image banner
Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Mô tả quy hoạch
- Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Duyên Hải Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 865/ QĐ- TTg ngày 10/7/2007 và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1448 QĐ- TTg ngày 16/9/2009, xác định quận Lê Chân là một trong 12 quận thuộc đô thị trung tâm của thành phố Hải Phòng.
- Căn cứ quyết định số 2391/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Lê Chân đã được thực hiện 15 năm. 
Theo luật xây dựng đã đến thời điểm cần phải được rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất nước.
- Quận Lê Chân thành lập các phường mới: 
+ PhườngVĩnh Niệm trên cơ sở xã Vĩnh Niệm thuộc huyện An Hải cũ.
+ Phường Dư Hàng Kênh trên cơ sở xã Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Hải cũ.
+ Phường Nghĩa Xá trên cơ sở tách phường Niệm Nghĩa.
+ Phường Kênh Dương trên cơ sở tách phường Dư Hàng Kênh. 
- Do vậy việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Lê Chân thành phố Hải Phòng theo tiêu chí phát triển của đô thị loại 1 là rất cần thiết và đã được UBND thành phố Hải Phòng cho phép nghiên cứu. 
Thông tin quy hoạch

Thuyết minh quy hoạch
 
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/2000 QUẬN Lấ CHÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHềNG ĐẾN NĂM 2025
 
I.  LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH:
- Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Duyên Hải Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 865/ QĐ- TTg ngày 10/7/2007 và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1448 QĐ- TTg ngày 16/9/2009, xác định quận Lê Chân là một trong 12 quận thuộc đô thị trung tâm của thành phố Hải Phòng.
- Căn cứ quyết định số 2391/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Lê Chân đã được thực hiện 15 năm. 
Theo luật xây dựng đã đến thời điểm cần phải được rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất nước.
- Quận Lê Chân thành lập các phường mới: 
+ PhườngVĩnh Niệm trên cơ sở xã Vĩnh Niệm thuộc huyện An Hải cũ.
+ Phường Dư Hàng Kênh trên cơ sở xã Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Hải cũ.
+ Phường Nghĩa Xá trên cơ sở tách phường Niệm Nghĩa.
+ Phường Kênh Dương trên cơ sở tách phường Dư Hàng Kênh. 
- Do vậy việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Lê Chân thành phố Hải Phòng theo tiêu chí phát triển của đô thị loại 1 là rất cần thiết và đã được UBND thành phố Hải Phòng cho phép nghiên cứu. 
II.  CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH - NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
2.1. Văn bản pháp lý
- Quyết định 271/2006/QĐ- TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ xung quy hoạch chung tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- Quyết định số 1448/ QĐ- Ttg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghị định số 08/2005/NĐ- CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ- BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. 
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD ban hành theo quyết định số 04/2008/ QĐ- BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và các tiêu chuẩn quy phạm  khác có liên quan.
- Quyết định số 1416/QĐ- UB ngày 2/8/2007 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt đề án “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Lê Chân đến năm 2020”.
- Nghị quyết 18 của Ban thường vụ thành uỷ Hải Phòng về đề án chỉnh trang đô thị quận Lê Chân theo 2 khu vực:
+ Quy hoạch chỉnh trang đô thị 12 phường cũ của quận Lê Chân
+ Quy hoạch chỉnh trang đô thị 3 phường mới: Dư Hàng Kênh, Kênh Dương, Vĩnh Niệm. 
- Nghị quyết số 25/2006/ NQ- HĐND ngày 19/12/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc chia tách điều chỉnh địa giới hành chính phường Dư Hàng Kênh quận Lê Chân để thành lập phường Kênh Dương. 
- Quyết định thành lập phường Vĩnh Niệm và phường Dư Hàng Kênh trên cơ sở xã Vĩnh Niệm và xã Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Hải cũ.
- Quyết định số 193/QĐ- UB ngày 24/1/2002 và quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 16/4/2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị nối trục đường Lạch Tray với đường Hồ Sen- Cầu Rào II giai đoạn I,II, III.
- Căn cứ quyết định số 2391/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Lê Chân. 
- Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 24/06/2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 2776/QĐ- UB ngày 12/11/2002 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị trục đường Hồ Sen- Cầu Rào II.
- Quyết định số 880/ QĐ- UB ngày 26/4/2006 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nút giao thông Quán Mau.
- Công văn số 5966/ BC-UB ngày 31/10/2005 và công văn số 5094/ UBND ngày 29/08/2007 của UBND thành phố Hải Phòng về việc báo cáo quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn và quận, huyện, thị xã đến năm 2020.
- Quyết định phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị trong phạm vi nghiên cứu quận .
2.2. Tài liệu
- Các dự án trong phạm vi nghiên cứu của quận Lê Chân, dự án trung tâm hành chính quận, trung tâm thể thao 2, ban chỉ huy quân sự quận, công an quận, chi cục thuế quận, cơ quan thi hành án quận, kho bạc quận, trung tâm ytế dự phòng quận, bảo hiểm xã hội quận, cục thuế thành phố. Dự án tái định cư cho các cán hộ chính sách ở trường học, trong đình chùa và các dự án khác.
  - Bản đồ địa chính quận Lê Chân hình tỷ lệ 1/2000 vẽ năm 2008 do Xĩ nghiệp khảo sát- Bộ xây dựng lập.
- Các văn bản tài liệu, số liệu về tình hình hiện trạng tổng hợp toàn quận do các phòng ban chức năng và chính quyền địa phương cung cấp đến năm 2008.
- Qui chuẩn, tiêu chuẩn qui phạm và pháp luật hiện hành của nhà nước. 
