Quy hoạch Phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
1.1. Căn cứ lập quy hoạch
1.3.1. Văn bản pháp lý
a. Các bộ luật:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 28/2001/QH10.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
b. Các văn bản pháp lý:
- Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước;
- Kết luận 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32 về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước;
- Quyết định số 92/2003/QĐ- TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng chính phủ công nhận Hải Phòng là đô thị loại 1;
- Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận Kiến An đến năm 2020;
- Quyết định số 865/QĐ- TTg ngày 10/07/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1448/QĐ- TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - có hiệu lực từ ngày 25/5/2010;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị - có hiệu lực từ ngày 25/5/2010;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - có hiệu lực từ ngày 25/5/2010;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
- Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01/2008/BXD ban hành theo quyết định số 04/2008/ QĐ- BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025;
- Quyết định số 1900/QĐ-UB ngày 22/8 /2002 của UBND thành phố Hải Phòng về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết quận Kiến An đến năm 2020;
- Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND ngày 19/12/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc chia tách điều chỉnh địa giới hành chính phường Quán Trữ quận Kiến An để thành lập phường Lãm Hà;
- Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ khu vực Hải Phòng đến 2020, tầm nhìn 2025;
- Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc quy hoạch điều chỉnh giao thông vận tải đường sắt, đường bộ thành phố Hải Phòng đến 2020, tầm nhìn 2025;
- Quy định số 472/QĐ-TK của Tiểu đoàn BĐKT sân bay Kiến An - Cát Bi thuộc Sư đoàn KQ 371 ngày 15/7/2013 về độ cao chướng ngại vật bảo đảm dải tĩnh không cho các hoạt động bay tại sân bay Kiến An;
- Công văn số 301/UBND-QLĐT ngày 07/5/2013 của Ủy ban nhân dân quận Kiến An về việc tham gia ý kiến về Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025;
- Thông báo số 03/TB-SXD-QLQH ngày 24/10/2013 của Hội đồng Khoa học - kỹ thuật Sở Xây dựng về kết luận của Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật Sở Xây dựng về Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025;
- Biên bản tổng hợp xin ý kiến cộng đồng về đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025 ngày 01/10/2014;
- Công văn số 379-CV/VPTU ngày 01/3/2016 của Thường trực Thành ủy về việc thông báo ý kiến vào đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Công văn số 1216 /VP-QH ngày 10/3/2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp thu ý kiến thường trực Thành ủy về đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
c. Các văn bản liên quan:
- Nghị quyết 09/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trong đó xác định: xây dựng khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biên, công nghiệp và du lịch biển làm đầu tàu lôi kéo cả vùng phát triển;
- Nghị quyết số 54/NQ- TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị và phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND, 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2020;
- Căn cứ quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.3.2. Tài liệu
- Các dự án lớn trên địa bàn quận Kiến An;
- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000 do Công ty TNHH nhà nước một thành viên khảo sát và xây dựng - Bộ Xây dựng cung cấp năm 2012;
- Các văn bản tài liệu, số liệu về tình hình hiện trạng tổng hợp toàn quận do các phòng ban chức năng và chính quyền địa phương cung cấp đến năm 2012;
- Các tiêu chuẩn quy phạm và văn bản pháp luật có liên quan;
1.2. Mục tiêu và Nhiệm vụ
1.4.1. Mục tiêu
- Xây dựng quận Kiến An hướng tới phát triển thành một đô thị sinh thái, năng động và bền vững.
- Phù hợp với thực tế và tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của quận và thành phố, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của quận.
- Đáp ứng nhu cầu giãn dân, nâng cao mức sống của người dân thành phố.
- Làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chương trình đầu tư, các chính sách phát triển đồng thời là công cụ cho công tác lập dự án,
- Từng bước chỉnh trang, tôn tạo, nâng cấp những khu dân cư cũ - khu ở hiện có đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1.
- Khai thác hiệu quả quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo kiến trúc cảnh quan, vệ sinh môi trường và quốc phòng an ninh.
1.4.2. Nhiệm vụ
- Cụ thể hóa và làm chính xác những quy định của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương điều tra xác minh, thống kê, đánh giá, rà soát các điều kiện hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường; hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quanvà các quy định của quy hoạch chung liên quan đến khu vực quy hoạch.
- Rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tưđãđược thành phố cho phép triển khai.
- Xác định các tiền đề phát triển đô thị bao gồm: Tính chất đô thị; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch, các dự báo phát triển đô thị.
- Lập bản đồ quy hoạch bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000; xác định các nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; đánh giá môi trường chiến lược và dự án ưu tiên đầu tư.
- Lập quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
I.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.1. Vị trí - phạm vi - quy mô nghiên cứu
2.1.1. Vị trí:
Quận Kiến An nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10 km:
- Phía Bắc giáp sông Lạch Tray, huyện An Dương, quận Lê Chân.
- Phía Nam giáp sông Đa Độ, huyện An Lão, Kiến Thụy.
- Phía Đông giáp quận Dương Kinh.
- Phía Tây giáp thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão.
2.1.2. Phạm vi hành chính:
Quận Kiến An bao gồm 10 phường: Lãm Hà, Quán Trữ, Đồng Hòa, Bắc Sơn, Nam Sơn, Trần Thành Ngọ, Văn Đẩu, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Tràng Minh.
2.1.3. Quy mô diện tích và dân số
- Tổng diện tích: 2.958,00 ha.
- Tổng dân số: 114.742 người (năm 2014).
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình (cao độ lục địa)
Quận Kiến An thuộc dải đồng bằng phía Tây Nam thành phố Hải Phòng.
Địa hình đa dạng, có núi, sông, đồng bằng xen kẽ, cơ bản chia làm 2 dạng địa hình là đồi núi và đồng bằng, cụ thể:
Cao độ trung bình: +1,1m đến +2,1m
Cao độ đồi núi: đỉnh cao nhất +140m. (khu vực núi Cột Cờ).
2.2.2. Khí hậu
Mang tính chất đặc trưng của thời tiết Hải Phòng nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt.
a. Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông lạnh và khô, nhiệt độ trung bình là 20,3°C; từ tháng 4 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 23,9°C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 44°C và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5°C.
b. Mưa:
+ Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm
+ Số ngày mưa trong năm: 117 ngày.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa khoảng 352mm.
c. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12.
d. Gió:
+ Về mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) gió thường thổi tập trung theo hai hướng Đông Bắc hoặc hướng Bắc. Mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) gió thường thổi theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.
+ Tốc độ gió mạnh nhất xảy ra vào mùa hạ, khi có dông và bão. Tốc độ gió có thể đạt tới trên 40m/s trong bão. Mùa đông, khi có gió mùa tràn về gió giật cũng có thể đạt tới 20m/s.
2.2.3. Địa chất công trình
Địa chất công trình quận Kiến An được chia làm hai khu vực:
- Khu vực 1: từ chân núi Cột Cờ, Thiên Văn và Cựu Viên trở ra khoảng 100m.
+ Từ 0,0m đến 1,0m: đất sét lẫn dăm sạn hoặc đát sét pha lẫn hữu cơ
+ Từ 1,0m đến 4,0m: bùn sét, bùn sét pha có 0≤ N ≤ 1
+ Từ 4,0m đến 7,5m: sét dẻo chảy, dẻo mềm có 3≤ N ≤ 7
+ Từ 7,5m đến 10m: sét dẻo cứng đến nửa cứng có N = 9 đến 17 búa/30cm
+ Từ 10m đến 15m: đá phong hóa mạnh và không đều có R = 250 đến 450 kg/cm2
- Khu vực 2: ngoài khu vực núi của Quận
+ Từ 0,0m đến 1,2m: thành phần chủ yếu là saets, sét pha bùn lẫn hữu cơ
+ Từ 1,2m đến 3,5m: bùn sét có 0≤ N ≤ 1
+ Từ 3,5m đến 5,5m: bùn sét pha có 0≤ N ≤ 2
+ Từ 5,5m đến 14,0m: bùn sét xám, xám nhạt, chảy có N = 1 đến 2 búa/30cm
+ Từ 14,0m đến 18,0m: sét dẻo mềm, dẻo cứng có N = 8 đến 12 búa/30cm
+ Từ 18,0m đến 22,0m: sét dẻo chảy, xám nhạt có N = 4 đến 6 búa/30cm
+ Từ 22,0m đến 27,0m: sét pha, xám nhạt, dẻo mềm, dẻo chảy có N = 9 đến 14 búa/30cm.
+ Từ 27,0m đến 35,0m: cát hạt mịn xám, vàng mờ N = 18 đến 37 búa/30cm.
2.2.4. Địa chất thuỷ văn
- Sông ngòi:
+ Sông Lạch Tray có tổng chiều dài khoảng 45km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng đổ ra biển bằng cửa Lạch Tray. Chiều dài đoạn qua địa phận quận Kiến An khoảng 11,2 km, chiều rộng của sông trung bình từ 100m đến 200m.
+ Sông Đa Độ có tổng chiều dài khoảng 48km. Đoạn qua địa bàn Quận khoảng 10,1km, chiều rộng của sông trung bình từ 80m đến 100m.
+ Hệ thống kênh mương thủy lợi, hồ điều hòa...
+ Thủy triều: theo chế độ nhật triều, độ cao +1,8m ¸ +2,0m (cao độ lục địa). Thuỷ triều có ảnh hưởng đến việc chọn giải pháp thoát nước, nhất là chọn độ cao san nền cho đô thị và khẩu độ các công trình cầu cống trên các tuyến giao thông.
2.2.5. Cảnh quan thiên nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú, đan xen đô thị. Sông Lạch Tray bao bọc phía Bắc, giữa là dải đồi núi Thiên Văn, Cột Cờ chạy hướng Đông Bắc Tây Nam, dưới là cánh đồng lúa trải dài đến sông Đa Độ - sông Cửu Biều - uốn lượn ở phía Nam hình thành những đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên đẹp hiếm có của quận Kiến An.
+ Cảnh quan sông nước, núi đồi: là nền tảng hình thành cảnh quan thiên nhiên quận Kiến An. Núi đồi độ cao vừa phải có cây xanh bao phủ, hướng sườn thoải dần về các phía; Sông phẳng lặng, thủy diện nhỏ tạo sự gắn kết, hòa quyện và thân thiện.
+ Cảnh quan đồng ruộng, làng xóm: Xanh mướt, trù phú và sung túc.
- Đây là các điều kiện tự nhiên tốt để khai thác cảnh quan đô thị, cải tạo môi trường phục vụ nhu cầu du lịch.
- Đô thị ven chân núi đan xen công nghiệp dọc sông Lạch tray làm cảnh quan thiên nhiên lộn xộn và dần bị ô nhiễm. Tuy nhiên vẫn có các khu vực có đầm, hồ, sông núi kết hợp cây xanh và dân cư làng xóm tạo cảnh quan trong lành.
2.3. Hiện trạng dân cư - lao động:
2.3.1.Dân cư:
- Toàn quận Kiến An có tổng số 114.742 người. (Thống kê năm 2014 do Chi cục Thống kê quận Kiến An cung cấp).
Trong đó: Nam: 57.175 người (chiếm tỷ lệ 49,83%).
Nữ: 57.567 người (chiếm tỷ lệ 50,17%).
Số hộ: 28.495 hộ.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26%.
- Mật độ dân số: 3.879người/km2. Chỉ số đất dân dụng là 77,76 m2/người.
- Phân thành 2 vùng quy hoạch, trong đó:
+ Vùng 1 (vùng đô thị cũ): bao gồm 4 phường: Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn.
Tổng dân số: 43.405 người. Tổng diện tích: 842,75 ha.
Mật độ dân số: 5.150 người/km2.
+ Vùng 2 (vùng đô thị mới phát triển): bao gồm 6 phường: Lãm Hà, Đồng Hòa, Nam Sơn, Phù Liễn, Tràng Minh, Văn Đẩu.
Tổng dân số: 71.337 người. Tổng diện tích: 2.115,25 ha.
Mật độ dân số: 3.373 người/km2.
Bảng tổng hợp hiện trang dân số toàn quận
STT
|
TÊN PHƯỜNG
|
DÂN SỐ
|
GIỚI TÍNH
|
SỐ HỘ
|
NAM
|
NAM
|
Nữ
|
1
|
Phường Lãm Hà
|
3709
|
15152
|
7596
|
7556
|
2
|
Phường Quán Trữ
|
2415
|
9348
|
4794
|
4554
|
3
|
Phường Đồng Hòa
|
2462
|
10270
|
5379
|
4891
|
4
|
Phường Nam Sơn
|
2437
|
10649
|
5334
|
5315
|
5
|
Phường Trần Thành Ngọ
|
3404
|
13458
|
6553
|
6905
|
6
|
Phường Bắc Sơn
|
2532
|
10731
|
5002
|
5729
|
7
|
Phường Phù Liễn
|
2288
|
9582
|
4570
|
5012
|
8
|
Phường Tràng Minh
|
2768
|
10318
|
5423
|
4895
|
9
|
Phường Văn Đẩu
|
3868
|
15366
|
7879
|
7487
|
10
|
Phường Ngọc Sơn
|
2612
|
9868
|
4645
|
5223
|
|
Tổng cộng
|
28.495
|
114.742
|
57.175
|
57.567
|
2.3.2.Lao động:
- Tổng số lao động: 45.987 người (chiếm 40,08% tổng dân số). (Thống kê năm 2014 do UBND Quận cung cấp).
- Đặc thù dân cư: chủ yếu là lao động phi nông nghiệp tập trung ở vùng đô thị cũ còn lại số lao động nông nghiệp tập trung ở vùng đô thị mới phát triển. Cụ thể:
+ Lao động nông nghiệp chiếm: 41,2%.
+ Lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm: 23,9%.
+ Lao động kinh doanh dịch vụ, buôn bán và sửa chữa chiếm: 27,9%.
+ Lao động làm công tác quản lý và lao động tự do chiếm: 7,0%.
2.4. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan:
Kiến An nằm trong thung lũng và triền của hai dãy núi Thiên Văn (Đẩu Sơn) và núi Cột Cờ (Phù Liễn).
2.4.1.Không gian kiến trúc cảnh quan:
Chưa đáp ứng định hướng quy hoạchvà gắn kết với cảnh quan thiên nhiên,phát triển nhỏ lẻ, khôngquy luậtbố cục và sự tương quanrõ ràng, cụ thể:
- Không gian các trường đào tạo: diện tích lớn, tập trung tại phường Đồng Hòa, hình thành trong khuôn viên khu đất xây dựng riêng, chưa đóng góp cho không gian kiến trúc cảnh quan chung của quận.
- Không gian công cộng, không gian trống: Chưa được quan tâm, thiếu sự kết nối và tính linh hoạt.Tập trung tại vùng đô thị cũ như:Trước chợ bến phà, vườn hoa chéo, quảng trường Ngã năm, khu hồ Hạnh phúc trước Uỷ ban nhân dân quận và sở Nông nghiệp phát triển nông thôn. Không gian công cộng không rõ rệt, phần lớn là kết hợp với không gian các tuyến đường có vỉa hè lớn như Phan Đăng Lưu, Trần Thành Ngọ...làm nơi sinh hoạt, vui chơi.
- Không gian khu cụm công nghiệp: tập trung ven sông Lạch Tray: khu vực Đồng Hòa, Lãm Hà, Quán Trữ, Ngọc Sơn: các xí nghiệp gia công, chế biến may mặc... thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không gian cảnh quan sông Lạch Tray và xung quanh.
- Không gian kiến trúc các trục đường: manh mún và các chức năng đan xen.
- Không gian kiến trúc khu dân cư: đa phần theo dạng“thành phố ngủ” bao gồm 2 loại hình:
+ Cảnh quan khu dân cư hiện trạng:tự phát, theo đường lối xóm, khu đô thị hóa lộn xộn, thiếu đồng bộ.
+ Cảnh quan các khu đô thị mới: phát triển dọc trục đường Lê Duẩn, Trần Nhân Tông...chưa đồng bộ và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
- Không gian cảnh quan nông thôn: đặc trưng làng xóm vùng đồng bằng Bắc Bộ, kiến trúc thấp tầng kết hợp sân vườn, đồng lúa kênh mương...
2.4.2.Kiến trúc công trình:
Tổng số công trình xây dựng trong quận là : 33.025 công trình. Trong đó :
- Công trình cấp 4 : 32.973 công trình.
- Công trình cấp 3 : 34 công trình.
- Công trình cấp 2 : 13 công trình.
- Công trình cấp 1 : 5 công trình.
(Các công trình cấp 1, cấp 2 chủ yếu thuộc các đơn vị: trường Đại học Hải Phòng, công ty Giày da, khu chung cư Bắc Sơn, khu đô thị Tinh Thành và các cơ quan chính quyền địa phương)
Các loại hình kiến trúc công trình trên địa bàn quận Kiến An cụ thể như sau:
- Kiến trúc nhà ở:
+ Bao gồm các khu nhà ở bám dọc các trục phố chính, tầng cao trung bình khoảng 2,5 tầng, được xây dựng kiên cố.
+ Nhà ở kết hợp kinh doanh nghề mộc:bám mặt đường Trần Nhân Tông đoạntừ trụ sở Ủy ban nhân dân phường Nam Sơn đến ngã tư Quán Trữ tầng cao trung bình 1,3 tầng. Tầng một làm xưởng nghề và kinh doanh buôn bán sản phẩm.
+ Nhà chung cư xây dựng sau năm 1954, tầng cao 3-5 tầng, hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân (khu chung cư đối diện Tinh thành quốc tế, khu tập thể Khúc Trì…)
+ Khu nhà dân tự xây dựng bám các trục đường, nhà trong ngõ có tầng cao trung bình khoảng 1,5 tầng, hệ thống kỹ thuật ngoài nhà không đồng bộ.
+ Tại các khu đô thị mới: kiến trúc nhà ở phổ biến là nhà ở kiểu liên kế, nhà ở kiểu biệt thự (biệt thự đơn, biệt thự song lập) và nhà ở chung cư.
- Kiến trúc công trình công cộng:
+ Hành chính chính trị: các công trình trụ sở hành chính có tầng cao trung bình khoảng 3,5 tầng được cải tạo để sử dụng và một số xây mới.
+ Y tế: có 03 bệnh viện chuyên ngành (bệnh viện trẻ em Hải Phòng, bệnh viện Lao và phổi, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng), 02 bệnh viện đa khoa (bệnh viện đa khoa Kiến An và bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Đức), 01 trung tâm y tế cấp quận,01 phòng khám đa khoa và 10 trạm y tế được phân bố đều tại 10 phường. Các công trình y tế được xây dựng kiên cố, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, trang thiết bị xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
+ Giáo dục: các công trình giáo dục cấp quận và đơn vị ở được xây dựng kiên cố, tầng cao trung bình khoảng 2 tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng cần bổ sung thêm sân vườn.Các công trình giáo dục cấp thành phố là cụm các công trình được đầu tư xây dựng kiên cố, kiến trúc hiện đại, tầng cao trung bình 5 tầng góp phần tạo cảnh quan kiến trúc.Tiêu biểu có trường Đại học Hải Phòng, trường cao đẳng Duyên hải…
+ Thương mại, dịch vụ: trên địa bàn quận chưa có nhiều các công trình thương mại dịch vụ lớn, tầm cỡ.
+ Văn hóa: các công trình văn hóa cấp đơn vị ở được phân bố đều trên địa bàn quận tuy nhiên quy mô quá nhỏ, công trình đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Các công trình văn hóa cấp quận: nhà văn hóa quận, nhà văn hóa thiếu nhi, đài phát thanh, bưu điện… được bố trí rải rác chủ yếu ở phường Trần Thành Ngọ.
+ Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng cho toàn quận nhưng hầu như các công trình dịch vụ công cộng cấp phường quy mô nhỏ chưa đảm bảo bán kính phục vụ cũng như chất lượng công trình. Hệ thống giao thông đô thị tính đến đường phân khu vực còn thiếu, thấp hơn so với tiêu chuẩn.
- Là quận duy nhất của Thành phố được thiên nhiên ưu đãi có đồng bằng, rừng núi, sông nước...nhưng Kiến An chưa hình thành và phát triển các điểm du lịch, công viên giải trí, các đô thị xanh để thúc đẩy phát triển kinh tế Quận. Công nghiệp, kho tàng: tập trung ở phường Đồng Hòa, Quán Trữ, Lãm Hà
- Công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: tổng số 22 công trình bao gồm nhà thờ, đền, đình, chùa…là những công trình tâm linh có kiến trúc đẹp, có ý nghĩa về văn hóa, giá trị lịch sử cần được tôn tạo bảo vệ. Tiêu biểu có công trình đài Thiên văn Phù Liễn, được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp từ thế kỷ 19 và một đình, chùa cũ...
2.4.3.Nhận xét:
- Cấu trúc chưa rõ nét, chủ yếu bám trục đường chính. Hình ảnh bộ mặt, điểm nhấn đô thị chưa định hình.
- Chưa tận dụng được thế mạnh cảnh quan thiên nhiên.
- Công trình kiến trúc chất lượng kém, riêng biệt, lộn xộn. Hệ thống công trình công cộng thiếu.
- Cấu trúc làng xóm dần bị ảnh hưởng do đô thị hóa.
2.5. Hiện trạng sử dụng đất
- Diện tích quận Kiến An là 2.958,0 ha
+ Đất dân dụng là 892,19 ha.
+ Đất ngoài dân dụng là 593,30 ha bao gồm đất công cộng cấp thành phố - cấp vùng, đất công nghiệp kho tàng– bến bãi, đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng, đất quốc phòng an ninh, đất nghĩa trang–nghĩa địa và đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
+ Đất khác là 1.472,51 ha bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, mặt nước và đất khác.
BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
|
TỶ LỆ
|
BÌNH QUÂN
|
(ha)
|
(%)
|
(m2/người)
|
I. Đất dân dụng
|
892,19
|
30,16
|
77,76
|
1
|
Đất ở
|
584,64
|
19,76
|
50,95
|
2
|
Đất công trình công cộng
|
50,32
|
1,70
|
4,39
|
a
|
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước
|
12,38
|
0,42
|
1,08
|
b
|
Đất cơ sở y tế
|
3,04
|
0,10
|
0,26
|
c
|
Đất giáo dục - đào tạo
|
25,96
|
0,88
|
2,26
|
d
|
Đất cơ sở văn hóa
|
2,98
|
0,10
|
0,26
|
f
|
Đất thương mại, dịch vụ
|
5,96
|
0,20
|
0,53
|
3
|
Đất cây xanh, TDTT
|
5,95
|
0,20
|
0,52
|
4
|
Đất giao thông
|
251,28
|
8,49
|
21,90
|
II. Đất ngoài dân dụng
|
595,94
|
20,15
|
51,94
|
1
|
Đất công nghiệp kho tàng, bến bãi
|
95,61
|
|
|
2
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
2,64
|
|
|
3
|
Đất quốc phòng an ninh
|
416,00
|
|
|
4
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
7,96
|
|
|
5
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
27,12
|
|
|
6
|
Đất các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
|
6,42
|
|
|
7
|
Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
40,19
|
|
|
III. Đất khác
|
1469,87
|
49,69
|
128,10
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
1103,61
|
|
|
a
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
706,02
|
|
|
b
|
Đất lâm nghiệp
|
212,35
|
|
|
c
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
185,24
|
|
|
2
|
Đất khác (đất trống chưa sử dụng)
|
366,26
|
|
|
|
TỔNG ĐẤT = (I+II+III)
|
2958,00
|
100,00
|
|
2.5.1. Đất công trình công cộng:
Tổng diện tích là 50,32ha.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước:
+ Cấp quận: là các công trình như Quận ủy, UBNDquận, các cơ quan nội chính, kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp khác:17 cơ quan.
+ Cấp phường: là ủy ban nhân dân phường, công an phường: 14 cơ quan.
- Đất y tế:
+ Cấp quận: quy mô 3,04 ha là trung tâm y tế quận trên địa bàn phường Trần Thành Ngọ, bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Đức trên địa bàn phường Ngọc Sơn, bệnh viện đa khoa Kiến An ở phường Phù Liễn và phòng khám đa khoa Việt Pháp ở phường Bắc Sơn.
+ Cấp phường: gồm 10 trạm y tế được phân bố tại 10 phường.
- Đất giáo dục đào tạo:
+ Cấp quận: gồm 05 trường, trong đó có 04 trường PTTH (Kiến An, Đồng Hòa, Phan Đăng Lưu, Trần Tất Văn) và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tại phường Văn Đẩu. Trường PTTH Trần Tất Văn thuê địa điểm trong khuôn viên trường Cao đẳng nghề xây dựng. Trong 04 trường PTTH, có 03 trường tập trung trên địa bàn phường Ngọc Sơn có trường THPT Đồng Hòa tại phường Đồng Hòa sau năm 2025 không đáp ứng được nhu cầu và bán kính phục vụ.
+ Cấp phường:hệ thống các trường PTCS, trường tiểu học, trường mầm non có đầy đủ ở các phường đáp ứng được quy chuẩn và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công trình xuống cấp, chất lượng chưa đảm bảo cần cải tạo, chỉnh trang.
- Đất văn hóa:
+ Cấp quận: là các công trình nhà thiếu nhi, đài phát thanh, nhà văn hóa tập trung tại phường Trần Thành Ngọ.
+ Cấp phường: phân bố trên địa bàn 10 phường.
- Đất thương mại, dịch vụ:
+ Cấp quận: có các chợ Bến Phà (P.Bắc Sơn), chợ Đầm Triều (P.Quán Trữ).
+ Cấp phường: là hệ thống các chợ được phân bố tại các phường nhưng quy mô nhỏ chưa đáp ứng về quy chuẩn và nhu cầu hiện có.
2.5.2. Đất cây xanh – thể dục thể thao:
Trên địa bàn quận có các công trình công viên cây xanh, thể dục thể thao tập trung như Vườn hoa Trần Quốc Toản- Vườn hoa Ngã Năm tại phường Văn Đẩu, sân vận động Gò Công tại phường Trần Thành Ngọ. Tuy nhiên quy mô diện tích và chất lượng công trình chưa đảm bảo. Ngoài ra, còn một số bãi tập thể dục thể thao, sân luyện tập rải rác trên địa bàn các phường và các sân thể thao của các đơn vị bộ đội.
2.5.3. Đất ở :
Có tổng diện tích là 584,64ha. Bao gồm đất ở hiện trạng và đất ở dự án.
- Đất ở hiện trạng: tập trung chủ yếu tại vùng trung tâm gồm các phường: Lãm Hà, Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn.
- Đất ở dự án: là các khu chung cư, tái định cư tại phường Bắc Sơn, Văn Đẩu....
- Đất ở kết hợp làm nghề: làng nghề mộc có tổng cộng 84 hộ trong đó: hộ làm nghề mộc là 46 hộ, kinh doanh và buôn bán đồ mộc 37 hộ (số liệu do phòng Kinh tế quận cung cấp năm 2012).
2.5.4. Đất công nghiệp kho tàng, bến bãi:
Gồm 03 cụm công nghiệp tập trung tại phường Đồng Hòa, Quán Trữ và Ngọc Sơn xây dựng lộn xộn. Ngoài ra, có nhiều đất công nghiệp manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể nằm rải rác trên địa bàn quận đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
2.5.5. Đất quốc phòng an ninh:
Có tổng diện tích là 416,0ha bao gồm Bộ tư lệnh Quân khu 3, trường đào tạo nghề Quân khu 3, công ty 189 của Bộ Quốc phòng, Trung đoàn 636, Trung đoàn 603, sân bay quân sự Kiến An... Ngoài ra, còn một số các lô cốt và ụ pháo nằm rải rác tại các phường.
2.5.6. Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:
Có tổng diện tích là 7,96ha bao gồm 22 công trình là các công trình chùa, đình, nhà thờ, đền...gắn với nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng.
2.5.7. Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Có tổng diện tích 27,12 ha gồm 24 khu vực nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu sẽ có giải pháp quy hoạch trong quá trình phát triển đô thị.
2.5.8. Đất các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
Tổng diện tích là 6,42 ha với các công trình chủ yếu là trạm xăng dầu, trạm điện Đồng Hòa, công ty Điện lực Kiến An, trạm tăng áp Đồng Hòa........
2.5.9. Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng:
Bao gồm các công trình trụ sở cơ quan, hành chính sự nghiệp; viện nghiên cứu; trường chuyên nghiệp; bệnh viện chuyên ngành cấp thành phố, cấp vùng. Trên địa bàn quận có các công trình: Sở NN & PTNT, bệnh viện trẻ em Hải Phòng, bệnh viện Lao, Bệnh viện chỉnh hình, trường đại học Hải Phòng, trường trung cấp xây dựng Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Bạch Đằng.....
2.5.10. Đất nông nghiệp:
Tổng diện tích là: 1.103,61ha tập trung tại địa bàn các phường: Tràng Minh, Văn Đẩu, Phù Liễn, Nam Sơn, Đồng Hòa.
2.5.11. Đất khác:
Là ao, hồ, đầm bãi ven sông, vườn tạp, đất trống chưa sử dụng có tổng diện tíchkhoảng 366,26ha.
2.5.12. Nhận xét hiện trạng sử dụng đất:
- Chỉ tiêu sử dụng đất bình quân đầu người không đạt tiêu chí đô thị loại 1 theo Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Đất ngoài dân dụng và đất chưa được đô thị hóa chiếm tỷ lệ lớn.
2.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.6.1.Chuẩn bị kỹ thuật.
a. Cốt nền xây dựng (Hệ cao độ Lục địa).
- Quận Kiến An có địa hình tương đối bằng phẳng (trừ khu vực núi Cột Cờ, núi Thiên Văn và núi Cựu Viên), độ dốc địa hình khoảng i=0,02% theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Cao độ nền các tuyến đường: Trung bình từ +2,10m đến +2,50m (cục bộ như khu vực ngã năm Kiến An khoảng +3,40m).
- Cao độ nền trung bình trong các khu vực dự án: +2,30m.
- Cao độ nền trung bình trong các khu dân cư: Khu vực dân cư trung tâm quận (quanh núi) trung bình +2,1m đến +2,4m; Các khu vực còn lại trung bình +1,40m đến +1,80m.
- Cao độ nền trung bình khu vực sản xuất nông nghiệp: +0,50m đến +1,30m.
- Cao độ nền trung bình khu vực nuôi trồng thủy sản: +0,20m.
- Cao độ đỉnh núi Cột Cờ khoảng +140m, đỉnh núi Thiên Văn khoảng +110m và đỉnh núi Cựu Viên khoảng +115m.
(Ghi chú: Hệ cao độ Hải đồ = hệ cao độ Lục địa +1,89m).
b. Thoát nước.
- Hệ thống thoát nước mưa chảy chung cùng nước thải, phương thức thoát nướctự chảy.
- Thoát nước trên địa bàn quận được chia làm hai lưu vực:
+ Lưu vực phía Bắc núi Cột Cờ, Thiên Văn và Cựu Viên: gồm các phường Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn và Quán Trữ, diện tích khoảng 1.031ha, hướng thoát nước trực tiếp ra sông Lạch Tray thông qua các cống ngăn triều: Thị Đội, Tràng Than, Thuốc Lào.
+ Lưu vực phía Nam núi Cột Cờ, Thiên Văn và Cựu Viên: gồm các phường Tràng Minh, Văn Đẩu, Phù Liễn, Nam Sơn và Đồng Hòa, diện tích khoảng 1.927ha hướng thoát nước vào kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê và thoát ra sông Lạch Tray qua cống ngăn triều Mỹ Khê.
- Hệ thống mạng lưới cống thoát nước:
+ Mạng lưới cống trên địa bàn quận có tổng chiều dài khoảng 23,85km, hình thức: cống tròn bê tông cốt thép và cống hộp.
+ Mạng lưới cống chính chôn ngầm dưới vỉa hè các tuyến đường như đường Trần Thành Ngọ, Trần Tất Văn, Nguyễn Lương Bằng, Phan Đăng Lưu,... có tổng chiều dài khoảng 14,68km: trong đó cống tròn D1.000 đến D1.200 có chiều dài khoảng 6,68km; cống hộp 1.100x600 đến 1.200x800 có chiều dài khoảng 8km.
+ Mạng lưới cống nhánh với tổng chiều dài khoảng 9,17km: trong đó cống tròn D400 đến D800 có chiều dài khoảng 7,84km; cống hộp 700x800 đến 600x900 có chiều dài khoảng 1,33km.
+ Rãnh hở thoát nước được bố trí dưới chân núi và dọc tuyến đường lên núi Thiên Văn và núi Cột Cờ.
- Hệ thống sông, kênh, mương và hồ:
+ Hệ thống sông: Gồm sông Lạch Tray đoạn qua địa bàn quận dài khoảng 11,2km; sông Đa Độ chiều dài khoảng 10,7km.
+ Hệ thống các hồ: Tổng số 04 hồ có tổng diện tích 6,35ha: hồ Hạnh Phúc, hồ Cột Cờ, hồ Tây Sơn và hồ Ngọc Sơn (đầm ông Hẩu). Ngoài ra còn có các đầm, ao khu vực phường Lãm Hà, phường Đồng Hòa, phường Quán Trữ, phường Phù Liễn và phường Văn Đẩu.
+ Hệ thống kênh, mương: Địa bàn Quận có rất nhiều kênh, mương thủy lợi với tổng chiều dài khoảng 10,65km. Kênh chính gồm kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê có tổng chiều dài khoảng 4,2km; Các kênh nhánh có tổng chiều dài khoảng 6,45km.
- Hệ thống đê, cống dưới đê:
+ Đê sông: Khu vực phía Bắc quận Kiến An được bao bọc bởi tuyến đê hữu sông Lạch Tray (đê cấp II). Đoạn đê qua địa bàn Quận có tổng chiều dài khoảng 8.210m; Trong đó: đê đất có chiều dài 7.739m, đê bê tông cốt thép có chiều dài 471m. Một số đoạn không có đê như: đoạn từ khu vực xí nghiệp giầy da Kiến An đến UBND phường Bắc Sơn, đoạn qua khu vực sản xuất gạch Quân Khu 3 và đoạn từ khu vực Công ty đóng tầu Đại Dương đến khu vực công ty TNHH VLXD Lạch Tray với tổng chiều dài khoảng 2,2km. Bề rộng trung bình mặt đê từ 3m đến 4m. Cao độ trung bình đỉnh đê từ +3,6m đến +3,8m (hệ cao độ lục địa).
+ Cống dưới đê: Có 09 cống ngăn triều dưới đê (cống Tràng Than, cống Thị Đội, cống Thuốc Lào, cống Quân Khu, cống Thống Nhất, cống X3, cống Cánh Hầu, cống Kết và cống Mỹ Khê) với kích thước cánh phai từ 1,0x1,0m đến 2,0x3,0m.
c. Nhận xét.
- Cốt nền dân cư ngoài khu vực trung tâm thấp, trung bình +1,8m.
- Nước mưa thoát chung với nước thải vào kênh, mương thủy lợi.
- Hệ thống cống thoát nước chủ yếu tập trung ở các phường trung tâm quận và một số trục đường mới được nâng cấp cải tạo, đường kính cống nhỏ chưa đảm bảo gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn (cổng trường ĐH Hải Phòng, đường Hòa Bình, đường Trần Tất Văn, đường Cao Toàn, đường Trần Thành Ngọ...), một số tuyến đường chưa có hệ thống cống thoát nước mưa.
2.6.2.Giao thông.
a. Giao thông đối ngoại.
- Đường hàng không:
+ Sân bay quân sự Kiến An (cấp II) do tiểu đoàn bảo đảm kỹ thuật sân bay Kiến An – Cát Bi quản lý, chiều dài đường băng 2.600m, chiều rộng đường băng 45m. Khi xây dựng các công trình phải đảm bảo tĩnh không vùng phụ cận sân bay quân sự Kiến An và cảng hàng không Quốc tế Cát Bi.
- Giao thông đường thuỷ:
+ Sông Lạch Tray (cấp III): Nằm trong hệ thống vận tải đường thủy nội địa của Thành phố, đoạn qua địa bàn quận có chiều dài khoảng 11,2km, chiều rộng khoảng từ 100m đến 200m.
- Cầu vượt sông (03 cầu):
+ Cầu vượt sông Lạch Tray (02): Cầu Kiến An và cầu Niệm(hiện đang cải tạo, nâng cấp). Hiện đang xây dựng cầu Đồng Khê và cầu Niệm 2 (nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng).
+ Cầu vượt sông Đa Độ (01): Cầu Nguyệt Áng kết nối quận Kiến An với các huyện phía Nam thành phố.
b. Giao thông đô thị.
- Đường trục chính đô thị Hải Phòng (WB): Hiện tuyến đường đang được thi công với chiều dài khoảng 1,1km.
- Hệ thống giao thông đô thị quận Kiến An bao gồm 07 tuyến đường chính với tổng chiều dài khoảng 16,64km, gồm:
+ Đường Nguyễn Lương Bằng: Từ ngã 5 Kiến An đi quận Dương Kinh, chiều dài khoảng 3,74km.
Lộ giới đường: 19,0m.
Lòng đường: 11,0m.
Hè đường: 2x4,0m = 8,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Trần Nhân Tông (đường tỉnh 360): Từ ngã 3 Quán Trữ đến ngã 5 Kiến An, chiều dài khoảng 3,55 km.
Lộ giới đường: 22,0m.
Lòng đường: 12,0m.
Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Hoàng Quốc Việt: Từ ngã 4 cầu Kiến An đi huyện An Lão, chiều dài khoảng 0,85km.
Lộ giới đường: 22,0m.
Lòng đường: 12,0m.
Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Trần Tất Văn: Từ ngã 5 Kiến An đến cầu Nguyệt Áng, chiều dài khoảng 2,76km.
Lộ giới đường: 22,0m.
Lòng đường: 12,0m.
Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: thấm nhập nhựa.
+ Đường Phan Đăng Lưu (đường tỉnh 360): Từ ngã 5 Kiến An đến cầu Kiến An, chiều dài khoảng 1,54km.
Lộ giới đường: 25,0m.
Lòng đường: 15,0m.
Hè đường: 7,0m+3,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Trường Chinh (đường tỉnh 360): Từ cầu Niệm đến ngã 3 Quán Trữ, chiều dài khoảng 2,2km.
Lộ giới đường: 31,0m.
Lòng đường: 2x10,5m = 21,0m.
Dải phân cách giữa: 1,0m.
Hè đường: 2x4,5m = 9,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Lê Duẩn: Từ ngã 3 Quán Trữ đến cổng Quân Khu 3, chiều dài khoảng 2,0km.
Lộ giới đường: 32,0m.
Lòng đường: 2x10,5m = 21,0m.
Dải phân cách giữa: 1,0m.
Hè đường 2x5,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
- Các tuyến đường khu vực, phân khu vực: Kết nối các khu dân cư, các khu vực với các tuyến đường chính của Quận, tổng chiều dài 49,78km.
+ Đường Trần Thành Ngọ: Từ ngã 5 Kiến An đến đường Hoàng Quốc Việt, chiều dài khoảng 1,2km.
Lộ giới đường: 20,2m.
Lòng đường: 10,2m.
Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Hoàng Thiết Tâm: Từ cầu Kiến An đến cổng Quân Khu 3, chiều dài khoảng 0,7km.
Lộ giới đường: 17,0m.
Lòng đường: 11,0m.
Hè đường: 2x3,0m = 6,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường Tây Sơn: Từ điểm giao cắt với đường Trần Thành Ngọ đến điểm giao với đường Lê Quốc Uy, chiều dài khoảng 1,2 km.
Lộ giới đường: 9,5m.
Lòng đường: 5,5m.
Hè đường: 2x2,0m = 4,0m.
Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa.
+ Đường lên núi Thiên Văn:
Lộ giới: 9,0m.
Lòng đường: 6,0m.
Hè đường: 2x1,5m = 3,0m.
+ Đường Đồng Hòa: Từ ngã 3 Quán Trữ đến kênh Mỹ Khê, chiều dài 2,1km.
Lộ giới: 11,0m.
Lòng đường: 6,0m.
Hè đường: 2x2,5m = 5,0m.
+ Đường Chiêu Chinh: Từ đường Trần Nhân Tông đến đường Nguyễn Lương Bằng, chiều dài 1,9km.
Lộ giới: 10,8m.
Lòng đường: 6,0m.
Hè đường: 2x2,4m = 4,8m.
Các chỉ tiêu hiện trạng cơ bản của mạng lưới đường trên địa bàn Quận.
Diện tích đất đô thị
(km2)
|
Tổng chiều dài đường
(km)
|
Diện tích
của đường
(km2)
|
Tỷ lệ diện tích
(%)
|
Mật độ đường
(km/km2)
|
29,58
|
66,42
|
0,51
|
2,7
|
2,25
|
- Bến xe ô tô: Bến xe ô tô Miền Tây, vị trí nằm trên địa bàn phường Lãm Hà.
- Mạng lưới ô tô buýt công cộng qua địa bàn quận Kiến An có 03 tuyến gồm:
+ Tuyến số 02: Điểm đầu tuyến là bến Bính, điểm cuối tuyến là thị trấn Vĩnh Bảo. Tuyến do Công ty đường bộ Hải Phòng quản lý và khai thác. Tuyến đi qua các đường: Trường Chinh, Phan Đăng Lưu và Hoàng Quốc Việt.
+ Tuyến số 05: Điểm đầu là khu công nghiệp Đình Vũ, điểm cuối là thị trấn Tiên Lãng. Tuyến do Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quảng Đông quản lý và khai thác. Tuyến đi qua các đường: Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Thiết Tâm, Trần Thành Ngọ và Trần Tất Văn.
+ Tuyến số 06: Điểm đầu là khu công nghiệp Đình Vũ, điểm cuối là ngã 5 Kiến An. Tuyến do Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quảng Đông quản lý và khai thác. Tuyến đi qua đường Phan Đăng Lưu.
c. Nhận xét.
- Mật độ đường đô thị của quận Kiến An là 2,25km/km2 thấp so với QCXDVN 01:2008/BXD (tính đến đường phân khu vực mật độ đường phải đạt từ 10km/km2 đến 13,3km/km2). Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị là 2,7% là thấp so với tiêu chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD (tính đến đường phân khu vực tỷ lệ đất dành cho giao thông phải đạt trên 18% so với đất xây dựng đô thị).
- Các tuyến giao thông chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm quận, các tuyến đường ngoài khu vực trung tâm có mặt cắt nhỏ không đảm bảo theo mặt cắt tiêu chuẩn của đường đô thị.
- Các tuyến xe buýt đi qua địa bàn quận đã đáp ứng được một phần nhu cầu giao thông công cộng trên địa bàn (các tuyến trục chính).
2.6.3.Cấp nước.
a. Nguồn nước.
- Nguồn nước mặt:
+ Quận Kiến An có nguồn nước ngọt dồi dào và được cấp chủ yếu từ sông Đa Độ, đoạn qua địa bàn quận có chiều dài 10,7km, chiều rộng trung bình từ 60m đến 70m, cục bộ có đoạn rộng đến 100m. Đầu mối cấp nước cho sông là cống Trung Trang (huyện An Lão), lấy nước từ sông Văn Úc, cống tiêu nước chính là cống Cổ Tiểu (huyện Kiến Thụy).
+ Sông Đa Độ là con sông thiên nhiên, vừa là trục dẫn nước, vừa là hồ chứa nước, là một trong ba nguồn nước thô chính của thành phố có trữ lượng lớn. Sông có đủ khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Hiện sông đang cấp nước thô cho nhà máy nước Cầu Nguyệt, khu công nghiệp Đình Vũ và các nhà máy, trạm cấp nước khác.
- Nước ngầm: quận Kiến An có nguồn nước ngầm khu vực núi Cựu Viên, chất lượng nguồn nước tốt, chủ yếu khai thác phục vụ cho nhà máy bia Hải Hà.
b. Nguồn cấp.
- Toàn quận Kiến An được cấp nước từ nhà máy nước Cầu Nguyệt, nằm tại thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, giáp ranh giới quận Kiến An về phía Nam, nhà máy được xây dựng từ năm 1977-1979 với công suất thiết kế Q=60.000 m3/ngđ, công suất hiện đạt Q=40.000 m3/ngđ. Nguồn nước thô cấp cho nhà máy lấy từ sông Đa Độ.
c. Công trình đầu mối.
- Trạm bơm tăng áp Đồng Hòa: Vị trí tại phường Đồng Hoà (nguồn cấp cho trạm bơm được lấy từ nhà máy nước Cầu Nguyệt cấp đến thông qua đường ống F800 và F600 đi dưới đường Trần Tất Văn và Trần Nhân Tông), trạm bơm được xây dựng từ năm 1973 với công suất Q=6.000¸11.000 m3/ngđ. Phạm vi phục vụ: Phường Đồng Hòa, Quán Trữ quận Kiến An và một phần phường Niệm Nghĩa thuộc quận Lê Chân.
d. Mạng lưới đường ống.
- Mạng lưới đường ống truyền tải: có đường kính F400¸F800.
- Mạng lưới đường ống phân phối: có đường kính F150¸F300.
- Dự án cấp nước Kiến An được khởi công tháng 12/2006 và hoàn thành tháng 5/2009. Dự án đã cải tạo hệ thống cấp nước cho quận Kiến An với các hạng mục chính gồm: cải tạo nhà máy nước Cầu Nguyệt đảm bảo công suất 40.000m3/ngđ; xây dựng 23,8km đường ống truyền tải F200¸F800; cải tạo hệ thống cấp nước hoàn chỉnh 10 phường trên địa bàn quận gồm phường Lãm Hà, phường Quán Trữ, phường Đồng Hòa, phường Nam Sơn, phường Trần Thành Ngọ, phường Bắc Sơn, phường Phù Liễn, phường Tràng Minh, phường Văn Đẩu, phường Ngọc Sơn.
e. Nhận xét.
- Nguồn nước mặt: sông Đa Độ là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Cầu Nguyệt, tuy nhiên hiện nay tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước vẫn diễn ra với nhiều hình thức: Khoanh ao, đầm nuôi trồng thủy sản; trồng cây lâu năm, cây ăn quả; san lấp bờ sông trồng lúa, trồng rau màu; làm nhà tạm, mai táng,... sát bờ sông; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và xả vào nguồn nước gây ô nhiễm.
- Nguồn nước ngầm: Cần khai thác hợp lý để duy trì và bảo vệ.
- Nguồn cấp: Nhà máy nước Cầu Nguyệt là một trong ba nhà máy nước tập trung có quy mô lớn của thành phố, chất lượng nước cấp đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành.
- Mạng lưới đường ống được lắp đặt mới nên đáp ứng yêu cầu về lưu lượng và áp lực.
- Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt đạt 100% (theo tiêu chuẩn TCVN 5502-2003).
- Dự án cấp nước Kiến An được hoàn thành nên hệ thống cấp nước hiện nay khá hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu dùng nước trên địa bàn quận đồng thời góp phần cấp nước cho các vùng khác như: phường Đa Phúc, phường Hưng Đạo quận Dương Kinh; một số xã của huyện An Dương, huyện An Lão và huyện Kiến Thụy.
2.6.4.Cấp điện và chiếu sáng.
a. Nguồn điện.
- Nguồn điện cấp cho quận Kiến An được lấy từ các trạm biến áp:
+ Trạm biến áp 110/35/22kV (110/35/6kV) Kiến An, công suất 25+40MVA.
+ Trạm biến áp 220/110/35kV Đồng Hòa, công suất 125+250MVA.
+ Trạm biến áp trung gian 35/6kV Quán Trữ, công suất 2x5600kVA.
b. Lưới điện.
*) Lưới cao thế 220kV, 110kV.
- Lưới 220kV gồm 04 tuyến: Tổng chiều dài khoảng 6,3km.
+ Từ nhà máy nhiện điện Phả Lại đi trạm biến áp 220kV Đồng Hòa.
+ Từ trạm biến áp 220kV Tràng Bạch đi trạm biến áp 220kV Đồng Hòa.
+ Từ trạm biến áp 220kV Đình Vũ đi trạm biến áp 220kV Đồng Hòa.
+ Từ trạm biến áp 220kV Đồng Hòa đi trạm biến áp 220kV Thái Bình.
- Lưới 110kV gồm 04 tuyến: Tổng chiều dài khoảng 10,62km.
+ Từ trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa đi trạm biến áp 110kV Hạ Lý.
+ Từ trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa đi trạm biến áp 110kV Kiến An và 110kV Đồ Sơn.
+ Từ trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa đi trạm biến áp 110kV Lê Chân, Lạch Tray, Cát Bi và Đình Vũ.
+ Từ trạm biến áp 110kV An Lạc đi trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa.
*) Lưới điện trung thế: Đang tồn tại hai cấp điện áp 35kV và 6kV, chủ yếu 6kV (hiện có một tuyến cáp ngầm 22kV đang được thi công, nguồn từ trạm biến áp 110/22kV Kiến An cấp cho công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong nằm trên địa bàn quận Dương Kinh. Chiều dài khoảng cáp khoảng 1.840m).
- Lưới điện 35kV: Được cấp nguồn chính từ trạm 110kV Kiến An, 220kV Đồng Hòa và liên thông với một số khu vực: huyện An Dương, An Lão, quận Dương Kinh. Lưới 35kV cấp nguồn cho một số phụ tải khu vực cụm công nghiệp Đồng Hòa, phường Quán Trữ.
- Lưới điện 6kV: Được cấp nguồn từ bốn lộ đường dây 6kV từ trạm 110/35/6kV Kiến An và 3 lộ đường dây từ trạm trung gian 35/6kV Quán Trữ.
- Chiều dài đường dây trung thế 35kV khoảng 23km, trong đó có 21km đường dây nổi và 2km đường cáp ngầm.
- Chiều dài đường dây trung thế 6kV khoảng 70,27km, trong đó có 52km đường dây nổi và 18,27km đường cáp ngầm.
*) Lưới hạ thế:
- Tổng chiều dài khoảng 121,77km, trong đó có 121,2km đường dây nổi và 0,57km đường cáp ngầm.
