

 

QP-1

 

8.60

40

15

6.00

QP-2

 

3.57

40

15

6.00

QP-3

 

3.80

40

15

6.00

7

Đất bến tàu

5.61

 

 

 

BT-1

Đất bến tàu

5.61

 

 

 

8

Đất kỹ thuật và hành lang an toàn

4.42

 

 

 

KT-1

 

0.65

40

1

0.40

KT-2

 

0.50

40

1

0.40

KT-3

 

0.28

40

1

0.40

KT-4

 

0.05

40

1

0.40

KT-5

 

2.82

40

1

0.40

KT-6

 

0.12

40

1

0.40

9

Quảng trường

11.08

 

 

 

QT-1

Đất quảng trường

6.17

 

 

 

QT-2

Đất quảng trường

4.91

 

 

 

10

Đất cây xanh công viên ven sông

33.13

 

 

 

CXV-1

Đất cây xanh công viên ven sông

1.17

5

1

0.05

CXV-2

Đất cây xanh công viên ven sông

8.19

5

1

0.05

CXV-3

Đất cây xanh công viên ven sông

10.36

5

1

0.05

CXV-4

Đất cây xanh công viên ven sông

4.00

5

1

0.05

CXV-5

Đất cây xanh công viên ven sông

2.30

5

1

0.05

CXV-6

Đất cây xanh công viên ven sông

7.11

5

1

0.05

11

Đất cây xanh công viên ven mặt nước

20.55

 

 

 

CVN-1

Đất cây xanh ven mặt nước

0.49

5

1

0.05

CVN-2

Đất cây xanh ven mặt nước

0.48

5

1

0.05

CVN-3

Đất cây xanh ven mặt nước

1.07

5

1

0.05

CVN-4

Đất cây xanh ven mặt nước

0.28

5

1

0.05

CVN-5

Đất cây xanh ven mặt nước

0.32

5

1

0.05

CVN-6

Đất cây xanh ven mặt nước

1.03

5

1

0.05

CVN-7

Đất cây xanh ven mặt nước

0.43

5

1

0.05

CVN-8

Đất cây xanh ven mặt nước

1.10

5

1

0.05

CVN-9

Đất cây xanh ven mặt nước

1.64

5

1

0.05

CVN-10

Đất cây xanh ven mặt nước

1.40

5

1

0.05

CVN-11

Đất cây xanh ven mặt nước

4.85

5

1

0.05

CVN-12

Đất cây xanh ven mặt nước

1.39

5

1

0.05

CVN-13

Đất cây xanh ven mặt nước

2.65

5

1

0.05

CVN-14

Đất cây xanh ven mặt nước

0.64

5

1

0.05

CVN-15

Đất cây xanh ven mặt nước

0.51

5

1

0.05

CVN-16

Đất cây xanh ven mặt nước

2.27

5

1

0.05

12

Đất cây xanh công viên - TDTT

35.76

 

 

 

CX-1

Đất công viên cây xanh - TDTT

6.34

5

1

0.05

CX-2

Đất công viên cây xanh - TDTT

3.71

5

1

0.05

CX-3

Đất công viên cây xanh - TDTT

9.95

5

1

0.05

CX-4

Đất công viên cây xanh - TDTT

4.52

5

1

0.05

CX-5

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.40

5

1

0.05

CX-6

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.26

5

1

0.05

CX-7

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.48

5

1

0.05

CX-8

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.48

5

1

0.05

CX-9

Đất công viên cây xanh - TDTT

3.07

5

1

0.05

CX-10

Đất công viên cây xanh - TDTT

2.02

5

1

0.05

CX-11

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.55

5

1

0.05

CX-12

Đất công viên cây xanh - TDTT

3.34

5

1

0.05

CX-13

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.52

5

1

0.05

CX-14

Đất công viên cây xanh - TDTT

0.12

5

1

0.05

13

Bãi đỗ xe

4.39

 

 

 

P-1

 

0.67

-

-

-

P-2

 

0.38

-

-

-

P-3

 

0.26

-

-

-

P-4

 

0.61

-

-

-

P-5

 

0.24

-

-

-

P-6

 

0.80

-

-

-

P-7

 

0.82

-

-

-

P-8

 

0.61

-

-

-

14

Mặt nước

31.15

 

 

 

MN-1

 

1.27

-

-

-

MN-2

 

1.05

-

-

-

MN-3

 

1.25

-

-

-

MN-4

 

1.30

-

-

-

MN-5

 

0.72

-

-

-

MN-6

 

2.72

-

-

-

MN-7

 

0.84

-

-

-

MN-8

 

10.79

-

-

-

MN-9

 

10.59

-

-

-

MN-10

 

0.62

-

-

-

15

Đất giao thông

95.76

 

 

 

 

 

95.76

 

 

 

 

TỔNG DIỆN TÍCH

324.00

 

 

 

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0