2.3. Nội dung chính điều chỉnh quy hoạch quận Lê Chân.
2.3.1. Đối với các đồ án quy hoạch trước:
* Đồ án QHCT quận Lê Chân, tỷ lệ 1/2000.
- Quận Lê Chân thuộc thành phố Hải Phòng bao gồm địa giới các phường Cát Dài, An Biên, Lam Sơn, An Dương, Trần Nguyên Hãn, Hồ Nam, Dư Hàng, Trại Cau, Hàng Kênh, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Dư hàng Kênh, Đông Hải, Vĩnh Niệm, Kênh Dương .
- Quy mô: 1.270 ha
- Tính chất: là đô thị loại 1 - trung tâm hành chính Quận.
- Hệ thống trung tâm: trung tâm hành chính chính trị tại trung tâm đô thị cũ. Trung tâm thương mại dịch được bố trí phân tán. 
* Đồ án QHCT khu đô thị trục đường Hồ Sen – Cầu Rào 2,tỷ lệ 1/2000.
- Bao gồm một phần phường Dư Hàng, Đông Hải, Dư Hàng Kênh  và một phần phường Vĩnh Niệm , Kênh Dương.
- Tính chất: là khu ở mới kết hợp dịch vụ công cộng.
* Đồ án QHCT phường Dư Hàng Kênh, Kênh Dương, Vĩnh Niệm, tỷ lê: 1/500.
- Tính chất: là khu ở – trung tâm hành chính phường.
* Đồ án QHCT khu đô thị nối trục đường từ đường Lạch Tray - đến đường Hồ Sen Cầu Rào 2, tỷ lệ 1/500.
- Thuộc địa bàn phường Dư Hàng Kênh. 
- Quy mô: 30,23 ha
- Tính chất: là khu ở mới kết hợp dịch vụ công cộng.
2.3.2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể toàn Quận:
- Địa giới hành chính: gồm 15 phường, gồm 13 phường cũ và 2 phường mới ( Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương).
- Cải tạo chỉnh trang các khu ở cũ , xây dựng các khu đô thị mới 
- Chuyển đổi chức năng đất công nghiệp trên địa bàn quận sang đất dân dụng( công cộng, ở, cây xanh, giao thông...)
- Bố trí cây xanh tại các điểm chân cầu ( An Dương,Cầu Niệm , cầu Quay) 
- Tính chất: là đô thị loại 1 - trung tâm hành chính, kết hợp dịch vụ công cộng cấp quận. 
- Các yếu tố cấp thành phố và vùng: trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng( trường ĐHHH, trường TC Thủy Sản).
- Chuyển trung tâm hành chính quận về phía Nam đường bao Nguyễn Văn Linh nằm tiếp giáp trục đường Hồ Sen – Cầu Rào 2, thuộc phường Kênh Dương.
III- ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP:
3.1. Vị trí và đặc điểm khu đất:
3.1.1. Vị trí giới hạn khu đất:
a. Vị trí:
- Phía Bắc giáp quận Hồng Bàng.
- Phía Nam giáp quận Dương Kinh.
- Phía Đông giáp quận Ngô Quyền.
- Phía Tây giáp quận Kiến An, huyện An Dương.
b. Phạm vi hành chính:
- Quận Lê Chân thuộc thành phố Hải Phòng bao gồm địa giới 15 phường Cát Dài, An Biên, Lam Sơn, An Dương, Trần Nguyên Hãn, Hồ Nam, Dư Hàng, Trại Cau, Hàng Kênh, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Dư hàng Kênh, Đông Hải, Vĩnh Niệm, Kênh Dương .
c. Quy mô: 
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.270 ha
- Tổng dân số hiện có: 200.700 người (tính đến năm 2009)
3.1.2. Điều kiện tự nhiên:
- Quận Lê Chân là một trong những quận cũ của Hải Phòng, nằm ngay trung tâm thành phố, có một  vị trí thuận lợi về giao thông.
- Bao bọc xung quanh quận về phía tây và Nam là sông Lạch Tray.Đây là điều kiện tự nhiên tốt để khai thác cảnh quan đô thị, cải tạo môi trường, phục vụ cho vui chơi giải trí và du lịch.
a. Địa hình: (cao độ hải đồ)
- Khu vực nghiên cứu bằng phẳng địa hình dốc dần từ bắc xuống nam (cao độ hải đồ)
b. Khí hậu:
- Nằm ở vùng ven biển, Quận Lê Chân thuộc tiểu vùng sinh thái duyên hải đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
- Lượng mưa trung bình mùa khô: 262,1 mm (tháng 11 đến tháng 4), mùa mưa: 1478,4 mm (tháng 5 đến tháng 10).
- Nhiệt độ trung bình 21,60C, nhiệt độ cao nhất là 35,00C, nhiệt độ thấp nhất là 6,50C. Vùng trung tâm do bị chắn bởi các dãy núi nên vào mùa hè nhiệt độ thường cao hơn.
- Hướng gió chủ đạo mùa hè là Đông Nam với tốc độ trung bình 2,3m/s. Gió chủ đạo vào mùa đông là Đông Bắc với tốc độ trung bình từ 2,1-2,8m/s. Tốc độ gió lớn nhất  45m/s (tháng IX/1962). Khu vực có tình hình bão với tần suất xuất hiện cao nhất trong phân bố bão và áp thấp nhiệt đới theo vĩ độ dọc bờ biển Việt Nam (số liệu 1954 - 1982). Từ tháng 7 đến tháng 10 là những tháng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, mức độ bão lớn nhất đạt tới cấp 10 đến cấp12.