- Lưới hạ thế từ các trạm biến áp phân phối cấp nguồn cho các hộ phụ tải trên địa bàn quận phần lớn bằng cáp bọc vặn xoắn (ABC) đi nổi, loại 4 ruột chịu lực, đường trục chính tiết diện ≥4x120mm2, đường nhánh tiết diện ≥4x70mm2.
c. Trạm biến áp.
- Trạm biến áp 220/110/35kV Đồng Hòa, công suất 125+250MVA cấp nguồn cho toàn thành phố.
- Trạm 110/35/6kV (110/35/22kV) Kiến An, công suất 2x25MVA cấp nguồn cho khu vực quận Kiến An, huyện Kiến Thụy và một phần quận Đồ Sơn.
- Trạm trung gian Quán Trữ 35/6kV, công suất 2x5600KVA cấp nguồn cho phường Đồng Hòa, Nam Sơn...
- Trạm biến áp phân phối trên địa bàn quận gồm 257 trạm, trong đó có 241 trạm 6/0,4kV (149 trạm 6(22)/0,4kV; 92 trạm 6/0,4kV và 16 trạm 35/0,4kV).
d. Nhận xét.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng lưới điện quốc gia trên địa bàn Quận Kiến An đạt 100%.
- Nguồn điện cấp cho quận ổn định vì có trạm biến áp nguồn 220kV Đồng Hòa và trạm biến áp 110kV Kiến An nằm trên địa bàn.
- Trạm 220kV Đồng Hòa là trạm nguồn cấp điện cho thành phố nên có nhiều đường dây 220kV và 110kV vào ra, chia cắt địa bàn gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất.
- Lưới 6kV có kết nối khá phức tạp, khó vận hành, tiết điện dây nhỏ (AC35, AC95) do đó khả năng dự phòng thấp, tổn hao lớn. Hành lang lưới điện bị vi phạm, cột đường dây sử dụng loại cột ly tâm cao 10m đến 12m và cột vuông cao 8,5m đến 12m hiện không đảm bảo khoảng cách an toàn tĩnh không. Để giảm tổn thất điện năng, lưới điện 6kV của quận sẽ được thay thế và nâng cấp lên lưới điện áp chuẩn 22kV.
- Lưới điện trung áp vẫn tồn tại hai cấp điện áp 35kV và 6kV. Lưới điện trung áp 22kV chưa được sử dụng.
- Lưới điện trung áp đi ngầm mới đạt 27,7% (theo QCVN 07:2010/BXD đạt 100%).
- Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đang triển khai dự án nâng cấp lưới điện 6kV lên 22kV và xây dựng trạm biến áp 110kV Quán Trữ trên địa bàn quận. Việc nâng cấp lưới điện và bổ sung trạm biến áp 110kV sẽ đảm bảo khả năng cấp điện an toàn liên lục và tin cậy cho các phụ tải trên địa bàn.
2.6.5.Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.
a. Thoát nước thải.
- Nước thải sinh hoạt chảy chung cùng hệ thống thoát nước mưa, thoát vào kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê. Phần lớn nước thải từ các hộ dân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, nhưng vẫn tồn tại bộ phận dân cư sống xa khu trung tâm xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường xung quanh.
- Dự án Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Tràng Minh phường Tràng Minh, đã được Sở Xây dựng thỏa thuận theo công văn số 2069/SXD-QLQH ngày 14/11/2013 đã thỏa thuận 02 tuyến thoát nước: Tuyến D600-D800 và tuyến cống hộp BxH=1850x1500~2000. Hướng từ bệnh viện Lao phổi Hải Phòng và làng nghề Tràng Minh thoát về trạm xử lý dự kiến (vị trí trạm tại khu đồng Vọ, phường Tràng Minh), công suất 1.500m3/ngđ, diện tích trạm xử lý 4.545,61m2.
- Theo Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu dự án Hải Phòng, một số phường của quận Kiến An được cải thiện cơ sở hạ tầng cấp 3, nước thải tại các hộ dân sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được thu gom và thoát vào hệ thống cống chung của ngõ xóm, từ đó chảy ra hệ thống cống trục thoát nước mưa.
* Nhận xét:
- Nước thải thoát chung cùng nước mưa và xả trực tiếp vào hệ thống kênh, mương, sông gây ô nhiễm nguồn nước.
- Chưa xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
- Trạm xử lý theo Dự án Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Tràng Minh - phường Tràng Minh có quy mô nhỏ, nước thải chưa được tách riêng với nước mưa trước khi xử lý. Sau này, khi quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Quận Kiến An đến năm 2025 được thực hiện, nước thải sẽ được đưa về các khu xử lý tập trung để đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.
b. Vệ sinh môi trường.
- Thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn (CTR):
+ Tỷ lệ thu gom đạt 95%.
+ CTR trên địa bàn quận Kiến An được công ty TNHH MTV công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng thu gom, vận chuyển về khu xử lý CTR Tràng Cát.
- Nghĩa trang:
+ Quận Kiến An có rất nhiều nghĩa trang lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 35,58ha.
+ Các nghĩa trang nhỏ lẻ với tổng diện tích khoảng 12,94ha.
Bảng thống kê.
Stt
|
Tên nghĩa trang
|
Diện tích
(ha)
|
Không ô nhiễm nguồn nước
|
Ô nhiễm nguồn nước
|
1
|
Cựu Viên
|
11,68
|
x
|
|
2
|
Kha Lâm
|
1,76
|
x
|
|
3
|
Công Nông
|
2,58
|
x
|
|
4
|
Phù Liễn
|
1,91
|
|
x
|
5
|
Tràng Minh
|
1,41
|
|
x
|
6
|
Đẩu Sơn 4
|
0,89
|
x
|
|
7
|
Đường Thư
|
0,98
|
x
|
|
8
|
Mạ Dẩm
|
0,73
|
x
|
|
9
|
Đường Xà
|
0,79
|
x
|
|
|
Tổng
|
22,64
|
|
|
- Nhận xét:
+ Tỷ lệ thu gom CTR chưa đảm bảo (đối với đô thị loại 1, tỷ lệ phải đạt 100%).
+ Tồn tại rất nhiều nghĩa trang có qui mô lớn trong đô thị, các nghĩa trang này không đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường đến công trình khai thác nước sinh hoạt và dân cư gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
+ Có 02 nghĩa trang lớn nằm gần sông Đa Độ gây ô nhiễm nguồn nước gồm nghĩa trang Tràng Minh, Phù Liễn cần phải di chuyển để đảm bảo vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn cấp nước của Thành phố.
2.6.6.Thông tin liên lạc.
a. Viễn thông.
- Hiện trạng hệ thống chuyển mạch:
+ Mạng lưới thông tin liên lạc quận Kiến An đang khai thác trên hệ thống chuyển mạch đặt tại các phường. Dung lượng lắp đặt 38.300 lines. Bao gồm các điểm chuyển mạch.
Bảng thống kê.
Stt
|
Tên tổng đài
|
Dung lượng (lines)
|
Tổng đài
|
1
|
Kiến An
|
23.100
|
Vệ tinh
|
2
|
Quán Trữ
|
9.800
|
Vệ tinh
|
3
|
Nam Sơn
|
5.400
|
Vệ tinh
|
+ Mạng chuyển mạch tại khu vực trên hầu hết đang sử dụng hệ thống tổng đài chuyển mạch kênh (TDM) làm nhiệm vụ chuyển mạch cho lưu lượng thoại nội hạt. Bên cạnh hệ thống mạng chuyển mạch truyền thống, mạng NGN cũng đang trong quá trình triển khai nhằm hội tụ mạng thoại, số liệu, mạng cố định, di động thành một mạng chung, cung cấp các dịch vụ mới trên nền NGN.
- Hiện trạng hệ thống truyền dẫn:
+ Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh cho mạng thoại cố định của thành phố, các mạng di động, POP Internet và VoIP của các doanh nghiệp, tín hiệu truyền hình.
+ Mạng truyền dẫn trên địa bàn quận hiện nay chủ yếu do các đơn vị: VNT(VNPT), Viettel và FPT cung cấp và quản lý.
+ Trạm BTS trên toàn khu nghiên cứu bao gồm các đơn vị: Viettel, VinaFone, Mobifone, Vietnammobile, Gmobile.
+ Cáp truyền dẫn bao gồm cáp quang và cáp gốc phục vụ cho các tổng đài, cáp ngọn phục vụ cho từng khu, từng hộ dân cư. Bên cạnh đó còn có truyền dẫn bằng sóng Viba.
- Hiện trạng hệ thống mạng thông tin di động: Trên địa bàn quận hiện sử dụng 05 mạng điện thoại di động: Vinaphone, Mobifone, Viettelmobile, Gmobile, Vietnammobile. Các mạng đang sử dụng công nghệ GSM phủ sóng toàn quận, cung cấp được nhiều dịch vụ, đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho mạng cố định.
b. Bưu chính.
- Hiện tại toàn khu vực nghiên cứu đang sử dụng một bưu cục cấp II: Kiến An – đường Cao Toàn – phường Trần Thành Ngọ, một bưu cục cấp III Quán Trữ - Ngã 3 Lê Duẩn – phường Quán Trữ, 16 đại lý, 03 bưu điện văn hóa, tổng số điểm phục vụ 21 và bán kính phục vụ 0,67km. Hệ thống bưu cục hiện đảm bảo phục vụ nhu cầu thông tin cho người dân.
c. Nhận xét.
- Hệ thống cáp nhánh, cáp ngọn phục vụ các khu dân cư, hộ dân đều được thiết kế đi nổi dẫn đến không an toàn và làm mất mỹ quan đô thị.
- Trên toàn bộ khu nghiên cứu hiện đã có hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ. Nhưng khi tiến hành quy hoạch thì các hệ thống chuyển mạch (tổng đài vệ tinh) đặt tại quận phải được tăng dung lượng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng.
2.7. Đánh giá thực hiện quy hoạch được duyệt theo Quyết định số 1900/QĐ-UB ngày 22/8/2002 của UBND thành phố
2.7.1.Nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết quận Kiến An được duyệt năm 2002
a. Quy mô:
- Tổng diện tích: 2.955,45 ha.
- Toàn quận chia thành 2 vùng khác nhau:
Vùng 1: Là vùng đô thị trung tâm, bao gồm 4 phường: Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Quán Trữ. Là khu trung tâm chính trị hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ của Quận. Diện tích: 1.030,56 ha.
Vùng 2: vùng cận trung tâm đang từng bước đô thị hóa gồm 5 phường: Tràng Minh, Phù Liễn, Văn Đẩu, Nam Sơn, Đồng Hòa. Diện tích: 1.924,89 ha.
b. Dân số:
- Tổng dân số toàn quận: 72.121 người (số liệu năm 2000).
- Dự báo đến năm 2020 là: 120.000 người.
- Tăng: 47.879 người.
Trong đó:
- Vùng 1: Dân số năm 2000: 34.747 người,
Dự báo năm 2020: 55.000 người.
- Vùng 2: Dân số năm 2000: 37.374 người,
Dự báo năm 2020: 65.000 người.
c. Đất xây dựng đô thị:
- Vùng 1: Diện tích hiện trạng: 233,95 ha,
Dự báo năm 2020: 363,95 ha.
- Vùng 2: Diện tích hiện trạng: 334,15 ha,
Dự báo năm 2020: 587,29 ha.
d. Tính chất đô thị:
Quận Kiến An nằm trong đô thị trung tâm của nhóm đô thị thành phố Hải Phòng. Tại đây có trung tâm hành chính chính trị và các công trình tiện ích công cộng cấp Thành phố và Quận. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông thủy, bộ và hàng không nối Cảng Hải Phòng với các tỉnh vùng Duyên hải bằng đường 10 và đường thủy (sông Lạch Tray). Do vậy tính chất của quận Kiến An là:
- Khu đô thị trung tâm.
- Khu ở đô thị sinh thái – trung tâm giáo dục đào tạo.
- Khu du lịch dịch vụ và khu công nghiệp ven sông Lạch Tray.
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
* Tính chất riêng từng vùng:
- Vùng 1: Khu đô thị trung tâm với các công trình hành chính chính trị và tiện ích công cộng cấp Thành phố và cấp Quận; Khu ở đô thị, khu giáo dục và đào tạo, khu du lịch dịch vụ và công nghiệp.
- Vùng 2: Khu cận trung tâm đang tự đô thị hóa, hình thành các khu nhà ở sinh thái. Tại đây đang chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang trồng rau sạch và nuôi trồng thủy sản.
2.7.2.Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch được duyệt năm 2002:
a. Thực hiện:
*) Về kiến trúc:
- Điều chỉnh địa giới hành chính phường Quán Trữ, quận Kiến An để thành lập phường Lãm Hà theo Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND. Toàn quận Kiến An tổ chức thành 10 đơn vị hành chính cấp phường.
- Từng bước phát triển đô thị trung tâm; xây dựng khu đô thị mới Cựu Viên, Bắc Sơn, các khu đất xen kẹt...
- Hình thành trung tâm giáo dục đào tạo (Đại học Hải Phòng) và các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực (Cao đẳng, Trung cấp nghề, trung tâm đào tạo, dạy nghề...)
- Từng bước hình thành 03 khu vực phát triển công nghiệp tập trung tại Đồng Hòa, Quán Trữ và Ngọc Sơn.
- Phát huy, củng cố lợi thế vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh.
*) Về hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
+ Chưa triển khai xây dựng 03 cầu mới (hai cầu vượt sông Lạch Tray thuộc đường vành đai 2, một cầu từ trạm biến áp Đồng Hòa đi huyện An Dương).
+ Chưa xây dựng đường trục đô thị của quận (đường 50,5m).
+ Chưa xây dựng các tuyến đường theo quy hoạch được duyệt.
- Chuẩn bị kỹ thuật:
+ Chưa cải tạo và mở rộng mặt cắt kênh Mỹ Khê.
+ Chưa xây dựng hồ điều hòa Đồng Hòa, hồ Tây Sơn, hồ Lãm Hà.
+ Chưa nâng cấp và cải tạo hệ thống cống trên các đường nhánh.
+ Chưa xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa riêng.
- Cấp điện và chiếu sáng:
+ Lưới điện trung áp vẫn tồn tại hai cấp điện áp 35kV và 6kV. Lưới điện trung áp 22kV chưa được sử dụng.
+ Lưới điện trung áp vẫn còn đi nổi (ngầm đạt chỉ đạt 34,7% ).
+ Lưới hạ áp vẫn đi nổi tại các trục phố chính.
+ Trạm biến áp trung áp vẫn sử dụng trạm 6/0,4kV và 35/0,4kV.
- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Chưa xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng.
+ Chưa xây dựng trạm xử lý nước thải.
2.8. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan
2.8.1.Đánh giá thực hiện quy hoạch chung:
a. Giai đoạn trước thời điểm 16/9/2009 (trước khi đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Trong ranh giới nghiên cứu, phát triển đô thị thực hiện theo các quy hoạch sau:
- Quy hoạch ngành gồm: quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp điện, quy hoạch mạng lưới cụm, khu công nghiệp...
- Quy hoạch cụm công nghiệp Quán Trữ được UBND TP phê duyệt tại quyết định số 1443/QĐ-UB ngày 6/7/2001.
- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị và nhà ở Cựu Viên, trường Cao đẳng cộng đồng, trường Đại học Hải Phòng...đã được UBND TP phê duyệt đang triển khai thực hiện...
b. Giai đoạn từ thời điểm 16/9/2009 đến nay (khi đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)
- Trên cơ sở đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết đinh số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, các quy hoạch chuyên ngành đang được nghiên cứu triển khai như: quy hoạch kinh tế xã hội, giao thông, chất thải rắn, cấp điện, cấp nước..trong đó quy hoạch chất thải rắn đã được phê duyệt.
2.8.2.Quy hoạch, dự án có liên quan
- Tiếp tục triển khai, nghiên cứu các quy hoạch, dự án đầu tư...có chủ trương hoặc đã được UBND TP phê duyệt.
- Sau khi quy hoạch chi tiết quận Kiến An được phê duyệt năm 2002, trên địa bàn quận Kiến An có khoảng 55 dự án quy hoạch, trong đó có 12 dự án đang triển khai. Hầu hết các dự án đều được thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân.
2.9. Đánh giá chung
2.9.1.Đánh giá quỹ đất xây dựng:
a. Khu đất thuận lợi cho khai thác xây dựng:
- Khu vực đất nông nghiệp, mặt nước, đất không sử dụng, thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng tập trung chủ yếu ở khu vực cận trung tâm: phường Phù Liễn, phường Tràng Minh, phường Văn Đẩu, phường Nam Sơn và phường Đồng Hòa.
- Ít đầu tư vào công tác chuẩn bị kỹ thuật.
- Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng (như chưa đền bù giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước…).
- Khu vực đất phi nông nghiệp cần chuyển đổi chức năng.
b. Khu vực cấm và hạn chế khai thác xây dựng:
- Khu vực nằm trong hành lang cách ly các công trình đặc thù (công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quốc phòng–an ninh đặc biệt, di tích, nghĩa trang) và hành lang bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ.
c. Khu vực cải tạo, chỉnh trang và thực hiện theo dự án riêng:
- Các khu vực đất phi nông nghiệp hiện hữu sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng quy hoạch.
- Các dự án đầu tư xây dựng (được duyệt) đã và đang triển khai xây dựng.
d. Lựa chọn đất phát triển:
- Khu vực phường Đồng Hòa, phường Nam Sơnvà một phần phường Văn Đẩu (phía trên đường vành đai 3) đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chỉnh trang đô thị.
- Khu vực Bắc Sơn, Văn Đẩu, Đồng Hòa... phát triển các dự án khả thi.
- Khu vực phát triển mới Đồng Hòa, Nam Sơn, Văn Đẩu.
2.9.2.Đánh giá tổng hợp:
a. Điểm mạnh:
- Điều kiện địa hình – cảnh quan đặc thù, được thiên nhiên ưu đãi: có núi, sông...Quỹ đất chưa xây dựng lớn tạo điều kiện để cạnh tranh thu hút suất đầu tư.
- Có bề dầy lịch sử hình thành.
- Là khu vực kết nối giữa đô thị trung tâm với các vùng phát triển năng động ở ngoại thành.
- Các công trình xây dựng nhỏ lẻ, chất lượng trung bình thuận lợi cho cải tạo, nâng cấp hoặc giải phóng mặt bằng.
b. Điểm yếu:
- Hệ thống giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ.
- Chưa khai thác được lợi thế địa hình, cảnh quan.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.
- Các khu dân cư bám theo trục giao thông, tập trung ở khu cũ, có cấu trúc tự phát. Hệ thống các cơ sở kinh tế còn theo quy mô nhỏ lẻ, phân tán.
- Đất quốc phòng chiếm tỷ lệ lớn.
c. Cơ hội:
- Điều kiện địa hình, cảnh quan là cơ hội cho phát triển đô thị có bản sắc riêng, có sức cạnh tranh lớn với các không gian hấp dẫn.
- Xây dựng đơn vị ở có cấu trúc tiêu chuẩn. Kết nối hạ tầng hoàn chỉnh.
- Quỹ đất chưa xây dựng lớn, suất đầu tư cạnh tranh tạo ra cơ hội thu hút đầu tư.
d. Thách thức:
- Tình trạng xây dựng manh mún, rải rác giải phóng mặt bằng khó nên hiệu quả đầu tư thấp.
- Phải đầu tư khối lượng lớn cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Quá trình xây dựng đô thị có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
e. Giải pháp:
- Cấu trúc đô thị lấy cảnh quan thiên nhiên làm nền cho ý tưởng quy hoạch chủ đạo.
- Hình thành đơn vị ở với đầy đủ dịch vụ đô thị cơ bản phục vụ dân cư. Nâng cấp hệ thống dịch vụ đô thị của khu vực trung tâm đô thịvà bổ sung ở khu vực cận trung tâm.
- Bảo vệ, kết nối và cải tạo các không gian xanh: công viên rừng Thiên Văn,.....với các chức năng dịch vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng...
- Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm giữ nét đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo.
- Tổ chức hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn.
- Phát triển theo phân kỳ đầu tư và thứ tự ưu tiên.
II. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
3.1.Mối quan hệ
- Kết nối với các trọng tâm phát triển kinh tế của thành phố (khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, khu Du lịch Đồ Sơn…) qua đường Vành đai 3.
- Kế cận vớivùng phát triển năng động ở ngoại thành như An Dương, An Lão, Kiến Thụy.
3.2.Động lực phát triển
- Là một quận nội thành của thành phố Hải Phòng.
- Có khả năng phát triển du lịch trên cơ sở lợi thế cảnh quan thiên nhiên.
- Nơi tập trung các cơ sở giáo dục đào tạo cấp Vùng và thành phố.
- Có các cơ sở y tế chuyên ngành.
- Có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: hệ thống giao thông trục chính gồm đường Vành đai 3 (355), đường trục Đô thị - WorldBank và đường nối QL5-QL10. Đây sẽ là động lực chính cho sự phát triển của quận trong tương lai.
3.3.Dự báo quy mô dân số và đất đai
3.3.1.Quy mô dân số
- Dự báo dân số bằng phương pháp dự báo khả năng thu hút lao động hay nhu cầu lao động của quận trên cơ sở triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Lưu ý khả năng lấp đầy – khác với quy mô chiếm đất của dự án.
- Tính đến yếu tố dân số vãng lai (thường trú dưới 6 tháng) đặc biệt là dân số ban ngày của quận do tác động của bộ phận dân cư sống và là việc theo dao dộng con lắc, từ các đô thị phụ cận tới đây.
a. Xác định dân số theo phương pháp sức chứa:
Căn cứ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt thì tổng dân số đô thị trung tâm (7 quận hiện tại) dự kiến là 2,1 triệu người.
- Tổng diện tích toàn quận: 2.958,0 ha.
- Xác định quy mô đất ngoài dân dụng: 1.406,59 ha (bao gồm: đất công cộng cấp thành phố - cấp vùng; đất dịch vụ, thương mại cấp thành phố, cấp vùng; đất công nghiệp – kho tàng; đất di tích – tôn giáo tín ngưỡng; đất quốc phòng an ninh; đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị); đất lâm nghiệp; đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn; đê và hành lang cách ly; đất dịch vụ du lịch – nghỉ dưỡng và đất cây xanh, mặt nước...
BẢNG TỔNG HỢP ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH (HA)
|
1
|
Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
90,66
|
(hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp thành phố, cấp vùng (trung tâm
|
40,96
|
thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
4,69
|
4
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
25,99
|
5
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
13,40
|
6
|
Đất quốc phòng an ninh
|
334,41
|
7
|
Đất nông nghiệp
|
403,04
|
|
Đất sản xuất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
195,81
|
Đất lâm nghiệp
|
207,23
|
8
|
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn
|
31,04
|
9
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
25,46
|
10
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
95,73
|
11
|
Đê và hành lang cách ly
|
58,35
|
12
|
Đất giao thông đối ngoại
|
49,63
|
13
|
Đất khác (mặt nước, cây xanh,…)
|
233,23
|
|
TỔNG
|
1406,59
|
- Xác định được quy mô đất dân dụng: 1.551,41 ha.
- Áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng (tính đến năm 2025) theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố cho Vùng đô thị cũ (vùng 1) là 70 m2/người và Vùng đô thị mới phát triển (vùng 2) là: 80 m2/người; Xác định được quy mô dân số quy hoạch là: 195.200 người.
b. Xác định dân số theo phương pháp tăng tự nhiên và tăng cơ học:
- Xác định dân số theo phương pháp tăng tự nhiên:
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1%/năm.
Áp dụng công thức: Nt = No(1+α)ª. Trong đó:
Nt = Dân số năm dự báo (năm 2025).
No = Dân số năm hiện trạng (năm 2014, dân số: 114.742 người).
a = Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (1%/năm).
ª = Khoảng thời gian dự báo (11 năm, là khoảng thời gian từ năm hiện trạng (2014) đến năm dự báo (2025)).
+ Dân số tính toán theo phương pháp tăng tự nhiên: 128.015 người.
- Xác định dân số theo phương pháp tăng cơ học:
+ Tăng dân số cơ học ước khoảng gấp 2 lần tăng tự nhiên (do việc di dân từ khu vực đô thị cũ, các dự án lớn đã và đang hình thành ảnh hưởng trực tiếp...).
+ Dân số tính toán theo phương pháp tăng cơ học là: 26.600 người.
- Dân số tính theo tăng tự nhiên và cơ học đến năm 2025 khoảng: 154.620 người.
c. Lựa chọn quy mô dân số:
- Căn cứ kết quả tính toán quy mô dân số theo hai phương pháp;
- Căn cứ sự biến động dân số thời vụ, sự dịch chuyển dân số;
- Căn cứ khả năng đô thị hóa, sự ảnh hưởng của các dự án lớn trong và xung quanh khu vực;
Xác định quy mô dân số toàn quận Kiến An đến năm 2025 là 195.200 người.
3.3.2.Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị
- Đất xây dựng toàn đô thị: 2.958,0 ha.
- Đất dân dụng đến năm 2025: 1.551,41 ha, bao gồm: đất công trình công cộng, đất đơn vị ở, đất hỗn hợp, đất cây xanh-TDTT, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Quỹ đất phát triển đảm bảo phục vụ cho 195.200 người trong tương lai.
3.4.Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Áp dụng cho quận Kiến An là chỉ tiêu của đô thị loại 1.
Stt
|
HẠNG MỤC
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
CHỈ TIÊU
|
A
|
CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT DÂN DỤNG
|
m2/ng
|
70-80
|
1
|
Đất đơn vị ở
|
m2/ng
|
8-50
|
|
Trong đó đất công cộng đơn vị ở bao gồm:
|
|
Hành chính (UBND phường, công an)
|
ha/công trình
|
0,7
|
|
Trạm y tế
|
trạm/1000 người
|
1
|
|
m2 /trạm
|
500
|
|
Nhà Văn hóa
|
ha/công trình
|
0,3
|
|
Chợ
|
ha/công trình
|
0,2
|
|
Trường mẫu giáo
|
chỗ/1000 người
|
50
|
|
m2/chỗ
|
15
|
|
Trường tiểu học
|
chỗ/1000 người
|
65
|
|
m2/chỗ
|
15
|
|
Trường THCS
|
chỗ/1000 người
|
55
|
|
m2/chỗ
|
15
|
|
Đất cây xanh – sân chơi
|
m2/ng
|
>2
|
2
|
Đất công cộng
|
m2/người
|
5
|
|
Hành chính (Đảng, chính quyền, nội chính, kinh tế, tổ chức xã hội…)
|
ha/công trình
|
0,5 – 2
|
Ytế (phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh)
|
m2/trạm
|
3000
|
Văn hoá (thư viện, bảo tàng, triển lãm, nhà hát, cung văn hóa, cung thiếu nhi)
|
ha/công trình
|
0,5 – 1
|
Chợ - trung tâm thương mại
|
ha/công trình
|
0,8
|
Giáo dục (trường PTTH, Dạy nghề)
|
chỗ/1000 người
|
40
|
m2/chỗ
|
15
|
B
|
HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
|
|
|
1
|
Tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh
|
% đất xây dựng đô thị
|
≥18 (tính đến đường phân khu vực)
|
2
|
Cốt nền xây dựng
|
m(cao độ lục địa)
|
≥+2,46
|
3
|
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt
|
l/người/ngày đêm
|
180
|
Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp
|
m3/ha-ng.đ
|
22-45
|
4
|
Tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt
|
% (chỉ tiêu cấp nước)
|
≥90
|
Tỷ lệ thu gom nước thải công nghiệp
|
% (chỉ tiêu cấp nước)
|
≥90
|
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
|
kg/người/ngày
|
1,3
|
Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh
|
Tấn/ha/ngày
|
0,1-0,3
|
5
|
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (*)
|
w/người
|
700
|
Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng
|
w/ người
|
40% (*)
|
6
|
Chỉ tiêu thông tin liên lạc
|
máy/100dân
|
50
|
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÂN KHU
4.1.Quan điểm quy hoạch
1. Tuân thủ các định hướng của điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế thừa phát triển đô thị kết hợp với bổ sung hoàn thiện theo xu hướng hiện đại, bền vững.
2. Tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên củahệ thống núi đồi, cây xanh, mặt nước...
3. Khai thác thế mạnh của sự tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quy mô lớn, cấp Vùng và thành phố. Tận dụng các cơ sở y tế chuyên ngành để phát triển hạ tầng xã hội.
4. Đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại 1, có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh;Phát triển các điểm nút lợi ích hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực, kích thích dịch cư, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
5. Nghiên cứu phát triển cấu trúc đơn vị ở - tương đương phường– trên cơ sở sắp xếp lại các phường cũ.Bố trí hệ thống hạ tầng tiện ích xã hội thuận tiện sử dụng và quản lý.
6. Các khu dân cư cũ, dân cư làng xã và các khu gia binh được kết nối, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị và kiến trúc cảnh quan theo nguyên tắc định cư tại chỗ, hạn chế giải phóng mặt bằng nhằm ổn định và nâng cao đời sống.
7. Đảm bảo công năng, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất đai và chi phí.Phát triển đô thị theo chương trình và dự án đầu tư sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có trọng điểm.
8. Công trình quốc phòng – an ninh được giữ nguyên. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng an ninh.
4.2.Cấu trúc quy hoạch đô thị
4.2.1.Cấu trúc
Yếu tố tự nhiên: Hệ thống sông Lạch Tray như đại lộ nước và sông Đa Độ là trục cảnh quan tự nhiên bao bọc quận từ Đông sang Tây kết hợp với hệ thống núi Cựu Viên, Thiên Văn, Cột Cờ… tạo thành khung tự nhiên đặc trưng cho quận.
Yếu tố nhân tạo: hệ thống giao thông trục chính gồm đường Vành đai 3 (355), đường trục Đô thị - WorldBank và đường nối QL5-QL10 kết hợp với mạng giao thông hiện trạng. Các khu chức năng được bố trí dựa trên hai yếu tố trên:
- Chọn chỉ tiêu quy mô cấp quận tương đương cấp khu đô thị.
- Trung tâm công cộng, dịch vụ cấp quận.
- Trung tâm thương mại tập trung tại các trục đường chính.
- Phân chia khu vực nghiên cứu thành các đơn vị ở.
+ Nguyên tắc tầng bậc.
+ Lấy trường học làm trung tâm phục vụ cho đơn vị ở.
+ Trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục phân theo các đơn vị ở.
- Quy hoạch các cụm trường đào tạo tiếp cận trung tâm dịch vụ, sinh hoạt…
- Nâng cấp, cải tạo các khu dân cư cũ, làng xóm, khu gia binh…
4.2.2.Phân vùng quy hoạch
Căn cứ thực tế phát triển của quận, đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này phân chia quận làm 2 khu vực quy hoạch, cụ thể :
* Vùng 1(vùng đô thị cũ): bao gồm 4 phường: Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn. Diện tích 842,75 ha, có đặc điểm sau:
-
Là vùng đô thị xây dựng ổn định lâu đời, mật độ dân số, mật độ ở cao.
- Có nhiều công trình hành chính, công trình quân sự đan xen với các khu ở.
- Có dự án lớn đang được triển khai.
- Thiên nhiên phong phú.
- Khu đào tạo, giáo dục quy mô lớn, tập trung.
- Các nhà máy, xí nghiệp ven sông nguy cơ gây ô nhiễm cao.
* Vùng 2 (vùngđô thị mới phát triển): bao gồm 6 phường: Lãm Hà, Đồng Hòa, Nam Sơn, Văn Đẩu, Phủ Liễn, Tràng Minh. Diện tích: 2.115,25ha, có đặc điểm sau:
- Đang trong quá trình đô thị hoá, là khu vực có xí nghiệp công nghiệp, đất nông nghiệp xen lẫn dân cư.
- Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực.
- Trung tâm y tế chuyên ngành.
- Nhiều dự án đầu tư xây dựng tác động đến hình ảnh đô thị và cảnh quan.
- Mật độ dân cư phát triển nhưng không đủ chỉ tiêu và phân bố theo làng xã cũ.
- Nông nghiệp phát triển.
- Cảnh quan nông thôn đẹp.
4.2.3.Tổ chức quản lý hành chính
Trên cơ sở 10 phường hiện nay, dự kiến đến năm 2025 phân chia quận Kiến An thành 12 phường mỗi phường tương đương 1 đơn vị ở, trung tâm phường là trung tâm đơn vị ở.
- Phường Nam Sơn: chia thành 02 phường.
- Phường Văn Đẩu: chia thành 02 phường.
- Các phường còn lại giữ nguyên.
4.3. Tính chất đô thị
- Là khu đô thị loại 1 –đơn vị hành chính cấp quận.
- Là khu ở đô thị sinh thái.
- Là khu du lịch, dịch vụ.
- Là trung tâm giáo dục đào tạo và trung tâm y tế chuyên ngành.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh.
* Tính chất đô thị từng vùng:
Vùng 1: Là khu đô thị trung tâm quận với các công trình hành chính – chính trị và tiện ích công cộng cấp Thành phố và cấp quận; Là khu ở đô thị, khu giáo dục đào tạo, khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch và công nghiệp.
Vùng 2: Là khu ở đô thị sinh thái; khu trung tâm y tế; đào tạo; khu dịch vụ, thương mại; du lịch và nghỉ dưỡng; khu nông nghiệp theo hướng công nghệ cao với mức độ hợp lý.
4.4. Quy hoạch cơ cấu
Quận Kiến An được phân khu chức năng như sau:
- Khu trung tâm hành chính – chính trị cấp quận: giai đoạn 1 giữ nguyên ở vị trí cũ tại phường Trần Thành Ngọ, quỹ đất đáp ứng được nhu cầu sử dụng...Thực hiện cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới tại các trụ sở làm việc đã bị xuống cấp tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức, tạo các công trình điểm nhấn, góp phần làm đẹp bộ mặt kiến trúc đô thị quận. Giai đoạn 2 sau năm 2025 xây dựng trung tâm Hành chính chính trị tại khu đất quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính chính trị tại phường Nam sơn.
- Khu trung tâm tiện ích Công cộng:
+ Cấp thành phố và cấp quận: Bố trí tại giao lộ các trục đường chính như WorldBank, đường nối sang quận Dương Kinh – khu Anh Dũng; đường song song với đường QL5-QL10; đường nối hồ điều hòa phường Tràng Minh..., nâng cấp các khu thương mại dịch vụ hiện có ở khu đô thị cũ.
+ Cấp khu ở: được bố trí phân tán trên toàn quận, đặt tại giao lộ các đường phố chính đô thị và đảm bảo bán kính phục vụ.
+ Cấp đơn vị ở: đặt tại giao lộ các đường khu vực và tại trung tâm các nhóm nhà ở. Đối với các công trình hiện có nếu không đạt tiêu chuẩn quy hoạch bố trí thêm.
- Khu ở: toàn quận quy hoạch thành 12 đơn vị ở. Mỗi đơn vị ở tương đương với đơn vị hành chính cấp phường, trung tâm phường là trung tâm đơn vị ở.
+ Nâng cấp, cải tạo làng xóm. Chỉnh trang đô thị cũ.
+ Khu vực nằm trong khu vực tĩnh không đầu cất hạ cánh của sân bay Cát Bi, sân bay quân sự Kiến An có tầng cao tối đa tuân thủ tiêu chuẩn về chiều cao theo quy định.
+ Đất làng nghề (Đất tiểu thủ công nghiệp): Tiếp tục phát triển làng nghề đã được xây dựng cơ sở hạ tầng tại phường Nam Sơn, có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
- Khu cây xanh – TDTT:
+ Khu công viên cây xanh – TDTT tập trung cấp quận bố trí tại 3 khu vực: Đồng Hòa, Nam Sơn và Trần Thành Ngọ.
+ Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray.
+ Vành đai bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ và khai thác du lịch đồng quê.
+ Hệ thống hành lang cây xanh dọc các kênh mương kết hợp cây xanh công viên hồ điều hòa.
+ Cây xanh vườn hoa, sân tập được bố trí trung tâm các đơn vị ở.
- Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng: tiếp tục triển khai dự án công viên rừng Thiên Văn trải dài qua địa bàn các phường Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Văn Đẩu, Nam Sơn. Ngoài ra các khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại phường Tràng Minh, phường Phù Liễn và phường Nam Sơn.
- Đất công nghiệp, kho tàng,tổng diện tích hiện trạng là 95,61Ha:
Giữ lại Cụm công nghiệp Quán Trữ diện tích 23,38ha. Sau này sẽ chuyển đổi chức năng thành đất dịch vụ công cộng theo quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt.
Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp khác tổng diện tích 72,23Ha từng bước di chuyển vào các khu công nghiệp tập trung của thành phố trước năm 2025 và chuyển đổi thành các loại đất khác phù hợp.Cụ thể như chuyển đổi đất công nghiệp nhẹ tại các phường Đồng Hòa, Lãm Hà thành đất phát triển đô thị. Chuyển đổi đất công nghiệp tại phường Ngọc Sơn thành đất thương mại dịch vụ.
- Khu di tích lịch sử tôn giáo: Giữ nguyên theo hiện trạng, khi cải tạo phải được sự đồng ý của các cơ quan quản lý.
- Khu quốc phòng an ninh: cơ bản giữ nguyên quỹ đất quốc phòng – an ninh, vi chỉnh một số điểm do đường giao thông chạy qua hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (tại công văn số 8198/UBND-NC về việc thống nhất kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của các đơn vị trực thuộc Quân khu 3 trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Biểu tổng hợp đất quốc phòng trên địa bàn quận Kiến An do Ban CHQS Quận phối hợp với phòng TNMT quận cung cấp).
- Khu nông nghiệp: giữ lại quỹ đất tại khu vực xa tầm ảnh hưởng đô thị hóa: phía Nam đường vành đai 3, phường Phù Liễn, phường Tràng Minh và phường Nam Sơn giáp với phường Đa Phúc quận Dường Kinh. Giai đoạn đầu vẫn canh tác nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao, kết hợp khai thác các loại hình du lịch xanh. Giai đoạn sau, quỹ đất này được đưa vào khai thác phát triển đô thị.
4.5. Quy hoạch sử dụng đất
BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
|
TỶ LỆ
|
TỶ LỆ
|
(HA)
|
Các loại đất trong khu dân dụng
|
Tương quan khu dân dụng và ngoài dân dụng
|
(%)
|
(%)
|
I
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
1551,41
|
100,00
|
52,45
|
1
|
Đất công cộng cấp quận (hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
47,22
|
3,04
|
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận (trung tâm thương mại,
|
57,87
|
3,73
|
nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
200,08
|
12,90
|
4
|
Đất đơn vị ở
|
875,56
|
56,44
|
|
Đất nhóm nhà ở (đất ở, sân chơi, giao thông nội bộ...)
|
693,45
|
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở (hành chính, chợ, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
65,78
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
42,50
|
Đất giao thông cấp nội bộ
|
73,83
|
5
|
Đất hỗn hợp (nhà ở, hành chính, dịch vụ…)
|
39,29
|
2,53
|
6
|
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
331,39
|
21,36
|
II
|
ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
1406,59
|
|
47,55
|
1
|
Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
90,66
|
|
|
(hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp thành phố, cấp vùng (trung tâm
|
40,96
|
thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
4,69
|
4
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
25,99
|
5
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
13,40
|
6
|
Đất quốc phòng an ninh
|
334,41
|
7
|
Đất nông nghiệp
|
403,04
|
|
Đất sản xuất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
195,81
|
Đất lâm nghiệp
|
207,23
|
8
|
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn
|
31,04
|
9
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
25,46
|
10
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
95,73
|
11
|
Đê và hành lang cách ly
|
58,35
|
12
|
Đất giao thông đối ngoại
|
49,63
|
13
|
Đất khác (mặt nước, cây xanh,…)
|
233,23
|
|
TỔNG ĐẤT = (I+II)
|
2958,00
|
|
100,00
|
2.1.
2.2.
2.3.
4.5.1.Quy hoạch đất dân dụng toàn quận Kiến An:
a. Quy hoạch đất công trình công cộng cấp quận:
Đất công trình công cộng cấp quận bao gồm các công trình hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục cấp quậncó tổng quy mô là 47,22ha. Trong đó:
- Đất trung tâm hành chính – chính trị quận với diện tích: khoảng 9,97 ha bao gồm khu trung tâm hành chính – chính trị hiện trạng tại phường Trần Thành Ngọ và khu đất dự kiến phát triển giai đoạn sau khi di chuyển trung tâm hành chính quận tại phường Nam Sơn, ngoài ra còn trụ sở làm việc của Tòa án, Thi hành án, Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận....có vị trí thuộc phường Văn Đẩu.
- Đất giáo dục - đào tạo: gồm 6 trường PTTH và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tại phường Văn Đẩu. Tổng quy mô: khoảng 10,62 ha. Cụ thể: trường PTTH Đồng Hòa giữ nguyên vị trí và quy mô, trường PTTH Kiến An và trường Phan Đăng Lưu kết hợp thành 01 trường, bổ sung thêm 04 trường PTTH mới đặt tại các phườngĐồng Hòa, Nam Sơn, Phù Liễn, Văn Đẩu để đảm bảo nhu cầu sử dụng trong tương lai.
- Đất y tế: bao gồm một trung tâm y tế quận tại phường Trần Thành Ngọ, bệnh viện Đa khoa Kiến An đặt tại phường Phù Liễn, bệnh viện tư nhân Hồng Đức tại phường Ngọc Sơn và một trung tâm y tế quận dự kiến xây dựng tại phường Nam Sơnphục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho dân cư khu vực phía Bắc núi Cựu Viên với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tiên tiến…Quy mô:khoảng 5,90ha.
- Đất văn hóa: là các công trình như nhà văn hóa quận, nhà thiếu nhi, đài phát thanh, bưu điện, triển lãm… được bố trí tập trung trên trục đường đấu nối quốc lộ 5-quốc lộ 10… Quy mô: khoảng 5,55 ha.
- Ngoài ra, có một số lô đất xây dựng các công trình công cộng cấp quận với chức năng hành chính, giáo dục, văn hóa, y tế có diện tích khoảng 15,18 ha nằm rải rác trên địa bàn quận.
b. Quy hoạch đất dịch vụ, thương mại cấp quận:
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận bao gồm các công trình trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê....phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn quận. Ngoài khu vực đô thị cũ đã ổn định về cơ cấu, các công trình công cộng mới được đặt tại trung tâm các khu ở tại các trục đường lớn.Quy mô: khoảng 57,87ha.
Hình thành các trung tâm thương mại lớn, hợp khối cao tầng bên trục đường nối Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10.
c. Quy hoạch đất đơn vị ở:
- Quy mô: 875,56ha phân thành 12 đơn vị ở,mỗi đơn vị ở tương đương cấp phường trên cơ sở sắp xếp lại địa giới hành chính 10 phường hiện nay.
Bao gồm: đất nhóm nhà ở; đất công cộng cấp đơn vị ở; đất cây xanh – thể dục thể thao cấp đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ và hạ tầng kỹ thuật.
- Đất công cộng cấp đơn vị ở: đặt tại trung tâm các đơn vị ở. Hệ thống trung tâm các đơn vị ở đảm bảo bán kính phục vụ từ 400-500m. Bao gồm:
+ Công trình hành chính cấp đơn vị ở (tương đương cấp phường).
+ Công trình y tế: Trạm y tế (khoảng 500m2/trạm/1000 người).
+ Công trình giáo dục: Trường học cấp 1, 2 và trường mẫu giáo, nhà trẻ (khoảng từ 1-1,5ha/trường).
+ Công trình văn hóa: Nhà văn hóa, thư viện… cấp phường.
+ Công trình công cộng khác: Chợ, dịch vụ hàng ngày (khoảng 0,5 ha/công trình).
- Đất nhóm nhà ở: bao gồm hai loại đất nhóm nhà ở là đất nhóm nhà ở mới và đất nhóm nhà ở hiện trạng.
+ Đất nhóm nhà ở mới nằm tập trung chủ yếu ở khu vực hiện trạng đang là đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hoặc đất chưa sử dụng của quận.
+ Đất nhóm nhà ở hiện trạng nằm chủ yếu theo các trục đường lớn ở khu vực đô thị trung tâm và các trục đường liên phường, là các khu dân cư hiện trạng có cấu trúc kiểu làng xóm tự phát bám theo trục giao thông. Các khu vực này sẽ được nâng cấp theo quy hoạch để đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1. Ngoài ra, còn nhóm nhà ở kết hợp làm nghề truyền thống: nghề mộc (Kha Lâm, Phường Nam Sơn): giữ nguyên các hộ làm nghề truyền thống, có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tiếng ồn...
+ Các loại hình nhóm nhà ở: nhóm nhà ở chung cư cao tầng; nhóm nhà ở biệt thự, nhà vườn, trang trại; nhóm nhà ở liền kế (hạn chế); nhóm nhà ở cải tạo vànhóm nhà ở kết hợp làng nghề truyền thống. Đặc biệt chú trọng ưu tiên nhà ở sân vườn thấp tầng.
- Đất cây xanh – sân tập luyện thể dục thể thao, mặt nước: Bao gồm hệ thống các khu cây xanh, vườn hoa, mặt nước kết hợp với các sân luyện tập thể dục thể thao được bố trí phân tán tại trung tâm các đơn vị ở và được liên kết với nhau bằng dải cây xanh và kênh mương nhằm tạo ra môi trường xanh – sạch – đẹp phục vụ cho nhu cầu thư giãn, vui chơi, giải trí cũng như nhu cầu tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của người dân.
- Đất giao thông nội bộ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật: bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở và bãi đỗ xe, các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ trong đơn vị ở.
d. Quy hoạch đất hỗn hợp (nhà ở, hành chính, dịch vụ...):
- Đất hỗn hợp bao gồm nhiều chức năng, cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ..có thể bố trí căn hộ để ở (đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về an toàn, sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó, đồng thời không ảnh hưởng tới hoạt động công cộng văn phòng, thương mại, dịch vụ chung khu vực). Quy mô: khoảng 39,29 ha.
- Vị trí các công trình được bố trí tại các khu vực xây dựng mới như khu vực trong quy hoạch Nam sông Lạch Tray, trên trục đường nối giữa quốc lộ 5 và quốc lộ 10 và trên đường vành đai 3 với quy mô 12-25 tầng, tạo các điểm nhấn đô thị.
e. Quy hoạch hệ thống đất cây xanh – thể dục thể thao cấp quận:
Quy mô: khoảng 200,08 ha bao gồm đất xây dựng trung tâm luyện tập thể dục thể thao, công viên cây xanh, vườn hoa đường dạo được bố trí tại hạt nhân các khu ở. Các khu vực công viên, cây xanh, vườn hoa được nghiên cứu khai thác không gian mặt nước hiện có để tạo lập các trục không gian cảnh quan.
- Quy hoạch bố trí 03 khu trung tâm thể dục thể thao cấp quận tại: phường Đồng Hòa, phường Quán Trữ và phường Trần Thành Ngọ (ngã 5 Kiến An). Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có 04 sân vận động nằm trong khuôn viên trường Đại học Hải Phòng, Trung tâm thể dục thể thao quân khu 3 và Bộ tổng tư lệnh quân khu 3...
- Hình thành hệ thống hồ điều hòa tại trung tâm các phường: Quán Trữ, Nam Sơn, Văn Đẩu, Phù Liễn và Tràng Minh.
- Quy hoạch hệ thống cây xanh phía Nam sông Lạch Tray; hệ thống cây xanh hai bên tuyến kênh mương nội vùng kết hợp với đường đi bộ nhằm tạo ra không gian vui chơi, giải trí trong lành cho người dân trong khu vực.
- Hình thành mạng lưới liên kết cây xanh trên cơ sở phát triển hệ, mảng xanh dọc tuyến kênh Mỹ Khê và các kênh nội đồng như những trục xanh dẫn hướng kết nối với các khu vực cây xanh tự nhiên và hệ thống đồi núi – mặt nước; hệ thống không gian cây xanh mặt nước đan xen hoà quyện với các không gian chức năng khác đáp ứng mục tiêu đưa con người thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, đồng thời đáp ứng mục tiêu xây dựng đô thị hướng tới mô hình đô thị sinh thái bền vững.
f. Quy hoạch đất giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Quy mô: khoảng 331,39ha, là hệ thống giao thông cấp khu vực và giao thông cấp đô thị bao gồm các tuyếnđường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường chính khu vực và đường khu vực; hệ thống đường sắt đô thị; hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật....được quy hoạch trên địa bàn quận Kiến An.
4.5.2.Quy hoạch đất ngoài dân dụng:
a. Quy hoạch đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng:
Quy mô: khoảng 90,66 ha bao gồm đất xây dựng các công trình công cộng cấp Thành phố, cấp vùng với các chức năng: hành chính, giáo dục, văn hóa, y tế.
- Đất xây dựng các công trình hành chính ngoài cấp quản lý hành chính của đô thị: Trụ sở làm việc của Sở NN&PTNT trên địa bàn phường Trần Thành Ngọ, Chi cục bảo vệ thực vật, Đài thiên văn Phù Liễn trên đỉnh núi Thiên Văn và Đài vệ tinh mặt đất gần ngã 5 Kiến An.Diện tích: khoảng 2,36 ha.
- Đất giáo dục, bệnh viện chuyên ngành cấp thành phố, cấp vùng: là các công trình được xây dựng kiên cố, kiến trúc hiện đại, tầng cao trung bình là 3,5 tầng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật...là các công trình điểm nhấn cho khu vực. Tiêu biểu có các cụm công trình trường Đại học Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng nghề Bách nghệ....Diện tích: khoảng 78,06 ha.
- Ngoài ra, có một số lô đất xây dựng các công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng với chức năng hành chính, giáo dục, văn hóa, y tế có diện tích khoảng 10,24 ha.
b. Quy hoạch đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng:
- Đất xây dựng các công trình dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng được bố trí chủ yếu tại các nút giao trên đường trục chính đô thị (giao của trục đường Worlbank với trục đường có lộ giới 68,0m, các đường chính đô thị,...) và trên trục đường vành đai 3, đường Hoàng Thiết Tâm... Các công trình có hình thức hợp khối hiện đại, quy mô và công năng hợp lý bao gồm: trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê… làm điểm nhấn cho khu vực.Quy mô: khoảng 40,96 ha.
c. Quy hoạch đất tiểu thủ công nghiệp:
- Với diện tích 4,69ha bố trí một khu làng nghề Mộc truyền thống tại phường Nam Sơn, duy trì nghề mộc đã có từ lâu tại đây để vừa phát huy truyền thống, vừa tạo thành một khu vực sản xuất tập trung thúc đẩy kinh tế cũng như góp phần phát triển mô hình du lịch làng nghề và giới thiệu sản phẩm cho quận.
d. Quy hoạch đất công nghiệp – kho tàng:
- Quy mô: 25,99ha, là cụm công nghiệp Quán Trữ trên địa bàn phường Quán Trữ. Trong đó, là các công trình nhà máy, xí nghiệp đảm bảo được các yêu cầu về cách ly với khu dân cư, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ để tồn tại hoạt động và không mở rộng về quy mô sản xuất...Sau năm 2025 sẽ chuyển đổi chức năng thành đất dịch vụ công cộng theo quy hoạch chung thành phố Hải phòng đã được phê dyệt.
- Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp khác từng bước di chuyển vào các khu công nghiệp tập trung của thành phố trước năm 2025.
e. Quy hoạch đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:
Quy mô: 13,40ha. Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng là các công trình như đền, đình, chùa, miếu, nhà thờ....nằm trên địa bàn quận bao gồm cả hành lang bảo vệ các công trình di tích này theo Luật định. Bao gồm khu di tích Núi Vọ tại phường Phù Liễn được đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
f. Quy hoạch đất quốc phòng - an ninh:
Quy mô: 334,41ha, là các công trình quốc phòng như Bộ Tư lệnh quân khu 3, trường dạy nghề quân khu 3, trạm sửa chữa Trung Dũng, Ban chỉ huy quân sự quận, các doanh trại quân đội...
g. Quy hoạch đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị và đất lâm nghiệp):
Quy mô:403,04 ha, nằm chủ yếu ở phường Tràng Minh, phường Phù Liễn xa tầm ảnh hưởng đô thị hóa và ven các dòng kênh mương nội đồng. Giai đoạn đầu phát triểntheo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao kết hợp khai thác các loại hình du lịch xanhvới mật độ xây dựng thấp. Tùy theo tình hình thực tế, giai đoạn sau quỹ đất này được đưa vào khai thác phát triển đô thị. Đất rừng trên núi Thiên văn và núi Yên Ngựa.
h. Quy hoạch đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật vàkhoảng cách an toàn:
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất xây dựng trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, tuyến đường điện, đường sắt và hành lang bảo vệ.... Quy mô: 31,04 ha.
i. Quy hoạch đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng:
Quy mô: 95,73ha, gồm công viên rừng Thiên Văn đã được UBND thành phố phê duyệt trải dài trên địa bàn các phường Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Văn Đẩu, Nam Sơn; Quy hoạch 01 khu Công viên Lịch sử - văn hóa – dân tộc tại phường Phù Liễn lấy di tích Núi Vọ làm chủ đề chính của câu chuyện lịch sử.
Ngoài ra còn các khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng theo hướng sinh thái, đô thị xanh tại phường Tràng Minh, phường Phù Liễn và phía nam đường vành đai 3. Trên cơ sở gìn giữ, phát huy không gian thiên nhiên sẵn có hòa quyện với không gian chức năng khác của đô thị đáp ứng mục tiêu đưa con người gần gũi thân thiện với thiên nhiên và xây dựng đô thị nhà vườn.
j. Quy hoạch đất đê và hành lang cách ly:
Quy mô:58,35ha, bao gồm đê sông Lạch Tray và hành lang cây xanh cách ly.
k. Quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Giữ nguyên quy mô hiện tại của nghĩa trang Cựu Viên, Kha Lâm, Đường Thư, Quán Trữ, Đường Xà; xây dựng tường bao và quy hoạch diện tích cây xanh cách ly để đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Quy hoạch mở rộng nghĩa trang Công Nông để đáp ứng nhu cầu an táng trên địa bàn Quận đến năm 2025. Từng bước di chuyển các nghĩa trang rải rác về nghĩa trang tập trung của thành phố tại Phi Liệt. Quy mô: 25,46 ha.
l. Quy hoạch đất khác (mặt nước, cây xanh,....):
Tổng quy mô là: 233,23ha, bao gồm:
- Mặt nước các sông Lạch Tray, sông Đa Độ và hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Hệ thống hành lang cây xanh ngoài đê sông Lạch Tray.
m. Quy hoạch đất giao thông đối ngoại:
Có tổng quy mô là: 49,63ha, bao gồm:
- Đường trục chính đô thị (đường World bank).
- Đường vành đai 2.
- Đường vành đai 3.
- Bến xe ô tô liên tỉnh phía Nam.
4.5.3.Nội dung quy hoạch sử dụng đất theo từng vùng chức năng đô thị:
a. Vùng 1 (vùng đô thị cũ):bao gồm 4 phường Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn.
- Quan điểm quy hoạch: ổn định cơ cấu sử dụng đất, từng bước có kế hoạch đầu tư cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp theo từng dự án.
- Các chỉ tiêu quy hoạch:
+ Diện tích đất dân dụng: 268,69 ha
+ Dân số: 43.600 người
+ Chỉ tiêu đất dân dụng: 70 m2/người.
BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG 1
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(HA)
|
I
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
268,69
|
1
|
Đất công cộng cấp quận (hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
5,32
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận (trung tâm thương mại,
|
20,78
|
nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
25,37
|
4
|
Đất đơn vị ở
|
168,66
|
|
Đất nhóm nhà ở (đất ở, sân chơi, giao thông nội bộ...)
|
116,04
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở (hành chính, chợ, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
20,16
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
13,49
|
Đất giao thông cấp nội bộ
|
18,97
|
5
|
Đất hỗn hợp (nhà ở, hành chính, dịch vụ…)
|
6,37
|
6
|
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
42,19
|
II
|
ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
574,06
|
1
|
Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
26,23
|
(hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp thành phố, cấp vùng (trung tâm
|
1,15
|
thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
0,00
|
4
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
25,99
|
5
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
5,40
|
6
|
Đất quốc phòng an ninh
|
270,47
|
7
|
Đất nông nghiệp
|
98,50
|
|
Đất sản xuất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
0,00
|
Đất lâm nghiệp
|
98,50
|
8
|
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn
|
4,52
|
9
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
13,14
|
10
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
0,00
|
11
|
Đê và hành lang cách ly
|
22,58
|
12
|
Đất giao thông đối ngoại
|
0,85
|
13
|
Đất khác (mặt nước, cây xanh,…)
|
105,23
|
|
TỔNG ĐẤT = (I+II)
|
842,75
|
- Đánh giá: Chỉ tiêu đất dân dụng của vùng 1 là 70m2/người, cao hơn so với chỉ tiêu đất dân dụng của điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt là 60m2/người. Do vùng 1 là trung tâm cũ của quận Kiến An đã ổn địnhtuy nhiên mật độ dân cư, mật độ xây dựng vẫn thấp hơn so với các vùng thuộc trung tâm của thành phố như Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân.
- Giải pháp:
+ Củng cố cấu trúc đô thị dạng bàn cờ bằng cách cải tạo chỉnh trang cái trục đường dọc hiện có và bổ sung mạng đường ngang kết nối.
+ Xây dựng một số khu đô thị (ven sông Lạch Tray, hồ Tây Sơn...) để tái định cư dân tại các khu vực tập trung cao vượt quá chỉ tiêu sử dụng đất.
+ Nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của quận trong tương lai và đảm bảo kết hợp quốc phòng an ninh.
+ Đối với các công trình công cộng đơn vị ở: nâng cao tầng đối với các công trình hiện hữu; kết hợp sử dụng các công trình công cộng ở các đơn vị ở xung quanh.
+ Các dự án được triển khai trong khu vực phải đồng bộ, hài hòa với kiến trúc cảnh quan cũng như yêu cầu phát triển bền vững.
+ Cụm công nghiệp Quán Trữ xây dựng hành lang cách ly với khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ....
b. Vùng 2 (vùng đô thị mới phát triển): bao gồm 6 phường Đồng Hòa, Lãm Hà, Nam Sơn, Văn Đẩu, Phù Liễn, Tràng Minh.
- Quan điểm quy hoạch:
+ Quy hoạch xây dựng tập trung có trọng điểm dọc các tuyến đường chính đô thị và tại điểm nút giao cắt.
+ Hình thành mạng cấu trúc đô thị dạng ô bàn cờ dựa trên quy hoạch xây dựng các tuyến đường ngang kết nối với quận Dương Kinh.
+ Ổn định cơ cấu sử dụng đất, từng bước có kế hoạch đầu tư cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp tại những khu vực dân cư làng xóm cũ. Bổ sung các công trình tiện ích công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống làm đồ gỗ tại làng nghề Kha Lâm - Phường Nam Sơn, bố trí giải pháp tránh ảnh hưởng khu dân cư.
- Các chỉ tiêu quy hoạch:
+ Diện tích đất dân dụng: 1.282,72ha
+ Dân số: 151.600 người
+ Chỉ tiêu đất dân dụng: 80 m2/người.
BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG 2
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(HA)
|
I
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
1282,72
|
1
|
Đất công cộng cấp quận (hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
41,90
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận (trung tâm thương mại,
|
37,09
|
nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
174,71
|
4
|
Đất đơn vị ở
|
706,90
|
|
Đất nhóm nhà ở (đất ở, sân chơi, giao thông nội bộ...)
|
577,41
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở (hành chính, chợ, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
45,62
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
29,01
|
Đất giao thông cấp nội bộ
|
54,86
|
5
|
Đất hỗn hợp (nhà ở, hành chính, dịch vụ…)
|
32,92
|
6
|
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
289,20
|
II
|
ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
832,53
|
1
|
Đất công trình công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
64,43
|
(hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục)
|
2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp thành phố, cấp vùng (trung tâm
|
39,81
|
thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...)
|
3
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
4,69
|
4
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
0,00
|
5
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
8,00
|
6
|
Đất quốc phòng an ninh
|
63,94
|
7
|
Đất nông nghiệp
|
304,54
|
|
Đất sản xuất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
195,81
|
Đất lâm nghiệp
|
108,73
|
8
|
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khoảng cách an toàn
|
26,52
|
9
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
12,32
|
10
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
95,73
|
11
|
Đê và hành lang cách ly
|
35,77
|
12
|
Đất giao thông đối ngoại
|
48,78
|
13
|
Đất khác (mặt nước, cây xanh,…)
|
128,00
|
|
TỔNG ĐẤT = (I+II)
|
2115,25
|
- Đánh giá: Chỉ tiêu đất dân dụng của vùng 2 là 80m2/người, cao hơn so với chỉ tiêu đất dân dụng của điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt là 60m2/người. Do quan điểm quy hoạch vùng 2 vùng đô thị mới phát triển đang tạo lập; xây dựng đô thị theo mô hình sinh thái với mật độ xây dựng thấp, công trình nhà vườn, biệt thự xanh, các dự án du lịch lấy cảnh quan thiên nhiên cùng nông nghiệp công nghệ cao làm thế mạnh thu hút phát triển.
- Giải pháp:
+ Xây dựng cơ cấu quy hoạch mới dọc theo các trục đường đường World bank, đường đấu nối quốc lộ 5 - quốc lộ 10, đường vành đai 3, đường Nguyễn Lương Bằng...tại phường Đồng Hòa, Văn Đẩu, Nam Sơn làm đòn bẩy phát triển đô thị và kinh tế xã hội.
+ Nâng cấp, cải tạo, xây mới các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt tiêu chí đô thị loại 1.
+ Có hướng phát triển theo mô hình đô thị sinh thái. Khuyến khích các dự án du lịch sinh thái, dự án đô thị xanh.
+ Duy trì nông nghiệp công nghệ cao ở mức độ hợp lý.
4.5.4.Quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo từng lô đất
Chi tiết ở phụ lục 1
4.6. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
4.6.1.Bố cục không gian kiến trúc
- Củng cố khung không gian đô thị vùng đô thị cũ và hình thành không gian vùng đô thị mới phát triển.
- Phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan tự nhiên bao gồm hệ thống mặt nước, sông hồđầm hiện có: sông Lạch Tray, sông Đa độ, kênh Đò vọ, kênh Mỹ Khê... và các hệ thống núi đồi núi Đấu, núi Thiên Văn. Tạo sự kết nối không gian xanh giữa khu vực hành lang xanh của sông với cây xanh đồi núi và lan tỏa vào các phân khu đô thị.
- Cấu trúc không gian được tổ chức theo các tuyến trục lõi trung tâm, giao thông dạng bàn cờ đường ngang vuông góc với các tuyến giao thông chính, tạo thành lõi trung tâm khu ở từ đó phát triển tiếp hệ thống không gian đến các đơn vị ở.
- Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng và trung tầng mật độ thấp.
- Các công trình cao tầng dọc đường chính đô thị và dồn về nút: ngã ba Quán Trữ, đường WorldBank với đường phía Tây quận Dương Kinh, nút và dọc đường nối quốc lộ 5 – Quốc lộ 10,...
- Không gian trong các khu ở, đơn vị ở được tổ chức theo cấu trúc điểm trung tâm tạo được sự hài hòa giữa các công trình thương mại cao tầng, chung cư cao tầng với khu nhà ở sinh thái thấp tầng, làng xóm cũ và các công trình hạ tầng xã hội khác.
- Các công trình di tích đình chùa khác được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc, chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
- Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh, hạ tầng xã hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ : mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Tạo ra những vùng đệm giữa khu vực phát triển đô thị mới khu làng xóm cũ tạo sự hài hòa chuyển đổi dần về không gian cũng như giải quyết các vấn đề về kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
4.6.2.Yêu cầu với từng khu chức năng:
a. Đối với các khu công cộng (hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa…)
- Tạo được không gian kiến trúc hiện đại cho công trình; đảm bảo mật độ xây dựng hợp lý cho từng loại công trình phù hợp với quy chuẩn xây dựng của Việt Nam (tối đa 40%); đảm bảo mật độ cây xanh tối thiểu 30%. Tuy nhiên, đối với khu cũ: căn cứ vào thực tế hiện trạng đất xen kẹt với diện tích lô đất nhỏ nên có thể quy định mật độ tối đa là 80%.
- Tạo được sự hài hoà của công trình với cảnh quan khu vực, gần gũi môi trường thiên nhiên...; giải quyết tốt mối liên hệ giữa xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển trong tương lai, giữa các công trình xây dựng kiên cố với các công trình xây dựng tạm.
- Có khoảng lùi hợp lý với các công trình kề bên; đảm bảo không gian và các hoạt động của cơ quan, đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, khoảng cách ly vệ sinh, thông gió tự nhiên, chống ồn, giao thông…
- Thuận lợi cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông, sân vườn... theo yêu cầu sử dụng. Trong khuôn viên xây dựng có chỗ để xe phù hợp với quy mô khu đất. Công trình xây mới và có khuôn viên khu đất nhỏ phải có tầng hầm để xe.
b. Đối với các khu nhà ở:
- Các khu nhà ở, nhóm nhà ở cũ khi cải tạo phải được chọn màu sắc hài hòa, khoảng lùi theo đúng chỉ giới xây dựng nhằm tạo được sự đồng nhất về tuyến. Ngoài ra cần tạo được không gian trống, cây xanh và sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Đảm bảo không phá vỡ cảnh quan, hình ảnh đô thị.
- Các khu nhà ở, nhóm nhà ở xây mới phải đảm bảo đúng quy định về khoảng lùi cũng như mật độ xây dựng. hình thức kiến trúc phải hài hòa với các khu vực xung quanh.
+ Cây xanh: Tổ chức cây xanh theo quy hoạch có thể tạo nên định hướng khác nhau như theo các cách trồng tạo điểm nhấn, tạo tuyến trong không gian, tạo nên diện với vai trò vừa là phông nền hay rào ngăn cách cho không gian vừa có tác dụng vi khí hậu như che mưa, nắng, gió bất lợi cho không gian. Trong một khu đô thị mới có thể tổ chức trồng cùng một loại cây trên một tuyến để tạo nên sắc thái riêng cho nhóm nhà, nhưng trong tổng thể toàn khu thì loại cây trồng thì nên đa dạng. Lựa chọn chủng loại cây phù hợp với điều kiện môi trường ở, thuận tiện cho việc chăm sóc, thay thế và địa phương Hải Phòng như Hoa phượng. Kết hợp màu sắc của cây với không gian xung quanh để tạo tổng thể hài hoà, dễ chịu.
+ Mặt nước: Kết hợp tổ chức giữa mặt nước thiên nhiên và nhân tạo, giữa mặt nước tĩnh và động sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao.Tận dụng tối đa mặt nước thiên nhiên sẵn có. Có biện pháp để nâng cao chất lượng nước như kè hồ, hệ thống lọc nước xả vào hồ... Tại một số không gian có thể tổ chức mặt nước nhân tạo như bể cảnh, vòi phun kết hợp với các kiến trúc nhỏ khác như tượng, cây xanh tạo điểm nhấn trong không gian. Chú ý đảm bảo an toàn cho người tiếp cận.
+ Thiết bị ngoài trời: Cabin điện thoại, các dụng cụ phục vụ vui chơi của trẻ em, trụ đèn giao thông, thùng rác… Chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, đặc biệt đối với khí hậu của vùng biển nên chúng phải được làm bằng vật liệu có độ bền cao và có khả năng di chuyển dễ dàng, thay thế được. Chú ý đến các tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng. Màu sắc của các thiết bị ngoài trời cũng nên được nghiên cứu, chú ý công tác bảo trì, duy tu và sử dụng màu sắc hài hoà với cảnh quan xung quanh.
+ Các công trình kiến trúc nhỏ: Tượng đài, vòi phun nước, tác phẩm phù điêu, điêu khắc, bể cảnh, non bộ, các logo hoặc tranh tường, hệ thống các chòi nghỉ chân che mưa nắng...Nên được thiết kế theo một hình thức thống nhất, gắn với các biểu trưng của khu vực để tạo nên nét riêng cho khu đô thị mới.
c. Đối với các công trình thương mại:
- Được bố trí chủ yếu tại các nút giao thông, khoảng lùi công trình đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, có tầm nhìn tốt và không gian trống xung quanh thuận tiện cho việc tập trung đông người.
- Các công trình thương mại phải được tổ chức phù hợp với các điều kiện: thuận tiện cho việc đi bộ và ô tô, khả năng tiếp cận dễ dàng. Các cửa hàng chính cần hướng đến đường phố chính và chỗ đỗ xe, còn các cửa hàng nhỏ cần hướng đến đường đi bộ và quảng trường.
- Đối với phố đi bộ: để thu hút hoạt động đi bộ tới các cửa hàng trong khu vực, cấu trúc đường phố, lối vào và chỗ đỗ xe cần phải thuận tiện cho người đi bộ. Phố đi bộ trung tâm liên kết với các khu ở, công viên, cửa hàng, bến đỗ xe...
d. Đối với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng:
- Xây dựng và cải tạo theo hiện trạng đã có, không đề xuất mở rộng. Hình thức kiến trúc, quy mô diện tích, tầng cao phải được sự đồng ý của các sở, ban, ngành có liên quan đồng ý.
- Khuôn viên công trình đảm bảo khoảng lùi hợp lý và bố trí cây xanh cảnh quan nhằm tạo được không gian uy nghi, tôn kính của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
4.6.3.Nguyên tắc, yêu cầu với các trục đường chính:
- Chủ yếu được bố trí các công trình công cộng, dịch vụ thương mại cấp thành phố trung tầng với khoảng lùi theo đúng tiêu chuẩn tạo được không gian dành cho người đi bộ (trục đường nối QL5-QL10, đường WorldBank,...).
- Tạo trục đường thương mại, phố mua sắm, phố đi bộ với các công trình nhà ở kết hợp kinh doanh với chiều cao tầng và kiến trúc đồng nhất, hài hòa và thuận tiện mua sắm (trục Trần thành Ngọ, Trần Nhân Tông).
- Tạo trục đường thương mại, phố mua sắm, phố đi bộ với các công trình nhà ở kết hợp kinh doanh với chiều cao tầng và kiến trúc đồng nhất, hài hòa và thuận tiện với việc mua sắm đối với dải vườn hoa trung tâm (đường Hòa Bình, Bùi Thị Mộng Hoa, Tây Sơn, Quy Túc).
4.6.4.Nguyên tắc, yêu cầu với các khu vực không gian mở, điểm nhấn:
- Tạo không gian quảng trường trung tâm đô thị kết hợp kiến trúc tiểu cảnh, tượng đài làm biểu trưng cho địa phương, các công trình trong trục này chủ yếu là điểm nghỉ chân với chiều cao 1 tầng, hài hòa với cảnh quan (cây xanh hồ Hạnh Phúc, vườn hoa chéo…). Hình thành không gian quảng trường khu đại học Hải Phòng và quảng trường khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực.
- Đối với đô thị thì không gian mở là các dòng sông (sông Lạch Tray, sông Đa độ, kênh Mỹ Khê), các công viên - cây xanh ven sông. Đặc biệt quận Kiến An có không gian mở của các núi Thiên Văn và Cột cờ. Hệ thống cây xanh được liên kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn từ những điểm lớn trên đến các đơn vị ở và kết hợp với mặt nước tạo thành các dải cây xanh ven sông, ven hồ…
- Tạo điểm nhấn cho khu trung tâm đô thị bằng các khối nhà cao tầng. Bố trí các mô hình nhà ở thương mại như chung cư và nhà liên kế, tạo bộ mặt khang trang cho đô thị.
- Đối với khu ở quy hoạch không gian là trung tâm công cộng của khu ở, đặt gần đường phố công cộng, khu nhà ở. Công viên công cộng và quảng trường có vai trò là gặp gỡ của cộng đồng, là trung tâm giải trí, chỗ chơi cho trẻ em và là điểm đến của những người lao động trong giờ nghỉ ăn trưa. Cạnh công viên công cộng và quảng trường nên thêm vào khu vực bán lẻ và khu vực nhà ở phù hợp với các hoạt động công cộng. Không được coi công viên như phần đệm hay phần đất thừa của khu ở, không được tách biệt công viên với đường phố.
4.6.5.Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các vùng
- Quá trình hình thành lâu đời đã tạo nên cấu trúc quận Kiến An không chỉ có cảnh quan của sông, núi mà còn có những trục cảnh quan của những tuyến giao thông chính như: đường Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần tất Văn, đường WorldBank, đường nối QL5- QL10,...phân chia quận Kiến thành 2 vùng rõ rệt với những tính chất, quy mô và phát triển khác nhau, cụ thể:
Vùng 1:vùng đô thị cũ, bao gồm các phường: Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn:
- Không phá vỡ những giá trị truyền thống, bổ sungmạng đường khu vực làm vững chắc khungcấu trúc không gian. Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông đã có.
- Hình thức kiến trúc: đa dạng đặc biệt chú trọng các công trình kiến trúc thuộc địa (không phá bỏ, cơi nới thêm .. . ). Duy trì sức sống của các tuyến phố với việc nâng cao các giá trị lợi ích, hiệu quả sinh lời của công trình kiến trúc.
- Cải tạo, bảo tồn có chọn lọc các công trình kiến trúc có giá trị: Ủy ban nhân dân quận, sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, đài thiên văn Phù Liễn,…
- Định hướng bố cục kiến trúc cảnh quan, cây xanh, mặt nước: đề xuất cải tạo, nâng cấp các trục cảnh quan hiện có như kết nối dải vườn hoa hồ Hạnh Phúc, vườn hoa chéo và quảng trường nhà thờ Tin lành…
- Đoạn ven sông Lach tray (từ Đồng Hòa đến khu các trường đào tạodọc đường Lê Đại Thanh) thực hiện theo đồ án quy hoạch Bờ nam sông Lạch tray của Nikken Sekei đã được phê duyệt.
- Kết nối cây xanh mặt nước sông Lạch Tray và núi Thiên Văntạo thành khu vui chơi giải trí dưới nước và khám phá công viên rừng.
- Phát triển hoàn thiện, liên kết không gian các khu đô thị mới như chung cư Bắc Sơn, đô thị Tinh thành…
Vùng 2: vùng đô thị mới phát triển: Đồng Hòa, Nam Sơn, Văn Đẩu, Phủ Liễn, Tràng Minh:
- Quy hoạch đường đấu nối Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10 đã được phê duyệt kết hợp hệ thống mạng cảnh quan cây xanh mặt nước của kênh mương hồ điều hòa làm cơ sở tạo dựng nên những khu vực có kiến trúc hiện đại, đồng bộ, góp phần cải tạo điều kiện sống.Đặc biệt quy hoạch xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10 thành trục đường tràn đầy sinh khí trong đó tích hợp Thương mại, Hành chính, Công cộng và nhà ở sầm uất, năng động thu hút đầu tư với các công trình cơ quan lớn hợp khối tạo cảnh quan đường phố hiện đại với nền tự nhiên là núi Thiên Văn.
- Hình thành cụm công trình dịch vụ thương mại du lịch và khách sạn, căn hộ hiện đại tại nút đường trục đô thịvới đường nối quận Lê Chân, Dương Kinh và Kiến An nhằm tận dụng, khai thác tối đa cảnh quan tự nhiên ven sông hồ, không gian trống quảng trường đại học. Công trình xây dựng hợp khối có công trình điểm nhấn tại trung tâm với tầng cao tối thiểu 5 tầng, tối đa là 25 tầng.
- Từ dải nút trên hình thành trục không gian đường phố: đối diện khu cây xanh thể thao quận là không gian thương mại kết hợp căn hộ;tại trung tâm phường Nam Sơn kết hợp với tuyến mương và hồ điều hòa hình thành khu công cộng thân thiện môi trường, không gian nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng; điểm nhấn cuối là tại nút giao với đường Vành đai 3. Không gian là quần thểcác công trình hợp với cảnh quan thiên nhiên và gần gũi với con người.
- Kết nốituyếncây xanh, kênh, mương, hồ điều hòa tạo không gian trống tác dụng điều hòa vi khí hậu, thoát nước và thủy nông.
- Vùng không gian Nam đường Vành đai 3 bao gồm hành lang bảo vệ nguồn nước sông Đa độ, cây xanh mặt nước cảnh quan, vùng du lịch đồng quê, vùng nông nghiệp sạch theo hướng công nghệ cao.
- Quy hoạch không gian khu di tích núi Vọ lịch sử có núi sông, đầm sen, đò ngang… với các khu dịch vụ du lịch kết hợp với không gian thương mại dịch vụ tại nút đường nối QL5-QL10 và đường Vành đai 3.
- Hình thành không gian thương mại dịch vụ tại nút giao đường Vành đai 3 và đường Trần Tất Văn như là điểm đầu mối để đi du khảo đồng quê khu vực phía Nam đường Vành đai 3.
- Khu vực thôn Lệ Tảo phường Nam Sơn, Đẩu Sơn phường Văn Đẩu, Đồng Tử phường Phù Liễn hình thành không gian kiến trúc cảnh quan đô thị kết hợp chỉnh trang tôn tạo làng xóm cũ và có các vùng đệm không gian qua đó kết nối hạ tầng xung quanh. Hình thành dựa trên đường liên thôn cũ, đường vòng nối liên khu vực và các tuyến đường nhánh xương cá mới. Tầng cao tối thiểu 2 tầng tối đa 3 tầng.
- Hoàn thiện đơn vị ở theo mô hình nhà ở nhà vườn, biệt thự,…cải tạo các khu nhà ở hiện có theo hướng hiện đại và đồng bộ.
4.7. Những nội dung điều chỉnh quy hoạch kiến trúc
Stt
|
THEO QUYẾT ĐỊNH (NĂM 2002)
|
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
|
A
|
TÍNH CHẤT:
|
|
- Khu đô thị trung tâm.
- Khu ở đô thị sinh thái – trung tâm giáo dục đào tạo.
- Khu du lịch dịch vụ và khu công nghiệp ven sông Lạch Tray.
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng
|
- Là khu đô thị loại 1 – đơn vị hành chính cấp quận.
- Là khu ở đô thị sinh thái.
- Là khu du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ.
- Là trung tâm giáo dục đào tạo và trung tâm y tế chuyên ngành.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh.
|
B
|
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT :
|
Quy mô nghiên cứu
|
a. Quy mô:
- Dện tích: 2.955,45ha.
+ Vùng 1: Là vùng đô thị trung tâm, gồm 4 phường: Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Quán Trữ. Diện tích: 1.030,56 ha.
+ Vùng 2: vùng cận trung tâm gồm 5 phường: Tràng Minh, Phủ Liễn, Văn Đẩu, Nam Sơn, Đồng Hòa. Diện tích: 1.924,89 ha.
b. Dân số: Dự báo đến năm 2020
|
a. Quy mô:
- Diện tích: 2.958,00 ha
+ Vùng 1(vùng đô thị cũ): gồm 4phường: Quán Trữ, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn.Diện tích 842,75 ha.
+ Vùng 2(vùng đô thị mới phát triển): gồm 6 phường: Đồng Hòa, Lãm Hà,Nam Sơn, Văn Đẩu, Phủ Liễn, Tràng Minh. Diện tích: 2.115,25 ha
|
Cơ sở sản xuất công nghiệp
|
- Tập trung dọc sông Lạch Tray phường Lãm Hà, Đồng Hòa, Quán Trữ, Ngọc Sơn và rải rác ở các trục đường dự kiến quy hoạch.
|
- Giữ lại khu vực cụm công nghiệp Quán Trữ, trồng cây xanh cách li, không mở rộng quy mô sản xuất. Sau 2025 sẽ chuyển đổi chức năng thành đất dịch vụ công cộng theo quy hoạch
- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp khác vào các khu cụm công nghiệp tập trung của thành phố trước năm 2025. và chuyển đổi chức năng sử dụng đất theo quy hoạch.
|
Làng nghề
|
- Bố trí trên đường trục trung tâm quận Kiến An (đường 50,5m)
|
- Giữ lại các hộ làm nghề mộc hiện nay, có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và quy hoạch đất mở rộng để phát triển sản xuất Làng nghề mộc Nam Sơn theo đúng mục tiêu Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề thành phố đến năm 2020 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 19/12/2014.
|
Công trình công cộng
|
- Trung tâm hành chính chính trị quận tại phường Trần Thành Ngọ
|
- Khu trung tâm hành chính – chính trị cấp quận: giai đoạn 1 giữ nguyên ở vị trí cũ tại phường Trần Thành Ngọ, quỹ đất đáp ứng được nhu cầu sử dụng...Thực hiện cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới tại các trụ sở làm việc đã bị xuống cấp tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức, tạo các công trình điểm nhấn, góp phần làm đẹp bộ mặt kiến trúc đô thị quận. Giai đoạn 2 sau năm 2025 xây dựng trung tâm Hành chính chính trị tại khu đất quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính chính trị tại phường Nam sơn.
- Toàn quận có 12 đơn vị ở với trung tâm đơn vị ở có đầy đủ các công trình công cộng như: trường học, y tế, hành chính…
- Nâng cấp, cải tạo các trung tâm phường thuộc Vùng đô thị cũ.
|
Du lịch
|
- Không gian cảnh quan ven sông Lạch Tray được khai thác triệt để cho vận tải và công nghiệp dịch vụ cảng.
|
- Không gian ven sông Lạch Tray, sông Đa độ, kênh mương nội đồng… phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, dịch vụ thương mại, nhà ở. Liên kết các không gian cảnh quan sông núi phục vụ du lịch...
- Hình thành các điểm du lịch sạch, phát triển du lịch gắn với thiên nhiên…
|
Dịch vụ thương mại
|
- Nâng cấp các cơ sở dịch vụ thương mại tại các trục đường hiện có.
- Xây mới các trung tâm thương mại tại các nút giao thông.
|
- Bổ sung thêm quỹ đất xây dựng các cơ sở dịch vụ thương mại tại khu vực ven sông LạchTray, dọc các trục đường và tại các nút giao thông.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất của những khu vực nhà máy, kho bãi trên các tuyến giao thông thành thương mại dịch vụ, nhà ở.
|
Cây xanh TDTT
|
- Ngoài khu cây xanh TDTT cấp quận hiện nay, bố trí 01 khu vực phường Nam Sơn.
|
- Ngoài khu cây xanh TDTT cấp quận hiện nay, bố trí thêm 2 khu vực tại Đồng Hòa, Nam Sơn. Kết hợp với các khu TDTT của các trường đào tạo và của quân đội.
- Tổ chức các công viên vui chơi giải trí, cây xanh, đường dạo ven các dòng sông, kênh mương.
- Kết nối không gian sông Lạch Tray, sông Đa độ với đồi núi hình thành trục cảnh quan cây xanh
|
IV.THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
5.1. Định hướng chung
- Tuân thủ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ- TTg ngày 16/9/2009.
- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể quận đến không gian cụ thể; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc kiến trúc, cảnh quan quận Kiến An.
- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.
- Tuân thủ quy định khống chế chiều cao tĩnh không sân bay Kiến An, Cát Bi.
- Khai thác đặc thù địa hình khu đô thị có địa hình bằng phẳng, bình diện có mặt thoáng sông Lạch Tray sông Đa Độ, kênh hồ đầm.
- Khai thác đặc thù địa hình đồi núi có cảnh quan đẹp như núi Thiên Văn và núi Cột Cờ.
- Quy hoạch bố trí các khu vực mặt nước, cây xanh với tỷ lệ diện tích phù hợp, tạo môi trường giải trí tốt.
- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.
- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu quận Kiến An.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo tiêu chuẩn, QCXDVN.
- Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình có liên quan.
- Tổ chức cây xanh, mặt nước công viên theo nhiều hình thức đa dạng, tạo không gian cảnh quan phong phú: Tập trung, phân tán, trục dải... tăng hiệu quả về môi trường. Liên kết hệ thống cây xanh thành một mạng lưới liên hoàn, tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường vi khí hậu và phục vụ vui chơi, nghỉ ngơi giải trí.
- Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc có giá trị.
- Các công trình công cộng: Thương mại, cơ quan… được hợp khối, tạo bộ mặt phố chính. Không gian tầng trệt thoáng rộng có lan toả các mảng cây xanh đường dạo hài hoà với cảnh quan.
- Các không gian phụ trợ:
+ Hệ thống chiếu sáng đường, quảng trường,sân bãi.
+ Không gian cây xanh tập trung.
+ Các kiến trúc tượng đài, vườn hoa, không gian đi bộ.
5.2. Xác định các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi
- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố được quy định cụ thể trong hồ sơ bản vẽ.
5.3. Cảnh quan khu vực đô thị trung tâm, dọc các trục đường chính, các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn:
5.3.1. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm
a. Xác định mật độ xây dựng và chiều cao công trình kiến trúc của từng khu vực:được quy định cụ thể trong hồ sơ bản vẽ.
- Tỷ lệ (%) cây xanh trong khu vực trung tâm hành chính chính trị mới(tại khu vực đường nối quốc lộ 5 quốc lộ 10): 35%;
b. Nội dung thiết kế cải tạo, chỉnh trang khu vực trung tâm hiện hữu:
b1) Mô hình cải tạo, chỉnh trang:
Việc cải tạo và chỉnh trang đô thị đối với các khu đô thị hiện có được áp dụng theo 5 mô hình sau:
- Cải tạo, nâng cấp cục bộ: mở rộng đường, tạo không gian trống, xây dựng lại một số công trình kiến trúc hạ tầng trong từng ô phố hoặc khu vực
hiện hữu.
- Cải tạo, nâng cấp đường bộ
Các khu đô thị hiện có đã xuống cấp hoàn toàn cần phá dỡ để xây dựng lại theo 2 biện pháp:
+ Mua lại toàn bộ khu đất quy hoạch, xây dựng lại theo dự án.
+ Chuyển nhượng, thu gom đất dân cư để xây dựng lại và tái định cư tại chỗ.
- Chỉnh trang các khu vực đông dân cư để sắp xếp lại không gian đô thị theo quy hoạch.
- Chỉnh trang các khu vực phát triển lộn xộn.
- Chỉnh trang ba chiều một ô phố.
b2) Cải tạo các khu chức năng:
- Cải tạo các khu công nghiệp và tổ chức sản xuất:
+ Công nghiệp thường không chú trọng đến lợi ích chung, đến sự ảnh hưởng của công nghiệp đối với môi trường sống của thành phố. Việc cải tạo có thể tiến hành theo những biện pháp, giai đoạn khác nhau. Cụ thể: Cụm công nghiệp Quán Trữ giữ lại và tiến hành cải tạo thiết bị, hoàn thiện dây chuyền sản xuất nhằm phù hợp yêu cầu sản xuất mới, các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và môi trường của thành phố sau này sẽ thừng bước chuyển đổi chức năng theo quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt. Các xí nghiệp công nghiệp còn lại từng bước di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung trước năm 2025 hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
- Cải tạo khu nhà ở:
+ Xây dựng nhà ở trong các thành phố cũ thông thường cũng xuất phát từ yêu cầu kinh doanh. Do đó phải có sự phối hợp, nhằm tạo điều kiện sinh hoạt kết hợp với các chức năng khác của người dân một cách hợp lí và tránh ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau.
+ Nhà ở chiếm diện tích xây dựng lớn nhất trong thành phố. Việc cải tạo nhà ở cho phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống mới là vấn đề phức tạp phải được tiến hành có kế hoạch từng bước để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.
+ Nội dung của công tác cải tạo khu vực cũ ở trong trung tâm thành phố là hạ thấp mật độ người ở, tăng cường trang bị kĩ thuật, tiện nghi vệ sinh, cải tạo cơ cấu khu vực ở và bổ sung những công trình phục vụ công cộng cần thiết; đưa không gian cây xanh vào lõi của các ô phố.
+ Quá trình cải tạo khu vực ở của thành phố thường phải tiến hành theo từng thời gian và có kế hoạch phát triển đồng bộ song song với sự phát triển, mở rộng của thành phố và nhu cầu cuộc sống mới.
+ Việc hạ thấp mật độ người ở, có thể thông qua việc xây dựng những khu nhà ở, những chỗ đất trống để chuyển dân cư từ những khu phố cũ có mật độ ở quá cao đến. Cũng có thể nâng cao số tầng cao ở một số công trình nhà ở hoặc xây dựng nhà ở bổ sung vào những vị trí có thể xen kẽ xây dựng. Sau đó tiến hành phá dỡ, giải phóng những nhà ở không hợp tiêu chuẩn, lụp xụp mất vệ sinh.
- Cải tạo hệ thống giao thông:
+ Cải tạo hệ thống đường phố cũ bao gồm việc mở rộng các tuyến đường phố chính, cải tạo một số đường phố khác thành đường phụ. Ngoài ra cần mở rộng và tăng cường thiết bị chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước và trồng cây xanh bóng mát trên tuyến đường.
+ Việc mở rộng tuyến đường thường phải phá dỡ công trình hai bên đường gây tốn kém, do đó khi nghiên cứu cần phải cân nhắc và lựa chọn hình thức hợp lí nhất. Mở đường rộng cần kết hợp nghiên cứu về bố cục quy hoạch và kiến trúc đường phố bên cạnh các yêu cầu cơ bản về giao thông. Trong trường hợp không mở đường rộng, có thể tổ chức theo hệ thống đi một chiều.
- Cải tạo mạng lưới công trình công cộng:
+ Trong khu trung tâm cũ: việc bố trí, chuyển đổi và cải tạo mạng lưới công trình phục vụ công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích chung của mọi người dân.
+ Cải tạo hệ thống các công trình phục vụ công cộng trước tiên là xác định lại mạng lưới phục vụ công cộng về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục trên cơ sở của cơ cấu mới, phù hợp với từng khu vực dân cư trong đô thị.
+ Kết hợp việc tận dụng các cơ sở cũ với việc bổ sung các cơ sở mới để tạo nên một hệ thống trung tâm công cộng hoàn chỉnh theo nhu cầu phát triển của đô thị.
+ Cải tạo hệ thống các công trình phục vụ trong thành phố cũ cần phải kêt hợp chặt chẽ với đặc điểm tính chất có sẵn của những cơ sở truyền thống dân gian. Đặc biệt là các công trình văn hóa. Khai thác và phát triển những khả năng độc đáo và dân tộc trong các hình thức phục vụ cổ truyền là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quận Kiến An. Ví dụ khu vực tòa nhà Pháp trên đồi Thiên văn, khu tòa nhà Ủy ban nhân dân quận, khu vực hồ Hạnh phúc và các khu phố cũ...
- Cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị và các thiết bị kĩ thuật đô thị:
+Nói chung về hệ thống thiết bị kĩ thuật của khu phố cũ không đầy đủ. Các nhu cầu về dùng điện, nước trong sinh hoạt của người dân không được đáp ứng đầy đủ, hệ thống cống rãnh trong đô thị không đảm bảo thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, nên ở nhiều khu vực điều kiện vệ sinh rất kém. Vì vậy cần thiết phải tiến hành sửa chữa, cải tạo và thay thế từng phần hoặc toàn bộ, cải tạo hệ thống thiết bị kĩ thuật thành phố là vấn đề phức tạp bởi vì các hệ thống phần lớn được đặt ngầm dưới đất. Khi tiến hành cải tạo cần tìm hiểu kĩ tài liệu cũ và điều tra tỉ mỉ tình hình hiện trạng của hệ thống thiết bị kĩ thuật.
+ Trong thực tế tiến hành cải tạo khu phố cũ về mặt thiết bị kĩ thuật thường bao gồm việc sửa chữa và thay thế từng bộ phận. Nên khoanh thành từng bộ phận để có thể nối với hệ thống mới chung của toàn thành phố.
c. Giải pháp kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm mới để tạo nét đặc thù đô thị:
- Quy mô đất công trình tuân thủ quy định về quy mô đãđược xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Vị trí và quy mô cụ thể các chức năng sẽđược nghiên cứu trong giai đoạn sau, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định vềđãđược xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể mật độ xây dựng công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Tầng cao công trình tối đa, tối thiểu phải đáp ứng theo theo quy định vềđãđược xác lập trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụngđất. Tùy từng chức năng sử dụng và vị trí cụ thể, tâng cao công trình tối đa, tối thiểu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Chiều cao công trình phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực;
- Chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…), phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau.
- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đãđược quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố chính.
- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủđạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.
- Tỷ lệđất trồng cây xanh trong các lô đất không thấp hơn các quy định đãđược xác lập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, khuyến khích tạo lập hệ thống cây xanh lớn hơn theo quy định và nghiên cứu xây dựng công trình theo hướng đô thị xanh.
- Độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc như mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan vềđộ vươn ra với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng độ vươn ra của các chi tiết kiến trúc công trình bằng nhau.
- Cổng ra vào, biển hiệu quảng cáo trang thiết bị đô thị phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về kích thước (chiều cao, chiều rộng), hình thức kiến trúc với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích nghiên cứu xây dựng đảm bảo tính thống nhất bằng nhau.
5.3.2. Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính
a. Đề xuất nguyên tắc bố cục và hình khối kiến trúc trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán văn hóa xã hội và đặc thù khu vực:
- Bố cục kiến trúc công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.
- Hình khối phải phản ánh trong sáng đặc điểm tổ chức mặt bằng, không gian và giải pháp kết cấu để thực hiện không gian đó.
- Hình khối cần hòa nhập với cảnh quan khu vực và đặc điểm công trình.
- Kiến trúc cần đóng góp vào vẻ đẹp của đường phố và đô thị tử vẻ đẹp tổng thể đến chi tiết, đặc biệt ở những hướng nhìn quan trọng, có đông người qua lại.
- Với các công trình chỉ có một mặt đứng vẻ đẹp hình khối kiến trúc thể hiện ở sự hài hòa giữa tổng thể và chi tiết, giữa kiến trúc mới và kiến trúc có sẵn lân cận, giữa mặt đứng và chi tiết thường được xử lí với phong cách nhất quán.
- Với công trình xây dựng trên các khu đất thoáng rộng. có tầm nhìn lớn việc nghiên cứu hình khối cần đạt chất lượng nghệ thuật cao từ bóng dáng thâu nhận từ xa, từ hiệu quả hình tượng khái quát đến hiệu quả nghệ thuật của tổng thể hình khối và từng chi tiết đạt được tính thống nhất trong đa dạng, có cá tính và phong cách rõ ràng.
- Các trục tuyến chính, quan trọng là là hai bên trục đường chính đô thị đường WorldBank mặt cắt 68m, đường nối Quốc lộ 5- Quốc lộ 10 mặt cắt ngang 50,5m, tuyến đường vành đai 3 và các đường liên khu vực.
b. Cây xanh cho các trục đường chính:
Cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương.
- Trồng tạo điểm nhấn, tạo tuyến trong không gian, tạo nên diện với vai trò vừa là phông nền hay rào ngăn cách cho không gian vừa có tác dụng vi khí hậu như che mưa, nắng, gió bất lợi cho không gian.
- Trồng cùng một loại cây trên một tuyến mới để tạo sắc thái riêng cho khu vực nhưng trong tổng thể toàn đô thị phải đa dạng.
- Lựa chọn chủng loại cây phù hợp với điều kiện môi trường ở, thuận tiện cho việc chăm sóc, thay thế.
- Kết hợp màu sắc của cây với không gian xung quanh để tạo tổng thể hài hoà, dễ chịu.
c. Các tuyến đường sông cần bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đề xuất ý tưởng thiết kế cảnh quan kiến trúc, kiến trúc của cầu, kè sông, lan can.
- Các tuyến đường sông cần bảo tồn cảnh quan: Sông Đa độ, sông Lạch Tray, kênh Đò Vọ, Kênh Mỹ Khê, đầm, hồ điều hòa.
- Không gian kéo dài và rộng lớn, phối kết hợp các tiểu cảnh làm điểm nhấn ven sông.
- Ý tưởng thiết kế cảnh quan kiến trúc từ các yếu tố thiên nhiên: Địa hình, mặt nước, cây xanh, không gian.
+ Địa hình: Hai giải pháp cho xử lý địa hình trong kiến trúc cảnh quan là: Nhấn mạnh đặc điểm địa hình và xử lý tạo dáng địa hình. Thủ pháp nhấn mạnh địa hình thường được dùng khi gây sự chú ý của người thưởng thức, ở trong kiến trúc cảnh quan không gian ven sông đó là giao thoa giữa bờ đất và mặt nước , các đường đồng mức, chênh cốt, khác cốt.
+ Mặt nước: Mặt nước là tuyến giao thông trên sông , góp phần tạo phong cảnh, nhịp điệu phố sông. Sự chuyển động của các dòng chảy, chế độ thuỷ triều, không gian tấp nập của bến thuyền diễn ra trên mặt nước. Việc tạo các bán đảo, các âu thuyền là nơi lý tưởng cho các giải pháp kiến trúc ven sông. Các đường viền ven sông là nơi tạo ra các tầm nhìn đẹp.
+ Cây xanh: Cây xanh ven sông chiếm vị trí quan trọng, được bố cục theo hai dạng: Bố trí mảng lớn và bố trí đơn lẻ. Bố trí mảng lớn dạng công viên tạo nền xanh ven sông; tạo lối đi bộ mang tính dẫn hướng; tạo dựng cảnh quan không gian công cộng có ghế đá, đèn chiếu sáng, đài phun nước xen kẽ tiểu cảnh như non bộ, cây thế . Bố trí đơn lẻ tạo điểm nhấn và thay đổi cảm nhận về thị giác. Trồng cây đặc trưng như phượng vĩ và phối kết trồng thêm những loại cây như muồng, bằng lăng. Dọc ven sông trồng dừa nước, liễu rủ, đa. Cây xanh ven sông tạo bức thảm màu xanh, làm phông cho các góc nhìn và điểm nhìn. Bên cạnh đó kết hợp với cây bụi hoa đặt tại các khu có tiểu cảnh nhỏ, viền quanh các con đường hay trang trí lối vào không gian công cộng, quán giải khát, ki ốt, nhà vệ sinh công cộng…trồng cỏ tạo không gian lớn làm nơi nghỉ chân và các hoạt động khác.
+ Không gian: kết hợp hài hòa các không gian khác nhau như: không gian mở, không gian tĩnh, không gian động…nhằm tạo cảnh quan, thay đổi trường nhìn và tạo hứng thú cho người sử dụng.
- Ý tưởng thiết kế kiến trúc cầu, kè sông, lan can:
+ Cầu: Vị trí các mố cầu, các dáng cầu ảnh hưởng đến phong cảnh và điểm nhìn. Tùy vào mục đích sử dụng, cân nhắc hình dáng, màu sắc, vật liệu sử dụng xây cầu. Có thể sử dụng trồng giàn hoa, cây leo tại vị trí chân các mố cầu làm tăng tính hài hòa, đồng nhất với cảnh quan ven sông.
+ Kè sông: Có nhiều loại kè sông khác nhau tùy thuộc vào tính chất của sông, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn, tránh sạt lở khi nước lớn. Có thể sử dụng các loại kè đá kết hợp bê tông và trồng xen kẽ các loại cỏ, cây nhỏ tạo môi trường sinh thái cho sông.
+ Lan can: Cần được nghiên cứu kỹ, sử dụng vật liệu phù hợp, tạo dáng mềm mại, thanh thoát, kết hợp với đèn và chi tiết đặc trưng tạo nét riêng biệt cho đô thị ven sông.
5.3.3. Các khu vực không gian mở
a.Đề xuất về chức năng cho các không gian mở trong khu vực nghiên cứu.
- Không gian mở ven sông Đa Độ: chức năng là công viên, cây xanh cảnh quan ven sôngkết hợp với cây xanh bảo vệ nguồn nước.
- Không gian mở ven sông Lạch Tray: chức năng là cây xanh cảnh quan kết hợp cây xanh thêt thao của đô thị ven sông.
- Không gian mở ven kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê: chức năng là cây xanh cảnh quan kết hợp mặt nước kết nối các hồ điều hòa.
- Không gian mở tại các nút giao thông: chức năng là vườn hoa
- Không gian mở tại trung tâm các đơn vị ở: chức năng là công viên, cây xanh-TDTT, sân chơi kết hợp các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cho đơn vị ở.