- Độ ẩm: Trung bình năm 85%
c. Địa chất công trình:
- Địa chất khu vực nghiên cứu bao gồm đất phù sa và trầm tích
d. Cảnh quan thiên nhiên:
- Là vùng đồng bằng ven biển 
- Hệ thống động, thực vật đặc trưng theo môi trường trên.
3.2. Hiện trạng tổng hợp:
3.2.1. Hiện trạng dân số và lao động:
a. Dân số
- Tổng số người: 200.700 người
- Mật độ dân số trung bình: 15.740 người/km2
b. Lao động: 
- Tổng số lao động: 79.960
Bảng 1: Bảng tổng hợp hiện trạng dân số 
STT Phường Dân số (người)
1 Cát Dài 10.954
2 An Biên 12.360
3 Lam Sơn 11.679
4 An Dương 9.726
5 Trần Nguyên Hãn 10.874
6 Hồ Nam 13.642
7 Dư Hàng 11.272
8 Trại Cau 10.732
9 Hàng Kênh 15.192
10 Niệm Nghĩa 9.225
11 Nghĩa Xá 14.648
12 Dư Hàng Kênh 29.592
13 Đông Hải 13.694
14 Vĩnh Niệm 18.170
15 Kênh Dương 8.940
Cộng 200.700
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất:
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tổng thể:
- Tổng diện tích sử dụng đất: 1.270 ha trong đó:
+ Đất khu ở: 500 ha
+ Đất công cộng: 59 ha
+ Đất giao thông: 213 ha
          + Đất ngoài dân dụng: 109 ha
+ Đất khác: 389 ha.
Bảng2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất
STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH
(HA) CHỈ SỐ
(M2/NGƯỜI)
TỶ LỆ
( % )
 
A ĐẤT DÂN DỤNG 772,0 38,80 60,7
1 ĐẤT Ở 500,0 39,3
ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ  470,0
ĐẤT Ở (DỰ ÁN) 30,0
2 ĐẤT TIỆN ÍCH CÔNG CỘNG 59,0 4,6
TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH  2,7
TRUNG TÂM GIÁO DỤC (NHÀ TRẺ, TRƯỜNG HỌC) 25,8
TRUNG TÂM Y TẾ 1,5
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 27,5
TRUNG TÂM VĂN HÓA 1,5
3 ĐẤT CÂY XANH TDTT 0,0 0.00
4 ĐẤT GIAO THÔNG 213,0 16,8
B ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG 109,0 7,20 8,6
1 ĐẤT CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ 22,0 1,7
2 ĐẤT CÔNG NGHIỆP KHO TÀNG 41,0 3,3
3 ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI 0 0
4 ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ TễN GIÁO 7,5 0,6
5 ĐẤT AN NINH QUỐC PHềNG 3,5 0,2
6 ĐẤT NGHĨA ĐỊA 8,0 0,6
7 ĐẤT KỸ THUẬT ĐẦU MỐI 2,.0 2,2
C ĐẤT KHÁC 389,0 30,7
8 MẶT NƯỚC(SÔNG NGềI...) 238,0
9 ĐẤT TRỐNG 151,0
A+B+C TỔNG 1270 100
 
3.2.3. Các dự án đã và đang triển khai thuộc địa bàn Quận
(Bảng 3- phụ lục)
3.2.4. Văn hóa và lễ hội:
- Văn hóa: Khu vực có nhiều di tích lịch sử và đình chùa đền miếu.
- Xã hội: Khu vực dân cư đang đô thị hóa, lao động dịch vụ là chủ yếu. 
3.2.5. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan:
Quận Lê Chân  được hình thành trên cơ sở đô thị cũ và mở rộng ra một số xã ven đô. Địa hình đặc trưng có sông Lạch Tray bao quanh. Do vậy không gian cảnh quan phong phú và đa dạng. 
3.2.5.1. Không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể: 
a. Cảnh quan không gian: 
Cảnh quan ven sông: khai thác cảnh ven sông tạo trục di bộ kết hợp cây xanh không gian trống và khai thác du lịch
Cảnh quan đô thị (trung tâm quận cũ): mang đặc trung cảnh quan của vùng nội đô thành phố Hải Phòng.
Cảnh quan vùng dân cư làng xóm: mang đặc trưng làng xóm vùng đồng bằng Bắc bộ với kiến trúc nhà thấp tầng kết hợp sân vườn.
Cảnh quan vùng dân cư đô thị hóa hai bên trục đường Nguyễn Văn Linh với kiến trúc tự phát tầng cao từ 1 đến 3 tầng.
b. Kiến trúc công trình:
* Kiến trúc nhà ở: 
- Bao gồm nhà ở tại các đường phố cũ, tầng cao trung bình 2,5, chủ yếu cấp III- IV được xây dung trước năm 1954
- Nhà chung cư  xây dựng sau năm 1954 , tầng cao trung bình 2,5-3 tầng. Là khu tập thể chật hẹp, thiếu tiện nghi sinh hoạt ( An Dương , Lâm Tường , Đồng Bún…)
- Khu nhà ở dân cư tự xây dựng tầng cao trung bình 3 tầng kiến trúc kiên cố, bám các trục đường, nhà trong ngõ tầng cao trung bình 1,5 tầng , hệ thống kỹ thuật ngoài nhà không đồng bộ. 
 * Kiến trúc công trình công cộng:
- Hành chính chính trị: chủ yếu là thấp tầng , cải tạo từ nhiều dạng để sử dụng, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. 