- Không gian mở tại các trung tâm nhóm ở: chức năng là vườn hoa, sân chơi kết hợp các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cho nhóm ở.
b. Xác định không gian kiến trúc cảnh quan mở về: hình khối kiến trúc, khoảng lùi, cây xanh, quảng trường.
- Hình khối kiến trúc hiện đại, bao bọc quanh không gian mở.
- Khoảng lùi: theo tiêu chuẩn, khuyến khích tăng cường khoảng lùi nhưng phải đảm bảo thống nhất trên toàn tuyến.
- Cây xanh: được tổ hợp theo dạng tuyến xen kẽ điểm nhấn và sử dụng chủ yếu cây đặc trưng của địa phương như: phượng vĩ, bằng lăng...
- Quảng trường: kết hợp với cây xanh, công viên tạo thành không gian mở chủ yếu và quan trọng của đô thị.
c. Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan tại các ngã, nút giao thông đô thị lớn và trong từng khu vực.
- Không gian kiến trúc cảnh quan tại các ngã, nút giao thông lớn được xác định bao gồm:
+ Các công trình kiến trúc: nghiên cứu bố trí các công trình thương mại, dịch vụ cao tầng làm điểm nhấn với khoảng lùi tạo không gian mở, thuận tiện cho việc tiếp cận với công trình.
+ Cây xanh nút giao thông, cầu vượt: tổ chức một số vườn hoa, bồn hoa tại các vị trí bùng binh, giải phân cách, đảo chuyển luồng. Cây bóng râm, cây dây leo để tổ chức mảng xanh trên mặt đứng thân cầu hoặc các giải pháp sử dụng tường cây chắn bụi, chắn tiếng ồn, bảo vệ môi trường kết hợp tăng tính thẩm mỹ của kiến trúc cầu vượt.
5.3.4. Các công trình điểm nhấn
a. Ý tưởng chung:
- Điểm nhấn có thể là một công trình kiến trúc (như toà cao ốc, tháp truyền hình), một tổ hợp công trình (thương mại, dịch vụ, nhà ở…), Có thể một quả đồi như đồi Thiên Văn, núi Cột Cờ hay có thể là một khoảng trống, một không khí sinh hoạt đặc thù có chủ định (như một không gian phố thương mại, phố du lịch hay một quảng trường). Vì vậy, điểm nhấn có khi là chính công trình kiến trúc cụ thể hoặc những không gian làm bật giá trị của công trình.
- Công trình kiến trúc hoặc tổ hợp kiến trúc cụ thể là kiến trúc có giá trị điểm nhấn phải phù với bao cảnh xung quanh và được xác định rõ đâu là công trình điểm nhấn tránh sự mờ nhạt hoặc đều đều của tất cả các công trình.
- Khi xác định một điểm nhấn cụ thể phải xác định được về hình dạng khối, đường nét, chiều cao cụ thể và những thông số liên quan đến tỉ lệ (khối tích, không gian, đường viền tổng thể…).
- Khi xác định một điểm nhấn cụ thể phải xác định được về không gian xung quanh điểm nhấn (không gian trống, cây xanh, đường dạo…) nhằm làm nổ bật và tôn giá trị điểm nhấn.
b. Ý tưởng kiến trúc công trình điểm nhấn theo tính chất công trình, cảnh quan xung quanh.
- Các công trình chính trị-hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa: ý tưởng kiến trúc công trình được hình thành trên cơ sở công năng sử dụng đặc thù của mỗi loại công trình; sân vườn được tổ chức với không gian trống lớn tạo cảnh.
- Các công trình thương mại, dịch vụ: ý tưởng kiến trúc công trình hiện đại, tổ chức giao thông thuận tiện cho việc tiếp cận, lấy quảng trường trước mặt làm không gian mở.
- Các công trình cây xanh-TDTT: ý tưởng kiến trúc công trình hiện đại, được tổ hợp, kết hợp cây xanh, mặt nước, sân tập... làm không gian mở.
c. Điểm nhấn ở các vị trí điểm cao cần khai thác địa thế và cảnh quan tự nhiên, hoặc đã có công trình kiến trúc, hoặc đề xuất xây dựng công trình mới, giải pháp giảm thiểu sự lấn át của các kiến trúc xung quanh.
- Địa thế và cảnh quan tự nhiên của khu vực nghiên cứu có cả đồng bằng và cả núi, vì vậy tạo điểm nhấn ở các vị trí điểm cao.
d. Điểm nhấn ở các vị trí khác được cụ thể bằng việc đề xuất xây dựng công trình hoặc cụm công trình kiến trúc, hoặc không gian kiến trúc cảnh quan.
- Ở các vị trí nút giao thông: là các công trình, tổ hợp công trình thương mại-dịch vụ cao tầng kết hợp cây xanh, không gian mở tạo tầm nhìn rộng.
- Ở các trung tâm đơn vị ở: là các công trình công cộng đơn vị ở, thương mại, dịch vụ với tầng cao 5-7 tầng kết hợp cây xanh-TDTT làm không gian mở.
- Ở các trung tâm nhóm ở: là các công trình nhà trẻ, mẫu giáo và thương mại, dịch vụ với tầng cao 3-5 tầng kết hợp vườn hoa, sân chơi làm không gian mở.
- Ở các khu vực cây xanh-TDTT: là các công trình thể thao, nhà thi đấu, sân vận động kết hợp cây xanh, hồ nước cảnh quan.
5.3.5. Khu vực các ô phố.
a. Đối với khu vực đô thị mới:
+ Mật độ xây dựng, tầng cao: tuân thủ theo các quy chuẩn, quy định hiện hành.
+ Ngôn ngữ và hình thức kiến trúc: đơn giản, hiện đại
+ Thể loại công trình: Chủ yếu là nhà ở, công trình dịch vụ-thương mại, cây xanh-TDTT.
b. Giải pháp bảo tồn tôn tạo khu phố cũ:
- Chủ yếu ở khu phố cũ, có ranh giới: phía Bắc giáp sông Lạch Tray, phía Nam giáp ngã năm Kiến An, phía Tây giáp đường Phan Đăng Lưu, phía Đông núi Thiên Văn.
- Mục tiêu của việc bảo tồn bản sắc đô thị:
+ Duy trì hình thái không gian kiến trúc cảnh quan.
+ Bảo tồn các công trình có giá trị về văn hóa, lịch sử.
+ Nâng cấp, cải tạo môi trường sống của người dân trong khu vực.
+ Phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn đặc trưng văn hóa đô thị.
- Giải pháp tổng thể can thiệp vào khu vực bảo vệ, tôn tạo: bảo tồn theo điểm và có thể kết hợp tổng hợp 3 giải pháp:
Bảo tồn theo điểm (các công trình): đối với quận Kiến An, lựa chọn các công trình có tính chất để đề xuất bảo tồn:
- Là các công trình có giá trị về văn hóa, lịch sử.
- Là các công trình được xây dựng trong thời gian trước 13/5/1955.
- Là các công trình còn giữ được gần như nguyên trạng về kiến trúc.
- Là các công trình đang thuộc sở hữu tập thể.
(Danh sách các công trình đề xuất cần bảo tồn xem phụ lục)
Bảo tồn theo tuyến: là các tuyến đường có các công trình cổ hoặc có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử cần bảo tồn:
- Là những tuyến phố, những khu vực cửa ngõ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh đô thị và có tính khả thi cao.
- Cải tạo chỉnh trang phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phải đảm bảo về không gian, môi trường, cảnh quan và đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.
- Tạo điều kiện để mọi tổ chức, công dân trong khu vực quy hoach được tham gia vào việc cải tạo chỉnh trang đô thị. Đẩy mạnh việc xã hội hoá trong công tác cải tạo bộ mặt đô thị.
- Tuyến phố Trường Chinh, Trần Thành Ngọ, Phan Đăng Lưu, nút cầu Niệm, ngã năm Quán Trữ…
c. Giải pháp tổ chức cảnh quan cây xanh, mặt nước, tiện ích đô thị:
Tăng cường bổ sung cây xanh, mặt nước vào lõi các ô phố một cách tối đa có thể nhằm tạo môi trường vi khí hậu cho dân cư.
Đất cây xanh quận Kiến An gồm cây xanh thành phố, khu ở, đơn vị ở (công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố). Cây xanh đô thị bao gồm cả công trình thể thao, khu vui chơi giải trí, đường đi, sân bãi, mặt nước và một số công trình kiến trúc trong khuôn viên công viên, vườn hoa.
Trong đất cây xanh thành phố cần có chức năng riêng biệt (như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên nước …).
Trong đất cây xanh đơn vị ở bao gồm: Vườn hoa (tổ chức dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi) sinh hoạt văn hóa (như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện TDTT…)
Cây xanh quận Kiến An phải được gắn kết chung với các loại cây xanh đồi núi, kênh mương và vành đai xanh các dòng sông Lạch Tray và Đa độ thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
Bố cục cây xanh công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình.
Tổ chức không gian xanh phải tận dụng, khai thác, lựa chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú : tuyến, điểm, diện
Sử dụng các quy luật nghệ thuật phối kết các loại cây, hoa nên: Nhiều loại cây, loại hoa; Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa; Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước , tượng hay phù điêu và công trình kiến trúc.
- Tiện ích đô thị: tổ chức kết hợp với cây xanh nhằm tạo cảnh quan đẹp, hợp lý và thuận tiện cho người sử dụng.
V.QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
6.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
6.1.1. Cốt nền xây dựng(hệ cao độ Lục địa).
* Các yêu cầu đối với quy hoạch san nền.
- Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thuỷ lợi và hệ thống công trình bảo vệ khu vực khỏi ngập lụt.
- Đối với những khu đô thị hiện có, những khu vực đã có mật độ xây dựng tương đối cao, có cốt nền tương đối ổn định, công tác quy hoạch chiều cao phải phù hợp với hiện trạng xây dựng.
- Cao độ khống chế tôn nền tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp.
- Cao độ đỉnh đê phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thuỷ lợi.
- Mực nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (năm) được quy định theo (QCXDVN 01:2008/BXD).
- Bờ sông, bờ hồ cần được bảo vệ, gia cố để sóng, nước mưa, không gây xói lở.
* Công thức tính toán cốt nền xây dựng tối thiểu đạt:
Hxd≥Htt+a
Trong đó:
Hxd: Cốt xây dựng (cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ).
Htt: Mực nước tính toán theo chu kì tương ứng với từng loại đô thị và chức năng khu đất.
a: Trị số cao an toàn (khu dân dụng = 0,30m; công nghiệp =0,50m).
* Xác định cốt nền xây dựng trên địa bàn Quận:
- Tính toán mực nước Htt theo chu kì 100 năm xuất hiện một lần: Theo chuỗi số liệu thủy văn thu thập được về mực nước lớn nhất của sông Lạch Tray tại trạm thủy văn Kiến An (số liệu thủy văn 55 năm từ năm 1960). Đường tần suất mực nước tính toán như sau:
- Như vậy mực nước khu vực Kiến An theo chu kì 100 năm tra theo biểu đồ là 2,16m (hệ cao độ Lục địa).
=> Lựa chọn Htt là 2,16m (hệ cao độ Lục địa).
- Cốt xây dựng của khu vực Kiến An tính toán như sau:
+ Khu dân dụng Hxd: 2,16 + 0,3= 2,46m => Chọn Hxd=2,5m
+ Khu công nghiệp Hxd: 2,16 + 0,5= 2,66m. => Chọn Hxd=2,7m
+ Khu vực ngoài đê: Được giữ nguyên theo hiện trạng nhằm tạo hành lang thoát lũ.
+ Các khu vực cao hơn cốt xây dựng (tối thiểu) được giữ nguyên.
+ Khu vực dân cư hiện có thấp hơn cốt xây dựng: Giữ nguyên hiện trạng, khi xây mới cải tạo yêu cầu đảm bảo cốt xây dựng(cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ).
+ Độ dốc thiết kế san nền i= 0,2% ¸ 0,4%.
- Vật liệu đắp nền:
+ San lấp nền thành từng lớp đầm nén đạt K=0,9.
+ Vật liệu đắp nền dùng cát đen.
- Thống kê khối lượng san nền (Phụ lục 1, bảng 3)
- Khối lượng cát san đắp ô đất: Vôđ= 8.207.600*1,22.
- Khối lượng cát san phần đường: Vđ=F*h*k=3.901.500*1,0*1,22.
Trong đó:
Fđ: Diện tích san lấp.
k=1,22: Hệ số đầm chặt.
=> Tổng khối lượng san đắp dự án: V=Vôđ + Vđ= 14.773.102m3.
(Ghi chú: Hệ cao độ Hải đồ = hệ cao độ Lục địa +1,89m)
6.1.2. Thoát nước mưa.
a. Hình thức thoát nước.
- Thoát nước mưa được thiết kế tự chảy trọng lực qua hệ thống kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm cưỡng bức, cống ngăn triều. Tại điểm cuối thoát nước (hồ điều hoà, kênh, mương) thiết kế các miệng xả.
- Khu vực dân cư đô thị hiện có:
+ Giai đoạn đầu: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước chung theo như hiện trạng.
+ Giai đoạn sau: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước mưa tách riêng nước thải.
- Khu đô thị mới: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước mưa tách riêng hoàn toàn.
b. Phân lưu vực thoát nước.
Dựa vào địa hình núi, đường trục chính và kênh mương, trên địa bàn Quận được phân chia làm 07 lưu vực thoát nước.
- Lưu vực 1:
+ Phía Bắc phường Lãm Hà được giới hạn bởi đường Trường Chinh và đến sông Lạch Tray; diện tích lưu vực khoảng F=127,9ha.
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát trực tiếp kết hợp gián tiếp qua hồ điều hòa Lãm Hà và thoát ra sông Lạch Tray thông qua cống ngăn triều số 2.
+ Xây dựng hồ Lãm Hà, diện tích khoảng F=4,24ha.
- Lưu vực 2:
+ Giới hạn bởi đường trục đô thị (đường WB), đường Trường Chinh và đến sông Lạch Tray; diện tích lưu vực khoảng F=163,4 ha.
+ Hình thức thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp qua hồ Đồng Hòa rồi thoát ra sông Lạch Tray thông qua cống ngăn triều số 1.
+ Xây dựng hồ Đồng Hòa, diện tích khoảng F=7,22ha.
- Lưu vực 3:
+ Giới hạn bởi núi Thiên Văn, núi Cựu Viên, đường Trường Chinh, đến sông Lạch Tray, diện tích lưu vực khoảng F=244ha.
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp ra sông Lạch Tray thông qua trạm bơm, cống ngăn triều số 3 và cống ngăn triều X3.
+ Xây mới trạm bơm nước mưa số 2, công suất Q=6m3/s (dùng trạm bơm khi mưa lớn kết hợp triều cường).
+ Xây dựng đoạn kênh chiều dài 420m, chiều rộng 15m.
- Lưu vực 4:
+ Lưu vực được giới hạn bởi đường Nguyễn Lương Bằng, núi Thiên Văn, núi Cựu Viên, đường Trường Chinh, đường Trục đô thị (đường WB) đến kênh Mỹ Khê; diện tích lưu vực khoảng F=870ha;
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát về 04 hồ điều hòa gồm hồ Nam Sơn 1, Nam Sơn 2, Văn Đẩu 1, Văn Đẩu 2, kênh Mỹ Khê, trạm bơm số 1 rồi thoát ra sông
Lạch Tray thông qua cống ngăn triều Mỹ Khê.
+ Hồ điều hòa, kênh, mương:
· Xây dựng 04 hồ điều hòa (Nam Sơn 1: 5,63ha; Nam Sơn 2: 5,01ha; Văn Đẩu 1: 1,15ha; Văn Đẩu 2: 4,3ha), diện tích F= 16,09ha.
· Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Mỹ Khê.
· Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Đò Vọ.
· Xây dựng mới các tuyến kênh kết nối hồ điều hòa với Mỹ Khê.
· Xây mới trạm bơm nước mưa số 1 cuối kênh Mỹ Khê công suất Q=12m3/s (dùng trạm bơm khi mưa lớn kết hợp triều cường).
- Lưu vực 5:
+ Lưu vực giới hạn bởi núi Cột Cờ, núi Thiên Văn, đường Hoàng Thiết Tâm, đến ranh giới huyện An Lão, diện tích lưu vực F=493ha.
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát trực tiếp và gián tiếp về hồ 04 hồ điều hòa gồm hồ Hạnh Phúc, Tây Sơn, hồ sân bay, hồ ông Hẩu và thoát ra sông Lạch Tray qua cống ngăn triềuTràng Than và cống ngăn triều Xóm Đáy.
+ Hồ điều hòa, kênh, mương:
· Giữ nguyên hồ Hạnh Phúc hiện có, diện tích 0,45ha
· Cải tạo hồ Ngọc Sơn (hồ ông Hẩu), diện tích 0,88ha.
· Xây mới các hồ điều hòa Tây Sơn, diện tích 2ha; hồ sân bay Kiến An, diện tích 10,02ha; Xây dựng tuyến kênh nối hồ Ngọc Sơn với sông Lạch Tray thông qua cống Tràng Than.
· Xây dựng tuyến kênh nối hồ sân bay Kiến An với sông Lạch Tray thông qua cống Xóm Đáy.
- Lưu vực 6:
+ Lưu vực giới hạn bởi núi Cột Cờ, đường Nguyễn Lương Bằng, đường trục chính đô thị quận Kiến An, sông Đa Độ; diện tích lưu vực F=526ha.
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp về 02 hồ điều hòa gồm hồ Cột Cờ, hồ Tràng Minh sau đó thoát ra sông Lạch Tray thông qua kênh Đò Vọ.
+ Hồ điều hòa, kênh, mương:
· Cải tạo hồ điều hòa chân núi Cột Cờ, diện tích khoảng 0,73ha; Xây mới hồ Tràng Minh, diện tích 10,32ha.
· Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Đò Vọ.
· Xây mới tuyến kênh kết nối hồ điều hòa với kênh Đò Vọ.
- Lưu vực 7:
+ Lưu vực giới hạn bởi đường trục chính đô thị quận Kiến An, đường Nguyễn Lương Bằng và sông Đa Độ; diện tích lưu vực khoảng F=463ha.
+ Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp qua hồ điều hòa Văn Đẩu – Phù Liễn và thoát vào kênh Mỹ Khê sau đó ra sông Lạch Tray qua cống Mỹ Khê.
+ Hồ điều hòa, kênh, mương:
· Xây mới hồ điều hòa thuộc phường Văn Đẩu - Phù Liễn, diện tích khoảng 7,47ha.
· Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh trong khu vực
c. Tổng hợp kênh, hồ điều hòa trên địa bàn quận.
- Kênh, mương:
+ Cải tạo, mở rộng kênh Mỹ Khê: đoạn qua địa bàn Quận có chiều dài khoảng 5.870m, chiều rộng B=20÷40m làm kênh trục thoát nước cho khu vực.
+ Cải tạo, mở rộng kênh Đò Vọ: Chiều dài khoảng 2.550m, chiều rộng B=15m làm kênh trục thoát nước cho khu vực.
+ Xây dựng các tuyến kênh mới kết nối hồ điều hòa với kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê, sông Đa Độ, sông Lạch Tray.
· Loại kênh có chiều rộng B= 10m, tổng chiều dài khoảng 310m.
· Loại kênh có chiều rộng B= 15m, tổng chiều dài khoảng 910m.
· Loại kênh có chiều rộng B= 20m, tổng chiều dài khoảng 3.200m.
· Loại kênh có chiều rộng B= 25m, tổng chiều dài khoảng 830m.
· Loại kênh có chiều rộng B= 30m, tổng chiều dài khoảng 980m.
- Hồ điều hòa:
Bảng tổng hợp diện tích hồ điều hòa và trạm bơm.
Stt
|
Lưu vực
thoát nước
|
Diện tích
(ha)
|
Diện tích hồ
điều hòa (ha)
|
Công suất trạm bơm cưỡng bức
|
1
|
Lưu vực 1
|
128
|
4,24
|
|
2
|
Lưu vực 2
|
163
|
7,22
|
|
3
|
Lưu vực 3
|
244
|
|
Trạm bơm số 2, công suất 6m3/s
|
4
|
Lưu vực 4
|
870
|
16,09
|
Trạm bơm Mỹ Khê (số 1), công suất 12m3/s
|
5
|
Lưu vực 5
|
493
|
13,35
|
|
6
|
Lưu vực 6
|
526
|
11,05
|
|
7
|
Lưu vực 7
|
463
|
7,47
|
|
- Các thông số kỹ thuật xây dựng kênh, mương, hồ điều hòa:
+ Vật liệu xây dựng mái kênh, mương, hồ điều hòa bằng đá hộc, bê tông.
+ Độ dốc mái kè từ 1:1,25 đến 1:1,5.
+ Cao trình đỉnh +2,2m.
+ Cao trình đáy -1,4m.
Bảng tổng hợp khối lượng hạng mục kè hồ, mương
Stt
|
Tên công trình
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
1
|
Kè hồ, mương
|
m3
|
204.800
|
d. Mạng lưới cống thoát nước.
- Cống thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy, bố trí các cống thoát sao cho hướng thoát về các cống trục chính, các kênh thoát nước là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí các cống được bố trí chôn dưới vỉa hè đối với các trục đường có vỉa hè rộng >4m, hoặc dưới lòng đường đối với đường có vỉa hè ≤4m, hệ thống thu nước hai bên đường bằng các ga thu hàm ếch với khoảng các hố ga từ 30m đến 40m. Dọc theo tuyến cống thoát nước bố trí các giếng thăm với khoảng cách từ 40m đến 50m, cuối tuyến cống xây dựng các miệng xả để xả nước vào hồ, kênh, mương thoát nước.
- Giữ nguyên và nâng cấp các tuyến cống thoát nước mưa hiện có trên các tuyến đường Trường Trinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trần Thành Ngọ.
- Nâng cấp các tuyến cống chưa đảm bảo tiết diện thoát nước.
- Xây dựng mới tuyến cống chính với tổng chiều dài khoảng 104,25km.
- Cống thoát nước được sử dụng là cống tròn bê tông cốt thép và cống hộp kết hợp, đường kính cống thoát nước từ D600 đến D2000và đến BxH=2000x1500.
e. Tính toán thuỷ lực thoát nước mưa.
- Lưu lượng thoát nước tính toán bằng phương pháp cường độ giới hạn theo công thức sau:
Q= A(1+ClgP)/(t+b)n
Trong đó:
Q- Cường độ mưa (l/s.ha)
t - Thời gian dòng chảy mưa (phút)
P- Chu kỳ lập lại trận mưa tính toán (= 5năm)
A,C,b,n- Tham số xác định theo điều kiện mưa địa phương; đối với Hải Phòng.
A= 5950; C=0,55; b=21; n=0,82.
Bảng tổng hợp khối lượng hạng mục thoát nước mưa
Stt
|
Hạng mục cống thoát
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
D600
|
24.152
|
m
|
2
|
D800
|
35.222
|
m
|
3
|
D1000
|
16.608
|
m
|
4
|
D1200
|
12.993
|
m
|
5
|
D1500
|
14.257
|
m
|
6
|
D2000
|
6.140
|
m
|
7
|
BxH=2000x1500
|
1.078
|
m
|
8
|
Miệng xả
|
|
|
D600
|
6
|
Cái
|
D800
|
20
|
Cái
|
D1000
|
2
|
Cái
|
D1200
|
4
|
Cái
|
D1500
|
8
|
Cái
|
D2000
|
3
|
Cái
|
|
|
|
|
|
f. Hệ thống đê điều.
- Tuyến đê hiện có được nắn chỉnh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của Quận, đồng thời bám sát ý tưởng quy hoạch hai bên sông Lạch Tray do đơn vị tư vấn NIKEN nghiên cứu.
- Phù hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Hải Phòng đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1881/QĐ-BNN-TCTL, ngày 14/8/2013.
- Cứng hóa tuyến đê hữu sông Lạch Tray, cao độ mặt đê +4,9m đến +5,1m, độ dốc mái ngoài đê và độ dốc mái trong đê là m=2. Kết cấu mái đê bằng tấm lát bê tông cốt thép âm dương.
- Đối với các đoạn đê sát sông được thiết kế bằng tường bê tông cốt thép.
6.2. Quy hoạch giao thông
6.2.1. Giao thông đối ngoại
a. Đường hàng không.
- Sân bay Kiến An: Sân bay quân sự cấp II, chiều dài đường băng L=2,6km; chiều rộng B=45m.
- Các công trình xây dựng phải đảm bảo tĩnh không vùng phụ cận sân bay quân sự Kiến An và cảng hàng không Quốc tế Cát Bi.
b. Giao thông đường thuỷ.
- Sông Lạch Tray: Nâng cấp, cải tạo, nạo vét độ sâu luồng sông Lạch Tray đảm bảo đạt tiêu chuẩn sông cấp II (đoạn từ thượng lưu đến cầu An Đồng) và sông cấp III (đoạn từ cầu An Đồng ra cửa biển).
- Quy hoạch xây mới 04 bến du thuyền trên sông Lạch Tray gồm: một bến trên địa bàn phường Lãm Hà, một bến trên địa bàn phường Đồng Hòa, một bến thuộc địa bàn phường Quán Trữ và một bến gần cầu Kiến An nhằm phục vụ du lịch trên sông.
c. Giao thông đường bộ.
- Đường trục chính đô thị Hải Phòng (đường WB): nằm trong dự án đường trục đô thị Hải Phòng vốn vay ngân hàng thế giới. Đoạn qua địa bàn quận có chiều dài khoảng 1,6km, lộ giới 50,5m (Mặt cắt 16-16):
+ Lòng đường xe chạy: 2x11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách: 1,0m + 2,0m + 1,0m = 4,0m.
+ Đường cho xe khu vực: 2x6,0m = 12,0m.
+ Hè đường: 2x6,0m = 12,0m.
- Đường vành đai 2: Đoạn qua địa bàn quận có chiều dài khoảng 1,2km, lộ giới 68,0m (Mặt cắt 17'-17'):
+ Lòng đường xe chạy: 2x15,0m = 30,0m.
+ Dải phân cách: 2,0m + 5,0m + 2,0m = 9,0m.
+ Đường cho xe khu vực: 2x7,0m = 14,0m.
+ Hè đường: 2x7,5m = 15,0m.
- Đường vành đai 3: Đoạn qua địa bàn quận có chiều dài khoảng 1,2km, lộ giới 68,0m. (Mặt cắt 17-17):
+ Lòng đường xe chạy: 2x15,0m = 30,0m.
+ Dải phân cách: 2,0m + 5,0m + 2,0m = 9,0m.
+ Đường cho xe khu vực: 2x7,0m = 14,0m.
+ Hè đường: 2x7,5m = 15,0m.
- Bến xe liên tỉnh: Quy hoạch bến xe khách liên tỉnh tại địa bàn phường Tràng Minh (loại 1- theo QCVN 45: 2012/BGTVT), diện tích khoảng S=3,02ha.
6.2.2. Giao thông đô thị
a. Các tuyến đường đô thị (cải tạo 07, xây mới 13).
- Đường lộ giới 9,0m; mặt cắt 1-1:
+ Lòng đường xe chạy: 6,0m.
+ Hè đường: 2x1,5 = 3,0m.
- Đường lộ giới 12,0m; mặt cắt 2-2:
+ Lòng đường xe chạy: 6,0m.
+ Hè đường: 2x3,0 = 6,0m.
- Đường lộ giới 13,0m; mặt cắt 3-3:
+ Lòng đường xe chạy: 7,0m.
+ Hè đường: 2x3,0 = 6,0m.
- Đường lộ giới 15,0m; mặt cắt 4-4:
+ Lòng đường xe chạy: 9,0m.
+ Hè đường: 2x3,0 = 6,0m.
- Đường lộ giới 20,5m; mặt cắt 5-5:
+ Lòng đường xe chạy: 10,5m.
+ Hè đường: 2x5,0 =10,0m.
- Đường lộ giới 21,25m; mặt cắt 6-6:
+ Lòng đường xe chạy: 11,25m.
+ Hè đường: 2x5,0 =10,0m.
- Đường lộ giới 22,0m; mặt cắt 7-7 (đường Trần Tất Văn; Hoàng Quốc Việt):
+ Lòng đường xe chạy: 12,0m.
+ Hè đường: 2x5,0 =10,0m.
- Đường lộ giới 25,0m; mặt cắt 8-8 (đường Trần Nhân Tông):
+ Lòng đường xe chạy: 15,0m.
+ Hè đường: 2x5,0 =10,0m.
- Đường lộ giới 30,0m; mặt cắt 9-9 (đường Phan Đăng Lưu):
+ Lòng đường xe chạy : 2x10,5m = 21,0 m.
+ Dải phân cách: 1,0m.
+ Hè đường: 2x4,0m = 8,0m.
- Đường lộ giới 30,0m; mặt cắt 9'-9':
+ Lòng đường xe chạy : 2x7,5m = 15,0 m.
+ Dải phân cách: 5,0m.
+ Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
- Đường lộ giới 31m; mặt cắt 10-10 (đường Trường Trinh thuộc đường tỉnh 360 ):
+ Lòng đường xe chạy : 2x10,5m = 21,0 m.
+ Dải phân cách: 1,0m.
+ Hè đường: 2x4,5m = 9,0m.
- Đường lộ giới 32,0m; mặt cắt 11-11 (đường Lê Duẩn, Hoàng Thiết Tâm):
+ Lòng đường xe chạy : 2x10,5m = 21,0 m.
+ Dải phân cách: 1,0m.
+ Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
- Đường lộ giới 33,0m; mặt cắt 12-12 (đường chính đô thị nối quận Kiến An với huyện An Dương):
+ Lòng đường xe chạy: 2x 10,5m = 21,0m.
+ Dải phân cách: 2,0m.
+ Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
- Đường lộ giới 35,0m; mặt cắt 13-13 (đường chính đô thị nối quận Kiến An với huyện An Dương, với quận Dương Kinh):
+ Lòng đường xe chạy: 2x 11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách: 2,5m.
+ Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
- Đường lộ giới 36,0m; mặt cắt 14-14:
+ Lòng đường xe chạy: 2x 11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách: 2,5m.
+ Hè đường: 2x5,5m = 11,0m.
- Đường lộ giới 40,0m; mặt cắt 15-15 (đường chính đô thị nối quận Kiến An với huyện Kiến Thụy):
+ Lòng đường xe chạy: 2x 11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách: 3,5m.
+ Hè đường: 2x7,0m = 14,0m.
- Đường lộ giới 43,0m; mặt cắt 15'-15' (đường chính đô thị nối quận Kiến An với quận Lê Chân):
+ Lòng đường xe chạy: 2x 15m = 30,0m.
+ Dải phân cách: 3,0m.
+ Hè đường: 2x5,0m = 10,0m.
- Đường lộ giới 50,5m; mặt cắt 16-16 (đường nối quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đoạn qua quận):
+ Lòng đường xe chạy: 2x11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách: 1,0m + 2,0m + 1,0m = 4,0m.
+ Đường cho xe khu vực: 2x6,0m = 12,0m.
+ Hè đường: 2x6,0m = 12,0m.
- Qui hoạch tuyến đường ven đê sông Lạch Tray lộ giới 25,0m; 30,0m và 33,0m.
- Ngoài ra còn có các tuyến đường khu vực có lộ giới từ 17,5m đến 25,0m.
b. Bãi đỗ xe.
- Hệ thống bãi đỗ xe ôtô là một bộ phận không thể tách rời với mạng lưới giao thông và vận tải đô thị, đóng góp vào quá trình phát triển của đô thị, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông, tăng tiện ích và chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị.
- Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị hiệu quả không chỉ giải quyết tốt về cấu trúc mạng lưới, loại hình giao thông phân bố vận tải...mà còn giải quyết tốt mạng lưới bãi đỗ xe ôtô, nó quyết định trực tiếp tới hiệu quả khai thác và chất lượng phục vụ của mạng lưới giao thông.
- Quy hoạch 36 bãi đỗ xe tập trung với tổng diện tích khoảng 16,22ha.
- Khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng nhằm giảm diện tích quỹ đất.
- Khi xây dựng các công trình nhà ở cao tầng, công trình thương mại,... phải xây dựng bãi để xe ô tô trong các tòa nhà để giảm diện tích bãi đỗ xe tập trung.
c. Hệ thống cầu qua sông trên địa bàn Quận.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Quận Kiến An bị chia cắt với khu vực trung tâm thành phố bởi sông Lạch Tray, sông Đa Độ; việc xây dựng các cầu qua sông kết nối các khu vực của thành phố là cần thiết.
*) Cầu qua sông Lạch Tray (07 cầu).
- Cải tạo (02): Cầu Kiến An và cầu Niệm.
- Quy hoạch xây mới (05):
+ Cầu số 1: kết nối quận Kiến An với huyện An Dương (nằm trên địa bàn phường Quán Trữ).
+ Cầu Đồng Khê: kết nối quận Kiến An với huyện An Dương (nằm trên đường trục chính đô thị - đường WB, hiện đang thi công).
+ Cầu số 2: kết nối xã An Đồng, huyện An Dương và phường Lãm Hà, quận Kiến An.
+ Cầu số 3: kết nối quận Lê Chân với quận Kiến An (nằm trên trục đường chính).
+ Cầu Niệm 2: kết nối quận Kiến An với quận Lê Chân (nằm trên trục đường đô thị - đường WB, hiện đang thi công).
*) Cầu qua sông Đa Độ.
- Cải tạo, nâng cấp cầu Nguyệt Áng.
- Xây dựng cầu số 4: nằm trên tuyến trục chính lộ giới40,0m kết nối quận Kiến An với huyện Kiến Thụy.
d. Nút giao thông liên thông khác cốt.
- Nút giao giữa đường trục chính đô thị (đường WB) với đường trục đô thị quận Kiến An (vị trí thuộc phường Đồng Hòa).
- Nút giao giữa đường vành đai 3 với đường trục đô thị quận Kiến An (vị trí thuộc phường Văn Đẩu).
- Nút giao giữa đường vành đai 3 với đường Trần Tất Văn (vị trí thuộc phường Tràng Minh).
- Đối với các khu vực nằm trong bán kính dự kiến xây dựng nút giao thông khác mức:
+ Khi thành phố chưa có thiết kế cụ thể nút giao thông khác mức ở các vị trí này và chưa đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức thì trong khu vực này không cấp phép xây dựng công trình.
+ Khi thiết kế chi tiết nút giao thông khác mức được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt thì mới đủ cơ sở cấp phép xây dựng các công trình trong khu vực nút giao khác mức, các công trình xây dựng này phải đảm bảo hành lang an toàn đường bộ theo quy định hiện hành.
e. Giao thông công cộng.
*) Đường sắt đô thị.
- Tuyến đường sắt đô thị: Phù hợp theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, qua quận Kiến An có 04 tuyến đường sắt đô thị.
+ Tuyến số 3: Khu đô thị Bắc sông Cấm, đường vành đai 2, đường trục chính đô thị (đường WB) - đường vành đai 2 - chạy song song đường phía Tây - Nam của quận Dương Kinh và đi quận Đồ Sơn. Đoạn đi qua quận có chiều dài L=2,3km, tuyến đi trên cao.
+ Tuyến số 4: Từ ga trung tâm thành phố – Tô Hiệu – Trần Nguyên Hãn – Trường Chinh - đường trục chính quận Kiến An – vành đai 3 – cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đoạn đi qua quận có chiều dài L=5,9km, tuyến đi ngầm và đi trên cao.
+ Tuyến số 5: Từ khu công nghiệp An Dương - đường tỉnh 351 - đường Phan Đăng Lưu - đường Nguyễn Lương Bằng - thị trấn Núi Đối - sân bay quốc tế Vùng (dự kiến trong tương lai); Đoạn đi ngầm qua các tuyến đường Phan Đăng Lưu, Nguyễn Lương Bằng, chiều dài khoảng 5,5km.
+ Tuyến số 6: Từ Đặng Cương - huyện An Dương - đường trục chính đô thị (đường WB) - công viên hồ Đôn Nghĩa - công viên Hồ Đông. Đoạn đi ngầm qua quận có chiều dài khoảng L=1,6km.
- Ga đường sắt đô thị: Các ga đường sắt đô thị được xây dựng tại những vị trí đông dân cư, dòng người đi lại nhiều, tại những nơi kết nối giao thông với các loại hình vận tải khác. Khoảng cách giữa các ga đường sắt đô thị khoảng từ 800m đến 1.000m.
*) Mạng lưới ô tô buýt.
- Cải tạo, nâng cấp các tuyến ô tô buýt hiện có gồm tuyến số 02, 05 và tuyến số 06.
- Các tuyến xe buýt mở thêm:
+ Căn cứ quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Căn cứ vào đề án phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 và định hướng đến năm 2020.
- Thúc đẩy việc sử dụng các tuyến xe buýt sử dụng năng lượng điện (Electric Vehicle).
Stt
|
Điểm đầu, điểm cuối tuyến
|
Lộ trình xe buýt qua các tuyến đường của quận
|
Quy hoạch
đến 2025
|
1
|
Khu CN An Dương; TT An Dương; đường trục WB; đường Vành đai 2; ga Đại Đồng; đường Tây Nam quận; quân cảng Nam Đồ Sơn.
|
Đường trục WB - Đường Vành đai 2
|
Mở tuyến mới
|
2
|
Trung tâm thành phố; cầu Rào 1; đường 353; trục đường 35m; Kiến An; thị trấn An Lão.
|
Trục đường 35m – đường Trần Nhân Tông – ngã 5 Kiến An- Phan Đăn Lưu – Hoàng Quốc Việt
|
Mở tuyến mới
|
3
|
Trung tâm thành phố - đường Hồ Sen, cầu rào 2 – Nguyễn Văn Linh – cầu Đồng Hòa – trục đường 40m – thị trấn Núi Đối
|
Trục đường 40m
|
Mở tuyến mới
|
4
|
Ga khách Trường Thọ - Vành đai 3 - thị trấn An Lão – vành đai 3 – bến xe xe khách liên tỉnh Tràng Minh – vành đai 3 – khu công nghiệp Đình Vũ
|
Đường vành đai 3 qua địa bàn Quận
|
Mở tuyến mới
|
Bảng thống kê khối lượng hạng mục giao thông
Stt
|
Tên đường
|
Chiều dài
(m)
|
Chiều rộng (m)
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
Mặt đường
|
Giải phân cách
|
Hè
|
Mặt đường
|
Giải phân cách
|
Hè
|
A
|
Giao thông đối ngoại
|
1
|
Đường đô thị (đường Wold Bank)
|
1690
|
34,5
|
4
|
12
|
|
|
|
Dự án
|
2
|
Đường vành đai 2
|
2200
|
44
|
9
|
15
|
96.800
|
19.800
|
33.000
|
Làm mới
|
3
|
Đường vành đai 3
|
4349,25
|
44
|
9
|
15
|
191.367
|
39.143
|
65.239
|
Làm mới
|
4
|
Bến xe khách liên tỉnh
|
|
|
|
|
30.200
|
-
|
-
|
Làm mới
|
B
|
Giao thông đô thị
|
1
|
Đường Trần Tất Văn
|
2762,62
|
15
|
0
|
10
|
41.439
|
-
|
27.626
|
Nâng cấp
|
2
|
Đường Nguyễn Lương Bằng
|
3753,69
|
15
|
5
|
10
|
56.305
|
18.768
|
37.537
|
Nâng cấp
|
3
|
Đường Lê Duẩn
|
2165,99
|
21
|
1
|
10
|
45.486
|
2.166
|
21.660
|
Nâng cấp
|
4
|
Đường Hoàng Thiết Tâm
|
1416,73
|
21
|
1
|
10
|
29.751
|
1.417
|
14.167
|
Nâng cấp
|
5
|
Đường Trường Chinh
|
2428,25
|
21
|
1
|
10
|
50.993
|
2.428
|
24.283
|
Nâng cấp
|
6
|
Đường Trần Nhân Tông
|
3547,71
|
15
|
0
|
10
|
53.216
|
-
|
35.477
|
Nâng cấp
|
7
|
Đường Phan Đăng Lưu
|
1537,25
|
15
|
5
|
10
|
23.059
|
7.686
|
15.373
|
Nâng cấp
|
8
|
Đường Hoàng Quốc Việt
|
1316,29
|
12
|
|
10
|
15.795
|
-
|
13.163
|
Nâng cấp
|
9
|
Đường đấu nối Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10
|
7000
|
34,5
|
4
|
12
|
|
|
|
Mở rộng
|
10
|
Đường trục kết nối Q. Kiến An với Q.Lê Chân
|
1117,7
|
15
|
5
|
10
|
16.766
|
5.589
|
11.177
|
Làm mới
|
11
|
Đường trục chính kết nối Q.Kiến An với H.An Dương
|
812
|
15
|
|
10
|
12.180
|
-
|
8.120
|
Làm mới
|
12
|
Đường trục chính kết nối Q.Kiến An với H. Kiến Thụy
|
5596,12
|
22,5
|
3,5
|
14
|
125.913
|
19.586
|
78.346
|
Làm mới
|
13
|
Đường kết nối Q.Kiến An với Q.Dương Kinh
|
1697,07
|
22,5
|
2,5
|
10
|
38.184
|
4.243
|
16.971
|
Làm mới
|
14
|
Các tuyến đường nhánh lộ giới từ 17,5m đến 25,0m
|
110216,84
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nâng cấp
|
55108,42
|
8,75
|
|
8
|
482.199
|
|
440.867
|
Nâng cấp
|
|
+ Cải tạo
|
55108,42
|
8,75
|
|
8
|
482.199
|
|
440.867
|
Làm mới
|
15
|
Bãi đỗ xe
|
|
|
|
|
180.000
|
-
|
-
|
Làm mới
|
C
|
Quy hoạch cầu
|
1
|
Cầu Kiến An
|
|
|
|
|
|
|
|
Nâng cấp
|
2
|
Cầu Niệm 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Nâng cấp
|
3
|
Cầu số 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
4
|
Cầu Đồng Khê
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
5
|
Cầu số 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
6
|
Cầu số 3
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
7
|
Cầu Niệm 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
8
|
Cầu Áng Nguyệt
|
|
|
|
|
|
|
|
Nâng cấp
|
9
|
Cầu số 4
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm mới
|
|
Tổng làm mới
|
|
|
|
|
1.363.808
|
88.361
|
653.719
|
|
|
Tổng nâng cấp
|
|
|
|
|
798.244
|
32.466
|
630.153
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
2.162.052
|
120.827
|
1.283.872
|
|
6.3. Cấp nước
6.3.1. Cơ sở thiết kế.
- TCXD 33-2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
6.3.2. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước.
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt: 180 l/ng-ngđ.
+ Chỉ tiêu cấp nước cho dịch vụ, công cộng, thương mại: 30 m3/ha-ngđ.
+ Chỉ tiêu cấp nước cho công nghiệp tập trung: 22¸45 m3/ha.
+ Chỉ tiêu cấp nước cho tưới cây, rửa đường: 10% Q.
+ Lượng nước thất thoát, rò rỉ: 15% SQ.
+ Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm: kngđ = 1,3.
- Tính toán nhu cầu dùng nước:
Bảng tính toán cấp nước.
Stt
|
Loại hình
dùng nước
|
Quy mô
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Công suất
(m3/ngđ)
|
1
|
Sinh hoạt
|
195.200
|
Người
|
180
|
L/ng-ngđ
|
35.136,00
|
2
|
Công cộng
|
302,49
|
ha
|
30
|
m3/ha
|
9.074,70
|
3
|
Tưới cây, rửa đường
|
|
|
10
|
%Qsh
|
3.513,60
|
4
|
Công nghiệp
|
30,68
|
ha
|
35
|
m3/ha
|
1073,8
|
5
|
Quân đội
|
600
|
Người
|
150
|
L/ng-ngđ
|
90
|
6
|
åQ =
|
48.888,10
|
7
|
Nước thất thoát, rò rỉ
|
15% åQ
|
8
|
+ Nhu cầu dùng nước trung bình
|
56.221,32
|
9
|
+ Nhu cầu dùng nước lớn nhất
|
73.087,71
|
èTổng lượng nước lớn nhất cấp vào mạng lưới:
QMLMAX = 73.087,710m3/ngđ. Làm tròn QMLMAX = 73.000,0 m3/ngđ.
- Nhu cầu cấp nước chữa cháy:
Theo quy phạm cấp nước chữa cháy (TCVN 2622-1995) và Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an về việc: “Hướng dẫn thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp”. Khu dân cư tính cho 3 đám cháy với lưu lượng chữa cháy qCC = 40 (l/s) và khu công nghiệp tính cho 1 đám cháy với lưu lượng chữa cháy qCC = 15 (l/s); thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục. Các trụ cứu hoả được bố trí trên vỉa hè và đảm bảo khoảng cách 150m giữa 2 trụ.
6.3.3. Giải pháp cấp nước.
- Nguồn nước: lấy nước thô sông Đa Độ.
- Nguồn cấp:
+ Nhà máy nước Cầu Nguyệt cấp nước cho quận: Theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn năm 2050, nhà máy nước Cầu Nguyệt có công suất Q=130.000 m3/ngđ.
+ Kết hợp với nhà máy nước Hưng Đạo - quận Dương Kinh, công suất 290.000m3/ngđ.
+ Trạm bơm tăng áp Đồng Hòa: Giữ nguyên vị trí tại phường Đồng Hoà với công suất Q=6.000¸11.000 m3/ngđ.
- Phân vùng cấp nước:
+ Phường Lãm Hà và phường Đồng Hoà được cấp bởi đường ống F500 hiện có trên đường Trường Chinh.
+ Phường Quán Trữ và phường Bắc Sơn được cấp bởi đường ống F600 hiện có trên đường Trần Nhân Tông; đường ống F400 hiện có trên đường Lê Duẩn, Lê Quốc Uy.
+ Phường Trần Thành Ngọ và phường Ngọc Sơn được cấp bởi đường ống F400 hiện có trên đường Phan Đăng Lưu, Trần Thành Ngọ.
+ Phường Nam Sơn được cấp bởi đường ống F600 hiện có trên đường Trần Nhân Tông.
+ Phường Văn Đẩu được cấp bởi đường ống F600 hiện có trên đường Trần Nhân Tông, đường ống F400 hiện có trên đường Nguyễn Lương Bằng và đường ống F500 dự kiến.
+ Phường Phù Liễn được cấp bởi đường ống F800 hiện có trên đường Trần Tất Văn, đường ống F400 hiện có trên đường Nguyễn Lương Bằng và đường ống F600, F500 dự kiến.
+ Phường Tràng Minh được cấp bởi đường ống F800 hiện có trên đường Trần Nhân Tông và đường ống F600 dự kiến.
6.3.4. Các bước tính toán.
- Xác định chiều dài tính toán cho mạng lưới: Ltt = m x Lthực (m)
m: hệ số kể đến mức độ phục vụ của đoạn ống (m≤1)
lthực: chiều dài thực của đoạn ống tính toán (m)
- Tính toán lưu lượng đơn vị dọc đường: qđv = (l/s.m)
qtt: lưu lượng tính toán cho toàn mạng lưới (l/s)
åqttr: tổng các lưu lượng tập trung lấy ra trên toàn mạng lưới (l/s)
åltt: tổng chiều dài tính toán (m)
- Tính toán lưu lượng dọc đường của từng đoạn ống: qdd = Ltt . qđv
- Tính lưu lượng tại các nút và tính toán thuỷ lực chọn đường kính ống.
- Tính toán thuỷ lực đường ống cấp nước:
+ Tính toán theo công thức Hazen - William: Tổn thất áp lực là hàm của hệ số C, thay đổi theo đường kính ống và tình trạng bề mặt bên trong của ống.
Trong đó:
J: tổn thất theo chiều dài (m/m)
V: vận tốc trung bình tại mặt cắt đang nghiên cứu
D: đường kính trong (m)
C: hệ số tổn thất. Giá trị trung bình của hệ số C cho các vật liệu ống khác nhau:
PVC; HDPE: 140-150
Ống gang có tráng xi măng bên trong: 135-150
Ống gang lòng bên trong còn thô nháp: 80-120
Ống bê tông: 0,012-0,015
Ống bê tông, ống thép đúc: 130-150
+ Mạng lưới đường ống cấp nước được tính toán thủy lực trong hai trường hợp: (1)Trong giờ dùng nước lớn nhất. (2)Trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra. Khi có cháy ta tính toán cho trường hợp cấp nước chữa cháy áp lực thấp, áp lực tại điểm bất lợi nhất khi có cháy là 10m. Số đám cháy xảy ra đồng thời lấy theo trên.
+ Tính toán thủy lực cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất ta tính toán hệ thống cấp cho nhà 3 tầng, áp lực tại điểm bất lợi nhất là 16m.
6.3.5. Mạng lưới cấp nước.
- Mạng lưới cấp nước sinh hoạt, sản xuất kết hợp cấp nước chữa cháy.
- Mạng lưới tuyến ống chuyên tải được tổ chức theo mạng vòng để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục.
- Mạng lưới cấp nước trong quận được kết nối với mạng lưới cấp nước xung quanh gồm: tuyến ống F400 hiện có trên đường Nguyễn Lương Bằng kết nối với tuyến ống F400 dự kiến của quận Dương Kinh; tuyến ống F400 hiện có trên đường Phan Đăng Lưu kết nối với tuyến ống F400 dự kiến của khu vực An Dương; tuyến ống F500 hiện có trên đường Trường Chinh kết nối với tuyến ống F700 hiện có của quận Lê Chân; tuyến ống F300 hiện có trên đường Trần Tất Văn và đường Hoàng Quốc Việt cấp nước cho một số xã và thị trấn của huyện An Lão.
- Giữ nguyên các tuyến ống chuyên tải hiện có, một số tuyến ống phân phối hiện có được điều chỉnh để phù hợp với giao thông và sử dụng đất. Bổ sung tuyến ống chuyên tải và phân phối cho một số khu vực.
- Ống cấp nước có đường kính F110÷F600, được làm bằng gang và HDPE, đỉnh ống cách cốt nền xây dựng 0,7m÷1,0m.
6.3.6. Bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ.
- Để đảm bảo theo qui định, trong quy hoạch sử dụng đất, hành lang bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ ≥100m từ chân mái bờ kênh trở ra.
- Trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước nghiêm cấm:
+ Cấm xây dựng.
+ Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình.
Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn nước sông Đa Độ.
- Khu vực điểm lấy nước:
+ Lên thượng nguồn: Bán kính khu vực bảo vệ tính từ điểm lấy nước là ≥200m.
+ Xuôi hạ nguồn: Bán kính khu vực bảo vệ tính từ điểm lấy nước là ≥100m.
+ Trong bán kính khu vực bảo vệ cấm xây dựng, xả nước thải, nước nông giang, chăn nuôi, tắm giặt.
- Khu vực bảo vệ nhà máy nước:
+ Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý nước phải xây tường rào bảo vệ bao quanh.
+ Bên trong tường rào này không xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không bón cây trồng, không chăn nuôi súc vật.
Bảng thống kê khối lượng hạng mục cấp nước:
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
F110
|
33.645
|
m
|
2
|
F150
|
28.425
|
m
|
3
|
F200
|
5.300
|
m
|
4
|
F250
|
1.650
|
m
|
5
|
F300
|
1.710
|
m
|
6
|
F400
|
385
|
m
|
7
|
F500
|
740
|
m
|
8
|
F600
|
2.290
|
m
|
9
|
Họng cứu hoả
|
362
|
Cái
|
6.4. Cấp điện
6.4.1. Cơ sở thiết kế.
- Quy phạm trang bị điện: 11 TCN – (18, 19, 20, 21) - 2006.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCXDVN 07:2010/BXD.
6.4.2. Xác định phụ tải.
- Các chỉ tiêu cấp điện áp dụng:
+ Điện sinh hoạt: 700W/người.
+ Điện công trình công cộng: 280kW/người.
+ Công nghiệp: 200kW/ha
+ Kho tàng: 50kW/ha.
+ Tiểu thủ công nghiệp: 140kW/ha.
+ Đầu mối kỹ thuật: 200KW/ha.
+ Chiếu sáng công trình giao thông: 12kW/ha.
+ Chiếu sáng cây xanh công viên cấp đô thị: 5-10kW/ha.
Bảng tính toán phụ tải.
Stt
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu
|
Công suất
(kW)
|
1
|
Điện sinh hoạt
|
195.200
|
người
|
700 w/người
|
136.640,00
|
2
|
Điện công trình công cộng
|
195.200
|
người
|
280 w/người
|
54.656,00
|
3
|
Cây xanh – TDTT cấp quận và đơn vị ở
|
242,5
|
ha
|
10 kw/ha
|
2.425,00
|
4
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
381,02
|
ha
|
12 kw/ha
|
4.572,24
|
5
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
25,99
|
ha
|
50-200kw/ha
|
5.198
|
6
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
4,69
|
|
140 kw/ha
|
656,6
|
7
|
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và khoảng cách an toàn.
|
31,04
|
ha
|
200 kw/ha
|
6.208
|
|
Tổng
|
|
|
|
210.355,84
|
- Phụ tải tính toán: P= 210.355,84kW.
- Công suất toàn phần STT=P*k/cosj+20%*P*k/cosj=196,33MVA.
Trong đó:
+ k= 0,7 hệ số sử dụng.
+ cosj= 0,90 hệ số công suất.
+ Dự phòng + tổn hao= 20%.
6.4.3. Nguồn cấp.
* Nguồn cấp từ các trạm biến áp:
- Giai đoạn đầu:
+ Trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa, công suất 125+250MVA.
+ Trạm biến áp 110/35(22)/6kV Kiến An, công suất 1x25+1x40MVA.
+ Trạm biến áp dự kiến 110/22kV Quán Trữ, công suất 1x63MVA.
- Giai đoạn sau:
+ Trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa, công suất 125+250MVA.
+ Trạm biến áp 110/35(22)/6kV Kiến An dự kiến nâng công suất lên 2x63MVA.
+ Trạm biến áp 110/22kV Quán Trữ dự kiến nâng công suất lên 2x63MVA (trạm biến áp Quán Trữ xây dựng theo quyết định số 6310/QĐ-BCT, ngày 02/12/2011 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020).
+ Kết hợp với trạm biến áp 220/110kV Phấn Dũng (Dương Kinh).
* Nguồn năng lượng tái tạo (khuyến khích sử dụng).
- Sử dụng pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái các tòa nhà (dân dụng và công trình công cộng).
- Sử đụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao và được dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
6.4.4. Trạm biến áp.
- Xây trạm biến áp 110/22kV Quán Trữ (trạm kín), vị trí nằm phía Nam nghĩa trang liệt sỹ phường Đồng Hòa, diện tích khoảng 0,53ha.
- Trạm biến áp phụ tải 35/0,4kV hiện có vẫn sử dụng, khi tiến hành nâng cấp cải tạo thì thay bằng các trạm biến áp có thiết kế hai cấp điện áp phía sơ cấp gồm 35kV và 22kV, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi lưới điện sau này sang cấp điện áp 22kV.
- Giữ nguyên các trạm biến áp 6(22)/0,4kV, các trạm 6/0,4kV dần thay thế bằng các trạm 22/0,4kV. Các trạm biến áp mới xây dùng loại biến áp 3 pha, sử dựng dùng kết cấu trạm hợp bộ hoặc trạm xây để đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Trạm phụ tải được cấp điện từ ít nhất hai nguồn để đảm bảo độ tin cậy cấp điện theo tiêu chuẩn hộ cấp điện loại I, II,các trạm phải có tủ mạch vòng RMU. Vị trí đặt trạm biến áp tại trung tâm các phụ tải, khu vực đất cây xanh hoặc kết hợp đưa vào tầng hầm của các công trình, không dùng trạm treo. Bán kính phục vụ từ 200m đến 300m.
- Tổng số trạm biến áp dự kiến 22/0,4kV: 573 trạm, công suất từ 250-630kVA (320 trạm biến áp dự kiến, 84 trạm biến áp xây hiện có giữ lại, 169 trạm biến áp treo hiện có nâng cấp).
6.4.5. Lưới điện.
- Lưới điện 110kV, 220kV: Giữ nguyên hướng tuyến hiện có đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện theo qui định hiện hành.
- Lưới điện 22kV.
+ Thống nhất lưới trung áp 22kV trên toàn quận, hạ ngầm tất cả các đường dây nổi hiện có thành cáp ngầm.
+ Nguồn điện từ các trạm biến áp 110/22kV cấp đến các trạm biến áp phụ tải bằng các đường cáp ngầm 22kV-XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2 đến 300mm2. Lưới điện trung áp vận hành theo nguyên tắc mạch vòng kín vận hành hở, đường cáp ngầm đi trong hào kỹ thuật, dưới vỉa hè.
+ Tổng chiều dài đường cáp ngầm dự kiến tiết diện CU-XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x120mm2 đến 240mm2: 93187m.
+ Tổng chiều dài đường cáp ngầm dự kiến tiết diện CU-XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x300mm2: 29135m.
- Lưới điện 0,4kV.
+ Giai đoạn đầu: Hạ ngầm lưới điện 0,4kV tại các đường chính và các khu đô thị hiện có.
+ Giai đoạn sau: Hạ ngầm toàn bộ hệ thống lưới điện 0,4kV trên địa bàn quận.
+ Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, theo nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.
6.4.6. Phân vùng phụ tải.
- Trạm biến áp 110/22kV Kiến An:
+ Hai đường cáp ngầm số 1 và số 3 cấp điện cho một phần phường Văn Đẩu, phường Nam Sơn và kết nối với trạm biến áp 110kV Quán Trữ.
+ Đường cáp ngầm số 2 (cải tạo nâng cấp từ đường dây nổi 672) cấp điện cho phường Tràng Minh và liên hệ với lưới điện huyện An Lão.
+ Đường cáp ngầm số 4 (cải tạo nâng cấp từ đường dây nổi 674) cấp điện cho phường Ngọc Sơn, Phù Liễn.
+ Đường cáp ngầm số 5 (cải tạo nâng cấp đường dây nổi 372) cấp điện cho phường Văn Đẩu và phường Nam Sơn, thay thế lộ 676 hiện có.
+ Đường cáp ngầm số 6 (cải tạo nâng cấp từ đường dây nổi 678) cấp điện cho phường Trần Thành Ngọ, một phần phương Bắc Sơn và liên hệ với lưới 22kV của trạm biến áp Quán Trữ.
+ Bổ sung thêm các 03 tuyến cáp ngầm 22kV để kết nối mạch vòng và kết nối với các khu vực lân cận.
- Trạm biến áp 110/22kV Quán Trữ:
+ Đường cáp ngầm số 1 và số 3 (cải tạo nâng cấp từ đường dây nổi 371, 373E2.1) cấp điện cho một phần phường Quán Trữ, Nam Sơn và liên lạc với trạm 110kV Kiến An.
+ Đường cáp ngầm số 2 và số 4 từ trạm biến áp Quán Trữ (cải tạo nâng cáp từ đường dây nổi 371, 373E 2.1) cấp điện cho phường Lãm Hà và một phần phường Đồng Hòa.
+ Đường cáp ngầm số 5 cấp điện cho phường Quán Trữ, một phần phường Bắc Sơn và liên lạc đường cáp ngầm số 6 của trạm biến áp Kiến An.
+ Đường cáp ngầm số 6 cấp điện cho phường Đồng Hòa.
+ Bổ sung thêm các 03 tuyến cáp ngầm 22kV để kết nối mạch vòng và kết nối với các khu vực lân cận.
- Trạm biến áp 220/110/22kV Đồng Hòa.
+ Hai đường cáp ngầm cải tạo từ hai lộ 371 và 373 cấp điện cho các phường Lãm Hà, Bắc Sơn, Quán Trữ, Văn Đẩu và kết nối với lưới 22kV từ trạm 110/22kV Quán Trữ.
Bảng thống kê khối lượng hạng mục cấp điện
Stt
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Ghi chú
|
1
|
TBA 110/22kV Quán Trữ -2x63MVA
|
1
|
Trạm
|
Dự kiến
|
2
|
TBA 110/22kV Kiến An - 2x63MVA
|
1
|
Trạm
|
Nâng cấp
|
3
|
Trạm biến áp 22/0,4kV
|
320
|
Trạm
|
Dự kiến
|
4
|
Trạm biến áp 6/0,4kV; 22/0,4kV; 35/0,4kV
|
253
|
Trạm
|
Nâng cấp
|
5
|
Cáp ngầm 22kV tiết diện 120-240mm2
|
95.334
|
m
|
Dự kiến
|
6
|
Cáp ngầm 22kV tiết diện 300mm2
|
33.896
|
m
|
Dự kiến
|
6.5. Chiếu sáng đô thị.
6.5.1. Cơ sở thiết kế.
- Quy phạm trang bị điện: 11 TCN – (18, 19, 20, 21) - 2006.
- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259: 2010.
- Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 333: 2005.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCXDVN 07: 2010/BXD.
6.5.2. Hình thức chiếu sáng.
a. Lưới chiếu sáng đường chính.
- Đối với các tuyến đường giao thông không có dải phân cách giữa, hệ thống đèn chiếu sáng đường được bố trí lắp đặt một bên với mặt cắt nhỏ hơn 11,5m, lắp đặt hai bên với mặt cắt đường lớn hơn 11,5m và dùng loại đèn chiếu sáng cần đơn.
- Đối với các tuyến đường giao thông có dải phân cách ở giữa (≥1,5m và <6m), đèn chiếu sáng được bố trí ở giữa dải phân cách và dùng loại đèn chiếu sáng cần kép.
- Dùng các loại đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng như đèn cao áp Sodium hai cấp công suất 150/100W/đèn và 250/150W/đèn (hoặc đèn tiết kiệm điện, Led công suất 115W/đèn). Khoảng cách tính toán 30m/cột đến 35m/cột, đảm bảo được tiêu chuẩn độ chói từ tối thiểu 1,5cd/m2 đến 2cd/m2 cho các đường trục chính, đường trục khu đô thị (không có dải phân cách và có dải phân cách). Độ chói tối thiểu cho đường gom đô thị, đường nội bộ khu đô thị từ 0,5 dến 0,75cd/m2.
- Lưới chiếu sáng sử dụng cáp cáp ngầm 3 pha 4 dây, nguồn được lấy từ trạm biến áp chiếu sáng kết.
b. Lưới chiếu sáng đường dạo, công viên.
- Các đường dạo trong khu công viên và các đường ven sông sử dụng đèn chùm compact, đèn gim trên cỏ. Khoảng cách tính toán giữa 2 cột đèn từ 20m/cột đến 30m/cột. Tại các khu vực quảng trường dùng các loại đèn chùm cao áp với chiều cao từ 18 đến 25m.
- Đèn chiếu sáng phải đảm bảo được độ rọi tối thiểu cho các đường dạo trục chính 5Lx và các đường nhánh, đường dạo có nhiều cây xanh 2 Lx.
- Điều khiển đóng ngắt hệ thống chiếu sáng trong khu vực tự động theo thời gian. Tủ điều khiển chiếu sáng được đặt tại các trạm biến áp, chiếu sáng tự động theo 2 chế độ, sáng toàn bộ số đèn và thay đổi ánh sáng trên toàn bộ tuyến (tiết giảm công suất vào những giờ thấp điểm từ 23h-5h ngày hôm sau).
Bảng thống kê khối lượng hạng mục chiếu sáng
Stt
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Ghi chú
|
1
|
Trạm biến áp chiếu sáng (50kVA)
|
37
|
trạm
|
Dự kiến
|
2
|
Chiếu sáng một dẫy cần đơn
|
136.603
|
m
|
Dự kiến
|
3
|
Chiếu sáng một dẫy cần kép
|
32.221
|
m
|
Dự kiến
|
6.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
6.6.1. Thoát nước thải.
a. Cơ sở thiết kế.
- Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957:2008.
- Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung – Tiêu chuẩn TCVN 7222-2002.
- Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn TCVN 7221-2002.
- QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
b. Tiêu chuẩn và khối lượng nước thải.
- Tiêu chuẩn tính toán thoát nước thải: Lấy theo tiêu chuẩn cấp nước.
+ Nước thải sinh hoạt: 180 l/ng-ngđ
+ Nước thải dịch vụ công cộng thương mại: 30 m3/ha-ngđ
+ Nước thải công nghiệp tập trung: 22¸45 m3/ha
+ Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm: kngđ = 1,3
- Tính toán lượng nước thải
Bảng tính toán lưu lượng nước thải
Stt
|
Loại hình
thải nước
|
Quy mô
|
Đơn vị
|
Tiêu chuẩn
|
Đơn vị
|
Công suất
(m3/ngđ)
|
1
|
Sinh hoạt
|
195.200
|
Người
|
180
|
L/ng-ngđ
|
35.136,00
|
2
|
Công cộng
|
302,49
|
ha
|
30
|
m3/ha
|
9.074,70
|
3
|
Công nghiệp
|
30,68
|
ha
|
35
|
m3/ha
|
1073,8
|
4
|
Quân đội
|
600
|
Người
|
150
|
L/ng-ngđ
|
90
|
5
|
+ Lượng thải nước trung bình
|
45.304,45
|
6
|
+ Lượng thải nước lớn nhất
|
58.895,79
|
ð Lượng nước thải phát sinh trên địa bàn quận (làm tròn): Q= 59.000 m3/ngđ
c. Hình thức thoát nước.
- Khu vực dân cư đô thị hiện có:
+ Giai đoạn đầu: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước chung theo như hiện trạng.
+ Giai đoạn sau: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước thải tách riêng hoàn toàn.
- Khu đô thị mới: Sử dụng mạng lưới cống thoát nước thải tách riêng hoàn toàn.
d. Phân chia lưu vực thoát nước thải.
- Dựa theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2050 và định hướng quy hoạch thoát nước thải quận Dương Kinh.
- Quận Kiến An được chia làm 2 lưu vực thoát nước:
+ Lưu vực 01: gồm khu vực phía Đông đường nối quốc lộ 5-quốc lộ 10 và phía Nam đường trục chính đô thị. Phường Tràng Minh, một phần phường Phù Liễn (khu vực phía Nam đường mặt cắt 36m). Toàn bộ lượng nước thải của lưu vực này thoát về khu xử lý nước thải Đa Phúc, quận Dương Kinh.
+ Lưu vực 02: khu vực còn lại của quận, được chia làm 03 tiểu lưu vực. Tiểu lưu vực số 01 gồm phần lớn phường Phù Liễn, Văn Đẩu, Nam Sơn và phần nhỏ phường Quán Trữ, Bắc Sơn. Tiểu lưu vực số 02 gồm toàn bộ phường Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ và phần lớn phường Bắc Sơn. Tiểu lưu vực số 03 gồm toàn bộ phường Lãm Hà, Đồng Hoà và phần lớn phường Quán Trữ. Toàn bộ lượng nước thải của lưu vực thoát về khu xử lý nước thải Quán Trữ.
e. Giải pháp thoát nước thải.
*) Nước thải sinh hoạt:
- Lưu vực 1: Một phần nước thải của quận Kiến An được đưa về khu xử lý nước thải Đa Phúc thuộc phường Đa Phúc, quận Dương Kinh với diện tích 10,41ha (trong đó diện tích cây xanh 4,88ha), công suất 63.000 m3/ngđ (trong đó: lượng nước thải quận Dương Kinh cần xử lý là 35.000 m3/ngđ, lượng nước thải quận Kiến An cần xử lý là 28.000 m3/ngđ).Lưu vực gồm 05 trạm bơm nước thải.
+ Nước thải phường Tràng Minh được thu gom về trạm bơm số 01.
+ Nước thải khu vực phía Đông kênh Mỹ Khê được thu gom về trạm bơm số 02.
Nước thải từ 02 trạm bơm (số 01, 02) được thu gom về trạm bơm số 03 qua tuyến cống chính D600 bố trí trên hè đường mặt cắt 25m. Sau đó nước thải được thu gom về khu xử lý nước thải Đa Phúc qua 2 trạm bơm (số 04, 05) được bố chí trên tuyến cống chính.
- Lưu vực 2: Phần nước thải còn lại khoảng (59.000 - 28.000)m3/ngđ = 31.000m3/ngđ được thu gom và đưa về khu xử lý Quán Trữ, diện tích 4,43ha (trong đó diện tích cây xanh 1,09ha). Lưu vực gồm 09 trạm bơm nước thải với 03 tiểu lưu vực.
+ Tiểu lưu vực số 01 thoát về tuyến cống chính D600 bố trí trên hè đường Trần Nhân Tông, gồm 04 trạm bơm (số 06, 07, 08, 09) thu gom nước thải đưa về trạm bơm số 10.
+ Tiểu lưu vực số 02 thoát về tuyến cống chính D600 bố trí trên hè đường Lê Duẩn, gồm 03 trạm bơm (số 11, 12, 13) thu gom nước thải đưa về trạm bơm số 10.
+ Tiểu lưu vực số 03 thoát về tuyến cống chính D600 bố trí trên hè đường Trường Chinh, gồm 01 trạm bơm số 14 thu gom nước thải đưa về trạm bơm số 10.
Nước thải sau xử lý phải đạt cột 3, bảng số 2 trong TCVN 7222-2002 trước khi xả ra môi trường (bơm ra sông Lạch Tray).
*) Nước thải công nghiệp:
- Tại mỗi nhà máy, cơ sở sản xuất phải xây trạm xử lý riêng.
- Nước thải được xử lý đạt cột B, giá trị C theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào cống thu gom chung và đưa về khu xử lý tập trung.
*) Nước thải bệnh viện:
- Tại mỗi bệnh viện phải xây trạm xử lý riêng.
- Nước thải được xử lý đạt cột B, giá trị C theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT trước khi xả vào cống thu gom chung và đưa về khu xử lý tập trung.
f. Công thức tính toán.
- Xác định lưu lượng nước thải tính toán:
Lưu lượng nước thải tính toán cho từng đoạn cống xác định theo công thức sau:
Qtt = q0 . F . Kc ( l/s)
Trong đó: Qtt : là lưu lượng tính toán (l/s)
F: Diện tích mà đoạn cống phục vụ tính toán (ha)
q0: Lưu lượng đơn vị (l/s.ha)
Kc: hệ số không điều hoà chung
- Tính toán thủy lực: sử dụng công thức Manning
Q = (m3/s)
Trong đó: Q : lưu lượng tính toán ( m3/s)
A : tiết diện cống (m2)
R: bán kính thuỷ lực (m)
i : độ dốc thuỷ lực
n: hệ số nhám Manning
Công thức lưu lượng: Q = A . V (m3/s)
Công thức vận tốc: V = C . (m/s)
Trong đó: C: hệ số Sezi, tính đến ảnh hưởng của độ nhám trên bề mặt trong của cống, hình thức tiết diện cống và thành phần tính chất của nước thải, được xác định theo công thức:
C = x
Vận tốc chảy nhỏ nhất Vmin ứng với độ đầy tính toán lớn nhất của cống quy định như sau:
Cống có đường kính D300¸D400 mm Vmin=0,8 m/s
Cống có đường kính D400¸D500 mm Vmin=0,9 m/s
Cống có đường kính D600¸D800 mm Vmin=1,0 m/s
Độ dốc nhỏ nhất của cống: imin=1/D.
g. Mạng lưới đường cống.
- Cống thoát nước thải có đường kính D300¸D800, được chôn dưới vỉa hè, đỉnh cống cách mặt đất tối thiểu 0,7m. Đường cống thoát nước thải được thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu để nước thải có thể tự chảy.
Bảng thống kê khối lượng hạng mục thoát nước thải
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
D300
|
48.725
|
m
|
2
|
D400
|
14.510
|
m
|
3
|
D500
|
1.670
|
m
|
4
|
D600
|
8.710
|
m
|
5
|
D800
|
2.800
|
m
|
6
|
Cống có áp F150
|
185
|
m
|
7
|
Cống có áp F300
|
1340
|
m
|
8
|
Cống có áp F450
|
1115
|
m
|
9
|
Cống có áp F500
|
465
|
m
|
10
|
Trạm bơm dâng 1
|
135
|
m3/h
|
11
|
Trạm bơm dâng 2
|
35
|
m3/h
|
12
|
Trạm bơm dâng 3
|
275
|
m3/h
|
13
|
Trạm bơm dâng 4
|
465
|
m3/h
|
14
|
Trạm bơm dâng 5
|
1167
|
m3/h
|
15
|
Trạm bơm dâng 6
|
165
|
m3/h
|
16
|
Trạm bơm dâng 7
|
215
|
m3/h
|
17
|
Trạm bơm dâng 8
|
115
|
m3/h
|
18
|
Trạm bơm dâng 9
|
550
|
m3/h
|
19
|
Trạm bơm dâng 10
|
1292
|
m3/h
|
20
|
Trạm bơm dâng 11
|
70
|
m3/h
|
21
|
Trạm bơm dâng 12
|
40
|
m3/h
|
22
|
Trạm bơm dâng 13
|
195
|
m3/h
|
23
|
Trạm bơm dâng 14
|
105
|
m3/h
|
24
|
Khu xử lý nước thải Quán Trữ
|
31.000
|
m3/ngđ
|
25
|
Khu xử lý nước thải Đa Phúc
|
28.000
|
m3/ngđ
|
5.6.2. Vệ sinh môi trường.
a. Chất thải rắn.
*) Chất thải rắn sinh hoạt:
- Khối lượng chất thải rắn phát sinh: Tiêu chuẩn chất thải rắn là 1,3 kg/người.ngđ áp dụng đối với đô thị loại I.
- Quy mô dân số quận đến năm 2025: 195.200 người. Chất thải rắn phát sinh trong ngày: Q= 195.200 người x 1,3kg/người.ngđ = 253,76 tấn/ngày.
- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn (CTR):
+ CTR sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thành các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế; các CTR được phân làm hai loại: CTR vô cơ (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). Hai loại này được để vào bao chứa riêng. CTR vô cơ được định kì thu gom và tận dụng tối đa để tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi sản xuất phân hữu cơ hoặc chôn lấp tại khu xử lý CTR tập trung.
+ Hình thức thu gom CTR: Dùng xe đẩy thu gom tại những khu vực có đường nhỏ mà xe cơ giới không vào được, tại những khu vực có đường rộng dùng xe cơ giới đi thu gom. Các xe đi thu gom theo tuyến, theo lịch đã định.
+ Các hộ gia đình vận chuyển CTR đến điểm tập kết cố định, tại đây có các thùng thu gom và phân loại CTR, sau đó xe đến thu gom và vận chuyển đi.
+ Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên và những nơi công cộng khác phải bố trí các thùng lưu chứa CTR, khoảng cách giữa các thùng không lớn hơn 100m.
+ Xây dựng trạm trung chuyển CTR Tràng Minh, diện tích khoảng S=1.300m2; vị trí tại chân núi Cột Cờ, phường Tràng Minh, quận Kiến An.
- Xử lý CTR:
+ Giai đoạn đầu: CTR được thu gom, vận chuyển đưa về khu xử lý CTR Tràng Cát.
+ Giai đoạn sau: CTR được thu gom, vận chuyển đưa về khu xử lý CTR của thành phố.
*) CTR công nghiệp:
- CTR công nghiệp phải thuê đơn vị có năng lực chuyên môn thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Mỗi nhà máy xí nghiệp bố trí một khu tập kết CTR riêng trong khuôn viên nhà máy, tại đây CTR phải được phân loại tại nguồn, tận thu, tái sử dụng để hạn chế khối lượng phải chôn lấp.
- CTR không độc hại sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý cùng với CTR sinh hoạt.
- CTR độc hại các nhà máy phải có phương án xử lý riêng.
- CTR công nghiệp được thu gom, vận chuyển đưa về khu xử lý tập trung của thành phố.
*) CTR y tế:
- Trong mỗi bệnh viện, trạm y tế phải có ga chứa CTR riêng.
- CTR y tế được phân loại tại nguồn bằng các thùng có nắp đậy, có chân đạp và dễ cọ rửa. Các thùng được lót các túi nylon đúng màu quy định (xanh, vàng, đen).
+ Thùng, túi nilon màu xanh: đựng CTR sinh hoạt bao gồm giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu, thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà(trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.
+ Thùng, túi nilon màu vàng:
Để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn bao gồm:
. Những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh (băng, bông, gạc, dây truyền dịch, ống dẫn lưu…).
. Môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm, các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy chuyển, phân lập…
. Chất thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, các thuốc gây độc tế bào, các loại huyết thanh, vaccin sống và vaccin giảm độc lực cần thải bỏ.
. Các mô và các tổ chức, phủ tạng của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn).
. Các chất thải của động vật, xác súc vật bị nhiễm hoặc được tiêm các tác nhân lây nhiễm.
. Mọi loại chất thải phát sinh từ các buồng cách ly.
Để thu gom các CTR lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm hoặc không kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…
+ Thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hoá học và chất thải phóng xạ.
. CTR hóa học: kim, lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
. CTR phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ…
- CTR y tế phải do đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.
- CTR y tế độc hại phải có phương án xử lý riêng.
- CTR y tế không độc hại được vận chuyển đưa về khu xử lý CTR thành phố.
b. Nghĩa trang.
*) Các qui định khoảng cách ATVSMT từ nghĩa trang đến các đối tượng:
- Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07: 2010/BXD quy định khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường (ATVSMT) của nghĩa trang như sau:
Đối tượng cần cách ly
|
Khoảng cách tới nghĩa trang đô thị
|
Nghĩa trang hung táng
|
Nghĩa trang cát táng
|
Không có hệ thống thu gom nước thải từ mộ hung táng
|
Có hệ thống thu gom nước thải từ mộ hung táng
|
Đường bao khu dân cư, trường học, công sở,...
|
≥1.500 m
|
≥500 m
|
≥100 m
|
Công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung
|
≥5.000 m
|
≥5.000 m
|
≥3.000 m
|
Đường vành đai đô thị, đường sắt
|
≥300 m
|
≥300 m
|
≥300 m
|
Mép mặt nước (sông, hồ, biển)
|
≥500 m
|
≥500 m
|
≥100 m
|
- Yêu cầu lựa chọn địa điểm nghĩa trang:
+ Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ở ngoài đô thị, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc dân cư nông thôn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ở cuối hướng gió so với khu dân cư.
+ Nghĩa trang hung táng, nghĩa trang chôn cất một lần không được bố trí trong nội thị.
+ Các nghĩa trang hiện có trong đô thị không đạt tiêu chuẩn môi trường phải ngừng sử dụng và có kế hoạch di chuyển.
*) Định hướng quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn Quận:
+ Di chuyển nghĩa trang Tràng Minh, nghĩa trang Phù Liễn (vì nằm trong phạm vi bảo vệ nguồn nước của sông Đa Độ và không đảm bảo khoảng cách ATVSMT), các nghĩa trang nhỏ lẻ nằm rải rác trong các khu dân cư về các nghĩa trang lớn hiện có hoặc nghĩa trang tập trung của thành phố (nghĩa trang Phi Liệt, huyện Thủy Nguyên).
+ Đóng cửa, không mở rộng, xây dựng tường rào bao quanh và trồng cây xanh để đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các nghĩa trang Cựu Viên, Kha Lâm, Đường Xà, Đường Thư, Mạ Dẩm, Đẩu Sơn 4.
+ Hiện nay nghĩa trang tập trung thành phố chưa đảm bảo nhu cầu an táng cho toàn thành phố. Do vậy để đáp ứng một phần nhu cầu an táng trên địa bàn quận, từ nay đến năm 2025 cho phép mở rộng nghĩa trang Công Nông. Sau năm 2025 đóng cửa trồng cây xanh cách ly.
+ Các mộ phần phát sinh sau 2025 sẽ được an táng tại nghĩa trang tập trung của Thành phố.
+ Khuyến khích hình thức hỏa táng.
Bảng thống kê các nghĩa trang.
Stt
|
Tên nghĩa trang
|
Diện tích nghĩa trang (ha)
|
Diện tích cây xanh cách ly (ha)
|
Tổng diện tích (ha)
|
Ghi chú
|
1
|
Nghĩa trang Cựu Viên
|
11,68
|
0,38
|
12,06
|
Đóng cửa
|
2
|
Nghĩa trang Công Nông
|
2,99
|
1,59
|
4,58
|
Mở rộng
|
3
|
Nghĩa trang Kha Lâm
|
1,76
|
0,86
|
2,62
|
Đóng cửa
|
4
|
Nghĩa trang Đường Thư
|
0,89
|
1,18
|
2,07
|
Đóng cửa
|
5
|
Nghĩa trang Đường Xà
|
0,70
|
0,64
|
1,34
|
Đóng cửa
|
6
|
Nghĩa trang Quán Trữ
|
0,73
|
0,50
|
1,23
|
Đóng cửa
|
7
|
Nghĩa trang Đẩu Sơn 4
|
1,0
|
0,55
|
1,55
|
Đóng cửa
|
Tổng
|
19,75
|
5,7
|
25,46
|
Đóng cửa
|
6.7. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc
Phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông thành phố Hải Phòng đến năm 2020 tại quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 và Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại quyết định số 2522/QĐ-UBND ngày 04/11/2015.
Trong tương lai, nhu cầu về thông tin, liên lạc của người dân trong khu vực sẽ tăng cao, đặc biệt khi các khu đô thị của quận được hình thành. Chính vì vậy, cần mở rộng dung lượng tổng đài, bố trí hệ thống bưu cục, điểm văn hóa có phạm vị phục vụ dày hơn, tăng thêm các dịch vụ mới....
6.7.1. Viễn thông.
a. Nguồn và cơ sở thiết kế.
- Nguồn tín hiệu chính sẽ được lấy từ tổng đài Kiến An, Quán Trữ, Nam Sơn hiện có và các tổng đài dự kiến.
b. Giải pháp quy hoạch.
- Dự báo nhu cầu mạng.
+ Hiện nay khu vực quận Kiến An có mật độ thuê bao khoảng 40-45 máy/100 dân, điều đó cho thấy khu vực thiết kế đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh về thông tin.
+ Dự báo nhu cầu phát triển mạng thông tin quận Kiến An đến năm 2025: chỉ tiêu tính toán 50 máy/100 dân.
Dung lượng thuê bao = Dân số x mật độ/100 dân
= 195.200x50/100 dân=97.600 thuê bao
=> Như vậy nhu cầu thuê bao của quận Kiến An khoảng 97.600 thuê bao.
- Chuyển mạch.
+ Theo kết quả dự báo thuê bao đến năm 2025, trong phạm vi quy hoạch cần một hệ thống chuyển mạch có tổng dung lượng 139.430 thuê bao số với hệ số sử dụng 70% và đạt mật độ 50 máy/100 dân. Do vậy cần phải mở rộng dung lượng tổng đài điều hành Kiến An và xây dựng thành trung tâm thông tin của Quận. Lắp đặt các thiết bị MSAN tại phường Lãm Hà, phường Đồng Hòa, phường Bắc Sơn, phường Văn Đẩu, phường Phù Liễn, phường Trần Thành Ngọ, phường Ngọc Sơn, phường Quán Trữ, phường Nam Sơn, phường Tràng Minh, lắp đặt 01 Media Gateway tại phường Trần Thành Ngọ.
- Chuyền dẫn.
+ Nâng cao chất lượng truyền dẫn cáp quang, tiếp tục đầu tư các tuyến cáp quang mới và hoàn thiện mạch vòng để nâng độ tin cậy cho mạng thông tin, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, internet băng thông rộng, video phone,...
- Mạng ngoại vi.
+ Tiếp tục xây dựng và mở rộng cáp gốc, cáp nhánh trong giai đoạn tới để đáp ứng được tốc độ phát triển thuê bao cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Hạ ngầm các loại cáp đi nổi trên đường phố để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho đô thị, đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiện chi phí khi thi công.
+ Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư tạo thuận lợi cho việc lắp đặ và quản lý sau này.
- Mạng di động.
+ Phát triển mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Khu vực thiết kế đang sử dụng các mạng: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Gmobile, Vietnammobile. Khi tiến hành lắp đặt các trạm BTS đề nghị các nhà cung cấp nên sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và giảm giá thành đầu tư. Trong tương lai sẽ có thêm các nhà cung cấp khác, do vậy đủ đảm bảo được nhu cầu về thông tin của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế. Quy hoạch 35 vị trí trạm thu phát sóng, tại khu vực phường Quán Trữ, phường Ngọc Sơn, phường Phù Liễn, phường Trần Thành Ngọ..., cụm công nghiệp, khu vực khu dân cư, khu đô thị mới.
+ Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt thêm các đường ADSL, đường cáp quang FPTH tốc độ cao.
6.7.2. Bưu chính
- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, đấy mạnh phát triển dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ gia tăng.
- Phát triển các dịch vụ tài chính như: trả lương hưu, thanh toán, dịch vụ nhờ thu phát cho các doanh nghiệp. Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán...
- Sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định.
- Khi quy hoạch chi tiết và thực hiện xây dựng các khu vực trong khu quy hoạch, cần bố trí xây dựng mới hoặc quy hoạch mở rộng các đài, trạm, bưu cục, để đảm bảo mạng bưu chính viễn thông khai thác được ổn định và tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin.
Bảng thống kê số lượng hạng mục thông tin liên lạc.
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
I
|
Xây mới
|
|
|
1
|
Tổng đài vệ tinh Lãm Hà
|
10.000
|
Lines
|
2
|
Tổng đài vệ tinh Đồng Hòa
|
20.000
|
Lines
|
3
|
Tổng đài vệ tinh Bắc Sơn
|
20.000
|
Lines
|
4
|
Tổng đài vệ tinh Văn Đẩu
|
20.000
|
Lines
|
5
|
Tổng đài vệ tinh Phù Liễn
|
10.000
|
Lines
|
6
|
Tổng đài vệ tinh Trần Thành Ngọ
|
10.000
|
Lines
|
7
|
Tổng đài vệ tinh Ngọc Sơn
|
20.000
|
Lines
|
8
|
Tổng đài vệ tinh Tràng Minh
|
10.000
|
Lines
|
II
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
|
1
|
Tổng đài vệ tinh Kiến An
|
23.100
|
Lines
|
2
|
Tổng đài vệ tinh Quán Trữ
|
15000
|
Lines
|
3
|
Tổng đài vệ tinh Nam Sơn
|
15.000
|
Lines
|
6.8. Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 8.164,50 tỷ (Phụ lục 1, bảng 4)
+ San lấp: 1.477,31 tỷ.
+ Thoát nước mưa: 547,70 tỷ.
+ Giao thông: 4.813,3 tỷ.
+ Cấp nước: 107,85 tỷ.
+ Thoát nước thải: 145,08 tỷ.
+ Cấp điện: 999,97 tỷ.
+ Thông tin liên lạc: 73,27 tỷ.
6.9. Những nội dung điều chỉnh Quy hoạch kỹ thuật
Stt
|
THEO QUYẾT ĐỊNH (NĂM 2002)
|
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
|
Giao thông
|
- Cải tạo các tuyến đường khu vực trung tâm quận.
- Đường vành đai 3 cũ của thành phố(trùng hướng tuyến đường trục đô thị Hải Phòng).
- Đường trục trung tâm quận Kiến An (đường 50,5m).
- Quy hoạch 01 bến tầu du lịch trên sông Lạch Tray.
- Quy hoạch 04 cầu trên sông Lạch Tray.
|
- Mạng lưới các tuyến đường khu vực trung tâm quận giữ nguyên và được cải tạo chỉnh trang. Mở thêm các tuyến ngang
- Đường vành đai 3 cũ được chuyển thành đường vành đai 2.
- Đường trục trung tâm quận Kiến An (đường 50,5m) giữ nguyên, hướng tuyến lệch sang phía Đông từ 150 đến 200m.
- Quy hoạch đường vành đai 3 (theo điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050).
- Các tuyến đường Đông Tây phù hợp với quy hoạch quận Kiến An phê duyệt năm 2002. Các tuyến đường giao thông Bắc Nam được điều chỉnh để hài hòa phù hợp với Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quy hoạch 04 bến tầu du lịch trên sông Lạch Tray.
- Quy hoạch 06 cầu (05 cầu trên sông Lạch Tray, 01 cầu trên sông Đa Độ).
- Quy hoạch 01 bến xe khách liên tỉnh
- Qui hoạch 04 tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận.
|
San nền
|
- Cốt nền xây dựng từ +2,1m đến +2,30m.
|
- Cốt nền xây dựng đô thị ≥+2,46m.
|
Thoát nước mưa
|
- Toàn quận chia làm 2 lưu vực thoát nước mưa.
|
- Toàn quận chia làm 7 lưu vực thoát nước mưa.
- Tăng cường diện tích mặt nước (kênh, mương, hồ điều hòa) cho toàn quận.
|
Cấp điện
|
- Nguồn điện: từ trạm biến áp 220/110kV Đồng Hòa, trạm biến áp trung gian 35/10kV Quán Trữ và trạm biến áp trung gian 35/10kV Kiến An.
- Sử dụng trạm biến áp phụ tải treo hoặc xây.
- Tổng nhu cầu cấp điện 110,9MVA
|
- Nguồn cấp: từ biến áp 220/110kV Đồng Hòa, trạm biến áp 110/35(22)/6kV Kiến An, trạm biến áp dự kiến 110/22kV Quán Trữ và kết hợp với trạm biến áp 220/110kV Phấn Dũng (Dương Kinh)
- Quy hoạch trạm biến áp 110/22kV Quán Trữ (theo quy hoạch ngành điện).
- Sử dụng lưới 22kV ngầm trên toàn địa bàn quận.
- Sử dụng trạm biến áp ki-ốt hoặc xây.
- Tổng nhu cầu cấp điện 195,82MVA
|
Cấp nước
|
- Nguồn nước cấp nước sinh hoạt: Nhà máy nước Cầu Nguyệt.
- Tổng nhu cầu dùng nước của Quận khoảng 52.311m3/ngđ.
|
- Nguồn nước cấp nước sinh hoạt: Nhà máy nước Cầu Nguyệt.
- Tổng nhu cầu dùng nước của Quận khoảng 73.000,0 m3/ngđ.
|
Thoát nước thải và VSMT
|
- Toàn quận là 02 lưu vực thoát nước thải, lưu vực 1 đưa về khu xử lý Đồng Hòa, lưu vực 2 đưa về khu xử lý thuộc phường Ngọc Sơn.
|
- Toàn quận chia 02 lưu vực thoát nước thải, lưu vực 1 đưa về khu xử lý Đa Phúc, lưu vực 2 đưa về khu xử lý tập trung Quán Trữ.
- Xây dựng khu xử lý tập trung Quán Trữ
|
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
7.1.Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch
7.1.1. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch
- Môi trường xã hội phát sinh do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đền bù tái định cư.
- Lượng nước thải, chất thải phát sinh khi triển khai xây dựng và vận hành các công trình theo quy hoạch.
- Sự biến đổi cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái
- Các vấn đề về gia tăng mật độ giao thông và tiếng ồn khi tuyến đường được hình thành và đưa vào vận hành, khai thác.
- Lượng nước thải, chất thải gia tăng do mật độ các công trình trong phạm vi quy hoạch gia tăng và các hoạt động kinh tế, xã hội được phát triển và mở rộng.
- Áp lực về việc đảm bảo hiệu quả thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn không gây ô nhiễm môi trường khu vực.
- Áp lực về đảm bảo an sinh xã hội trong quá trình phát triển nhanh và mạnh của khu vực khi tuyến đường hình thành.
7.1.2. Các mục tiêu môi trường chính
- Quận Kiến An được xác định như sau:
+ Là khu đô thị loại 1 – đơn vị hành chính cấp quận.
+ Là khu ở đô thị sinh thái.
+ Là khu du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ.
+ Là trung tâm giáo dục đào tạo và trung tâm y tế chuyên ngành.
+ Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh.
Trong đó:
Vùng 1: Là khu đô thị trung tâm quận với các công trình hành chính – chính trị và tiện ích công cộng cấp Thành phố và cấp quận; Là khu ở đô thị, khu giáo dục đào tạo, khu dịch vụ thương mại, du lịch dịch vụ và công nghiệp.
Vùng 2: Là khu ở đô thị; khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng; khu nông nghiệp theo hướng công nghệ cao mức độ hợp lý.
- Với mục tiêu phát triển đô thị nói trên, với phương án cụ thể trong quy hoạch, xét về yêu cầu bảo vệ môi trường, quy hoạch cần đạt được mục tiêu môi trường sau:
+ Tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện các chức năng về thu gom và xử lý nước thải, chất thải của khu vực.
+ Đảm bảo thu gom và xử lý tốt chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình xây dựng các công trình trong phạm vi quy hoạch.
+ Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đến môi trường sông Đa Độ, hồ Hạnh Phúc, hệ thống kênh dẫn và các sông hồ khác.
+ Khoanh vùng cách ly tốt cho cụm công nghiệp Quán Trữ, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Bảo vệ hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái ngập nước. Thực hiện việc bảo tồn và phát huy hệ thống rừng tại núi Thiên Văn, Cột Cờ, Cựu Viên, và hệ thống cây xanh tạo không gian gần gũi và thân thiện với thiên nhiên. Đảm bảo duy trì tốt sự cân bằng sinh thái tại các sông hồ để tăng cường khả năng tự làm sạch của lưu vực.
+ Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý để sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế của quận Kiến An, phát huy tốt nhất các tiềm lực đặc biệt là những lợi thế về về trí địa lý và cảnh quan thiên nhiên, quỹ đất nông nghiệp dồi dào để dự trữ cho phát triển đô thị.
+ Hạn chế những không gian quy hoạch chưa phù hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường xã hội do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và đền bù tái định cư.
+ Hạn chế tiến tới mức giảm tối đa sự biến đổi tiêu cực của môi trường không khí, môi trường đất, nước mặt, nước ngầm của khu vực nghiên cứu trong quá trình thi công xây dựng và vận hành các công trình thuộc quy hoạch.
+ Đảm bảo tác động tiêu cực nhỏ nhất đến các hoạt động giao thông và tiếng ồn, cây xanh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng và vận hành các công trình.
Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế của quy hoạch còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình triển khai thực tế. Đặc biệt, việc huy động kịp thời vốn đầu tư, tiến độ xây dựng các công trình là những yếu tố cần thiết.
7.2.Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch
7.2.1. Môi trường nước
a. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước.
- Nước tại các dòng sông:
+ Sông Lạch Tray: thường bị đục, lượng phù sa nhiều lại chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên bị nhiễm mặn, đặc biệt tại khu vực của sông, ven biển đang bị ô nhiễm do dầu tràn, chất thải rắn, hoá chất bảo vệ thực vật.
+ Sông Đa Độ: đây là tuyến kênh trục chính cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời cấp nước thô cho các nhà máy nước. Hiện nay, chất lượng nước đang có nguy bị ô nhiễm bởi nước thải cụm công nghiệp, nước thải sinh hoạt của dân cư, ô nhiễm bởi nghĩa trang,...
+ Có thể tham khảo một số chỉ tiêu chất lượng nước của một số con sông được thể hiện ở các bảng sau:
Chất lượng nước của sông liên quan đến quy hoạch của quận Kiến An
Stt
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Sông Lạch Tray
|
Sông Đa Độ
|
Đầu sông
|
Cuối sông
|
Đầu sông
|
Cuối sông
|
1
|
pH
|
|
7.7
|
7.71
|
7.81
|
7.75
|
2
|
Độ dẫn điện
|
|
3200
|
6.380
|
1.445
|
1.883
|
3
|
TDS,
|
mg/l
|
2300
|
2.780
|
720
|
1.005
|
4
|
DO,
|
mg/l
|
8.87
|
6.33
|
4.61
|
4.43
|
5
|
COD
|
mg/l
|
20
|
60
|
18.72
|
17.85
|
6
|
BOD
|
mg/l
|
7
|
32
|
11.56
|
13.37
|
7
|
NH4
|
mg/l
|
0.066
|
0.173
|
0.34
|
0.055
|
8
|
NO2-
|
mg/l
|
0.003
|
0.073
|
0.014
|
0.017
|
9
|
NO3-
|
mg/l
|
0.076
|
0.173
|
1.40
|
1.60
|
10
|
Tổng P
|
mg/l
|
1.06
|
1.16
|
1.43
|
1.65
|
11
|
SS
|
mg/l
|
116
|
87
|
264
|
230.8
|
12
|
Cl-
|
mg/l
|
|
|
720.7
|
808.8
|
13
|
Fe
|
mg/l
|
|
|
0.87
|
1.13
|
14
|
Dầu mỡ
|
mg/l
|
0.62
|
1.0
|
0.8
|
1.63
|
15
|
Tổng coliform
|
MPN/l
|
670
|
306
|
12670
|
17420
|
16
|
Pb
|
mg/l
|
01.007
|
0.012
|
0.026
|
0.030
|
17
|
As
|
mg/l
|
<0.001
|
<
|
<0.001
|
<0.001
|
18
|
Cd
|
mg/l
|
|
|
0.004
|
0.004
|
19
|
Phenol
|
mg/l
|
<0.006
|
<0.006
|
0.005
|
<0.005
|
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải phòng, 2012
- Chất lượng nước ngầm:
Bị nhiễm bẩn do các hợp chất Nitơ, thuỷ ngân, mangan, sắt, và nhiễm mặn, chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 123 lần, chỉ tiêu Nitrat vượt TCCP 1,19 lần.
b. Hiện trạng các nguồn thải nước
- Công nghiệp
+ Hiện nay trên địa bàn Quận có khoảng 90 đơn vị sản xuất công nghiệp, trong đó, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn tập trung hầu hết ở loại hình chế biến thủy sản, giầy dép, may mặc và tập trung chủ yếu hai khu vực công nghiệp tập trung tại phường Đồng Hòa và Quán Trữ và các khu vực ven sông Lạch Tray. Ngoài ra, có nhiều đất công nghiệp phát triển manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể nằm rải rác trên địa bàn quận đang nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
+ Quận Kiến An là một trong những Quận có lượng nước thải lớn nhất trong các Quận của thành phố Hải phòng, trong đó chủ yếu là nước thải từ các ngành sản xuất và chế biến thủy sản, thực phẩm. Nổi bật là Công ty Bìa Hải Phòng tại Ngã 3 Quán Trữ. Uớc tính, lượng nước thải của các công ty này vào khoảng 1.000 -1.500 m3/ngày đêm; Công ty chế biến thực phẩm Phú Cường với lượng nước thải lên tới 500m3/ngày đêm, Công ty TNHH Hải Long với lượng nước thải lên tới 1.000m3/ngày đêm.
+ Ngoải ra, lĩnh vực may mặc cũng là một trong những lĩnh vực có lượng phát sinh chất thải lớn, tiêu biểu như công ty may mặc Hoa Hải với lượng nước thải hiện nay vào khoảng 250m3/ngày đêm; ước tính sẽ nâng lên đến 800m3/ngày đêm. Công ty may mặc Nam Hoa với lượng nước thải từ 200-300m3/ngày đêm.
+ Bên cạnh đó, có khoảng 15 cơ sở sản xuất giấy, sản xuất cơ khí v.v…với quy mô nhỏ cũng phát sinh nước thải với tải lượng khoảng 35 - 100m3/ngày đêm/cơ sở.
+ Về tổng thể: với tổng diện tích đất công nghiệp kho tàng bến bãi hiện nay là 95,61 ha, ước tính với chỉ tiêu phát thải vào khoảng 40m3/ngày đêm thì tổng lượng nước thải công nghiệp ước tính 3.824 m3 – 5.500m3/ ngàyđêm.
+ Chất lơ lửng: chủ yếu các chất khoáng vô cơ đất cát và các chất hữu cơ bám trên nguyên liệu, các mảnh vụn chứa thịt, xương và vẩy cá có nguồn gốc từ quá trình chế biến. Nồng độ chất lơ lửng dao động trong khoảng từ 250 đến 500 mg/l.
+ Chất hữu cơ: Bao gồm các chất hoà tan và phân tán nhỏ có nguồn gốc từ quá trình rửa nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải thường có giá trị tương đối cao. BOD nằm trong khoảng 300 - 500 mg/l, COD từ 600 - 1000 mg/l.