- Y tế : các phòng khám đa khoa , các trạm y tế trên địa bàn quận được xây dựng với kiến trúc kiên cố phần lớn là các công trình thấp tầng, hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tiêu biểu : có bệnh viện Việt Tiệp mới được cải tạo lại, mang nét kiến trúc hiện đại, đóng góp vào cảnh quan chung của khu vực.
- Giáo dục: đất công trình giáo dục tại các khu ở( trường học, nhà trẻ..) tầng cao trung bình 2 tầng, kiến trúc kiên cố, hiện tại còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu, bán kính phục vụ không đảm bảo. Các công trình giáo dục cấp thành phố là  cụm công trình được đầu tư xây dựng với kiến trúc kiên cố , tầng cao trung bình 3-4 tầng góp phần tạo cảnh quan  kiến trúc đường phố như: trường ĐHHH, Tô hiệu, trường trung cấp thủy sản 1, trường trung cấp y Hải Phòng.
- Thương mại dịch vụ: chủ yếu là chuyển đổi chức năng từ ở sang dịch vụ, các công trình xây dựng tự phát kiến trúc manh mún, có một số công trình mới được xây dựng tại các trục đường chính(lạch Tray, Nguyễn Văn Linh, Trần Nguyên Hãn, Tô Hiệu, Nguyễn Đức Cảnh ) có quy mô cao tầng kiến trúc hiện đại, tạo cảnh và điểm nhấn đô thị
* Kiến trúc công nghiệp kho tàng:
- Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở công nghiệp, kho tàng với tổng diện tích: 41ha chiếm tỷ lệ: 3.5% tổng diện tích đất. Các cơ sở công nghiệp tập trung tại đường Lán Bè sát sông Lạch Tray, còn lại phân tán rải rác trong các khu vực. Đặc biệt trên địa bàn quận có cụm công nghiệp Vĩnh Niệm có quy mô 17 ha hiện tại vẫn đang hoạt động.
* Kiến trúc các công trình tôn giáo, di tích lịch sử: 
Trên địa bàn quận có 21 công trình tôn giáo đã được xếp hạng bao gồm: nhà thờ, đền , chùa đình, là những công trình có kiến trúc đẹp,có ý nghĩa về văn hoá, lịch sử cần được tôn tạo và bảo vệ  
Bảng đánh giá hiện trạng kiến trúc công trình - kiến trúc cảnh quan 
(Bảng 4 - phụ lục)
3.2.5.2. Nhận xét:
 - Đất ở: 
*Khu ở cũ:
+Công trình nhà ở chủ yếu là các công trình xây dựng tự phát bám dọc theo các trục đường tầng cao 2-3 tầng, chưa tạo được cảnh quan đặc trưng trên các tuyến phố, ngoài ra các công trình nhà ở thấp tâng xây dựng trong ngõ, được xây dựng manh mún,mật độ xây dựng cao là những khu ở không đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. 
 +  Nhà chung cư  xây dựng sau năm 1954 , tầng cao trung bình 3-5 tầng. Là khu tập thể chật hẹp,đã xuống cấp thiếu tiện nghi sinh hoạt cần cải tạo hoặc xây mới.
*Khu ở mới:
+ Nhà ở được xây dựng trên các trục đường mới , các dự án phát triển nhà, lọại hình đa dạng: nhà liền kề, nhà biệt thự, nhà chung cư, với kiến trúc kiên cố, hình thức hiện đại đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.
+ Công trình công cộng của quận Lê Chân chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm . Hệ thống kiến trúc công trình thấp tầng chủ yếu phục vụ hành chính cơ quan, chưa có nhiều công trình dịch vụ công cộng như trung tâm thương mại, vui chơi giải trí cho người dân. Công trình nhà trẻ , trường học còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn quận.
+ Cây xanh khônng gian trống hầu như chưa hình thành, sân TDTT còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí của người dân trên địa bàn. 
+ Đất công nghiệp , kho bãi có diện tích đất khá lớn song hiệu quả khai thác thấp. Nhiều cơ sở không hoạt động , mặt bằng bỏ hoang. Cần có sự chuyển đổi chức năng cho phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt điều kiện kinh tế và bảo đảm cảnh quan, vệ sinh môi trường.
- Nghĩa trang nghĩa địa nằm đan xen trong các khu dân cư, làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và môi trường sống của người dân.
3.2.6. Hiện trạng giao thông: 
Quận Lê Chân với diện tích S= 1.184ha, vị trí của quận như sau:
Phía Bắc giáp quận Hồng Bàng
Phía Nam giáp sông Lạch Tray
Phía Đông giáp quận Ngô Quyền và quận Hải An
Phía Tây giáp sông Lạch Tray và sông đào Hạ Lý
a. Giao thông đối ngoại:
* Giao thông đường thuỷ:
+ Sông Lạch Tray: nằm phía Tây và Tây Nam quận Lê Chân, chiều rộng của sông B= 100m đến 150m, đa là sông đường thủy nội địa quan trong trong hệ thống sông đường thủy nội địa của thành phố.
Trên đoạn sông có hai bãi vật liệu rất lớn: bãi vật liệu gần cầu An Đồng và bãi vật liệu gần cầu Rào.
+ Sông đào Hạ Lý: kết nối sông Cấm và sông Lạch Tray. Chiều dài sông đoạn qua địa bàn quận L= 1.900m, chiều rộng B= 80m đến 100m.
+ Hệ thống các công trình vượt sông gồm: Cầu Rào, cầu Niệm, cầu An Đồng, cầu An Dương, cầu Quay(đang thi công cầu đường bộ tách riêng cầu đường sắt) và cầu Rào 2.
* Giao thông đường sắt:
+ Qua khu vực nghiên cứu có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, chiều dài 1.900m, đường đơn khổ 1.000mm, chất lượng tuyến đường trung bình. Tuyến chủ yếu đi qua khu vực dân cư đô thị, nhà ở hai bên bám sát lấn chiếm hành lang an toàn giao thông của đường sắt (lộ giới hiện trạng chỉ đạt 6,0m).
+) Hiện trạng giao cắt giữa đường sắt với đường bộ: 
Tất cả các nút giao cắt của đường sắt với đường bộ trên địa bàn quận Lê Chân đều là giao cắt đồng mức, điều khiển giao thông tại các vị trí giao cắt này bằng đèn tín hiệu và barie, tình trạng ùn tắc giao thông luôn xảy ra khi có đoàn tàu chạy qua.
* Giao thông đường bộ:
+ Đường Nguyễn Văn Linh(quốc lộ 5): đây là tuyến giao thông đô thị quan trọng xuyên suốt từ Đông sang Tây đi qua huyện An Dương, quận Hồng Bàng, quận Lê Chân, quận Ngô Quyền và quận Hải An, đoạn qua quận Lê Chân có chiều dài 4.000m, mặt cắt ngang đoạn qua quận như sau: 
Lộ giới đường  = 34,0 m.
Lòng đường 2x10,5 = 21,0m
Dải phân cách ở giữa  =1,0m
Hè đường       2x6,0 = 12,0m
Kết cấu mặt đường : bê tông nhựa
b. Giao thông đối nội:
* Hệ thống giao thông đối nội bao gồm các loại đường:
- Đường trục chính đô thị:
+ Đường trục chính đô thị (vốn vay ngân hàng thế giới): hiện nay tuyến đường đang được thiết kế chi tiết, tổng chiều dài khoảng 20km, điểm đầu xã Bắc Sơn huyện An Dương (giao với quốc lộ 10), điểm cuối phường Nam Hải, quận Hải An, chiều dài qua khu vực nghiên cứu L= 2.880m, lội giới B=50,50m
+ Đường Hồ Sen - cầu Rào 2: đây là tuyến đường trục chính đô thị theo hướng Bắc Nam, điểm đầu ngã tư hồ Sen, điểm cuối là cầu rào 2, tổng chiều dài L= 3,9 km, lộ giới B= 46,0m. Hiện nay tuyến đường này đã thi công xong đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Rào 2.
+ Đường Trần Nguyên Hãn: điểm đầu là đập Tam Kỳ, điểm cuối là cầu Niệm, tổng chiều dài 1.830m, lộ giới 22,0m đến 25,0m
+ Đường Nguyễn Đức Cảnh: điểm đầu giao với đường Cầu Đất, điểm cuối là cầu Quay, chiều dài 1.522m, lộ giới 23,0m
+ Đường Tô Hiệu: điểm đầu giao với đường Lạch Tray, điểm cuối giao với đường Trần Nguyên Hãn tại ngã tư An Dương, chiều dài 1.750m, lộ giới 20,0m đến 24,0m
+ Đường Tôn Đức Thắng: điểm đầu giao với đường Trần Nguyên Hãn tại ngã tư An Dương, điểm cuối giao với quốc lộ 5, đoạn qua điạ bàn Quận có chiều dài 790m, lộ giới 28,0m
- Đường khu vực: 
Tổng chiều dài đường khu vực trên địa bàn quận Lê Chân khoảng 30.756,7m
Ngoài ra còn có tuyến đường thuộc dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường mương An Kim Hải, chiều dài 4.700m, lộ giới từ 18,0m đến 26,0m.
Hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị quận Lê Chân
(Bảng 5 - phụ lục)
 
Bảng 6 - Các chỉ tiêu cơ bản hiện trạng mạng lưới đường đô thị quận Lê Chân.
(Bảng 6 - phụ lục)
 
Như vậy, mật độ đường đô thị của quận Lê Chân là 3,09km/km2 là thấp so với tiêu chuẩn, tính đến đường phân khu vực mật độ đường phải đạt từ 10km/km2 đến 13,3 km/km2. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị là 7,0% là thấp so với tiêu chuẩn, tính đến đường phân khu vực tỷ lệ đất dành cho giao thông phải đạt từ 18% đến 20% so với đất xây dựng đô thị.
* Giao thông tĩnh: 
- Bến xe ô tô: 
Bến xe khách liên tỉnh Niệm Nghĩa, diện tích 9.600m2 
Hiện nay bến xe đang quá tải và lại nằm trong đô thị cho nên trong điều chỉnh quy hoạch lần này sẽ dần dần di chuyển bến xe này đến một vị trí mới. 
- Bãi đỗ xe ôtô:
Trong khu vực nghiên cứu có 01 bãi đỗ xe ô tô, với diện tích 9.500m2, sức chứa của bãi đỗ khoảng 60 xe.
Ngoài ra gần ranh giới nghiên cứu có bãi đỗ xe gầm cầu Lạch Tray, diện tích 3.000m2, sức chứa với 100 xe.
* Hiện trạng mạng lưới ô tô buýt:
Hầu hết các tuyến xe buýt trên địa bàn Hải Phòng đều xuất phát từ khu vực nội thành, tới các trung tâm ở các huyện ngoại thành như thị trấn Núi Đối, thị trấn Minh Đức, thị tứ Quảng Thanh, thị tứ Lưu Kiếm, chợ Kênh, thị trấn Vĩnh Bảo, Nam Am, thị trấn Tiên Lãng và khu du lịch Đồ Sơn,...