+ Ô nhiễm hữu cơ (chỉ thị là BOD và COD cao) làm cho nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm quá tình hô hấp của tôm cá và các loài thuỷ sinh nói chung bị hạn chế. Tầng đáy các các thuỷ vực tiếp nhạn nước thải thiếu hụt ô xy sẽ xảy ra các hiện tượng yếm khí, tạo ra khí CH4 , SO2 NH3, H2S làm gây ra mùi hôi thối và làm cho các loài thuỷ sinh chết dần, làm biến đổi hệ sinh thái.
+ Ngoài các thành phần hữu cơ trên, do có nước thải của một số cơ sở dệt may (có công đoạn giặt, tẩy) nên trong nước thải của Quận còn chứa một số kim loại nặng, chất tẩy rửa v.v…
+ Một thuận lợi của Quận là công ty Bia hải Phòng đã xây dựng được hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hiện đại, đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Đây cũng là một trong những bước tiến lớn của Quận để giảm ô nhiễm môi trường nước. Một vài cơ sở khác cũng đã quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước, tuy nhiên công nghệ chưa thật sự tiên tiến và hiện đại, nếu tiếp tục phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư, nâng cấp lớn.
+ Với các cơ sở còn lại do đặc thù là đã được thành lập và hoạt động từ trước năm 1990 nên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, công nghệ và thiết bị xử lý nước thải lạc hậu chưa đồng bộ, phần lớn các hệ thống không được xây mới hoàn thiện theo quy trình công nghệ sản xuất mà được cải tạo, nâng cấp chắp vá từ các hệ thống cũ. Chính vì vậy, hiệu quả xử lý nước thải chưa cao, chất lượng sau xử lý chưa đảm bảo quy định của TCVN 5945 – 2005. Vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất là một trong những điểm nóng về môi trường của Quận.
+ Để đáp ứng yêu cầu về xử lý nước thải đối với các cơ sở công nghiệp đòi hỏi quy hoạch cần có phương án cụ thể trong việc di dời những cơ sở công nghiệp không phù hợp, tăng cường tập trung đầu tư và quản lý với các cơ sở công nghiệp được phép hoạt động theo quy hoạch mới.
- Sinh hoạt
+ Với tổng dân số của Quận là 102.585 người, lượng nước thải bình quân khoảng 100 l/ngàyđêm, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh vào khoảng 10.260 m3/ngàyđêm.
+ Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý được thoát chung cùng hệ thống thoát nước mưa. Hiện nay trên dịa bàn Quận chưa có hệ thống cống bao thu gom nước thải riêng, nước thải chỉ được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại của mỗi công trình trước khi thoát ra mạng lưới cống bên ngoài. Vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cho các hồ điều hòa, các kênh mương thoát nước trong đó đáng quan tấm nhất là hồ Hạnh Phúc, kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê, sông Đa Độ.
- Y tế:
+ Trên địa bàn quận hiện nay có 03 bệnh viện chuyên ngành (bệnh viện trẻ em Hải Phòng, bệnh viện Lao và phổi, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng), 02 bệnh viện đa khoa (bệnh viện đa khoa Kiến An và bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Đức), 01 trung tâm y tế cấp quận, 01 phòng khám đa khoa và 10 trạm y tế được phân bố đều tại 10 phường. Các công trình y tế được xây dựng kiên cố, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, trang thiết bị xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
+ Tổng số giường bệnh là 850 giường, với định mức thải nước tại các bệnh viện vào khoảng 800 l/giường bệnh, tổng lượng nước thải của các bệnh viện trên địa bàn Quận vào khoảng 680 m3/ ngày đêm.
+ Các Bệnh viện đều đã được xây dựng từ trước năm 1990, với cơ sở hạ tầng của các bệnh viện chưa đồng bộ. Trong quá trình hoạt động các bệnh viện cũng đã đầu tư quan tâm cải tạo hệ thống xử lý nước thải (bệnh viện Trẻ em, bệnh viện Kiến An). Tuy nhiên, với nguồn đầu tư hạn hẹp, các hệ thống này vẫn còn chắp vá và thiếu đồng bộ, công nghệ xử lý chưa phù hợp. Trong thời gian tới, cần phải có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho cải tạo và nâng cấp chất lượng và hiệu quả xử lý đáp ứng yêu cầu.
+ Đặc biệt, căn cứ quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì bệnh viện Lao Phổi là các cơ sở cần được xử lý ô nhiễm môi trường và đã được yêu cầu chịu trách nhiệm xây dựng đề án, đầu tư vốn và tổ chức thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gây ra. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, bệnh viện này vẫn chưa được đầu tư để hoàn thành công trình xử lý nước thải theo quy định.
+ Với lượng nước thải lớn và đặc thù ô nhiễm cao, tính lây nhiễm lớn, khi tình trạng các hệ thống xử lý còn nhiều bất cập như hiện nay thì việc đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xử lý nước thải là một trong những thách thức lớn trong quá trình thực hiện quy hoạch của Quận đến năm 2025.
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Tổng số cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ của Quận vào khoảng 3.500 hộ trong đó chiếm 90% là các đơn vị kinh doanh cá thể, hoạt động với quy mô nhỏ, tập trung vào loại hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Lượng nước thải phát sinh từ mỗi đơn vị vào khoảng từ 0,5 - 50 m3/ngày đêm, tính hiện tại, tổng thải lượng từ các hoạt động này hiện nay khoảng 5.000-10.000 m3/ngày đêm.
+ Phần lớn lượng thải này không được xử lý riêng mà xử lý cùng với nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và có các đặc trưng ô nhiễm gần với đặc trung ô nhiễm của nước thải sinh hoạt. Trong thời gian tới, khi quy mô của ngành thương mại và dịch vụ được phát triển cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ hơn đối với các đơn vị này.
- Nước thải từ các làng nghề.
+ Các hộ làm bún: tổng cộng vào khoảng 30-40 hộ. Với lượng nước thải của mỗi hộ trung bình khoảng 20m3 – 30m3/ngày đêm, lượng nước thải làm bún tương đương 800m3/ngày đêm. Tổng lượng nước thải từ các hộ này rất lớn và có hàm lượng chất ô nhiễm cao. Phần lớn lượng nước thải từ các hộ này này không được xử lý mà thải trực tiếp ra các kênh mương dẫn nước trong khu vực. Chính vì vậy, đã xảy ra hiện tượng người dân kiện tụng vì các kênh mương bốc mùi xú uế và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của dân cư trong khu vực.
+ Phường Tràng Minh có nghề thu gom, thu mua, tái chế phế liệu, đây là một trong những đặc thù của địa phương được hình thành từ những năm 1980. Do có việc tái chế phế liệu, nước thải của làng nghề này chứa hàm lượng Crom, xút, acid… cao và không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Theo số liệu tổng hợp từ Dự án đầu tư khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Tràng Minh, phường Tràng Minh, quận Kiến An lượng nước thải của làng nghề này có thể lên tới 1500m5/ngày đêm.
7.2.2. Hiện trạng môi trường không khí
a. Các nguồn tác động
- Công nghiệp:
+ Trên địa bàn Quận hiện nay có một số cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ khu dân cư . Hiện có 90 cơ sở, với tổng diện tích 95,91ha, loại hình sản xuất từ tiểu thủ công đến gia công chế biến, từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng. Đây chính là các nguồn tác động chính gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của một số khu vực dân cư.
+ Các điểm nóng về môi trường không khí tập trung chủ yếu tại các cơ sở công nghiệp sản xuất chế biến thuỷ sản, sản xuất bia. Với đặc thù hàm lượng các chất hữu cơ cao nên mùi phát sinh từ nước thải, rác thải của các cơ sở này rất lớn. Đặc biệt, khi hệ thống xử lý không được vận hành không đúng yêu cầu làm phát sinh mùi tại các cơ sở sản xuất.
- Giao thông:
+ Trên địa bàn Quận hiện tại có 34 tuyến phố lớn, nhỏ; trong đó có một số nút giao thông lớn. Với thực tế hiện trạng giao thông của Hải phòng nói chung và của quận Kiến An nói riêng còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện dẫn đến sự quá tải của các tuyến đường chính nên ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông cũng đang là một trong những điểm nóng.
+ Tại khu vực tuyến đường Trường Chính, Cầu Niệm, vào các thời gian cao điểm, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các dịp lễ, tết... đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường không khí. Tuy nhiên, với đặc thù là các nguồn nhỏ lẻ và di động nên rất khó tính toán được tải lượng của các nguồn thải này.
- Các làng nghề
+ Quận Kiến An có 03 làng nghề đặc trưng gồm: làng nghề làm bún, làng nghề làm mộc và làng nghề thu mua sắt vụn. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề này cũng đang là một trong những điểm nóng về môi trường không khí của Quận.
+ Với các làng nghề này mùi khó chịu phát sinh từ nước thải không được xử lý, mùi từ các loại rác phân hủy, mùi từ dung môi hữu cơ trong quá trình sơn và gia công chế tác gỗ đang là những tác nhận tác động trực tiếp đến môi trường không khí của khu vực
b. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực tiêu biểu
- Các khu vực dân cư:
+ Theo các kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, từ tháng 4/2012 cho đến tháng 6/2012, một số khu vực dân cư gần các khu vực đang triển khai xây dựng của giáp tuyến đường Trần Tất Văn vào thời điểm mùa khô nồng độ bụi từ 0,15- 0,18 mg/m3 gần xấp xỉ so với giá trị cho phép trong TCVN 5937-2005. Các chỉ tiêu khác như SO2, CO, NO2 tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép.
+ Để có số liệu cụ thể đánh giá chất lượng môi trường không khí của Quận, báo cáo xin trích dẫn số liệu quan trắc môi trường gần nhất tại các khu vực đặc thù như sau:
Điều kiện thời tiết khu vực lấy mẫu
Stt
|
Kết quả
|
Vi khí hậu
|
Ánh sáng
(Lux)
|
Áp suất
(kPa)
|
Bức xạ kcal/cm2
|
K1
|
220C, độ ẩm 87%, tốc độ gió 1 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
685
|
101,2
|
62
|
K2
|
230C, độ ẩm 82%, tốc độ gió 1,5 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
1050
|
101,2
|
62
|
K3
|
23,50C, độ ẩm 80%, tốc độ gió 2,0 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
1068
|
101,1
|
78
|
K4
|
240C, độ ẩm 78%., tốc độ gió 2,5 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
1156
|
101,0
|
82
|
K5
|
250C, độ ẩm 78%, tốc độ gió 3,5 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
1195
|
101
|
85
|
K6
|
22,50C, độ ẩm 83%, tốc độ gió 1,0 m/s; hướng gió Đông Bắc
|
696
|
101,2
|
63
|
Đo nhanh tại hiện trường
|
Máy đo vi khí hậu cầm tay, Testto, Mỹ
|
Kết quả phân tích chất lượng không khí
Ký hiệu
|
Kết quả
|
Ồn (dBA)
|
Bụi
PM 10
|
Bụi tổng (mg/m3)
|
Độ Rung
(RMS Gia tốc)
(cm/s2)
|
SO2
(mg/m3)
|
NO2
(mg/m3)
|
CO
(mg/m3)
|
Phường Quán Trữ
|
64,6
|
0,012
|
0,106
|
3,0
|
0,009
|
0,070
|
1,7
|
Phường Đồng Hòa
|
63,7
|
0,006
|
0,082
|
2,8
|
0,010
|
0,060
|
1,9
|
Phường Văn Đẩu
|
64,6
|
0,016
|
0,152
|
4,0
|
0,015
|
0,080
|
2,1
|
Phường Kha Lâm
|
56,7
|
0,003
|
0,049
|
2,5
|
0,012
|
0,065
|
2,0
|
Phường Phủ Liễn
|
68,2
|
0,010
|
0,147
|
2,0
|
0,012
|
0,071
|
1,8
|
Phường Bắc Sơn
|
58,8
|
0,007
|
0,095
|
2,3
|
0,010
|
0,062
|
1,6
|
TCVN 5937-2005
|
-
|
0,15
|
0,3
|
-
|
0,35
|
0,2
|
30
|
TCVN 5949-2005
|
75
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
TCVN 6962-2001 (loại III)
|
-
|
-
|
-
|
8,1
|
-
|
-
|
-
|
Phương pháp lấy mẫu và phân tích
|
|
|
|
|
Đo nhanh tại hiện trường
|
TCVN
5971-2005
|
TCVN
6137-2005
|
TCVN
5972-2005
|
Thiết bị phân tích
|
|
|
|
|
NL-21, RION,Nhật
|
EPAM 5000, Haz-Dust, Mỹ.
|
Máy đo độ rung cầm tay
|
Máy lấy mẫu không khí tự động AAS1, Sibata, Nhật.
Máy đo quang DR 2400 Hach, Mỹ.
|
Ghi chú: Vị trí điểm lấy mẫu không khí tại khu vực sát đường 353, đoạn cắt qua trung tâm hội chợ, triển lãm thành phố, có tọa độ xác định vị trí như sau:
K1: 20o43,667’N, 106o46,198’E
K2; 20o43,915’N, 106o45,620’E
K3: 20o43,981’N, 106o45,951’E
K4: 20o43,931’N106o45,933’E
K5: 20o43,785’N106o46,092’E
K6: 20o43,720’N106o45,958’E
TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn không khí xung quanh
TCVN 5949 – 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
TCVN 6962 – 2001:Tiêu chuẩn mức rung tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư
Nhận xét:
+ Kết quả đo tiếng ồn, độ rung: Các giá trị tiếng ồn, độ rung xác định được tại thời điểm quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định tại các tiêu chuẩn tương ứng là TCVN 5949-1998 và TCVN 6962-2001.
+ Kết quả phân tích bụi và các chất khí độc hại: Nồng độ bụi và các chất khí CO, SO2, NO2 phân tích được đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937- 2005.
+ Nhìn chung từ kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực được quan trắc tại thời điểm đầu năm 2012 cho thấy môi trường không khí trong khu vực tương đối sạch và chưa chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động giao thông và cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
- Tại các khu vực sản xuất công nghiệp
+ Như phần phân tích các nguồn gây tác đông chính đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Quận tập trung ở khu vực cụm công nghiệp Đồng Hòa, Quán Trữ.
+ Trong đó, chỉ tiêu ô nhiễm cao nhất là chỉ tiêu bụi lơ lửng, và mùi do các loại vi khuẩn yếm khí sinh sống trong cơ thể các loài vi khuẩn hiếu khí. Chúng phân giải các loại axit amin thành các sản phẩm cấp thấp như indol, skaptol, cadaverin, putrescin và các loại axit có đạm, axit béo cấp thấp. Trên địa bàn còn có một số cơ sở sản xuất cơ khí, sản xuất giấy có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí tuy nhiên ở phạm vi và mức độ không nghiêm trọng.
+ Hầu hết, các chủ nguồn thải trên mới chỉ tập trung xử lý bụi, và cũng chỉ giải quyết được hiệu quả khoảng 85-90% bụi phát thải. Còn lại, vấn đề mùi phát sinh tại các cơ sở chế biến thuỷ sản cần phải được giải quyết triệt để tận gốc để tránh ảnh hưởng đến các khu vực dân cư lân cận. Do đặc thù của vấn đề ô nhễm về mùi là rất khó có số liệu để đánh giá cụ thể vì việc đánh giá mùi là phụ thuộc vào cảm quan, chỉ có thể có những nhận định mang tính định tính chứ không có định lượng.
+ Trên địa bàn quận cũng có một vài cơ sở sản xuất nến thơm với quy mô nhỏ, chủ yếu là nhận gia công cho các cơ sở khác. Tuy nhiên, các cơ sở này cũng đang phát sinh ô nhiễm về mùi từ các hydrocacbon mạch vòng và đang có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khu vực nếu không được tăng cường quản lý.
- Về ô nhiễm không khí từ các nguồn giao thông
+ Một số nút giao thông lớn như Ngã 3 Quán Trữ, ngã 5 Kiến An, các tuyến đường Trường Chinh, Trần Tất Văn, Phan Dăng Lưu trên địa bàn Quận đã có dấu hiệu ô nhiễm do bụi, khí thải độc hại như SO2, NOX, tiếng ồn… do các phương tiện giao thông, do đường xá hư hỏng chưa được sửa ch hữa kịp thời…
+ Một số chỉ tiêu vượt hoặc xấp xỉ các tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: bụi từ 0,08 – 0,36 mg/m3 (TCCP 0,2 mg/m3) NOx: 0,05 – 0,38 mg/m3 (TCCP 0,2 mg/m3), SO2: 0,02 – 0,29 mg/m3 (TCCP 0,35mg/m3). Đi kèm với khí thải là tiếng ồn phát sinh tại các nút giao thông, mức ồn tại các nút đều ở mức từ 65- 92 dBA cao hơn TCCP từ 1,2 đến 1,5 lần.
7.2.3. Hiện trạng môi trường đất
- Hiện trạng môi trường đất trên địa bàn quận Kiến An cũng nằm trong tình trạng chung của chất lượng môi trường đất của toàn thành phố và khu vực lân cận. Các vần đề chính liên quan đến chất lượng môi trường đất tại đây bao gồm :
- Môi trường đất đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp, nước thải và chất thải độc hại từ các nhà máy, từ các bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, thải trực tiếp ra các cánh đồng và vùng đất xung quanh nhà máy làm ô nhiễm môi trường đất.
- Xuất phát điểm là một quận ngoại thành, diện tích đất canh tác nông nghiệp của Quận còn khá lớn. Việc sử dụng chưa hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và lưu trữ các hoá chất quá hạn, bị cấm trong nông nghiệp, trong kinh doanh, các chất hữu cơ khó phân huỷ gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất. Đồng thời, khi Quận phát triển một số cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, việc xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống khu vực cũng đang là yêu tố gây ô nhiễm môi trường đất.
7.2.4. Hiện trạng môi trường sinh thái
a. Hệ sinh thái ngập nước:
- Một trong những đặc thù tạo thành lợi thế của quận Kiến An là cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú, đan xen đô thị. Sông Lạch Tray bao bọc phía Bắc, giữa là dải núi Thiên Văn, Cột Cờ và Cựu Viên chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dưới là cánh đồng lúa trải dài đến sông Đa Độ uốn lượn ở phía Nam hình thành những đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên đẹp hiếm có của quận Kiến An, đây là các điều kiện tự nhiên rất tốt để khai thác cảnh quan đô thị, cải tạo môi trường phục vụ nhu cầu du lịch.
- Chính 2 con sông Lạch Tray và Đa Độ là những hệ sinh thái ngập nước quan trọng của Quận. Thống kê sơ bộ các loại sinh vật tại các sông như sau:
+ Thực vật nổi: có 14 loài trong đó tảo chiếm 12 loài và chiếm ưu thế về sinh khối.
+ Động vật nổi: bao gồm lớp chân bèo 9 loài và có số lượng lớn như D.sari, M.varicans, M.leuckati...
+ Động vật đáy đã phát hiện được 28 loài trong đó: lớp chân bụng 12 loài, giáp xác 6 loài, giun nhiều tơ 3 loài...
- Những loài sinh vật rất nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện sống. Trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm do chất thải và hoạt động của các tàu thuyền trên sông, hệ sinh thái đã có những biểu hiện suy giảm. Một số loài động vật thuỷ sinh như cá, tôm, và các loài nhuyễn thể như ốc,... không còn đảm bảo mật độ cao trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
- Ngoài ra, sông Đa Độ là dòng sông cung cấp nguồn nước ngọt chính phục vụ cho cấp nước sinh hoạt hiện nay. Trong thời gian tới, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của con sông này, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho quá trình tự làm sạch của sông, đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt đạt yêu cầu.
- Đặc biệt, trên địa bàn quận Kiến An, hiện tại có tổng số 05 hồ với tổng diện tích 6,35ha gồm: hồ Hạnh Phúc, hồ ngã năm, hồ Cột Cờ, hồ Tây Sơn và Hồ Ngọc Sơn, (đầm ông Hẩu), hồ Tràng Minh. Ngoài ra còn có các đầm, ao khu vực phường Lãm Hà, phường Đồng Hòa, phường Quán Trữ, phường Phù Liễn, phường Văn Đẩu. Hệ thống kênh, mương thủy lợi gồm 8 kênh, mương với tổng chiều dài khoảng 10,65m. Kênh chính gồm kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê với tổng chiều dài khoảng 4,2km; các kênh khác với tổng chiều dài khoảng 6,45km.
- Với tình trạng ô nhiễm từ các nguồn nước thải chưa được xử lý đạt yêu cầu, hiện nay hệ sinh thái ở các khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần có những giải pháp cụ thể để bảo vệ các hệ sinh thái này.
- Khi hệ thống kê mương bị ô nhiễm sẽ ảnh hương tiêu cực đến hệ thống sinh thái ngập nước của khu vực, đồng thời làm mất đi cảnh quan thiên nhiên của Quận. Đây là một trong những nội dung cần được cân nhắc kỹ lưỡng tại quy hoạch này.
b. Hệ sinh thái rừng
- Hệ sinh thái rừng khu vực núi Cột Cờ, Thiên Văn, Cự Viên là hệ sinh thái được đánh giá là phong phú, đa dạng và có giá trị cao.
- Thực vật tại vùng đồi núi có cấu trúc phân tầng thẳng đứng với ba tầng rõ rệt, ở tầng dưới cùng là các loại cây dại ưa ẩm (rêu, dương xỉ, cỏ dại,…), tầng giữa thường là những loài thực vật chịu nắng kém như các loài thân thảo hoặc cây leo thân thảo (hoa sim, hoa mua…), tầng trên cùng là các loài thực vật ưa nắng có chiều cao trung bình từ 5 – 10m (bạch đàn, keo…)
- Các loài thực vật trên góp phần vào việc chống xói lở, tạo bóng mát và làm giảm thiểu tác động xấu của môi trường. Kết quả thống kê thành phần thực vật khu vực cho thấy, các cây thân gỗ có bóng mát quá ít và mỏng. Vì vậy, cần tăng cường trồng các loại cây có bóng mát như xà cừ, keo, bàng…
- Hệ thực vật ở đây có thể được coi như là phổi xanh và làm cho quận Kiến An có những đặc thù riêng về phong cảnh và những nét độc đáo mà không quận huyện nào trên địa bàn thành phố có được.
- Cùng với hệ thực vật phong phú đồng thời cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật, côn trùng tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái.
- Có thể nói đây là một trong những điểm nhạy cảm về sinh thái cần được bảo vệ trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
7.2.5. Hiện trạng các nguồn chất thải rắn, chất thải độc hại
- Chất thải rắn sinh hoạt: Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực Quận khoảng 129 tấn /ngày được thu gom đưa về khu xử lý rác thải của Thành phố
- Chất thải rắn nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn quận ước tính với khối lượng 1.200 – 1.500 tấn/tháng. Hầu hết lượng chất thải nguy hại của các cơ sở trên địa bàn Quận đã được khai báo, chủ nguồn thải, được quản lý và xử lý theo đúng quy định.
- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh phần lớn từ các cơ sở sản xuất giầy dép vào khoảng 20 - 40 tấn/ngày đêm, đây là rác khó phân hủy cần được xử lý theo phương pháp đốt. Ngoài ra, một khối lượng nhỏ các loại chất thải từ các cơ sở sản xuất thủy sản, sản xuất bia, sản xuất giấy là các chất thải dễ phân hủy nhưng đồng thời cũng dễ phát sinh mùi hôi thối khó chịu cần được xử lý kịp thời trong ngày.
- Với tổng diện tích đất công nghiệp hiện nay là 95 ha, với chỉ tiêu phát thải trung bình là 0,53 tấn/ha, tổng lượng rác thải công nghiệp của Quận vào khoảng 45-50 tấn/ngày đêm. Trong đó, có khoảng 2/3 lượng rác này là rác dễ phân hủy và có thể xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc chế biến phân vi sinh.
- Chất thải rắn từ các hoạt động du lịch, dịch vụ: Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của Quận tập trung vào loại hình kinh doanh khách sạn, ăn uống. Đặc tính rác thải gần giống như rác thải sinh hoạt. Tổng lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động này ước tính khoảng 8,15 tấn/ngày đêm.
- Chất thải bệnh viện: Trên địa bàn quận Kiến An có khoảng 850 giường bệnh, chỉ tiêu phát thải vào khoảng 1,2 kg/giường bệnh, tổng lượng rác thải bệnh viện tương đối lớn, nằm trong khoảng từ từ 1020 kg/ngày đêm. Hiện tại, các cơ sở y tế trên địa bàn Quận đếu đã tiến hành phân loại xử lý riêng các loại chất thải theo đúng quy định.
- Về cơ bản, vấn đề xử lý chất thải của Quận đã được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trên địa bàn Quận còn một số khu vực có đặt ga trung chuyển rác. Việc tồn tại các ga rác này đang ảnh hưởng tiêu cực đến một số bộ phận dân cư và mỹ quan đô thị do vậy cần có các giải pháp khắc phục.
- Mặc khác, liên quan đến cơ sở hạ tầng chung của thành phố, cần xây dựng các khu vực xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố, đáp ứng nhu cầu xử lý hiện nay cũng như các hoạt động sắp tới của toàn thành phố nói chung trong đó có địa bàn Quận Kiến An.
7.3.Phân tích, tính toán các tác động môi trường khi triển khai quy hoạch
7.3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu của quy hoạch điều chỉnh và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường
- Mục đích của Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025 là thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -xã hội theo hướng phát triển ổn định các khu vực cũ, chỉnh trang và nâng cấp đô thị, phát triển du lịch, dịch vụ.
- Quan điểm của quy hoạch là :
+ Tuân thủ các định hướng của điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế thừa phát triển đô thị kết hợp với bổ sung hoàn thiện theo xu hướng hiện đại, bền vững.
+ Tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên của hệ thống núi đồi, cây xanh, mặt nước, sông, kênh mương.
+ Khai thác thế mạnh của sự tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quy mô lớn, cấp Vùng và thành phố. Tận dụng các cơ sở y tế chuyên ngành để phát triển hạ tầng xã hội.
+ Đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại 1, có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh; Phát triển các điểm nút lợi ích hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực, kích thích dịch cư, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
+ Nghiên cứu phát triển cấu trúc đơn vị ở - tương đương phường – trên cơ sở sắp xếp lại các phường cũ. Bố trí hệ thống hạ tầng tiện ích xã hội thuận tiện sử dụng và quản lý.
+ Các dân cư cũ, dân cư làng xã và các khu gia binh được kết nối, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị và kiến trúc cảnh quan theo nguyên tắc định cư tại chỗ, hạn chế giải phóng mặt bằng nhằm ổn định và nâng cao đời sống.
+ Đảm bảo công năng, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất đai và chi phí. Phát triển đô thị theo chương trình và dự án đầu tư sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có trọng điểm.
+ Công trình quốc phòng – an ninh được giữ nguyên. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng an ninh.
- Thực hiện đúng 08 quan điểm như đã nêu trên, quy hoạch sẽ xây dựng được hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đảm bảo mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị bền vũng và quá trình triển khai thực hiện quy hoạch sẽ có những tác động tích cực đến môi trường.
- Đặc biệt, quan điểm bảo vệ môi trường của quy hoạch đã được thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn phương án quy hoạch.Trong đó nổi bật nhất là 02 nội dung:
+ Nội dung 1: lựa chọn phương án phát triển công nghiệp
. Quy hoạch đã lựa chọn phương án: “Đất công nghiệp, kho tàng: cập nhật đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam sông Lạch Tray của Nikken chuyển đổi đất công nghiệp nhẹ tại các phường Đồng Hòa, Lãm Hà thành đất phát triển đô thị. Cụm công nghiệp Quán Trữ giữ nguyên vị trí, điều chỉnh quy mô, bổ sung hành lang cây xanh cách ly với khu dân dụng”. (Phương án 2 của quy hoạch)
. So với phương án “chuyển đổi cụm công nghiệp Quán Trữ thành đất công cộng, thương mại dịch vụ phục vụ cho dọc tuyến sông Lạch Tray. Các cơ sở công nghiệp nhẹ tại phường Đồng Hòa, Lãm Hà giữ nguyên vị trí, quy mô, bổ sung hành lang cây xanh cách ly với khu dân dụng.” (Phương án 1 của quy hoạch) thì phương án chọn tích cực hơn về mặt môi trường và phù hợp hơn với xu thể phát triển.
+ Nội dung 2: lựa chọn phương án phát triển cây xanh
. Quy hoạch đã lựa chọn phương án sau: “Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray; Vành đai bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ và khai thác du lịch đồng quê; Hành lang cây xanh ven các kênh mương kết hợp hồ điều hòa; Cây xanh vườn hoa, sân tập được bố trí trung tâm các đơn vị ở;Khu công viên cây xanh – TDTT tập trung được bố trí tại 3 khu vực: Đồng Hòa, Nam Sơn và Trần Thành Ngọ” (Phương án 2 của quy hoạch)
. So với phương án “Cây xanh – TDTT được bố trí đan xen trong các đơn vị ở; tại Khu công viên cây xanh – TDTT tập trung được bố trí tại 3 phường: Đồng Hòa, Nam Sơn, Trần Thành Ngọ” (Phương án 1 của quy hoạch), thì phương án chọn thể hiện rõ hơn quan điểm về phát triển hệ sinh thái gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên và hướng tới các khu đô thị sinh thái.
- Với quan điểm và phương án lựa chọn quy hoạch như trên, mặc dù cơ cấu kinh tế của quận sẽ được đảm bảo cơ cấu kinh tế công nghiệp ổn định, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch sang thương mại, dịch vụ và là quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị ttong tương lai; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông sẽ được phát triển và nâng cấp theo hướng hiện đại hơn và có xu thế vươn xa hơn, các tiềm năng về du lịch của Quận sẽ được khai thác tốt hơn, nhưng tất cả các thay đổi đều đã được xét đến yếu tố môi trường.
- Như vậy, dưới góc độ môi trường, các nội dung của quy hoạch phù hợp, các lý do chính gồm:
+ Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hội nhập quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường khu vực
+ Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.
+ Cải thiện chất lượng môi trường.
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao.
+ Đáp ứng yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hóa.
- Có thể kết luận, Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025 tần nhìn đến năm 2050 là phù hợp và đáp ứng với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường của Đảng, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, các chiến lược bảo vệ môi trường, kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tốt Chương trình hành động của Thành phố theo tinh thần Nghị quyết 22/NQ-TU ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thành phố.
- Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu cụ thể ở trên, Quận phải phối hợp với các ban ngành của thành phố đề ra các kế hoạch, chương trình rất cụ thể cho từng ngành, từng dự án cũng như các giải pháp và tổ chức thực hiện phù hợp và khả thi.
7.3.2. Nhận diện các diễn biễn môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch.
Khi triển khai Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, các yếu tố môi trường sau đây sẽ bị ảnh hưởng:
- Chế độ thủy văn: Việc thay đổi phương thức sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng thường kéo theo thay đổi chế độ thủy văn tại sông Lạch Tray và sông Đa Độ. Điều này có thể kéo theo sự xói lở, bồi tụ bất thường ở hai bên bờ sông.
- Chất lượng không khí:
+ Với quy hoạch này, gia tăng ô nhiễm không khí xảy ra từ tác động của các dự án mới hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
+ Tuy nhiên sẽ có xu thế giảm ô nhiễm không khí do kết quả của việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở phân bố nhỏ lẻ ra khỏi địa bàn quận, tăng cường vành đai cây xanh tại cụm công nghiệp Quá Trữ, khu vực ven sông, cải thiện hệ thống giao thông, hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
+ Xét về tổng thể các tác động tiêu cực đến môi trường không khí sẽ theo chiều hướng tích cực. Việc triển khai quy hoạch sẽ tạo điều kiện xây dựng và phát triển Quận có môi trường trong lành với hệ sinh thái đa dạng và phong phú.
- Chất lượng nước:
+ Sử dụng đất và tài nguyên nước có mối quan mật thiết. Dù cho nguồn tác động là tự nhiên hay là các hoạt động của con người thì ảnh hưởng của việc sử dụng đất, xây dựng đến chất lượng và lưu lượng tài nguyên nước đều rất lớn.
+ Đây là ảnh hưởng 2 chiều: Hoạt động sử dụng đất có tác dụng trực tiếp đến tài nguyên nước, đồng thời chất lượng và lưu lượng nước lại ảnh huởng đến quy hoạch sử dụng đất nói riêng và quy hoạch xây dựng nói chung. Với quy hoạch này, xu thế phát thải nước sẽ tăng về lưu lượng, tuy nhiên sẽ giảm về tải lượng ô nhiễm thải ra ngoài môi trường vi có các hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý đồng bộ. Do vậy về tổng thể chiều tác động đến môi trường nước sẽ theo chiều tích cực.
- Chất lượng đất: Thực trạng quản lý đất, lịch sử sử dụng đất và điều kiện địa lý - địa chất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sử dụng đất và tính chất đất, đồng thời các hoạt động sử dụng đất cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất của đất. Hậu quả của việc tác động tự nhiên và hoạt động con người đến chất lượng đất là làm đất bị xói mòn, thoái hóa và hoang hóa. Tuy nhiên, với phương án đô thị hóa, nâng cấp sơ sở hạ tầng của trên địa bàn Quận, chuyển dần quỹ đất nông nghiệp sang đất dự trữ phát triển đô thị thì các tác động xấu về cơ bản là chấp nhận được.
- Đa dạng sinh học:
+ Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch thực hiện khi triển khai quy hoạch cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sông, hồ; đặc biệt là mất nơi cư trú và thay đổi cân bằng sinh thái (kể cả thay đổi cân bằng giữa các loài tự nhiên và ngoại lai). Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
+ Với xu thế xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nước và hệ thống xử lý nước đồng bộ, môi trường sinh thái tại các khu vực hồ điều hòa, khu vực trong quận sẽ được cải thiện. Đặc biệt, việc phân định rõ các khu vực bảo tồn, tôn trọng tối đa các yếu tố tự nhiên tại khu vực núi Cột Cờ, Thiên Văn, Cựu Viên và gắn kết không gian với sông Lạch tray, tăng cường các khu vực cây xanh ở các không gian công cộng và các không gian ở sẽ góp phần làm đa dạng và phong phú hơn các hệ sinh thái đặc thù này.
- Cảnh quan: Quy hoạch xây dựng Quận và Thành phố cũng kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan.
- Các yếu tố kinh tế –xã hội khác: Thay đổi phương thức sử dụng đất cho các nhu cầu phát triển đô thị, giao thông, các khu dịch vụ du lịch thường đi kèm với thay đổi về dân số và thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Điều đó tất yếu sẽ làm thay đổi mạnh mẽ đến trình độ văn hóa, giáo dục, việc làm và các vấn đề liên quan (tệ nạn xã hội, bệnh tật). Vấn đề này cần được giải quyết bằng các chính sách vĩ mô, trong đó ưu tiên tập trung cho giáo dục và đào tạo, đào tạo lại, chuyển đỏi nghề nghiệp để tạo tiền đề cho quá trình hiện đại hóa của Quận.
- Ngoài, ra khi triển khai quy hoạch còn một số tác động mang tính vĩ mô gồm:
+ Tính chất bức xạ và nhiệt: Thay đổi bề mặt quả đất có thể kéo theo thay đổi chế độ hấp thụ và bức xạ năng lượng mặt trời, dẫn tới thay đổi chế độ nhiệt toàn vùng.
+ Vòng tuần hoàn sinh địa hóa: Thay đổi tính chất hấp thụ và thải các bon từ thảm thực vật và đất sẽ kéo theo thay đổi vòng tuần hoàn N và P.
- Tuy nhiên, với tính chất toàn cầu của các tác động này, trong phạm vi khuôn khổ của báo cáo ĐMC này sẽ chỉ đề cập đến và sẽ không phân tích cụ thể vì phạm vi của quy hoạch nhỏ.
- Với các nhận diện các diễn biễn môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch như đã phân tích ở trên, xét về mặt tổng thể, các tác động tích cực là lớn hơn. Tác động tích cực trên xuất phát từ việc đã lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp và các quan điểm định hướng phù hợp với quy hoạch chung và phù hợp với điều kiện đặc thù của Quận.
7.3.3. Phân tích, tính toán, dự báo, lượng hóa các tác động và diễn biến môi trường trên cơ sở các dữ liệu của các phương án quy hoạch xây dựng
a. Xu hướng biến đổi cảnh quan
- Biến đổi tích cực
Quá trình triển khai quy hoạch, cảnh quan khu vực sẽ có một số thay đổi chính sau:
- Khu trung tâm hành chính – chính trị quận: giữ nguyên ở vị trí cũ tại phường Trần Thành Ngọ, thực hiện cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới tại các trụ sở làm việc đã bị xuống cấp tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức, tạo các công trình điểm nhấn, góp phần làm đẹp bộ mặt kiến trúc đô thị Quận.
- Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng: tiếp tục triển khai dự án công viên rừng Thiên Văn trải dài qua địa bàn các phường Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Văn Đẩu, Nam Sơn. Ngoài ra các khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại phường Tràng Minh, phường Phù Liễn và phường Nam Sơn.
- Khu cây xanh – TDTT:
+ Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray.
+ Vành đai bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ và khai thác du lịch đồng quê.
+ Hành lang cây xanh ven các kênh mương kết hợp hồ điều hòa.
+ Cây xanh vườn hoa, sân tập được bố trí trung tâm các đơn vị ở.
- Khu công viên cây xanh – TDTT tập trung được bố trí tại 3 khu vực: Khu vực Đồng Hòa, Nam Sơn và Trần Thành Ngọ.
- Hình thành hệ thống hồ điều hòa tại trung tâm các phường: Quán Trữ, Nam Sơn, Văn Đẩu, Phù Liễn và Tràng Minh.
- Quy hoạch hệ thống cây xanh phía Nam sông Lạch Tray; hệ thống cây xanh hai bên tuyến kênh mương kết hợp với đường đi bộ nhằm tạo ra không gian vui chơi, giải trí trong lành cho người dân trong khu vực.
- Hình thành mạng lưới liên kết cây xanh trên cơ sở phát triển hệ, mảng xanh dọc các tuyến kênh Mỹ Khê, các kênh nội đồng như những trục xanh dẫn hướng kết nối với các khu vực cây xanh tự nhiên và hệ thống đồi núi – mặt nước lớn; hệ thống không gian cây xanh mặt nước đan xen hoà quyện với các không gian chức năng khác đáp ứng mục tiêu đưa con người thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, đồng thời đáp ứng mục tiêu xây dựng đô thị hướng tới mô hình đô thị sinh thái.
- Đối với đô thị thì không gian mở là các dòng sông (sông Lạch Tray, sông Đa độ, kênh Mỹ Khê), các công viên-cây xanh ven sông. Đặc biệt quận Kiến An có không gian mở của các núi Thiên Văn và Cột cờ. Hệ thống cây xanh được liên kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn từ những điểm lớn trên đến các đơn vị ở kết hợp với mặt nước tạo thành các dải cây xanh ven sông, ven hồ…
- Các khu nhà ở, khu thương mại dịch vụ được quy hoạch đảm bảo cơ cấu quy hoạch chung đáp ứng được công năng sử dụng, đảm bảo được tính hiện đại nhưng vẫn gần gũi, thân thiện với thiên thiên.
- Với các nội dung cụ thể như trên, có thể thấy dưới góc độ về cảnh quan, việc triển khai quy hoạch sẽ mang lại những tác động tích cực cho quận Kiến An từ đó phát huy được các lợi thế về điều kiện cảnh quan của Quận, sẽ làm cho quá trình phát triển đô thị thân thiện hơn với môi trường ở các góc nhìn khác nhau.
- Biến đổi tiêu cực
- Bên cạnh những tác động tích cực trên, cũng cần phải phân tích cụ thể hơn về các tác động tiêu cực. Khi có sự biến đổi về điều kiện địa lý, địa hình địa mạo thì các yếu tố về địa chất, khí tượng thủy văn cũng sẽ có biến đổi theo; tuy nhiên các biến đổi đó không nhiều, chủ yếu làm thay đổi bề mặt về địa hình, địa mạo và cấu trúc địa chất.
- Việc xây dựng các trung tâm thương mại, toà nhà cao tầng... có khả năng gia tăng nguy cơ sạt lở đất, tăng cường mức độ xói mòn đất, biến dạng bề mặt địa hình và cấu trúc nền, gây xói lở và bồi tụ các vùng lân cận.
- Trong quá trình san ủi để xây dựng các công trình, đặc biệt hệ thống cấp thoát nước, san lấp các khu vực có địa hình thấp hơn để tạo mặt bằng xây dựng; từ địa hình các ruộng lúa sẽ trở thành các địa hình đô thị với hệ thống nhà ở, đường xá, cầu cống... tất cả những việc này sẽ tác động mạnh đến nền móng của khu vực.
- Do vậy, điều chỉnh quy hoạch là cần thiết, nhưng trong quá trình triển khai cần phải ưu tiên thực hiện việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng theo đúng nội dung và mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch phân khu để đảm bảo pháp triển bền vững.
b. Xu hướng biến đổi của các yếu tố, điều kiện về kinh tế xã hội
- Khi triển khai thực hiện Quy hoạch, xu thế các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi theo xu hướng phát triển mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển lớn về thương mại dịch vụ và du lịch, quỹ đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Xu thế này sẽ làm tăng GDP tại khu vực trung tâm, đô thị, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
- Đồng thời sẽ có tình trạng dân số cơ học tại các trung tâm, đô thị, khu du lịch, dịch vụ tăng lên do phần lớn dân số trong độ tuổi lao động từ nhiều nơi đến làm việc, dẫn đến cơ cấu dân số, trình độ học vấn và văn hóa có sự khác nhau; tình hình an ninh sẽ phức tạp hơn, tệ nạn xã hội cũng sẽ phát sinh.
- Sự thay đổi về diện tích và cơ cấu sử dụng đất được coi là tác động mạnh mẽ trong toàn bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong giai đoạn vận hành, với việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, đất kho tàng, bến cho các dự án dịch vụ thương mại, đường giao thông và một diện tích lớn dành cho khu đất ở đô thị, sẽ tạo nên sức ép về đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm không chỉ cho khu vực dự án mà còn liên quan đến cả những khu vực phụ cận trong bố trí cây trồng và cơ cấu sử dụng đất.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó do có quy hoạch phát triển các trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục, các trung tâm du lịch, vui chơi giải trí...ở quy mô cấp vùng như: Các trung tâm đào tạo, bệnh viện, các khu du lịch sinh thái... sẽ làm cuộc sống tinh thần của người dân được nâng cao, đi kịp xu thế chung của thời kỳ hội nhập quốc tế.
c. Dự báo xu hướng thay đổi của các nguồn thải
Với những điều chỉnh của quy hoạch, cơ cấu phát triển các ngành và lĩnh vực của Quận sẽ có những thay đổi đáng kể. Cùng với đó, tính chất và thải lượng phát thải từ các nguồn thải cũng thay đổi. Để đánh giá cụ thể cho vấn đề này, báo cáo đã tính toán cụ thể tải lượng ô nhiễm phát sinh từ tất cả các nguồn và lĩnh vực như sau:
Tải lượng ô nhiễm từ nước thải y tế
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Số giường
|
Giường
|
850
|
1.500
|
Chỉ tiêu cấp nước
|
l/người/ngày đêm
|
800
|
1.200
|
Tổng lượng nước thải (= chỉ tiêu cấp nước)
|
m3/ngày đêm
|
680
|
1.800
|
Nồng độ BOD trong nước thải
|
mg/l
|
150
|
150
|
Nồng độ COD trong nước thải
|
mg/l
|
250
|
250
|
Nồng độ TSS trong nước thải
|
mg/l
|
320
|
320
|
|
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
0,10
|
0,27
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
0,17
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
0,22
|
0,58
|
|
|
|
|
Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Dân số
|
người
|
102.585
|
195.200
|
Chỉ tiêu cấp nước
|
l/người/ngày đêm
|
120
|
180
|
Tổng lượng nước thải (= chỉ tiêu cấp nước)
|
m3/ngày đêm
|
12.310
|
35.136
|
Nồng độ BOD trong nước thải
|
mg/l
|
150
|
150
|
Nồng độ COD trong nước thải
|
mg/l
|
250
|
250
|
Nồng độ TSS trong nước thải
|
mg/l
|
320
|
320
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
1,85
|
5,27
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
3,08
|
8,78
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
3,94
|
11,24
|
|
|
|
|
Tải lượng ô nhiễm từ nước thải du lịch và dịch vụ
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Diện tích
|
ha
|
5,96
|
59,51
|
Chỉ tiêu thải nước
|
m3/ha/ngày đêm
|
20
|
25
|
Tổng lượng nước thải
|
m3/ngày đêm
|
119,2
|
1.487,75
|
Nồng độ BOD trong nước thải
|
mg/l
|
250
|
250
|
Nồng độ COD trong nước thải
|
mg/l
|
300
|
300
|
Nồng độ TSS trong nước thải
|
mg/l
|
320
|
320
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
0,03
|
0,37
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
0,04
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
0,04
|
0,48
|
|
|
|
|
Tải lượng ô nhiễm từ nước thải công nghiệp
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Diện tích
|
ha
|
95,81
|
28,37
|
Chỉ tiêu cấp nước
|
m3/ha/ngày đêm
|
22-45
|
22-45
|
Chỉ tiêu thải nước (tính trung bình)
|
m3/ha/ngày đêm
|
40
|
40
|
Tổng lượng nước thải
|
m3/ngày đêm
|
3.824,4
|
1.134,8
|
Nồng độ BOD trong nước thải
|
mg/l
|
350
|
350
|
Nồng độ COD trong nước thải
|
mg/l
|
400
|
400
|
Nồng độ TSS trong nước thải
|
mg/l
|
450
|
450
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
1,34
|
0,40
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
1,53
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
1,72
|
0,51
|
|
|
|
|
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải từ các nguồn
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Công nghiêp
|
|
|
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
1,34
|
0,40
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
1,53
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
1,72
|
0,51
|
Dịch vụ
|
|
|
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
0,03
|
0,37
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
0,04
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
0,04
|
0,48
|
Sinh hoạt
|
|
|
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
1,85
|
5,27
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
3,08
|
8,78
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
3,94
|
11,24
|
Y tế
|
|
|
|
Tổng tải lượng BOD
|
tấn/ngày đêm
|
0,10
|
0,27
|
Tổng tải lượng COD
|
tấn/ngày đêm
|
0,17
|
0,45
|
Tổng tải lượng TSS
|
tấn/ngày đêm
|
0,22
|
0,58
|
Tổng các nguồn
|
|
|
|
Tổng tải lượng BOD
|
Tổng tải lượng BOD
|
3,32
|
5,77
|
Tổng tải lượng COD
|
Tổng tải lượng COD
|
4,81
|
9,23
|
Tổng tải lượng TSS
|
Tổng tải lượng TSS
|
5,92
|
11,65
|
|
|
|
|
Lượng rác thải phát sinh từ các nguồn
|
Thông số
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Rác thải sinh hoạt
|
tấn /ngày đêm
|
82
|
254
|
- Dân số
|
Người
|
102.585
|
195.200
|
- Chỉ tiêu phát thải
|
kg/người/ngày đêm
|
0,8
|
1,3
|
Rác thải y tế
|
tấn/ngày đêm
|
0,18
|
0,38
|
- Giường bệnh
|
giường
|
150
|
250
|
- Chỉ tiêu phát thải
|
kg/giường/ngày đêm
|
1,2
|
1,5
|
Rác thải công nghiệp
|
tấn/ngày đêm
|
50,67
|
15,04
|
- Diện tích
|
ha
|
95,61
|
28,37
|
- Chỉ tiêu phát thải
|
tấn/ha/ngày đêm
|
0,53
|
0,53
|
Rác thải dịch vụ
|
tấn/ngày đêm
|
2,98
|
29,76
|
- Diện tích
|
ha
|
5,96
|
59,51
|
- Chỉ tiêu phát thải
|
tấn/ha/ngày đêm
|
0,5
|
0,5
|
Tổng hợp rác thải của Quận
|
Rác thải sinh hoạt
|
tấn/ngày đêm
|
82
|
254
|
Rác thải y tế
|
tấn/ngày đêm
|
0,18
|
0,38
|
Rác thải dịch vụ
|
tấn/ngày đêm
|
2,98
|
29,76
|
Rác thải công nghiệp
|
tấn/ngày đêm
|
50,67
|
15,04
|
Tổng lượng rác thải của Quận
|
tấn/ngày đêm
|
136
|
299
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá chung về xu hướng biến đổi các nguồn thải:
- Nguồn từ các hoạt động công nghiệp:
+ Với phương án quy hoạch đất công nghiệp là: cập nhật đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam sông Lạch Tray của Nikken chuyển đổi đất công nghiệp nhẹ tại các phường Đồng Hòa, Lãm Hà thành đất phát triển đô thị. Cụm công nghiệp Quán Trữ giữ nguyên vị trí, điều chỉnh quy mô, bổ sung hành lang cây xanh cách ly với khu dân dụng các nhà máy xí nghiệp trong địa bàn quận hạn chế phát triển, từng bước di chuyển các nhà máy xí nghiệp ra các khu công nghiệp tập trung của thành phố sẽ làm giảm thiểu lớn lượng chất thải công nghiệp phát sinh.
+ Cụ thể khi quy mô đất công nghiệp giảm từ 95,81 ha hiện nay xuống còn 28,37 ha thì tải lượng nước thải và rác thải từ các hoạt động công nghiệp sẽ giảm 75% so với hiện tại.
+ Không chỉ giảm về tải lượng, quy mô và tính chất nghiêm trọng của các tác động tiêu cực từ nguồn thải này sẽ giảm đáng kể do việc tăng cường các khoảng cách ly của cụm công nghiệp với các khu vực lân cận và hệ thống cơ sở hạ tầng cho thu gom và xử lý nước thải, rác thải công nghiệp được tăng cường và nâng cấp.
+ Đặc biệt, với cụm công nghiệp Quán Trữ, khi đã được quy hoạch phát triển lâu dài cần phải tăng cường các biện pháp quản lý để các cơ sở này sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu về bảo vệ môi trường.
- Nguồn từ các hoạt động sinh hoạt và y tế:
+ Khi triển khai quy hoạch, dự kiến quy mô dân số của Quận tăng, cùng với sự gia tăng về quy mô, chất lượng cuộc sống của người dân cũng tăng, lượng nước thải và rác thải từ sinh hoạt và y tế sẽ gia tăng khoảng 3 lần so với hiện tại. Đây là áp lực rất lớn về môi trường đối với sự phát triển của Quận, điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải cũng như sự hoàn thiện hơn về cơ chế quản lý và nhân lực.
+ Trong quy hoạch đã có nội dung cụ thể về việc phân bố lưu vực thoát nước và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt chung của Quận. Việc lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý hiện đại, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý là yêu cầu quan trọng hàng đầu đảm bảo giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm nước thải đang là một trong những điểm nóng môi trường hiện nay của Quận.
+ Một trong những nhược điểm của hệ thống thoát nước của quy hoạch là
- Nguồn từ các hoạt động du lịch và dịch vụ:
+ Với diện tích đất dành cho du lịch và dịch vụ tăng thì tổng lượng nước thải và rác thải phát sinh từ các hoạt động du lịch và dịch vụ của quận Kiến An sẽ tăng khoảng 10 lần so với hiện tại. Cùng với rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp cũng là áp lực về môi trường đối với sự phát triển của Quận. Tuy nhiên, xu thế tăng tải lượng ô nhiễm do quy mô phát triển được mở rộng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển, nhưng mức độ tăng không lớn, tác động tiêu cực ở mức độ nhỏ, có thể kiểm soát được.
+ Như vậy: Mặc dù tải lượng ô nhiễm có tăng ở lĩnh vực dịch vụ, nhưng về tổng thể, khi thực hiện quy hoạch, tác động tiêu cực của các nguồn nước thải sẽ có xu thế giảm do việc đầu tư các hệ thống xử lý đồng bộ với công nghệ phù hợp, hiện đại và tiên tiến, hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải được tách riêng.
- Nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Mặc dù rất khó tính toán lượng phát thải từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên có thể đánh giá đây là một nguồn ô nhiễm tương đối lớn và khó kiểm soát hiện nay của quận Kiến An. Khi quy hoạch của Quận được triển khai sẽ giữ lại quỹ đất tại khu vực xa tầm ảnh hưởng đô thị hóa như khu vực phía Nam đường vành đai 3, phường Phù Liễn, phường Tràng Minh và phường Nam Sơn, phường Đồng Hòa khu giáp với phường Đa Phúc, quận Dương Kinh. Giai đoạn đầu vẫn canh tác nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao, kết hợp khai thác các loại hình du lịch xanh. Giai đoạn sau, quỹ đất này được đưa vào khai thác phát triển đô thị.
+ Với phương án phát triển hợp lý như trên, về cơ bản sẽ khắc phục được hiện trạng canh tác nông nghiệp manh mún và bị phân tán như hiện nay. Việc sử dụng các công nghệ cao trong công tác nông nghiệp sẽ góp phần kiểm soát tốt hơn lượng chất thải phát sinh và tạo ra giá trị gia tăng cao cho phát triển nông nghiệp.
+ Tuy nhiên, vẫn cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất nông nghiệp được quy hoạch, tránh việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản gây ảnh hưởng xâu đến môi trường khu vực.
- Tổng kết, đánh giá
- Tổng tải lượng ô nhiễm nước thải, rác thải từ các lĩnh vực hoạt động của Quận sẽ gia tăng từ 2-3 lần so với thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, xét về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường có xu thế giảm nếu thực hiện nghiêm túc đầu tư các hệ thống xử lý đồng bộ với công nghệ xử lý nước thải, rác thải phù hợp, hiện đại và tiên tiến.
- Các nguồn khí thải cũng sẽ thay đổi do việc di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi địa bàn, tăng cường khoảng cách ly đối với cụm công nghiệp Quán Trữ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng thoát nước và cải thiện về tình trạng xử lý rác thải. Mặc dù rất khó để đưa ra số liệu định tính về tải lượng ô nhiễm của nguồn khí thải nhưng có thể khẳng định các nguồn phát thải sẽ giảm, môi trường không khí của Quận sẽ được nâng cao chất lượng.
- Với các đánh giá như trên, để đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường quy hoạch cần phải triển khai xây dựng đồng bộ và kịp thời cơ sở hạ tầng về thu gom và xử lý rác thải, áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng về giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường cần phải đi trước một bước để tránh sự quá tải khi các hoạt động du lịch phát triển.
d. Xu hướng biến đổi thành phần môi trường đất
Qua đánh giá hiện trạng môi trường đất thành phố Hải Phòng nói chung và quận Kiến An nói riêng cho thấy về cơ bản thành phần môi trường đất hiện nay chưa bị ô nhiễm nhiều. Nhưng khi quy hoạch xây dựng này được triển khai sẽ có những biến đổi nhất định, bao gồm cả những biến đổi tích cực và tiêu cực xảy ra với những mức độ khác nhau, thời gian tác động cũng khác nhau.
- Về cơ cấu sử dụng đất:
Quy hoạch sẽ tăng đất xây dựng du lịch - dịch vụ, đất thổ cư, đất giao thông, cây xanh. Không còn đất nông nghiệp thuần tuý.
- Về tính chất lý, hóa học đất:
+ Quy hoạch sẽ làm cấu trúc đất bị phá vỡ, xói mòn và rửa trôi đất trong mùa mưa, làm vùi lấp các vùng đất nông nghiệp lân cận, giảm độ phì của đất, tăng khả năng bạc màu của đất. Khi xây dựng các khu đô thị, cao ốc sẽ làm tăng độ chịu lực của đất.
+ Đất còn có khả năng bị ô nhiễm bởi các thành phần kim loại nặng tăng lên do sự xáo trộn các tầng đất đá, sự tiếp xúc của đất đá tầng sâu với môi trường không khí có chứa các tác nhân ô xy hóa, nhất là ở các vùng đất ngập nước ven biển.
+ Ngoài ra, việc xây dựng các khu đô thị, dịch vụ, xây dựng đường giao thông... còn làm đất nhiễm bẩn do nước thải, chất thải rắn công nghiệp.
+ Mặt khác thành phần dinh dưỡng của đất cũng sẽ giảm do nhựa đường, đá và các nguyên vật liệu khác trong quá trình thi công đường giao thông, giảm tính đa dạng hệ sinh vật dưới những ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Để khắc phục những biến đổi tiêu cực đối với môi trường đất cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đề cập ở phần sau của báo cáo này, đặc biệt là các biện pháp đối với việc phát triển các khu ở và du dịch vụ, khu nông nghiệp công nghệ cao.
e. Xu hướng biến đổi của thành phần môi trường nước
Căn cứ vào dự báo nguồn gây ô nhiễm môi trường nước cũng như xác định đối tượng và quy mô tác động đến môi trường nước đã được phân tích ở trên, khi triển khai thực hiện Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, thành phần môi trường nước của các sông, cửa sông ven biển sẽ chịu tác động rất đáng kể.
- Xu hướng biến đổi chất lượng môi trường nước sông
- Sông lạch Tray và Sông Đa Độ là 2 con sông chính chạy qua địa bàn Quận, trong đó sông Đa Độ là dòng sông cấp nước sinh hoạt cho thành phố. Hiện nay các con sông này cũng đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm, khi tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động của Quận tăng, nếu không áp dụng các biện pháp quản lý lưu vực, thu gom và xử lý triệt để từ tất cả các nguồn và nước thải tiếp tục được xả thăng ra nguồn tiếp nhận thì xu hướng biến đổi tiêu cực đối với chất lượng nước tại các sông (nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng) là một điều không tránh khỏi.
- Với các hồ điều hòa và hệ thống kênh mương dẫn. Hiện nay, do Quận chưa hoàn thiện được hệ thống thu gom nước thải nên phần lớn nước được xả ra hệ thống, mương dẫn. Đặc biệt, tại các khu vực làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh dẫn và hồ điều hòa đã tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống dân cư.
- Tuy nhiên, xem xét các nội dung liên quan đến thu gom và xử lý nước thải cho thấy, các vấn đề này về cơ bản đã được quy hoạch giải quyết tương đổi phù hợp. Với hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, cùng với quy hoạch xây dựng hệ thống xử nước thải đồng bộ.
- Đối với hệ thống thoát nước mưa
- Hình thức thoát nước: Thoát nước mưa được thiết kế theo hình thức thoát nước gián tiếp qua hệ thống kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm cưỡng bức, cống ngăn triều. Tại điểm cuối thoát nước (hồ điều hoà; kênh; mương) thiết kế các miệng xả.
- Phương án thoát nước: Thoát nước mưa trên địa bàn quận được thiết kế theo hai phương án
+ Đối với hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư hiện có sử dụng mạng lưới cống chung, cải tạo thay thế các tuyến cống nhỏ, tuyến bị vùi lấp, lắp đặt mới tuyến cống theo các tuyến đường. Xây dựng hệ thống cống bao tách nước mưa và nước thải.
+ Đối với khu vực xây dựng mới được thiết kế mạng lưới cống thoát nước mưa tách riêng hoàn toàn.
- Phân lưu vực thoát nước:
Dựa vào địa hình núi, đường trục chính và kênh mương, trên địa bàn Quận được phân chia làm 07 lưu vực thoát nước.
+ Lưu vực 1:
Phía Bắc phường Lãm Hà được giới hạn bởi đường Trường Chinh và đến sông Lạch Tray; diện tích lưu vực khoảng F=127,9ha
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp kết hợp trực tiếp ra sông Lạch Tray thông qua cống ngăn triều.
Xây dựng hồ Lãm Hà, diện tích khoảng F=6,32ha
+ Lưu vực 2:
Giới hạn bởi đường trục đô thị (đường WB), đường Trường Chinh và đến sông Lạch Tray; diện tích lưu vực khoảng F=163,4 ha.
Hình thức thoát nước khu vực là gián tiếp qua hồ điều hòa Đồng Hòa rồi thoát ra sông Lạch Tray thông qua cống ngăn triều.
Xây dựng hồ Đồng Hòa, diện tích khoảng F=7,22ha
+ Lưu vực 3:
Giới hạn bởi núi Thiên Văn, núi Cựu Viên, đường Trường Chinh, đến sông Lạch Tray; diện tích lưu vực khoảng F=244ha;
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp ra sông Lạch Tray thông qua cống ngăn triều và trạm bơm cưỡng bức.
Xây mới trạm bơm nước mưa, công suất Q=6m3/s (dùng trạm bơm khi mưa lớn kết hợp triều cường).
+ Lưu vực 4:
Lưu vực được giới hạn bởi đường Nguyễn Lương Bằng, núi Thiên Văn, núi Cựu Viên, đường Trường Chinh, đường Trục đô thị (đường WB) đến kênh Mỹ Khê; diện tích lưu vực khoảng F=870ha;
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát về hồ điều hòa, về kênh Mỹ Khê rồi thoát ra sông Lạch Tray thông qua cống Mỹ Khê;
Hồ điều hòa, kênh, mương:
Xây dựng 04 hồ điều hòa với tổng diện tích khoảng F= 17,7ha;
Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Mỹ Khê
Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Đò Vọ
Xây dựng mới các tuyến kênh kết nối hồ điều hòa với Mỹ Khê.
Xây mới trạm bơm nước mưa cuối kênh Mỹ Khê công suất Q=12m3/s (dùng trạm bơm khi mưa lớn kết hợp triều cường).
+ Lưu vực 5:
Lưu vực giới hạn bởi núi Cột Cờ, núi Thiên Văn, đường Hoàng Thiết Tâm, đến ranh giới huyện An Lão; diện tích lưu vực F=493ha;
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát gián tiếp (về hồ điều hòa) và trực tiếp sau đó thoát ra sông Lạch Tray qua cống ngăn triều.
Hồ điều hòa, kênh, mương:
Giữ nguyên hồ Hạnh Phúc hiện có, diện tích khoảng 0,45ha
Cải tạo Hồ Ngọc Sơn, Hồ Tràng Minh (hồ ông Hẩu), diện tích khoảng 1,43ha.
Xây mới các hồ điều hòa Tây Sơn, diện tích khoảng 2ha; hồ sân bay Kiến An, diện tích khoảng 10,02ha; Xây dựng tuyến kênh nối Hồ Ngọc Sơn, Hồ Tràng Minh với sông Lạch Tray thông qua cống Tràng Than
Xây dựng tuyến kênh nối hồ sân bay Kiến An với sông Lạch Tray thông qua cống Cá
+ Lưu vực 6:
Lưu vực giới hạn bởi núi Cột Cờ, đường Nguyễn Lương Bằng, đường trục chính đô thị quận Kiến An, sông Đa Độ; diện tích lưu vực khoảng F=526ha.
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát về hồ điều hòa sau đó thoát ra sông Đa Độ;
Hồ điều hòa, kênh, mương:
Xây mới hồ điều hòa Tràng Minh, diện tích khoảng 0,73ha; hồ ven sông Đa Độ, diện tích khoảng 10,12ha;
Cải tạo, nâng cấp mở rộng kênh Đò Vọ
Xây mới tuyến kênh kết nối hồ điều hòa với kênh Đò Vọ.
+ Lưu vực 7:
Lưu vực giới hạn bởi đường trục chính đô thị quận Kiến An, đường Nguyễn Lương Bằng và sông Đa Độ; diện tích lưu vực khoảng F=463ha.
Hướng thoát nước: Nước mưa thoát về hồ điều hòa, kênh Mỹ Khê sau đó thoát ra Lạch Tray thông qua cống ngăn triều Mỹ Khê.
Hồ điều hòa, kênh, mương:
Xây mới hồ điều hòa Văn Đẩu, diện tích khoảng 7,47ha.
Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh trong khu vực
- Hệ thống cống thoát nước mưa:
+ Cống thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy, bố trí các cống thoát sao cho hướng thoát về các cống trục chính, các kênh thoát nước là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí các cống được bố trí chôn dưới vỉa hè đối với các trục đường có vỉa hè rộng > 4m, hoặc dưới lòng đường đối với đường có vỉa hè ≤ 4m, hệ thống thu nước hai bên đường bằng các ga thu hàm ếch với khoảng các hố ga từ 30m đến 40m. Dọc theo tuyến cống thoát nước bố trí các giếng thăm với khoảng cách từ 40m đến 50m, cuối tuyến cống xây dựng các miệng xả để xả nước vào hồ, kênh, mương thoát nước.
+ Giữ nguyên các tuyến cống thoát nước mưa hiện có trên các tuyến đường Trường Trinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trần Thành Ngọ.
+ Nâng cấp các tuyến cống chưa đảm bảo tiết diện thoát nước.
+ Xây dựng mới tuyến cống chính với tổng chiều dài khoảng 41,66km.
+ Cống thoát nước được sử dụng là cống tròn bê tông cốt thép và cống hộp kết hợp, đường kính cống thoát nước từ D500 đến D2000 và BxH = 1000x15000.
- Đối với hệ thống thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
+ Lưu vực 1: Một phần nước thải của quận Kiến An được thu gom đưa về khu xử lý nước thải Đa Phúc thuộc phường Đa Phúc, quận Dương Kinh với diện tích 10,41ha, công suất QTXL = 63.000m3/ngđ (trong đó: lượng nước thải quận Dương Kinh cần xử lý là 35.000m3/ngđ, lượng nước thải quận Kiến An cần xử lý là 28.000m3/ngđ).
+ Lưu vực 2: Phần nước thải còn lại khoảng (59.000 - 28.000)m3/ngđ = 31.000m3/ngđ được thu gom và đưa về khu xử lý Quán Trữ, diện tích 4,43 ha.
- Nước thải công nghiệp:
Tại mỗi nhà máy, cơ sở sản xuất, nước thải phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT mới được xả thải vào cống thu gom chung và đưa về khu xử lý tập trung.
- Nước thải bệnh viện:
+ Tại mỗi bệnh viện phải xây trạm xử lý riêng.
+ Nước thải bệnh viện phải được tách làm hai loại, xử lý đạt theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tếQCVN 28:2010/BTNMT.
+ Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, của cán bộ công nhân viên y tế phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, trước khi xả vào cống nước thải chung của đô thị.
+ Nước thải y tế nguy hại phải được xử lý riêng, đạt mức II của tiêu chuẩn trên trước khi xả ra cống thoát nước thải đô thị.
+ Với các nguyên tắc và nội dung cụ thể trên, hệ thống thu gom và thoát nước, về cơ bản, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt của Quận sẽ được giải quyết triểt để và xu thế chung sẽ là tác động tích cực đến môi trường.
+ Ngoài ra, yếu tố quan trọng nữa sẽ góp phần cải thiện môi trường nước của Quận là các cụm công nghiệp Đồng Hòa, các cơ sở công nghiệp ven sông Lạch tray, các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ sẽ được di chuyển. Đồng thời hệ thống thu gom và xử lý rác thải được cải thiện, tạo điều kiện cho việc bảo vệ toàn diện các thành phần môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
+ Mặc dù vậy, với nhược điểm là chi phí xây dựng cao, việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước thải của Quận đòi hỏi sự quan tâm và ưu tiên lớn của thành phố và chính quyền địa phương nhằm phát huy được các điểm mạnh của quy hoạch mang lại và khắc phục những tác động tiêu cực từ quá trình phát triển các công trình trong phạm vi quy hoạch đến môi trường nước.
- Xu hướng biến đổi chất lượng môi trường nước ngầm
- Các nguồn gây tác động đến môi trường nước ngầm của quận Kiến An, chủ yếu là từ các hoạt động khai thác nước cho công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nước rỉ rác từ các khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp...
- Với nguồn tài nguyên nước ngầm hiện nay rất quý, thì việc xem xét xu hướng biến đổi nước ngầm cũng rất cần thiết.
- Do sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm ở một vài khu vực của Thành phố phục vụ cho nhu cầu trước mắt về nước sinh hoạt ở nông thôn, kèm theo việc không tuân thủ quy hoạch cũng như quy trình kỹ thuật khai thác và bảo vệ nên tình trạng chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm đã xảy ra.
- Cũng giống như đối với nước biển ven bờ, để giải quyết tận gốc về ô nhiễm về nước ngầm, cần tập trung xử lý các nguồn nước thải, rác thải.
- Trong thời gian tới nhu cầu cấp nước sạch cũng sẽ tăng lên rất nhiều, nhưng nguồn cung cấp nước sạch tập trung khai thác từ nguồn nước mặt, các hoạt động khai thác nước ngầm sẽ được quản lý chặt chẽ, theo quy định của pháp luật về môi trường; do vậy xu hướng ô nhiễm môi trường nuớc ngầm về cơ bản sẽ được khắc phục.
f. Xu hướng biến đổi môi trường không khí
Môi trường không khí chịu tác động của các nguồn chính là: Nguồn phát sinh từ sản xuất công nghiệp, nguồn phát sinh từ các hoạt động giao thông, từ các bãi chôn lấp rác. Các nguồn phát sinh khác không đáng kể như nguồn từ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đô thị, xây dựng. Phân tích theo từng khía cạnh như sau:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp:
- Theo quy hoạch đến năm 2025, quận Kiến An vẫn còn các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại cụm công nghiệp Quán Trữ, không còn tồn tại các cơ sở công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và ven Sông Lạch Tray. Vì vậy, các nguồn khí thải, bụi do hoạt động công nghiệp sẽ được kiểm soát và không làm ảnh hưởng đến khu đô thị tập trung và các các khu dân cư.
- Với các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Quán Trữ, các thành phần ô nhiễm chính trong khí thải bao gồm: NOx, CO, CO2, SO2, H2S, bụi và mùi từ các chất hữu cơ phân hủy. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nguồn này không lớn.
- Đặc biệt, việc tăng cường cây xanh cách ly tại cụm công nghiệp Quán Trữ là một trong những giải pháp quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm khí thải từ nguồn này.
- Nguồn phát sinh từ các hoạt động giao thông.
- Do sự phát triển của đô thị và các khu du lịch, dịch vụ, các hoạt động giao thông trên địa bàn Quận sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, mạng lưới giao thông của thành phố sẽ được nâng cấp, mở rông và phát triển và trên địa bàn quận Kiến An cũng sẽ có những thay đổi đáng kể.
- Với năng lực của hệ thống như đã được quy hoạch trong Đồ án thì có thể đáp ứng được các nhu cầu về giao thông đối ngoại cũng cũng như đối nội, phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội của Quận và thành phố.
- Mặt khác, quy hoạch các mạng lưới đã được nghiên cứu bố trí hợp lý, không chồng chéo sẽ tránh được tình trạng tắc nghẽn giao thông, chất lượng mặt đường được nâng cấp, cải thiện giảm lượng tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông.
- Ngoài ra, xu thế giao thông công cộng sẽ được phát triển, giảm các phương tiện cá nhân sẽ góp phần giảm tải cho giao thông và giảm ô nhiễm.
- Nguồn phát thải từ các hoạt động xây dựng.
- Để thực hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050, một khối lượng xây lắp các công trình dân dụng, các khu dịch vụ thương mại, các công trình giao thông, công trình văn hóa, thể dục thể thao là tương đối lớn. Vì vậy, đây cũng sẽ là là nguồn phát sinh ô nhiễm không khí, nhất là bụi và tiếng ồn. Tuy nhiên, đây là nguồn phát thải mang tính tạm thời và cục bộ, nếu thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật cũng như quản lý tốt thì khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của nguồn này là có thể khắc phục và chấp nhận được.
- Bên cạnh đó theo quy hoạch, việc bố trí quỹ đất dành cho các khu vực trồng cây xanh của từng khu vực cũng sẽ được thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; đặc biệt là quỹ đất của Quận dành cho các công trình công cộng, công viên cây xanh, trung tâm thương mại đa chức năng…cũng là những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khá hiệu quả.
- Như vậy, có thể nhận thấy rằng: Môi trường không khí tại thời điểm quy hoạch được thực hiện sẽ có nhiều biến đổi; thải lượng ô nhiễm từ các nguồn, xây dựng, giao thông tăng lên đáng kể; nhưng nếu thực hiện các giải pháp công nghệ về xử lý khí thải (bụi, khí thải độc hại), các giải pháp về quản lý như kiểm soát ô nhiễm, thực hiện sản xuất theo hướng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, thực hiện các chương trình sản xuất sạch hơn thì chất lượng môi trường không khí sẽ được cải thiện đáng kể.
g. Xu hướng biến đổi hệ sinh thái
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2025được triển khai thực hiện, vấn đề biến đổi hệ sinh thái là không thể tránh khỏi. Trong đó cần quan tâm nhất hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái ngập nước.
- Hệ sinh thái rừng
Xuyên suốt quy hoạch đã đưa ra quan điểm cụ thể về bảo vệ hệ sinh thái này, trong đó các khu vực cây xanh được tăng cường, không gian khu vực núi Thiên Văn được tôn trọng tối đa hiện trạng. Đồng thời việc tạo ra các không gian tiếp nối giữa các không gian của quy hoạch, kết nối tuyến cây xanh, kênh, mương, hồ điều hòa tạo không gian trống tác dụng điều hòa vi khí hậu, thoát nước và thủy nông là những tác nhân trực tiếp làm cho hệ sinh thái rừng của Quận sẽ được chuyển đổi theo chiều hướng tích cực.
- Hệ sinh thái ngập nước:
- Hệ sinh thái ngập nước chính là bức tranh phản ánh chân thực nhất chất lượng môi trường nước ở tất cả các khía cạnh. Hiện nay, phần lớn nước thải đang được xả thẳng ra sông, hồ thì các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái là không thể tránh khỏi. Trong quy hoạch, các nội dung này cũng đã được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải.
- Khi nước thải, rác thải được thu gom xử lý đạt yêu cầu, chất lượng môi trường nước được cải thiện, sự biến đổi của hệ sinh thái sẽ theo chiều hướng tích cực. Khi đó sẽ kéo theo khả năng tự làm sạch của các sông, hồ được tăng cường, đây là điều kiện để các loài động thực vật ngập nước phát triển phong phú hơn.
- Một yếu tố tích cực nữa của quy hoạch là khu vực ven sông Lạch Tray thực hiện theo đồ án quy hoạch bờ nam sông Lạch Tray của đơn vị tư vấn Nikken Sekei đã được phê duyệt. Việc tôn trọng đồ án này là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát huy và bảo tồn hệ sinh thái tại dòng sông này.
- Đồng thời, với quan điểm phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan tự nhiên bao gồm hệ thống mặt nước, sông hồ đầm hiện có như sông Lạch Tray, sông Đa độ, kênh Mỹ Khê... và các hệ thống núi đồi như núi Cột Cờ, núi Thiên Văn, núi Cựu Viên. Tạo sự kết nối không gian xanh giữa khu vực hành lang xanh của sông với cây xanh đồi núi và lan tỏa vào các phân khu đô thị thì hệ sinh thái của toàn khu vực sẽ được chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
h. Xu hướng biến đổi khí hậu
- Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng cần xem xét, cân nhắc đến xu thế biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ sẽ tăng lên, mức nước biển dâng cao, bão, lũ lụt có khả năng tăng cường, nên trong Quy hoạch đã chú ý đến cao độ san lấp và độ bền vững của công trình xây dựng, các công trình bến tàu... để quy hoạch bảo đảm tính thân thiện với môi trường thiên nhiên trong những kỷ nguyên tới.
- Đặc biệt, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân chính phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính dẫn tới việc gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Do vậy, cần quan tâm đến việc đảm bảo đúng tỷ lệ đất cho trồng cây xanh trong quy hoạch để hấp thụ khí hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
- Khu vực núi Cột Cờ, núi Thiên Văn và núi Cựu Viên cần được tôn trọng và bảo tồn để làm tốt vai trò là lá phổi xanh của Quận.
Tổng kết đánh giá: Qua đánh giá phân tích các hạng mục cơ bản của Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trong quá trình triển khai thực hiện, cho thấy tác động đến môi trường do quy hoạch phân khu là tất yếu; tuy nhiên mức độ tác động ở mỗi hạng mục là khác nhau. Các tác động tích cực là chủ yếu, lâu dài; ổn định, cần có biện pháp xử lý triệt để; các tác động tiêu cực là ngắn hạn và sẽ giảm dần tiến tới không còn đáng kể.
7.4.Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường; kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
7.4.1. Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường.
a. Các biện pháp chung
- Để có thể đảm bảo gắn kết giữa phát triển và bảo vệ môi trường, thực hiện một cách toàn diện và đầy đủ nhất mục tiêu của Quy hoạch, báo cáo đã nêu tất cả những nội dung, các hạng mục đầu tư về định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất và bố cục kiến trúc đô thị, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều phải phù hợp và được thực hiện lồng ghép một cách nhuần nhuyễn với việc thực hiện “Chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định huớng đến 2020”, các chiến lược bảo vệ môi trường của thành phố và các ngành; thực hiện việc đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quy hoạch này một cách chi tiết để làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của thành phố. Đồng thời, thành phố cần có kế hoạch xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050.
- Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch này, các giải pháp kỹ thuật tổng thể mang tính nguyên tắc, đó là:
+ Tuân thủ nghiêm túc quy hoạch, đặc biệt là các nội dung liên quan đến lưu vực và hệ thống thoát nước. Đảm bảo thu gom thiệt để nước thải để xử lý tại khu xử lý tập trung. Không để tình trạng nước xả thẳng ra ngoài môi trường. Với phương án quy hoạch được lựa chọn, phần kinh phí xây dựng hệ thống lớn đòi hỏi sự quan tâm đầu tư thích đáng và kịp thời. Tuyệt đối tránh việc đầu tư chậm, không kịp tiến độ tạo ra những hậu quả khó khắc phục cho môi trường và hệ sinh thái.
+ Các khu đô thị, đơn vị ở tập trung cần phải xây dựng các hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý nước thải tập trung tuỳ theo lưu vực thoát nước. Giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng do mưa và nước triều dâng tại các đường phố cũ.
+ Thực hiện quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn theo hướng phân loại tại nguồn, không sử dụng túi nilon và các loại vật liệu khó phân huỷ.
+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng) cho toàn bộ các khu đô thị, dịch vụ và các công trình khác có nguồn gây ô nhiễm ngay khi bắt đầu xây dựng và làm mới các công trình này.
+ Di chuyển kịp thời các cơ sở công nghiệp không nằm trong quy hoạch ra các khu công nghiệp tập trung, không để tình trạng phát triển tạm bợ không theo quy hoạch kéo dài gây ra các hậu quả môi trường khó lường.
+ Làm tốt việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải để cải thiện môi trường làng nghề của Quận. Đẩy nhanh các dự án cải thiện môi trường làng nghề, tranh thủ nguồn hỗ trợ Quốc tế và Trung ương.
+ Thiết lập và duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn Quận, quan tâm đến các khu vực có nguồn và nguy cơ ô nhiễm cao, các vùng nhạy cảm liên quan đến sức khỏe người dân, các vùng có tính đa dạng sinh học cao.
+ Xây dựng kế hoạch và trang bị đầy đủ về mặt kỹ thuật cho việc xử lý các sự cố về môi trường như: xây dựng hoặc áp dụng các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất; sự cố khi hệ thống xử lý khí thải độc hại không hoạt động...
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch trồng cây xanh như nội dung đã đề xuất trong quy hoạch, đảm bảo tạo vành đai cây xanh cho các khu dân cư, tăng khả năng chịu tải môi trường của các hệ sinh thái, góp phần cải tạo những khu vực bị ô nhiễm (do chất thải rắn, lỏng..) để cải tạo môi trường sinh thái, bảo vệ đê điều.
+ Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị cấp phường, nhằm giảm áp lực lên môi trường ở các khu đô thị lớn, tập trung.
+ Phòng chống suy thoái môi trường do xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển.
+ Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố do thiên tai lũ lụt, tràn dầu.
+ Phòng chống ô nhiễm nước biển và ven biển do hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, các giống loài đặc thù.
+ Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển.
+ Tuân thủ tối đa các giải pháp công nghệ, kỹ thuật và các giải pháp quản lý theo đề xuất tại nội dung tiếp theo của báo cáo.
b. Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường
- Ưu tiên xử lý cục bộ các nguồn nước mặt bị ô nhiễm để tránh gây ô nhiễm cho môi trường. Trong đó, cần tập trung cao cho các khu vực ô nhiễm môi trường trọng điểm tại sông Đa Độ, hồ Hạnh Phúc, kênh Đò Vọ, kênh Mỹ khê.
- Tăng cường tối đa khả năng tự làm sạch của các dòng sông, hồ, kênh dẫn. Đảm bảo duy trì sự cân bằng môi trường và sinh thái tại các khu vực này.
- Áp dụng công nghệ thi công các tuyến cống thoát nước nhanh, đảm bảo tiến độ, không gây ô nhiễm môi trường. Áp dụng các công nghệ làm sạch đường ống tiến tiến, đảm bảo luôn duy trì tốt khả năng thoát nước của hệ thống ống cống và kênh mương.
- Áp dụng các biện pháp xử lý cuối đường ống cống và công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn Quận nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn: Áp dụng các giải pháp ngăn chặn bớt sự lan truyền của tiếng ồn như: trồng cây xanh hai bên đường giao thông, xây dựng tường chắn âm thanh...
- Cải tạo hệ thống đường giao thông nội thị để đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn giao thông đô thị, cải tạo các nút giao thông hợp lý.
- Áp dụng các giải pháp xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Tiết kiệm nguyên liệu sử dụng, giải pháp tuần hoàn tiết kiệm nước.
- Áp dụng các giải pháp thết kế và xây dựng các tòa nhà, khu dân cư tập trung.
- Có quy trình phù hợp trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tại các khu vực có cơ sở sản xuất đã di dời. Đặc biệt lưu ý:
+ Bảo vệ môi trường nước ngầm: Rà soát, kiểm tra và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngầm.
+ Chọn công nghệ xử lý phù hợp cho các chất thải tồn dư sau quá trình di chuyển các cơ sở sản xuất, đặc biệt lưu ý đến các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất
+ Rà soát kiểm tra phóng xạ, bức xạ của các khu vực có cơ sở sản xuất đã di dời.
- Đối với các hệ thống nước thải tập trung của quận: Cần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, phù hợp với đặc thù của nước thải. Có sự quản lý giám sát chặt chẽ từ quá trình thiết kế, thi công, xây lắp và vận hành, tạo ra sự hoạt động đồng bộ và hiệu quả của hệ thống. Cần xây dựng hệ thống quan trắc online để giám sát thường xuyên chất lượng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Đối với các khu vực canh tác nông nghiệp cần lựa chọn phương pháp canh tác tiên tiến, ưu tiên phương pháp canh tác hữu cơ, phát triển nông nghiệp sạch. Cần lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, và giá trị kinh tế cao. Hướng tới phục vụ thị trường tiêu thụ nông sản sạch. Cấm khai thác thế mạnh là một khu vực nội thành, có thị trường tiêu thụ lớn, quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa thuận lợi.
c. Giải pháp về quản lý
*) Quản lý về kinh tế xã hội
Thứ nhất, ngay trong giai đoạn lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 phải đưa ra phương án thiết kế kỹ thuật thi công phù hợp, tránh các khu dân cư, tránh tối đa các ảnh hưởng là biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của quy hoạch một cách hiệu quả nhất, giải quyết được tận gốc các tác động bất lợi. Trong trường hợp có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi về tài sản cần có chế độ bồi thường thỏa đáng, giá trị đền bù đảm bảo ít nhất khôi phục được những thiệt hại gây ra.
Thứ hai, Ngay sau khi công bố quy hoạch này, các hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin về quy hoạch cần phải được tuyên truyền sâu rộng nhằm thu hút sự tham gia và ủng hộ của người dân, đây cũng là một trong những cơ hội để đô thị hóa và phát triển các khu dân cư hiện nay.
Thứ ba, Cần tuân thủ nguyên tắc phát huy tối đa điều kiện để các hộ dân được sinh sống tại các các khu tái định cư tại chỗ. Theo đó, người dân tái định cư sẽ có thể sinh sống tại gần nơi ở cũ, những phong tục tập quán và các mối quan hệ họ hàng, láng giềng vẫn được duy trì, việc đảo lộn và biến đổi cơ cấu xã hội sẽ không xảy ra.
Thứ tư, đối với những trường hợp bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệpcần có sự chuẩn bị kỹ về việc đào tạo ngành nghể, chuyển đổi cơ cấu lao động tạo điều kiện để người dân có việc làm ổn định ngay tại địa phương.
Thứ năm, khu vực các phường đang canh tác nông nghiệp, việc quy hoạch lấy đất không chỉ tác động đến sản xuất của họ mà còn ảnh hưởng đến những nét văn hóa đặc trưng của khu vực, do đó các nghiên cứu quy hoạch lại các khu vực trồng hoa để người đân tiếp tục canh tác và giữ gìn những nét văn hóa tốt đẹp của thành phố.
Thứ sáu, Cần sớm công bố Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và sớm có quy hoạch cụ thể chi tiết quản lý và thực hiện, tránh việc người dân phát triển tự phát và manh mún sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch.
Thứ bảy: Xây dựng các khu tái định cư bảo đảm yêu cầu về sinh sống, môi trường khi di dân trong khu vực quy hoạch.
Cuối cùng, trong giai đoạn tiếp triển khai các dự án cụ thể, cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất phương án giải quyết đối với các tác động tiêu cực về văn hoá xã hội, sự du nhập của tệ nạn xã hội, gia tăng tai nạn giao thông sau khi quy hoạch đưa vào sử dụng… Cần có chương trình hành động cụ thể và có cơ chế thực hiện rõ ràng để đảm bảo việc nâng cao nhận thức hoặc ít nhất là giữ nguyên khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống hiện hữu và tăng cương khả năng hưởng lợi từ quy hoạch của người địa phương.
*) Quản lý công tác báo vệ môi trường
- Thực hiện các giải pháp chung về quản lý môi trường và cơ chế quản lý tổng hợp môi trường của thành phố.
- Thực hiện việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường các cấp. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường phù hợp, thực hiện phân cấp quản lý, tổ chức và hoàn thiện đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường, bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên cả hai khía cạnh quyền lợi và trách nhiệm, hình thành mạng lưới giám sát môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền chuyên trách.
- Quận cần xây dựng lộ trình cụ thể cho việc di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi địa bàn Quận. Trong lộ trình di dời, cần ưu tiên di dời trước những cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm cao. Đối với các cơ sở chưa được di dời, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát và tăng cường vành đai cách ly với các cụm dân cư và công trình lân cận.
- Thành phố cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kịp thời các cụm công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại để tiếp nhận các cơ sở công nghiệp di dời từ các vùng được quy hoạch, vừa dảm bảo việc bảo vệ môi trường, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp.
*) Quản lý bảo vệ các thành phần môi trường
- Giải pháp bảo vệ môi trường nước ngầm: Phối hợp với các đơn vị quản lý môi trường cấp trên để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ngầm trên địa bàn Quận. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thằm dò, khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước ngầm.
- Giải pháp bảo vệ môi trường đất: Xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải để không gây ô nhiễm môi trường đất các khu vực dân cư của Quận.
- Bảo vệ môi trường nước mặt:
+ Quản lý chặt chẽ chất lượng nước thải ra môi trường của cụm công nghiệp.
+ Sớm hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải. Tăng cường quản lý đối quá trình hoạt động của các hệ thống này. Đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung đề xuất trong quy hoạch và áp dụng công nghệ xử lý tiến tiến và phù hợp nhất.
+ Quản lý và giám sát tại các nguồn phát sinh nước thải: áp dụng sản xuất sạch hơn; áp dụng các biện pháp kiểm toán môi trường đối với các cơ sở tiêu thụ nhiều nước nhằm hạn chế lượng nước thải phát sinh.
+ Quản lý và giám sát chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận, khả năng tự làm sạch của chúng.
- Giải pháp bảo vệ môi trường không khí và giảm thiểu tiếng ồn: Hạn chế và giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ở từng cơ sở thương mại, dịch vụ theo hướng áp dụng và đổi mới công nghệ để sản xuất sạch hơn.
*) Các giải pháp cơ chế chính sách bảo vệ môi trường:
- Gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ môi trường: Giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong công tác bảo vệ môi trường là tổng lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội hoặc đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các hội nghị, hội thảo về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
- Phổ biến các chương trình truyền thông về đặc tính phát thải chất ô nhiễm từ môi trường công nghiệp, giao thông, xây dựng, và các mối đe doạ đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.
- Vận động nhân dân tự nguyện tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các mô hình cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường
7.4.2. Chương trình quản lý, giám sát môi trường
a. Mục tiêu
Công tác quản lý, giám sát môi trường của quận Kiến An được tổ chức và chỉ đạo thống nhất từ thành phố. Quận phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố trong việc thực hiện các chương trình quan trắc đã được xây dựng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của Quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050. Cụ thể là:
- Cung cấp số liệu cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa ra những chính sách quản lý môi trường có hiệu quả, đồng thời để các doanh nghiệp, cơ sở chủ động điều tiết các hoạt động của mình sao cho đảm bảo các yều cầu về môi trường.
- Có bộ dữ liệu diễn biến chất lượng môi trường của Quận làm cơ sở xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Tham gia, phối hợp với các đơn vị chức năng của thành phố để cùng thực hiện, đảm bảo các yêu cầu về đối tượng quan trắc, vị trí quan trắc, tần xuất cũng như đảm bảo vận hành theo quy định về tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chung đã được ĐMC Quy hoạch thành phố Hải phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 xác định.
b. Đối tượng quan trắc
Đối tượng quan trắc trong quá trình triển khai quy hoạch của Quận cũng được thực hiện như mạng lưới quan trắc thành phố là các thành phần và yếu tố môi trường có tính biến đổi rõ rệt theo thời gian và không gian như sau:
- Môi trường không khí;
- Môi trường nước mặt, nước sông;
- Môi trường đất;
- Chất thải rắn;
- Tiếng ồn;
- Phóng xạ và điện từ.
c. Vị trí quan trắc và thông số quan trắc
Quan trắc tắc động môi trường do nguồn ô nhiễm và đô thị (giao thông và sinh hoạt đô thị) gây ra cần tập trung vào cụm công nghiệp, khu đô thị, các điểm nút giao thông gồm:
*) Môi trường không khí
- Vị trí quan trắc:
+ Các điểm đo ở các khu dân cư cạnh cụm công nghiệp Quán Trữ
+ Các làng nghề mộc, nghề thu mua sắt vụn
+ Các điểm đo ở các nút giao thông.
+ Các điểm đo ở 1 + 2 khu dân cư, dịch vụ – thương mại điển hình trong Quận.
+ Các điểm đo ở ngoại ô khu vực đầu cầu Nguyệt Áng.
- Chỉ tiêu quan trắc: bụi, SOx, NOx, CO
*) Tiếng ồn
- Các điểm đo trên đường quốc lộ, đường liên tỉnh đi vào khu vực Quận.
- Các điểm đo trên đường phố ồn nhất của Quận
- Các điểm đo trên đường phồ ồn trung bình
- Các điểm đo tại nút giao thông.
- Các điểm lân cận cụm công nghiệp Quán Trữ
*) Môi trường nước ngầm
- Vị trí quan trắc: Bố trí các điểm quan trắc tại khu vực xung quanh núi Thiên Văn, khu vực dọc phố Lê Duẩn, khu vực lân cận cụm công nghiệp Quán Trữ.
- Thông số quan trắc: Nhiệt độ, PH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hoà tan, BOD5, COD, NH4 –N, NO3 – N, PO4-, Cl-, tổng lượng sắt, tổng lượng số coliform.
- Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng điểm đo mà bổ sung một số thông số cần thiết khác (kim loại nặng, thuốc BVTV...).
- Trong quan trắc môi trường nước thải của Quận cần đặc biệt quan tâm quan trắc đến các khu vực hiện đang có hoạt động khai thác nước để phục vụ sản xuất nước tinh khiết đóng chai.
*) Môi trường nước mặt
- Vị trí quan trắc: Bố trí các điểm quan trắc tại sông Đa Độ, sông Lạch Tray, hồ Hạnh Phúc, hồ Ngọc Sơn, hồ Tràng Minh, hồ điều hòa Tây Sơn, hồ sân bay Kiến An, kênh Đò Vọ, kênh Mỹ Khê.
- Thông số quan trắc: Dòng chảy, nhiệt độ, độ muối, PH, DO, độ đục, chất lơ lửng, COD, BOD, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SiO32-, CN-, độ phóng xạ, coliform, sinh vật phù du, tảo độc, sinh vật đáy, dầu trong nước, kim loại nặng trong nước và trong trầm tích, thuốc trừ sâu trong nước, trong trầm tích và sinh vật. Các chỉ tiêu cụ thể tuỳ thuộc vào vị trí quan trắc.
*) Môi trường đất và trầm tích
- Bố trí các điểm quan trắc chất lượng đất tại một số vùng đất sản xuất nông nghệp, vùng đất thấp cạnh cụm công nghiệp Quán Trữ.
- Bố trí quan trắc trầm tích sông Đa Độ, sông Lạch Tray, hồ Hạnh Phúc, hồ Ngọc Sơn, hồ Tràng Minh, hồ điều hòa Tây Sơn, hồ sân bay Kiến An.
- Thông số quán trắc: DDT, DDE, DDD, Aldrrin, Dieldrin, Endrin, PCBS.
*) Chất thải rắn
Kết hợp với các cơ quan quản lý chất thải rắn của thành phố để theo dõi, quản lý tổng lượng chất thải rắn trong ngày trên địa bàn Quận, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng lượng chất thải độc hại...
*) Mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học
- Quan trắc đa dạng sinh học tại các khu vực: núi Cột Cờ, núi Thiên Văn, núi Cựu Viên, sông Đa Độ, hồ Hạnh Phúc, hồ Ngọc Sơn, hồ Tràng Minh, hồ điều hòa Tây Sơn, hồ sân bay Kiến An nhằm theo dõi sự biến động của các hệ sinh thái, giống loài.
- Quận Kiến An có kế hoạch phối hợp với các đơn vị chuyên ngành trong lĩnh vực này để tiến hành quan trắc.
*) Phóng xạ và điện từ
- Chỉ tiêu quan trắc: tổng hoạt độ phóng xạ Gama trong không khí, tổng hoạt độ phóng xạ alpha và bêta trong các mẫu nước, mẫu đất.
- Vị trí quan trắc:
+ Các điểm đo ở các khu dân cư cạnh cụm công nghiệp Quán Trữ
+ Các làng nghề mộc, nghề thu mua sắt vụn
+ Các điểm đo ở các nút giao thông.
+ Các điểm đo ở 1 + 2 khu dân cư, dịch vụ – thương mại điển hình trong Quận.
+ Các điểm đo ở ngoại ô khu vực đầu cấu Nguyệt Áng.
d. Tần suất quan trắc
- Một trong những yếu tố quyết định độ chính xác của việc đánh giá hiện trạng và việc diễn biến môi trường là tần suất quan trắc môi trường. Tần suất quan trắc càng dày thì việc đánh giá đưa ra càng sát với đánh giá thực tế, độ chính xác cao. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mà quyết định tới tần suất quan trắc.
- Tần suất quan trắc đối với mỗi thành phần môi trường phụ thuộc vào tình biến đổi nhanh hay chậm của thành phần môi trường đó, ví dụ, môi trường đất biến đổi rất chậm, trong khi đó môi trường không khí biến đổi rất nhanh nên tần suất đo càng dày càng tốt.
- Để bảo đảm đánh giá hiện trạng và chất lượng môi trường quận Kiến An được tốt, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường của Quận, tần suất quan trắc đối với các thành phần môi trường tối thiểu phải như sau:
+ Môi trường không khí – hàng quý (3 tháng một lần)
+ Môi trường nước - hàng quý (3 tháng một lần)
+ Môi trường đất - một năm hai lần
+ Chất thải rắn - hàng quý (3 tháng một lần)
+ Phóng xạ và điện từ - một năm hai lần.
e. Tổ chức thực hiện quan trắc
- Quận có kế hoạch thu thập các kết quan trắc môi trường của các cơ sở nằm trên địa bàn (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường); phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường của Thành phố để bổ sung các số liệu quan trắc cụ thể tại một số địa điểm, tạo thuận lợi cho Quận trong việc quan trắc và quản lý môi trường kịp thời và hiệu quả.
- Kết quả quan trắc, phân tích các thành phần môi trường được xử lý và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường theo các quy định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
VI. PHÂN KÌ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
8.1. Giai đoạn 1 (đến năm 2020)
8.1.1. Về Kiến trúc
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án đang triển khai trên địa bàn.
- Nâng cấp và cải tạo trung tâm hành chính chính trị quận.
- Cải tạo kết hợp trường PTTH Kiến An và trường Phan Đăng Lưu thành một trường, xây dựng 04 trường PTTH mới tại phường Đồng Hòa, Ngọc sơn, Nam Sơn, Phù Liễn để đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân.
- Xây dựng trung tâm y tế tại phường Nam Sơn đáp ứng bán kinh phục vụ cho khu vực dân cư phía Bắc núi Cựu Viên.
- Xây dựng các trung tâm thể thao cấp quận tại phường Đồng Hòa, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ.
- Xây dựng Công viên đồi Thiên Văn theo dự án đã được phê duyệt.
- Xây dựng khu công viên lịch sử Núi Vọ để thu hút phát triển du lịch cho quận.
8.1.2. Về hạ tầng kỹ thuật:
- Cải tạo, nâng cấp Cầu Niệm.
- Xây dựng cầu trên đường trục chính đô thị (đường WB): cầu Đồng Khê, cầu Niệm 2.
- Xây dựng đường trục chính đô thị (đường WB) đoạn đi qua Quận.
- Xây dựng đường chính đô thị của Quận (đường nối quốc lộ 5 với quốc lộ 10), giai đoạn đầu có mặt cắt B=23,5m.
- Xây dựng tuyến đường sắt từ ga Hùng Vương ra cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (đoạn qua Quận đi theo đường WB, đường vành đai 2).
- Xây dựng đường vành đai 2 từ đường WB đến đường vành đai 3 (tỉnh lộ 355).
- Xây dựng bến xe khách liên tỉnh tại phường Tràng Minh.
- Xây dựng đường ven đê sông Lạch Tray (lộ giới 33,0m) đoạn từ cống Mỹ Khê đến đường Trường Chinh.
- Nâng cấp cải tạo các tuyến đường trên các phường Đồng Hòa, Tràng Minh, Văn Đẩu, Nam Sơn, Ngọc Sơn.
- Cải tạo các tuyến kênh, mương: Đò Vọ, Mỹ Khê
- Xây dựng hồ Ngọc Sơn ( hồ ông Hẩu), hồ Tây Sơn, hồ Tràng Minh (gần chân núi Cột Cờ), hồ Đồng Hòa.
- Chuyển các cấp điện áp về cấp điện áp 22kV.
- Ngầm hóa lưới điện trung áp và hạ áp để đảm cảnh quan đô thị.
- Xây dựng trạm biến áp 110kV Quán Trữ.
- Xây dựng trạm trung chuyển rác tại địa bàn phường Tràng Minh.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải Quán Trữ.
- Dần di chuyển nghĩa trang nằm trong vùng bảo vệ của nguồn nước sông Đa Độ.
8.2. Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến năm 2025)
8.2.1. Về Kiến trúc
- Từng bước di chuyển các nhà máy công nghiệp nhỏ lẻ về các khu cụm công nghiệp tập trung.
- Xây dựng trung tâm Hành chính chính trị quận tại vị trí mới trên trục đường nối Quốc lộ 5 – Quốc lộ 10.
- Tách phường Văn Đẩu hai đơn vị ở và phường Nam Sơn thành hai đơn vị ở dồng thời xây dựng trung tâm hành chính phường cho hai đơn vị ở (tương đương cấp phường) mới.
- Xây dựng các trung tâm thương mại tại các nút giao đường trục chính đô thị.
- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở sinh thái dạng nhà vườn.
- Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng phía nam đường vành đai 3.
8.2.2. Về hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng các tuyến đường trục, đường khu vực, đường liên khu vực, đường sắt đô thị còn lại theo quy hoạch.