Tổng số tuyến ô tô buýt trên địa bàn thành phố là 15, trong đó số tuyến ô tô buýt qua địa bàn quận Lê Chân có 8 tuyến do 4 đơn vị cung cấp và quản lý. Các tuyến ô tô buýt đi qua các đường Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Tôn Đức Thắng, Trần Nguyên Hãn, Mê Linh, Nguyễn Đức Cảnh. 
Cơ sở hạ tầng phục vụ mạng lưới ô tô buýt công cộng còn thiếu, chưa đồng bộ, hư hỏng nhiều.
Chất lượng dịch vụ còn hạn chế.
Người dân tham gia đi ô tô buýt chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt khoảng 1% nhu cầu đi lại.
Bảng 7 - Hệ thống  tuyến xe buýt và hành trình tuyến qua quận Lê Chân
(Bảng 7 - phụ lục)
 
3.2.7. Hiện trạng nền xây dựng:
a. Cốt nền xây dựng
* Phạm vi nghiên cứu chia thành 02 khu vực như sau:
- Khu vực 1: Là khu đô thị cũ được giới hạn từ đường Nguyễn Văn Linh trở về phía Bắc, diện tích khu vực F 620Ha. Cao độ nền xây dựng tương đối ổn định từ +3,6m  +4,2m.
 - Khu vực 2: Là khu vực đang đô thị hóa và được giới hạn từ đường Nguyễn Văn Linh trở về phía Nam, với diện tích khu vực F 533Ha. Khu vực bao gồm đất ở hiện trạng; đất nông nghiệp trồng màu và đất ao đầm nuôi thủy sản, đất bãi ngoài đê sông. Cốt nền xây dựng khu vực này như sau: 
+ Khu dân cư hiện trạng từ +3,5m  +4,1m; 
+ Cao độ nền khu vực đất trồng trọt từ +2,5m  +3,5m;
+ Cao độ nền khu vực đất ngoài đê sông trung bình +2,5m. 
+ Cao độ mặt đường các trục đường chính:
Đường Nguyễn Văn Linh: +4,2m. 
Đường Trần Nguyên Hãn: +4,0m.
Đường Tô Hiệu:  +3,9m.
Đường Tôn Đức Thắng:  +4,0m.
Đường Nguyễn Đức Cảnh:  +4,1m.
b. Thoát nước mưa
* Phần lớn diện tích quận Lê Chân nằm trong hệ thống thoát nước của khu vực Tây Nam thành phố, với hình thức thoát nước gián tiếp thông qua hồ điều hòa- kênh thoát nước Tây Nam, kênh thoát nước An Kim Hải – cống ngăn triều kết hợp bơm cưỡng bức.  
* Lưu vực thoát nước: Phân làm 03 lưu vực chính 
- Lưu vực 1: Lưu vực phía Bắc đường Tô Hiệu đến đường Nguyến Đức Cảnh, hướng thoát nước chủ yếu ra sông đào Hạ Lý, mạng lưới cống thoát nước đã được cải tạo theo dự án 1B, hiện hoạt động tốt. 
- Lưu vực 2: Giới hạn bởi đường Tô Hiệu và đường Nguyễn Văn Linh, hệ thống thoát nước lưu vực 2 là hệ thống cống chung, mạng lưới thoát nước gồm hồ điều hòa Dư Hàng, Lâm Tường và các tuyến kênh Tây Nam, cống hộp An Kim Hải, kênh An Kim Hải sau đó thoát nước ra sông Lạch Tray qua cống ngăn triều.
 - Lưu vực 3: là khu vực từ phía Nam đường Nguyễn Văn Ninh đến sông Lạch Tray, đây là khu vực đang đô thị hóa, nước mặt được tập trung vào các ao đầm, kênh mương sau đó thoát ra sông Lạch Tray qua các cống ngăn triều dưới đê như cống Đồng Sậy 1; Đồng Sậy 2; cống Vọng Tôn; cống Ba Tổng; cống Vĩnh Niệm...
Mạng lưới cống thoát nước chủ yếu tập trung ở một số trục đường chính như đường Quán Nam; đường Hào Khê; đường Trại Lẻ; đường Thiên Lôi...
* Hệ thống kênh mương, hồ điều hòa:
- Hồ điều hòa: Hồ Lâm Tường 2Ha; hồ Dư Hàng 7Ha.
- Kênh Tây Nam: đoạn từ Hồ Sen đến hồ Dư Hàng có mặt cắt B=14 m; đoạn từ hồ Dư Hàng đến cống Vĩnh Niệm có mặt cắt B= 25m.
- Kênh An Kim Hải: đoạn từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh đã được chuyển thành cống ngầm có B= 2x(1,5x2)m; đoạn còn lại từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Lạch Tray được xây dựng mương hở có B = 12 16m.
* Hệ thống đường cống thoát nước: Hệ thống cống thoát nước là hệ thống cống chung, mạng lưới cống được xây dựng ở hầu hết các tuyến đường lớn, chất lượng tốt và thoát nước tốt. Kích thước các tuyến cống từ D500 đến D1500mm; tuyến cống hộp có kích thước từ 400x400 đến 500x700mm 
* Hệ thống đê sông:
- Đê sông Lạch Tray chạy qua Quận là tuyến đê Quốc gia, chiều dài trong khu vực Quận khoảng 5,7km từ cầu An Đồng đến cầu Rào với:
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đê:
+ Cao độ mặt đê trung bình: +5,7m(cao độ hải đồ).
+ Chiều rộng mặt đê từ 3,5m đến 5,0m.
+ Chiều rộng chân đê từ 9,5m đến 14,0m.
c. Nhận xét: 
- Cao độ nền hiện trạng khu vực đồng đều, trung bình từ +3,6m  +4,3m (cao độ Hải đồ).
- Độ dốc nền hướng từ Bắc xuống Nam.
- Hệ thống thoát nước đã được cải tạo theo dự án 1B.
- Thay thế và làm mới một số cống thoát nước trên một số tuyến đường như: Nguyễn Đức Cảnh; Trần Nguyên Hãn; Tô Hiệu, Hai Bà, Mê Linh...
- Hệ thống hồ điều hòa đã được cải tạo, kè bờ, làm đường  và tuyến cống thu nước quanh hồ.
- Cải tạo hệ thống mương An Kim Hải đoạn từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh thành tuyến cống hộp, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu vượt Lạch Tray được xây dựng kè mái hai bên mương.
- Cải tạo tuyến kênh Tây Nam và xây dựng trạm bơm Vĩnh Niệm.
- Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống thoát chung, cần được cải tạo để đảm bảo vệ sinh môi trường.
3.2.8. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a. Thoát nước thải: 
- Nước thải sinh hoạt hiện đang thoát chung cùng nước mặt và xả trực tiếp ra kênh, mương, hồ điều hòa. Vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cho các hồ điều hòa, các kênh mương thoát nước trong thành phố như hồ Lâm Tường, hồ Dư Hàng.
- Trong cụm công nghiệp Vĩnh Niệm có trạm xử lý nước thải riêng, nhưng trạm không hoạt động và nước thải công nghiệp đổ trực tiếp vào kênh Tây Nam gây ô nhiễm môi trường.
- Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của Thành phố tại phía Nam quận Lê Chân - giáp sông Lạch Tray đang được thiết kế chi tiết, với công suất giai đoạn 1 là 36.000 m3/ngđ, diện tích khu vực xử lý là 17,5Ha.
b. Rác thải sinh hoạt:
- Hiện tại rác thải sinh hoạt do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thu gom và đưa về khu xử lý rác Tràng Cát.
c. Nghĩa trang:
- Nghĩa trang trong Quận hiện tồn tại chủ yếu ở phía Nam, thuộc các phường Vĩnh Niệm, Kênh Dương... một số nghĩa trang lớn, tập trung như nghĩa trang Gốc Găng, nghĩa trang Hải Ninh, nghĩa địa Vạn Long, nghĩa Đại Đạo... ngoài ra còn có các nghĩa trang nằm rải rác trong các khu dân cư có quy mô nhỏ.
- Tổng diện tích nghĩa trang F= 8Ha.
3.2.9. Hiện trạng cấp nước:
a. Nguồn nước:
- Quận Lê Chân hiện được cung cấp nước sạch từ nhà máy nước An Dương thông qua các tuyến ống cấp nước nằm trên các trục đường chính Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Văn Linh, Thiên Lôi, Quán Nam... và trạm bơm tăng áp Cầu Rào, 
- Công suất nhà máy nước An Dương hiện đạt Q= 140.000 m3/ngđ.
b. Mạng lưới đường ống:
- Các tuyến ống cấp nước chính bao gồm: 700 trên trục đường Nguyễn Văn Linh có tuyến ống; 400 trên đường Tô Hiệu; 300 trên đường Quán Nam; 300, 250 trên đường Thiên Lôi.... Tổng chiều dài đường chuyên tải (700, 600, 400) khoảng L= 16,5km.
- Các tuyến ống nhánh bao gồm: tuyến ống 150 đường Miếu Hai Xã lấy từ ống 400 đường Tô Hiệu; tuyến ống 300150 phố Chợ Hàng lấy từ ống 700 đường Nguyễn Văn Linh; tuyến ống 150 trên đường Hào Khê lấy từ ống 400 đường Lạch Tray; 150 trên đường Trại Lẻ; đường ống cấp 200 cung cấp cho Cụm CN Vĩnh Niệm; ...
- Hệ thống đường ống cấp nước cho Quận đã được nâng cấp cải tạo theo dự án cấp nước 1A, hiện chất lượng phục vụ rất tốt, tỷ lệ thất thoát thấp, 100% tổ chức và cá nhân được cấp nước sạch.
- Các tuyến ống trên các trục đường hiện chất lượng còn tốt, cấp nước đầy đủ về chất lượng, trữ lượng và đảm bảo áp lực nước.
Nhận xét:
- Tỷ lệ cấp nước đạt: 100%.
- Thất thoát, rò rỉ: 25% QSH.
- Hệ thống đường ống cấp nước đã được cải tạo, nâng cấp theo dự án cấp nước 1A, hiện nay chất lượng đường ống còn tốt.
- Xây dựng  tuyến ống cấp nước 700 trên đường Nguyễn Văn Linh, 300 đường Quán Nam, 150 đường Hào Khê,...  
Tóm lại, hệ thống cấp nước sinh hoạt và công cộng cho quận Lê Chân tương đối tốt cả về chất lượng, trữ lượng và áp lực nước. Tuy nhiên, hệ thống cấp nước chữa cháy vẫn chưa được hoàn thiện để có thể đáp ứng yêu cầu khi có cháy xảy ra.
3.2.10. Hiện trạng cấp điện:
a. Nguồn điện:
- Toàn bộ phụ tải quận Lê Chân hiện nay được cấp điện từ trạm biến áp Lê Chân 110/22kV-40+25MVA  kết hợp với trạm biến áp Lạch Tray 110/22kV.  
b. Lưới điện:
- Khu vực phía Tây Bắc Quận gồm các phường Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Lam Sơn và một phần phường Vĩnh Niệm được cấp điện từ lộ 479 và lộ 477 của trạm biến áp 110kV- Lê Chân.