- Xây dựng các cầu vượt sông theo quy hoạch.
- Xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
8.3. Giai đoạn 3 (Tầm nhìn đến năm 2050)
- Trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Quy hoạch đã phân kỳ đầu tư các dự án theo thứ tự ưu tiênvà được phân bố cụ thể. Tuy nhiên định hướng không gian của quận Kiến An có nhiều đặc thù khác biệt so với các quận khác của thành phố Hải Phòng.Là một quận phát triển nhiều quỹ đất mới do đó phát triển nhiều các trung tâm thương mại trên các trục giao thông chính của đô thị (Đường nối Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường Vành đai 3, Đường World bank…) và chuyển đổi các khu đất công nghiệp trên địa bàn sang các chức năng đất đô thị khác phù hợp với định hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Cho nên giai đoạn này sẽ phải đẩy nhanh các bước chuyển tiếp từ hai giai đoạn trước đó.
- Xây dựng tiếp các hạng mục chưa triển khai ở giai đoạn 2020-2025.
- Phát triển hài hòa và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình đang xây dựng trong giai đoạn 2020-2025.
VII. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
9.2. Kết luận
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050được phê duyệt là cơ sở triển khai lập các dự án xây dựng, phát triển đô thị và quản lý quy hoạch xây dựng quận theo tiêu chí của đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đồng thời cũng là công cụ để cơ quan quản lý kiểm soát và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.
9.3. Kiến nghị
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 có tầm quan trọng nhất định góp phần đáng kể đến việc phát triển chung của thành phố trong tương lai, góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố nói chung và của quận Kiến An nói riêng.
Viện Quy hoạch đã hoàn thiện hồ sơ “Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Kiến An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”. Kính đề nghị Sở Xây dựng thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo đúng quy định./.
VIỆN QUY HOẠCH HẢI PHÒNG
Phụ lục 1:
Bảng 1
BẢNG THỐNG KÊ Ô PHỐ
|
KÍ HIỆU
|
DIỆN TÍCH
|
DÂN SỐ
|
MĐXD TỐI ĐA
|
TẦNG CAO (tầng)
|
HSSD Đ
|
(ha)
|
(người)
|
(%)
|
Tối thiểu
|
Trung bình
|
Tối đa
|
(lần)
|
A1
|
16,34
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A2
|
16,99
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A3
|
10,22
|
-
|
40
|
1
|
5
|
15
|
2,00
|
A4
|
15,74
|
2893
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A5
|
7,54
|
120
|
40
|
1
|
5
|
11
|
2,00
|
A6
|
10,56
|
-
|
40
|
1
|
3
|
9
|
1,20
|
A7
|
9,91
|
1750
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A8
|
18,84
|
3081
|
50
|
1
|
3
|
9
|
1,50
|
A9
|
34,06
|
1385
|
40
|
1
|
12
|
25
|
4,80
|
A10
|
5,90
|
433
|
50
|
1
|
3
|
9
|
1,50
|
A11
|
15,98
|
3843
|
50
|
1
|
3
|
9
|
1,50
|
A12
|
4,95
|
1260
|
40
|
3
|
15
|
25
|
6,00
|
A13
|
24,22
|
1103
|
40
|
1
|
3
|
9
|
1,20
|
A14
|
15,15
|
1579
|
40
|
1
|
9
|
25
|
3,60
|
A15
|
23,99
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A16
|
8,92
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A17
|
28,71
|
125
|
20
|
1
|
2
|
1
|
0,40
|
A18
|
18,56
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A19
|
38,16
|
6495
|
40
|
1
|
7
|
15
|
2,80
|
A20
|
14,76
|
3740
|
50
|
1
|
3
|
9
|
1,50
|
A21
|
23,70
|
3604
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A22
|
23,78
|
5579
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A23
|
19,14
|
4140
|
40
|
3
|
9
|
15
|
3,60
|
A24
|
15,64
|
1137
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A25
|
14,30
|
1961
|
50
|
1
|
3
|
6
|
1,50
|
A26
|
15,63
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A27
|
17,92
|
612
|
50
|
1
|
2
|
5
|
1,00
|
A28
|
40,33
|
5973
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A29
|
23,10
|
-
|
20
|
1
|
2
|
2
|
0,40
|
A30
|
11,80
|
922
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A31
|
11,26
|
-
|
40
|
1
|
2
|
5
|
0,80
|
A32
|
7,34
|
1076
|
40
|
1
|
7
|
15
|
2,80
|
A33
|
6,30
|
-
|
20
|
1
|
2
|
2
|
0,40
|
A34
|
10,37
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A35
|
7,48
|
612
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A36
|
9,38
|
906
|
45
|
1
|
9
|
15
|
4,05
|
A37
|
14,72
|
2358
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A38
|
14,03
|
514
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A39
|
8,13
|
2091
|
40
|
3
|
7
|
15
|
2,80
|
A40
|
11,64
|
968
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A41
|
16,52
|
1758
|
40
|
1
|
9
|
25
|
3,60
|
A42
|
12,51
|
1511
|
40
|
1
|
5
|
15
|
2,00
|
A43
|
26,37
|
4263
|
40
|
1
|
5
|
15
|
2,00
|
A44
|
21,29
|
-
|
20
|
1
|
2
|
2
|
0,40
|
A45
|
42,75
|
-
|
20
|
1
|
2
|
2
|
0,40
|
A46
|
65,03
|
1803
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A47
|
40,06
|
-
|
20
|
1
|
2
|
2
|
0,40
|
A48
|
260,56
|
-
|
40
|
1
|
3
|
15
|
1,20
|
A49
|
11,00
|
-
|
40
|
1
|
3
|
9
|
1,20
|
A50
|
15,10
|
1045
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A51
|
11,39
|
2670
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A52
|
21,22
|
4379
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A53
|
11,05
|
1769
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A54
|
20,24
|
447
|
50
|
3
|
3
|
5
|
1,50
|
A55
|
20,40
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A56
|
19,79
|
2723
|
40
|
1
|
5
|
15
|
2,00
|
A57
|
15,71
|
2312
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A58
|
9,04
|
255
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A59
|
24,25
|
2572
|
50
|
3
|
5
|
9
|
2,50
|
A60
|
21,16
|
-
|
40
|
1
|
3
|
5
|
1,20
|
A61
|
26,26
|
4739
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A62
|
10,91
|
692
|
40
|
1
|
5
|
15
|
2,00
|
A63
|
13,77
|
1148
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A64
|
14,63
|
3267
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A65
|
18,10
|
2910
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A66
|
22,24
|
5315
|
50
|
1
|
5
|
15
|
2,50
|
A67
|
13,54
|
2700
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A68
|
168,48
|
4491
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A69
|
18,39
|
3717
|
40
|
1
|
7
|
18
|
2,80
|
A70
|
7,12
|
1395
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A71
|
81,02
|
3911
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A72
|
14,97
|
2362
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A73
|
31,15
|
6211
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A74
|
38,42
|
6488
|
45
|
1
|
5
|
9
|
2,25
|
A75
|
8,82
|
2039
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A76
|
6,02
|
1307
|
60
|
1
|
3
|
5
|
1,80
|
A77
|
16,58
|
2868
|
50
|
1
|
3
|
5
|
1,50
|
A78
|
16,65
|
2428
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A79
|
4,13
|
-
|
5
|
1
|
1
|
1
|
0,05
|
A80
|
14,75
|
476
|
40
|
1
|
3
|
7
|
1,20
|
A81
|
15,83
|
2944
|
40
|
1
|
4
|
9
|
1,60
|
A82
|
10,85
|
1466
|
40
|
1
|
3
|
5
|
1,20
|
A83
|
28,32
|
2241
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A84
|
393,19
|
6155
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A85
|
42,99
|
8064
|
40
|
1
|
5
|
9
|
2,00
|
A86
|
35,41
|
7402
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A87
|
35,44
|
3745
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A88
|
35,95
|
9086
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
A89
|
21,34
|
4906
|
50
|
3
|
5
|
9
|
2,50
|
A90
|
21,12
|
1714
|
40
|
1
|
9
|
25
|
3,60
|
A91
|
14,55
|
1246
|
50
|
1
|
5
|
9
|
2,50
|
Bảng 2:
BẢNG THỐNG KÊ SỬ DỤNG ĐẤT
|
KÝ HIỆU
|
CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
|
TẦNG CAO (tầng)
|
GHI CHÚ
|
ha
|
tối thiểu
|
tối đa
|
A1
|
|
16,34
|
|
|
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
7,23
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
MN1
|
Mặt nước
|
4,14
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
4,97
|
|
|
|
A2
|
|
16,99
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
16,48
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên, hồ điều hòa
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,51
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A3
|
|
10,22
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
9,21
|
1
|
15
|
Trường Cao đẳng Hàng Hải cơ sở 2
|
NO1
|
Đất ở
|
1,01
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
A4
|
|
15,74
|
|
|
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
3,60
|
1
|
1
|
Cây xanh, công viên
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,43
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, văn hóa, y tế
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,75
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
5,93
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
3,29
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,09
|
|
|
Chùa Lãm Khê
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,20
|
|
|
Nhà thờ Lãm Khê
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,45
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A5
|
|
7,54
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
4,26
|
1
|
11
|
Trường công nhân kỹ thuật An Dương
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,88
|
1
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,23
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NO1
|
Đất ở
|
0,32
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,55
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,30
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A6
|
|
10,56
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
1,12
|
1
|
9
|
Trường khiếm thính
|
GDTP2
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
2,35
|
1
|
9
|
Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
1,60
|
1
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,73
|
1
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVTP2
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,63
|
1
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,12
|
1
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
3,52
|
1
|
3
|
Cây xanh, công viên, trung tâm TDTT
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,49
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A7
|
|
9,91
|
|
|
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,63
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,20
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,09
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,75
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,52
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,34
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
0,37
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,53
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,48
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A8
|
|
18,84
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
4,53
|
1
|
9
|
Trường CĐ nghề Bách nghệ, CĐ nghề Bắc Nam
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
3,06
|
1
|
9
|
Bệnh viện trẻ em Hải Phòng
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,15
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
3,11
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
5,73
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,26
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A9
|
|
34,06
|
|
|
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,90
|
3
|
12
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
3,91
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
CXTP2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
6,52
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,67
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,40
|
1
|
1
|
Cây xanh, công viên
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
4,88
|
3
|
25
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,05
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,24
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,42
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,08
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT3
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,47
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
2,00
|
|
|
|
DD2
|
Đê và hành lang cách ly
|
3,38
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
4,86
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
1,02
|
|
|
Công ty 189/Bộ Quốc phòng
|
QP2
|
Đất quốc phòng an ninh
|
1,26
|
|
|
Công ty 189/Bộ Quốc phòng
|
A10
|
|
5,90
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,18
|
1
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,28
|
1
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,91
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,53
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
A11
|
|
15,98
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,61
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,18
|
1
|
5
|
Chợ Lãm Hà
|
NOC1
|
Đất ở
|
5,70
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,06
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
3,04
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,13
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,78
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,56
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,49
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,43
|
|
|
Nhà thờ Lãm Hà
|
A12
|
|
4,95
|
|
|
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,09
|
3
|
5
|
UBND Phường Lãm Hà
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
4,52
|
3
|
25
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,34
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A13
|
|
24,22
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,28
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,66
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
2,00
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
7,17
|
1
|
1
|
Cây xanh, công viên
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,90
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, văn hóa, y tế
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,18
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,55
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,42
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,18
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
4,44
|
|
|
Trạm điện 220 KV Đồng Hòa
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
3,44
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A14
|
|
15,15
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,95
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,96
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
1,79
|
3
|
25
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
DCN2
|
Đất hỗn hợp
|
3,27
|
3
|
15
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,85
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NO1
|
Đất ở
|
5,33
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
A15
|
|
23,99
|
|
|
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
1,40
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
CXTP2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
6,45
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
2,36
|
|
|
|
DD2
|
Đê và hành lang cách ly
|
7,29
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
6,49
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A16
|
|
8,92
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
7,23
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên, hồ điều hòa
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
1,32
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,37
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A17
|
|
28,71
|
|
|
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
4,30
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,88
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
1,83
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,31
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
P2
|
Đất giao thông
|
0,59
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
10,19
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
10,61
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A18
|
|
18,56
|
|
|
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
4,40
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
7,74
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
6,42
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A19
|
|
38,16
|
|
|
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
10,00
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
NO1
|
Đất ở
|
14,96
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
8,17
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,58
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,60
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,50
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,86
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
1,49
|
|
|
Nghĩa trang Đường Xà và khoảng cách an toàn
|
A20
|
|
14,76
|
|
|
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,74
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3) Đồng Hòa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,63
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS Đồng Hòa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,07
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non Đồng Hòa
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,51
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,05
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
4,70
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,06
|
|
|
Đình Đông Khê
|
A21
|
|
23,70
|
|
|
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
7,20
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,57
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,69
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,79
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, văn hóa, y tế
|
NOC1
|
Đất ở
|
5,04
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
6,90
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,51
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A22
|
|
23,78
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,93
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,36
|
3
|
5
|
Công an phường Đồng Hòa
|
NOC1
|
Đất ở
|
11,72
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,53
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,19
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,43
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
2,00
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,37
|
|
|
Đình Mỹ Khê
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,82
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,43
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A23
|
|
19,14
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
2,35
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,51
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,01
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3)
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,45
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,21
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,43
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
5,99
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,67
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,52
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
A24
|
|
15,64
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,19
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,78
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,86
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NO1
|
Đất ở
|
3,04
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,90
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
4,22
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,48
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
2,17
|
|
|
Nghĩa trang Đường Thư và khoảng cách an toàn
|
A25
|
|
14,30
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
0,92
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,21
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,46
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, văn hóa, y tế
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,90
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, văn hóa, y tế
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,40
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,35
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NO1
|
Đất ở
|
3,42
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,54
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
2,02
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,40
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
1,68
|
|
|
Chùa Mỹ Khê
|
A26
|
|
15,63
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
14,06
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên, hồ điều hòa
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,35
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
1,22
|
|
|
Nghĩa trang Quán Trữ và khoảng cách an toàn
|
A27
|
|
17,92
|
|
|
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,54
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,51
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,18
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
14,69
|
1
|
2
|
|
A28
|
|
40,33
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,55
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
8,06
|
3
|
15
|
Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,93
|
1
|
4
|
Trường tiểu học Nam Hà
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,04
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,29
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,53
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
6,34
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
1,40
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
8,31
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,96
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
8,07
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
1,85
|
1
|
2
|
|
A29
|
|
23,10
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,59
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
9,11
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
1,15
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
11,25
|
1
|
2
|
|
A30
|
|
11,80
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
5,87
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,96
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,53
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NO1
|
Đất ở
|
1,59
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,61
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,24
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A31
|
|
11,26
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
0,20
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,56
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,79
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,28
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
TH2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,96
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,21
|
|
|
Đình Lệ Tảo
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,38
|
|
|
Chùa Đông Chấn
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
0,33
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
3,55
|
1
|
2
|
|
A32
|
|
7,34
|
|
|
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,22
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,41
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NO1
|
Đất ở
|
1,70
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
2,02
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,46
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
1,53
|
|
|
Chùa Bảo Minh
|
A33
|
|
6,30
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,65
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
4,65
|
1
|
2
|
|
A34
|
|
10,37
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
7,75
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên, hồ điều hòa
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
2,62
|
|
|
Nghĩa trang Kha Lâm và khoảng cách an toàn
|
A35
|
|
7,48
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,18
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,03
|
|
|
Miếu
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,18
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
4,09
|
1
|
2
|
|
A36
|
|
9,38
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
2,54
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,15
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,64
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,45
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,70
|
3
|
15
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,27
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,63
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A37
|
|
14,72
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
4,03
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
2,30
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
NOC1
|
Đất ở
|
6,22
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,17
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A38
|
|
14,03
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
3,00
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
0,71
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,83
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
8,49
|
1
|
2
|
|
A39
|
|
8,13
|
|
|
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,64
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
6,06
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,43
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A40
|
|
11,64
|
|
|
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
3,64
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3)
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,94
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,20
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
2,03
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,44
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,39
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A41
|
|
16,52
|
|
|
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
8,62
|
3
|
25
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,28
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,53
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
4,60
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,49
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A42
|
|
12,51
|
|
|
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,82
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,10
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,45
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,55
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,30
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
NO1
|
Đất ở
|
4,29
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
A43
|
|
26,37
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
3,75
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
0,92
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,42
|
1
|
4
|
Trường tiểu học Kim Đồng
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,38
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,47
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
15,18
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,73
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,08
|
|
|
Đình Đẩu Sơn
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
1,83
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
2,61
|
1
|
2
|
|
A44
|
|
21,29
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,76
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,26
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
7,12
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
12,15
|
1
|
2
|
|
A45
|
|
42,75
|
|
|
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,74
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,07
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
1,46
|
|
|
Nghĩa trang Đẩu Sơn 4 và khoảng cách an toàn
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
9,49
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
20,86
|
1
|
2
|
|
NN3
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
10,13
|
1
|
2
|
|
A46
|
|
65,03
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,27
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
16,62
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên, hồ điều hòa
|
CXKV3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,89
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,06
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,56
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,30
|
1
|
4
|
Trường tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,56
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,98
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,65
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,48
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
5,88
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
6,73
|
1
|
2
|
|
NN3
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
2,38
|
1
|
2
|
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,10
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
DV1
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
20,57
|
1
|
3
|
|
A47
|
|
40,06
|
|
|
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,36
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
7,75
|
1
|
2
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
31,95
|
|
|
Sông Đa Độ và hành lang bảo vệ nguồn nước
|
A48
|
|
260,56
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
2,02
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
4,89
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVTP2
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,00
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVTP3
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,86
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,41
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
5,57
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
9,57
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
DV1
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
4,63
|
1
|
3
|
|
DV2
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
5,33
|
1
|
3
|
|
DV3
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
16,96
|
1
|
3
|
|
DV4
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
37,30
|
1
|
3
|
|
DV5
|
Đất dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
|
10,94
|
1
|
3
|
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,30
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
P2
|
Đất giao thông
|
1,03
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,10
|
|
|
Miếu
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
1,11
|
|
|
Khu di tích Núi Vọ
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
32,92
|
1
|
2
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
121,62
|
|
|
Sông Đa Độ và hành lang bảo vệ nguồn nước
|
A49
|
|
11,00
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,32
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,40
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,53
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,31
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,13
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
5,46
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
2,85
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A50
|
|
15,10
|
|
|
|
CN1
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
4,96
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ
|
CN2
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
2,61
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ và khoảng cách an toàn
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,85
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,65
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,31
|
3
|
5
|
Chợ Đầm Triều
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,21
|
1
|
4
|
Trường tiểu học Quán Trữ
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,15
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,13
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,09
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,80
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,11
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
1,23
|
|
|
Đình Trữ Khê, chùa Quán Trữ
|
A51
|
|
11,39
|
|
|
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,21
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,48
|
1
|
1
|
Công viên nghĩa trang
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,33
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,91
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,88
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,32
|
|
|
Xí nghiệp sx nước Cầu Nguyệt, cụm KD điện Quán Trữ
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,26
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A52
|
|
21,22
|
|
|
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,04
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,97
|
1
|
4
|
Trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,55
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,07
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT3
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,69
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,39
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,88
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
2,65
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
2,48
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
2,73
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,02
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,33
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
1,75
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,72
|
|
|
TBA, Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,25
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT3
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,40
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,30
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A53
|
|
11,05
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
2,70
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,66
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,29
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,34
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,21
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,49
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,70
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
2,20
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,46
|
|
|
Trường dạy nghề số 3/BQP (khu C)
|
A54
|
|
20,24
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,15
|
3
|
5
|
Văn phòng công chứng số 2 - Sở Tư pháp
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,06
|
3
|
5
|
Bưu điện Quán Trữ
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,61
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
CN1
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
3,24
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ
|
CN2
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
6,90
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ và khoảng cách an toàn
|
CN3
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
2,36
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ
|
CN4
|
Đất công nghiệp, kho tàng
|
5,92
|
1
|
5
|
Cụm công nghiệp Quán Trữ
|
A55
|
|
20,40
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
5,24
|
1
|
1
|
Cây xanh công viên
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
7,36
|
|
|
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
4,43
|
|
|
Khu xử lý nước thải Quán Trữ
|
MN1
|
Mặt nước
|
3,37
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A56
|
|
19,79
|
|
|
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
2,92
|
3
|
15
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
DCN2
|
Đất hỗn hợp
|
2,67
|
3
|
15
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,26
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,11
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,16
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,63
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
LN1
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
2,05
|
|
|
Làng nghề sản xuất đồ mộc Kha Lâm - Nam Sơn
|
NOC1
|
Đất ở
|
6,20
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,86
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,85
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,40
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,36
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,32
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A57
|
|
15,71
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
3,17
|
3
|
9
|
Trường Cao đẳng cộng đồng
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,61
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,35
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,32
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,49
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
6,27
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,81
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,44
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,47
|
|
|
Chùa
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,78
|
|
|
Nhà thờ Cựu Viên
|
A58
|
|
9,04
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,13
|
3
|
9
|
Phòng khám đa khoa Việt Pháp
|
NO1
|
Đất ở
|
0,95
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
7,96
|
|
|
Công ty 389/QK3, trung đoàn xe 653/QK3
|
A59
|
|
24,25
|
|
|
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
0,78
|
3
|
9
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,13
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,36
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,92
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
1,42
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,14
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
3,06
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
0,53
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
13,70
|
|
|
Bảo tàng QK3, Tòa án quân sự QK3, doanh trại…
|
QP2
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,21
|
|
|
Tiểu đoàn 33 trinh sát pháo binh
|
A60
|
|
21,16
|
|
|
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
1,62
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,34
|
3
|
5
|
Chợ Bến phà
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,27
|
3
|
5
|
UBND Phường Bắc Sơn
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,89
|
|
|
Cục kỹ thuật quân sự/QK3
|
DD1
|
Đê và hành lang cách ly
|
7,60
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
10,44
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
A61
|
|
26,26
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,89
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,90
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,55
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,94
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,96
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3)
|
LN1
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
2,64
|
|
|
Làng nghề sản xuất đồ mộc Kha Lâm - Nam Sơn
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,54
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,84
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,79
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,64
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
3,49
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
3,02
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
0,31
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
2,44
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,62
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,85
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,33
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,21
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT3
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,30
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A62
|
|
10,91
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
5,55
|
3
|
15
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,55
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,76
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
NO1
|
Đất ở
|
1,78
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,58
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,28
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,41
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A63
|
|
13,77
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
7,88
|
1
|
1
|
Cây xanh, hồ điều hòa
|
NO1
|
Đất ở
|
1,80
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,49
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,60
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
A64
|
|
14,63
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
4,81
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,31
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,48
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,78
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,87
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,58
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,58
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,22
|
|
|
Đền Vua bà
|
A65
|
|
18,10
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,48
|
3
|
9
|
Chi cục dự trữ NN Kiến An
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,13
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,27
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,06
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,40
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
6,29
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
3,14
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
1,60
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,42
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,51
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
1,24
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
2,56
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A66
|
|
22,24
|
|
|
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,34
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,31
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,82
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,02
|
1
|
1
|
Đài tưởng niệm AHLS Trần Thành Ngọ
|
NOC1
|
Đất ở
|
6,11
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
13,13
|
3
|
15
|
Đất ở mới
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,51
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
A67
|
|
13,54
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,19
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,04
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,54
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,16
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,46
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,99
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
3,00
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,16
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A68
|
|
168,48
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
1,77
|
3
|
9
|
Trường cao đẳng cộng đồng, dạy nghề Bạch Đằng
|
GDTP2
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
3,39
|
3
|
9
|
Trường trung cấp nghề GTVT
|
GDTP3
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
2,43
|
3
|
9
|
Trường CĐ nghề thủy sản miền Bắc
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,65
|
1
|
3
|
Đài Thiên văn Phù Liễn
|
CCTP2
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,41
|
|
|
Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng
|
LA1
|
Đất lâm nghiệp
|
81,31
|
1
|
1
|
Cây xanh núi Thiên Văn, núi Yên Ngựa
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,57
|
1
|
5
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,08
|
3
|
5
|
BQL công viên
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,52
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,26
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,06
|
3
|
5
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV4
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,08
|
3
|
5
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,12
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,08
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC3
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,45
|
3
|
5
|
UBND, công an phường Nam Sơn
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,12
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
TH2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
2,87
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,14
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,10
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,01
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,78
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,31
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX4
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,19
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,91
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,15
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
6,55
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,10
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
2,06
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
3,20
|
|
|
|
QP2
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,29
|
|
|
|
QP3
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,99
|
|
|
|
QP4
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,50
|
|
|
|
QP5
|
Đất quốc phòng an ninh
|
34,98
|
|
|
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
11,92
|
|
|
Nghĩa trang Cựu Viên và khoảng cách an toàn
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,66
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
P2
|
Đất giao thông
|
0,14
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
P3
|
Đất giao thông
|
0,15
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
P4
|
Đất giao thông
|
0,08
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,06
|
|
|
Chùa Tiên Đồng
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,04
|
|
|
Miếu
|
A69
|
|
18,39
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,09
|
1
|
3
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,81
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,68
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,00
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,73
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,73
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,52
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,46
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,39
|
3
|
18
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
2,38
|
3
|
18
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
0,56
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
2,13
|
3
|
18
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
2,74
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,17
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
A70
|
|
7,12
|
|
|
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,33
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
5,19
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,91
|
|
|
Chùa Bà Bảy
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,69
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A71
|
|
81,02
|
|
|
|
LA1
|
Đất lâm nghiệp
|
4,71
|
1
|
1
|
Núi Đấu
|
LA2
|
Đất lâm nghiệp
|
23,47
|
1
|
1
|
Cây xanh núi Thiên Văn, núi Yên Ngựa
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,83
|
1
|
3
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,13
|
1
|
5
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,11
|
1
|
3
|
Đài phát thanh
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,58
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,55
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
7,41
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
4,46
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,23
|
|
|
Đền Bà Ngọc
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,20
|
|
|
|
TG3
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,43
|
|
|
Chùa Tây Sơn
|
TG4
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,38
|
|
|
Chùa Lũng Tiên
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
34,95
|
|
|
|
QP2
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,21
|
|
|
|
QP3
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,02
|
|
|
|
QP4
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,35
|
|
|
|
A72
|
|
14,97
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,27
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,07
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,20
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,47
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
4,34
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
2,58
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
2,01
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,29
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT2
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,33
|
|
|
Đường điện 220kv và khoảng cách an toàn
|
KT3
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,41
|
|
|
TBA 110/22KV Kiến An
|
A73
|
|
31,15
|
|
|
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
1,96
|
3
|
9
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,59
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,44
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,24
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,97
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,28
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,09
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,46
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,87
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,35
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,54
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
1,89
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
1,98
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
1,55
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,92
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,71
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
1,34
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
2,65
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO5
|
Đất ở
|
2,48
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO6
|
Đất ở
|
3,05
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO7
|
Đất ở
|
1,79
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A74
|
|
38,42
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
3,32
|
1
|
1
|
Cây xanh, hồ điều hòa
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
0,90
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,68
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,38
|
3
|
7
|
Trại trẻ mồ côi Kiến An
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,90
|
3
|
9
|
Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Kiến An
|
CCKV3
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,13
|
3
|
5
|
Công ty CT công cộng và xây dựng
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,33
|
3
|
5
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,70
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,11
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV4
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,33
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,15
|
1
|
4
|
Trung tâm GDTX
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,15
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
TH2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,73
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
TH3
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,17
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,06
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,49
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,24
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,20
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
3,37
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
3,43
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
1,48
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
1,78
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
1,57
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC7
|
Đất ở
|
1,41
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC8
|
Đất ở
|
0,95
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC9
|
Đất ở
|
1,24
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,94
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,12
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
1,16
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
1,83
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO5
|
Đất ở
|
1,79
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,07
|
|
|
Chùa Giác Quang
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,05
|
|
|
Nhà thờ
|
TG3
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,08
|
|
|
Đình Phượng Trì
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,18
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A75
|
|
8,82
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,77
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,08
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,29
|
1
|
4
|
Trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,09
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
7,59
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
A76
|
|
6,02
|
|
|
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,74
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,88
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,39
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,83
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,36
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,62
|
|
|
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,10
|
|
|
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,07
|
|
|
Đền Tứ Phủ
|
TG3
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,03
|
|
|
Đền Kiến Vũ
|
A77
|
|
16,58
|
|
|
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,25
|
3
|
5
|
Trung tâm y tế quận Kiến An
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,52
|
3
|
5
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,51
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,04
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,10
|
3
|
5
|
UBND Phường Trần Thành Ngọ
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
2,70
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,33
|
1
|
4
|
Trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,12
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,80
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,34
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,57
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
2,69
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,30
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,30
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
1,24
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
0,80
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO5
|
Đất ở
|
0,64
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,33
|
|
|
Chùa Đại Giáp
|
A78
|
|
16,65
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
1,15
|
3
|
9
|
Sở NN & PTNT Hải Phòng, Chi cục bảo vệ thực vật
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,16
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,61
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,33
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,14
|
3
|
7
|
Chi cục thuế quận Kiến An
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,55
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CCKV3
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,12
|
3
|
5
|
Bưu điện
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,72
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,42
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,44
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,92
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
4,02
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,60
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
0,47
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
A79
|
|
4,13
|
|
|
|
MN1
|
Mặt nước
|
3,44
|
|
|
Sông Lạch Tray
|
CXTP1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp thành phố
|
0,69
|
1
|
1
|
Cây xanh ven sông Lạch Tray
|
A80
|
|
14,75
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,71
|
3
|
7
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
0,75
|
3
|
7
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
3,79
|
1
|
6
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
3,32
|
1
|
2
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV3
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,15
|
1
|
7
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,98
|
3
|
7
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,43
|
3
|
7
|
Bệnh viện Hồng Đức
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,07
|
1
|
2
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,22
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NOC1
|
Đất ở
|
1,77
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,71
|
1
|
3
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,59
|
1
|
2
|
Đất ở hiện trạng
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,26
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A81
|
|
15,83
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
1,16
|
3
|
9
|
Trường trung cấp nghề xây dựng
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,02
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,27
|
1
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
3,47
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,90
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
3,27
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,57
|
1
|
3
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,64
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
0,72
|
3
|
7
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
0,81
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
A82
|
|
10,85
|
|
|
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,05
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,77
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3)
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,21
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,68
|
1
|
4
|
Trường PTCS
|
NOC1
|
Đất ở
|
2,78
|
2
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,92
|
2
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
0,77
|
2
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
0,54
|
2
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
0,66
|
2
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,27
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,08
|
|
|
Nhà thờ
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,12
|
|
|
Đình Khúc Trì
|
A83
|
|
28,32
|
|
|
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
21,68
|
3
|
9
|
Trường đại học Hải Phòng
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,02
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,62
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,24
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
0,52
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,74
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,50
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
A84
|
|
393,19
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
3,01
|
3
|
9
|
Bệnh viện Lao và phổi
|
CCTP2
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
3,37
|
3
|
9
|
TT chỉnh hình và phục hồi chức năng
|
GDTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
5,49
|
3
|
9
|
Trung tâm giáo dục lao động và xã hội
|
LA1
|
Đất lâm nghiệp
|
97,74
|
1
|
1
|
Núi Cột Cờ
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,60
|
1
|
7
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
6,40
|
1
|
3
|
Cây xanh, công viên, TDTT
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,75
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,31
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CX2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
2,69
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,50
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
1,60
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
2,42
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
3,37
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
3,50
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
3,61
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC7
|
Đất ở
|
4,37
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,75
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
2,87
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
2,70
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
0,83
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO5
|
Đất ở
|
0,15
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO6
|
Đất ở
|
0,85
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,02
|
|
|
Miếu sơn thần
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,01
|
|
|
Đền Đức ông
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
184,30
|
|
|
Sân bay quân sự Kiến An
|
QP2
|
Đất quốc phòng an ninh
|
25,17
|
|
|
|
QP3
|
Đất quốc phòng an ninh
|
1,96
|
|
|
|
QP4
|
Đất quốc phòng an ninh
|
8,68
|
|
|
|
QP5
|
Đất quốc phòng an ninh
|
1,76
|
|
|
|
QP6
|
Đất quốc phòng an ninh
|
8,18
|
|
|
|
QP7
|
Đất quốc phòng an ninh
|
0,77
|
|
|
|
KT1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
0,13
|
|
|
Trạm trung chuyển CTR
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
4,44
|
1
|
2
|
|
NN2
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
1,66
|
1
|
2
|
|
NN3
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
4,23
|
1
|
2
|
|
A85
|
|
42,99
|
|
|
|
CCTP1
|
Đất công cộng cấp thành phố, cấp vùng
|
0,15
|
3
|
7
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,21
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DVKV2
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
2,15
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,11
|
1
|
3
|
Đài tưởng niệm
|
CCKV2
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,23
|
3
|
9
|
Bệnh viện đa khoa Kiến An
|
CCKV3
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,05
|
3
|
5
|
Điện lực Kiến An
|
CCKV4
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,13
|
3
|
5
|
Chi cục thú y
|
CCKV5
|
Đất công cộng cấp quận
|
0,33
|
3
|
7
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
THPT1
|
Đất công cộng cấp quận
|
2,35
|
1
|
4
|
Trường PTTH (cấp 3)
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,43
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
1,48
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,22
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CC2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,25
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,82
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
7,10
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
7,52
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
6,97
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
2,94
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,52
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,06
|
|
|
Chùa Phù Liễn
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,09
|
|
|
Đình Quý Túc
|
TG3
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,46
|
|
|
Chùa Đồng Tử
|
QP1
|
Đất quốc phòng an ninh
|
1,98
|
|
|
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,44
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A86
|
|
35,41
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,48
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,90
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV2
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
1,89
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CXKV3
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
2,02
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,07
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,98
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,05
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,43
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,41
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,58
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
5,14
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
1,98
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
3,62
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
5,71
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
6,09
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
1,10
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,84
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO3
|
Đất ở
|
0,16
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO4
|
Đất ở
|
0,74
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO5
|
Đất ở
|
1,03
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,12
|
|
|
Đình Đồng Tử
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,07
|
|
|
Đình Đồng Tử 2
|
A87
|
|
35,44
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,51
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
17,80
|
1
|
1
|
Cây xanh, hồ điều hòa
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,63
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,23
|
1
|
4
|
Trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,30
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,24
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,07
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
5,90
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
3,76
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
A88
|
|
35,95
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
0,53
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,18
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
TH1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,38
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học
|
TH2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,34
|
1
|
4
|
Trường Tiểu học, trường PTCS
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,18
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
NT2
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,32
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,31
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
3,00
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,46
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
8,42
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
6,86
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
4,46
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC6
|
Đất ở
|
3,28
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
2,69
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
0,91
|
3
|
5
|
Đất ở mới
|
TG1
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,34
|
|
|
Chùa Tràng Minh
|
TG2
|
Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng
|
0,08
|
|
|
Đình Phúc Lưu
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,21
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A89
|
|
21,34
|
|
|
|
NOC1
|
Đất ở
|
4,80
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC2
|
Đất ở
|
2,86
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC3
|
Đất ở
|
4,79
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC4
|
Đất ở
|
0,99
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NOC5
|
Đất ở
|
2,83
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,36
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NO2
|
Đất ở
|
1,18
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,51
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
KT1
|
Đất giao thông đối ngoại
|
3,02
|
1
|
3
|
Bến xe ô tô liên tỉnh phía Nam
|
A90
|
|
21,12
|
|
|
|
DVTP1
|
Đất dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp vùng
|
2,24
|
3
|
15
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
DCN1
|
Đất hỗn hợp
|
7,88
|
3
|
25
|
Nhà ở kết hợp hành chính, dịch vụ…
|
CXKV1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp quận
|
3,61
|
1
|
1
|
Cây xanh, mặt nước
|
NT1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
0,38
|
1
|
3
|
Nhà trẻ, mầm non
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,32
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NOC1
|
Đất ở
|
0,93
|
3
|
5
|
Đất ở hiện trạng
|
NO1
|
Đất ở
|
0,53
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
4,62
|
1
|
2
|
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,61
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
A91
|
|
14,55
|
|
|
|
DVKV1
|
Đất dịch vụ, thương mại cấp quận
|
1,94
|
3
|
9
|
Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê...
|
CCKV1
|
Đất công cộng cấp quận
|
1,65
|
3
|
9
|
Hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục
|
CC1
|
Đất công cộng cấp đơn vị ở
|
1,02
|
3
|
5
|
Hành chính, chợ, y tế, văn hóa
|
CX1
|
Đất cây xanh - TDTT cấp đơn vị ở
|
0,72
|
1
|
1
|
Sân chơi, vườn dạo, sân luyện tập
|
NO1
|
Đất ở
|
1,16
|
3
|
9
|
Đất ở mới
|
P1
|
Đất giao thông
|
0,59
|
|
|
Bãi đỗ xe
|
NN1
|
Đất nông nghiệp (dự phòng phát triển đô thị)
|
2,89
|
1
|
2
|
|
ND1
|
Đất công trình đầu mối HTKT
|
4,58
|
|
|
Ngh.trang Công Nông mở rộng và khoảng cách an toàn
|
Bảng 3:
Bảng thông kê khối lượng san nền
Thứ tự lô đất
|
Diện tích (ha)
|
Thể tích (nghìn m3)
|
1
|
10,1
|
100,7
|
2
|
3,5
|
52,8
|
3
|
2,3
|
23,3
|
4
|
2,4
|
24
|
5
|
11,2
|
112,3
|
6
|
0,4
|
4,5
|
7
|
4,7
|
47
|
8
|
5,8
|
57,6
|
9
|
3,1
|
31
|
10
|
17,8
|
267
|
11
|
17,8
|
178,2
|
12
|
4,7
|
46,7
|
13
|
2,2
|
32,8
|
14
|
2,0
|
30,3
|
15
|
6,9
|
103,6
|
16
|
4,2
|
56,3
|
17
|
9,9
|
123,3
|
18
|
4,1
|
41
|
19
|
5,9
|
78,6
|
20
|
1,3
|
26,7
|
21
|
17,9
|
358,2
|
22
|
8,1
|
161,3
|
23
|
1,7
|
34,7
|
24
|
11,2
|
168,7
|
25
|
3,0
|
59,8
|
26
|
2,9
|
58,7
|
27
|
3,1
|
62,7
|
28
|
11
|
164,4
|
29
|
1,9
|
27,8
|
30
|
2,2
|
33,7
|
31
|
1,3
|
12,8
|
32
|
0,9
|
18,1
|
33
|
1,7
|
34,2
|
34
|
1,0
|
9,6
|
35
|
6,5
|
98
|
36
|
3,9
|
58,9
|
37
|
8,1
|
108,2
|
38
|
4,7
|
46,5
|
39
|
6,3
|
63
|
40
|
10,7
|
35,6
|
41
|
3,4
|
56,4
|
42
|
0,6
|
6,1
|
43
|
3
|
30,3
|
44
|
0,5
|
5,4
|
45
|
1,2
|
23,2
|
46
|
2,1
|
20,6
|
47
|
1,4
|
6,9
|
48
|
1,7
|
17
|
49
|
10,3
|
171,5
|
50
|
5,3
|
35,4
|
51
|
15,3
|
229,5
|
52
|
10,3
|
103
|
53
|
4,6
|
18,4
|
54
|
6,6
|
65,8
|
55
|
8,1
|
101,6
|
56
|
6,3
|
62,6
|
57
|
16,6
|
276,8
|
58
|
8
|
106,2
|
59
|
2,8
|
28,2
|
60
|
2,6
|
13,1
|
61
|
12,4
|
124,3
|
62
|
7,1
|
71,2
|
63
|
10,2
|
102,3
|
64
|
3,7
|
37,4
|
66
|
3,1
|
46,4
|
67
|
9,2
|
92,3
|
68
|
20,9
|
208,6
|
69
|
6,1
|
61,5
|
70
|
14,4
|
244,8
|
71
|
10,1
|
101,4
|
72
|
7,4
|
73,6
|
73
|
10,9
|
109,4
|
74
|
37,3
|
559,7
|
75
|
6,9
|
103,2
|
76
|
3,4
|
34,4
|
77
|
8,5
|
127,3
|
78
|
3,0
|
45,3
|
79
|
1,5
|
14,7
|
80
|
9,0
|
90,5
|
81
|
10,5
|
105,2
|
82
|
32,9
|
592,2
|
85
|
4,1
|
41,4
|
86
|
4,2
|
42,3
|
87
|
1,7
|
16,6
|
88
|
4,4
|
44,5
|
89
|
7,1
|
70,9
|
90
|
2,9
|
28,7
|
91
|
2,0
|
19,7
|
92
|
3,3
|
33,4
|
93
|
1,0
|
10,2
|
94
|
1,4
|
13,9
|
95
|
22,4
|
380,8
|
96
|
1,8
|
18
|
97
|
1,2
|
4,8
|
98
|
8,2
|
81,7
|
99
|
2,4
|
24,4
|
Tổng
|
|
8207,6
|
Bảng 4:
Bảng khái toán kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng
Stt
|
Tên công trình
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Đơn giá (triệu VND)
|
Thành tiền (triệu VND)
|
I. San lấp
|
1
|
San lấp bằng cát đen
|
14,773,102.0
|
m3
|
0.10
|
1,477,310.20
|
|
Tổng
|
|
|
|
1,477,310.20
|
II. Thoát nước mưa
|
1
|
D600
|
24.152,0
|
m
|
2,11
|
50.960,72
|
2
|
D800
|
35.222,0
|
m
|
3,16
|
111.301,52
|
3
|
D1000
|
16.608,0
|
m
|
4,00
|
66.432,00
|
4
|
D1200
|
12.933,0
|
m
|
5,60
|
72.424,80
|
5
|
D1500
|
14.257,0
|
m
|
6,40
|
91.244,80
|
6
|
D2000
|
6.140,0
|
m
|
7,60
|
46.664,00
|
7
|
Cống BxH=2000x1500
|
1.078,0
|
m
|
100
|
107,800,00
|
8
|
Miệng xả
|
|
|
|
|
a
|
D600
|
6,0
|
Cái
|
11,00
|
66,00
|
b
|
D800
|
20,0
|
Cái
|
13,00
|
260,00
|
c
|
D1000
|
2,0
|
Cái
|
15,00
|
30,00
|
d
|
D1200
|
4,0
|
Cái
|
17,00
|
68,00
|
đ
|
D1500
|
8,0
|
Cái
|
20,00
|
160,00
|
e
|
D2000
|
3,0
|
Cái
|
30,00
|
90,00
|
|
Tổng
|
547.701,84
|
III
|
Giao thông
|
|
|
|
|
1
|
Đường bê tông nhựa
|
1.522.179,00
|
m2
|
1,1
|
1.674.396,90
|
2
|
Hè lát gạch Block
|
1.391.547,00
|
m2
|
0,38
|
528.787,86
|
3
|
Bó vỉa, đan rãnh
|
245.413,00
|
m
|
0,3
|
73.623,90
|
4
|
Bó vỉa
|
45.742,00
|
m
|
0,12
|
5.489,04
|
5
|
Cây xanh
|
58.231,00
|
Cây
|
0,2
|
11.646,20
|
6
|
Thảm cỏ
|
111.086,00
|
m2
|
0,2
|
22.217,20
|
7
|
Bãi đỗ xe
|
158.700,00
|
m2
|
1,1
|
174.570,00
|
8
|
Bến xe khách liên tỉnh
|
30.200,00
|
m2
|
1,12
|
33.824,00
|
9
|
Cầu qua sông
|
46.200,00
|
m2
|
49,54
|
2.288.748,00
|
|
Tổng
|
4.813.303,10
|
IV
|
Cấp nước
|
|
|
|
|
1
|
F110
|
33.645,0
|
m
|
0,876
|
29.473,02
|
2
|
F150
|
28.425,0
|
m
|
1,32
|
37.521,00
|
3
|
F200
|
5.300,0
|
m
|
1,55
|
8.215,00
|
4
|
F250
|
1.650,0
|
m
|
2,2
|
3.630,00
|
5
|
F300
|
1.710,0
|
m
|
2,85
|
4.873,50
|
6
|
F400
|
385,0
|
m
|
4,2
|
1.617,00
|
7
|
F500
|
740,0
|
m
|
4,9
|
3.626,00
|
8
|
F600
|
2.290,0
|
m
|
5,88
|
13.465,20
|
9
|
Họng cứu hỏa
|
362,0
|
Cái
|
15
|
5.430,00
|
|
Tổng
|
107.850,72
|
V
|
Thoát nước thải
|
|
|
|
|
1
|
D300
|
48.725,0
|
m
|
1
|
48.725,00
|
2
|
D400
|
14.510,0
|
m
|
1,5
|
21.765,00
|
3
|
D500
|
1.670,0
|
m
|
1,84
|
3.072,80
|
4
|
D600
|
8.710,0
|
m
|
2,17
|
18.900,70
|
5
|
D800
|
2.800,0
|
m
|
3,17
|
8.876,00
|
6
|
Đường cống có áp F150
|
185,0
|
m
|
1
|
185,00
|
7
|
Đường cống có áp F300
|
1.340,0
|
m
|
1,5
|
2.010,00
|
8
|
Đường cống có áp F450
|
1.115,0
|
m
|
2,25
|
2.508,75
|
9
|
Đường cống có áp F500
|
465,0
|
m
|
2,5
|
1.162,50
|
10
|
Trạm bơm 1
|
135,0
|
m3/h
|
5
|
28,13
|
11
|
Trạm bơm 2
|
35,0
|
m3/h
|
5
|
7,29
|
12
|
Trạm bơm 3
|
275,0
|
m3/h
|
5
|
57,29
|
13
|
Trạm bơm 4
|
465,0
|
m3/h
|
5
|
96,88
|
14
|
Trạm bơm 5
|
1.167,0
|
m3/h
|
5
|
243,13
|
15
|
Trạm bơm 6
|
165,0
|
m3/h
|
5
|
34,38
|
16
|
Trạm bơm 7
|
215,0
|
m3/h
|
5
|
44,79
|
17
|
Trạm bơm 8
|
115,0
|
m3/h
|
5
|
23,96
|
18
|
Trạm bơm 9
|
550,0
|
m3/h
|
5
|
114,58
|
19
|
Trạm bơm 10
|
1.292,0
|
m3/h
|
5
|
269,17
|
20
|
Trạm bơm 11
|
70,0
|
m3/h
|
5
|
14,58
|
21
|
Trạm bơm 12
|
40,0
|
m3/h
|
5
|
8,33
|
22
|
Trạm bơm 13
|
195,0
|
m3/h
|
5
|
40,63
|
23
|
Trạm bơm 14
|
105,0
|
m3/h
|
5
|
21,88
|
24
|
Khu xử lý nước thải Quán Trữ Q=31.000m3/ngđ
|
31.000,0
|
m3/ngđ
|
15
|
19.375,00
|
25
|
Khu xử lý nước thải Đa Phúc Q=28.000m3/ngđ
|
28.000,0
|
m3/ngđ
|
15
|
17.500,00
|
|
Tổng
|
145.085,75
|
VI
|
Cấp điện
|
|
|
|
|
1
|
Trạm biến áp Quán Trữ 110/22kV (2x63MVA)
|
1
|
Trạm
|
160.000,00
|
160.000,00
|
2
|
Trạm biến áp Kiến An 110/22kV (2x63MVA) nâng cấp
|
1
|
Trạm
|
40.000,00
|
40.000,00
|
3
|
Trạm biến áp hợp bộ 22/0,4kV (250-560kVA) dự kiến
|
320
|
Trạm
|
523,9
|
167.650,00
|
4
|
Trạm biến áp cải tạo 22/0,4kV (250-560kVA)
|
253
|
Trạm
|
335,3
|
83.825,00
|
5
|
Cáp ngầm 22kV (120-240mm2)
|
95.334,00
|
m
|
1,65
|
157.301,10
|
6
|
Cáp ngầm 22kV (300mm2)
|
33.896,00
|
m
|
2,49
|
84.401,04
|
7
|
Điện chiếu sáng 1 dãy cần đơn
|
136.603,00
|
m
|
1,58
|
215.832,74
|
8
|
Điện chiếu sáng 1 dãy cần kép
|
32.221,00
|
m
|
2,56
|
82.485,76
|
9
|
Trạm biến áp chiếu sáng (50kVA)
|
37
|
Trạm
|
229
|
8.473,00
|
|
Tổng
|
999.968,64
|
VII
|
Thông tin liên lạc
|
|
|
|
|
|
Xây mới:
|
|
|
|
|
1
|
Tổng đài vệ tinh Lãm Hà
|
10.000,00
|
Lines
|
0,50
|
5.000,00
|
2
|
Tổng đài vệ tinh Đồng Hòa
|
20.000,00
|
Lines
|
0,50
|
10.000,00
|
3
|
Tổng đài vệ tinh Bắc Sơn
|
20.000,00
|
Lines
|
0,50
|
10.000,00
|
4
|
Tổng đài vệ tinh Văn Đẩu
|
20.000,00
|
Lines
|
0,50
|
10.000,00
|
5
|
Tổng đài vệ tinh Phù Liễn
|
10.000,00
|
Lines
|
0,50
|
5.000,00
|
6
|
Tổng đài vệ tinh Trần Thành Ngọ
|
10.000,00
|
Lines
|
0,50
|
5.000,00
|
7
|
Tổng đài vệ tinh Ngọc Sơn
|
20.000,00
|
Lines
|
0,50
|
10.000,00
|
8
|
Tổng đài vệ tinh Tràng Minh
|
10.000,00
|
Lines
|
0,50
|
5.000,00
|
|
Nâng cấp:
|
|
|
|
|
9
|
Tổng đài vệ tinh Kiến An
|
23.100,00
|
Lines
|
0,25
|
5.775,00
|
10
|
Tổng đài vệ tinh Quán Trữ
|
15.000,00
|
Lines
|
0,25
|
3.750,00
|
11
|
Tổng đài vệ tinh Nam Sơn
|
15.000,00
|
Lines
|
0,25
|
3.750,00
|
|
Tổng
|
73.275,00
|
Tổng kinh phí = I + II + III + IV + V + VI + VII
|
8.164.495,25
|