- Khu vực phía Bắc gồm các phường An Dương, Cát Dài, An Biên, Hồ Nam, Trần Nguyên Hãn được cấp điện từ lộ 476 và lộ 477 của trạm biến Lạch Tray; lộ 483 của trạm Lê Chân.
- Phía Đông Bắc quận gồm các phường Trại Cau, Dư Hàng, Hàng Kênh, Đông Hải và một phần phường Dư Hàng Kênh được cấp điện từ lộ 471, lộ 481 của trạm biến áp Lê Chân và lộ 478 của trạm Lạch Tray.
- Phía Nam quận gồm hai phường Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh được cấp điện từ lộ 475 và lộ 473 của trạm biến áp Lê Chân.
- Lộ 472 và lộ 485 của trạm Lê Chân cấp điện cho các phụ tải chuyên dùng dọc đường Nguyễn Văn Linh và cụm công nghiệp Vĩnh Niệm.
- Tỷ lệ cấp điện trên địa bàn quận đạt 100%
- Tỷ lệ ngầm hóa hiện nay đạt trên 80%
       Nhận xét: 
- Đã đạt được:
+ Xây dựng trạm biến áp 110/22kV Lê Chân phục vụ phụ tải chủ yếu cho toàn quận. 
+ Xây dựng tuyến 110kV từ trạm 220/110kV Đồng Hòa đi Đình Vũ. Dần thống nhất một cấp điện trung áp 22kV cho toàn quận. 
+ Hạ ngầm lưới trung áp tại các phường Dư Hàng, Hàng Kênh, An Biên và một phần tại các phường Trần Nguyên Hãn, Kênh Dương, Vĩnh Niệm, Nghĩa  Xá.
- Chưa đạt được:
+ Một số tuyến dây nổi điện áp 22kV hiện vẫn tồn tại như khu vực phường Nghĩa Xá, Lam Sơn, Kênh Dương, khu công nghiệp Vĩnh Niệm.
+ Hạ ngầm được một số tuyến cáp trong Quận, các trạm biến áp hiện vẫn là trạm treo. 
+ Các tuyến hạ áp tại các trục phố chính hiện vẫn là đường dây nổi. 
+ Lưới chiếu sáng vẫn chưa được tách riêng và hiện đi chung cột với điện lực.
3.2.11 Hiện trạng bưu chính viễn thông
a. Hiện trạng viễn thông. 
*. Hiện trạng hệ thống chuyển mạch
- Mạng lưới thông tin liên lạc khu vực thiết kế hiện nay đang khai thác trên hệ thống chuyển mạch đặt tại các phường trong địa bàn quận. Dung lương lắp đặt 49007 lines dung lượng hiện đang sử dụng 44498 lines chiếm  90,7% dung lượng. Bao gồm 19 điểm chuyển mạch, bán kính phục vụ 0,49km.
Bảng 8: Hiện trạng viễn thông
(Bảng 8 - phụ lục)
 
- Mạng chuyển mạch tại khu vực trên hầu hết đang sử dụng hệ thống tổng đài chuyển mạch kênh (TDM) làm nhiệm vụ chuyển mạch cho lưu lượng thoại nội hạt. Bên cạnh hệ thống mạng chuyển mạch truyền thống, mạng NGN cũng đang trong quá trình triển khai cung cấp các dịch vụ mới trên nền NGN.
*. Hiện trạng hệ thống truyền dẫn
- Truyễn dẫn trong khu vực cho tổng đài hiện tại đang sử dụng công nghệ D với thiết bị CRT 510 có số kênh là 60.
- Trạm BTS trên toàn khu nghiên cứu bao các đơn vị như VNPT, Viettel, Vina Fone, Mobi fone, EVN, Vietnam mobile. 
- Cáp truyền dẫn bao gồm cáp quang và cáp gốc phục vụ cho các tổng đài, cáp ngọn phục vụ cho từng khu, từng hộ dân cư. Bên cạnh đó còn có truyền dẫn bằng Viba.
 *. Hiện trạng hệ thống mạng thông tin di động:
Sử dụng hệ GSM, CDMA phủ sóng toàn quận, cung cấp được nhiều dịch vụ, đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho mạng cố định.
b. Hiện trạng bưu chính
Hiện tại toàn khu vực nghiên cứu đang sử dụng các bưu cục cấp III: 
- Lê Chân – số 69 Trần Nguyên Hãn, Chợ Hàng – số 4 đường Chợ Hàng, Niệm Nghĩa – bến xe Niệm Nghĩa. 
- Hệ thống bưu chính hiện đảm bảo phục vụ nhu cầu cho thông tin của người dân.
Nhận xét:
- Hệ thống cáp nhánh, cáp ngọn phục vụ các khu dân cư, hộ dân đều được thiết kế đi nổi sẽ không an toàn và làm mất mỹ quan đô thị.
- Trên địa bàn Quận hiện đã có hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ. Nhưng khi tiến hành quy hoạch thì các hệ thống chuyển mạch (tổng đài vệ tinh) đặt tại quận phải được tăng dung lượng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng.
3.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
3.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch đã duyệt:
Đánh giá việc triển khai thực hiện QHCT quận Lê Chân theo quyết định số 706/QĐ- UB ngày 3/4/2002: Qua 9 năm(từ 2002 đến 2010) triển khai thực hiện theo quy hoạch chi tiết quận Lê Chân, tính đến thời điểm này đã đạt được như sau: 
a. Về hạ tầng xã hội:
- Nhà ở: xây dựng nhà ở trong các dự án phát triển nhà , các khu đô thị ven trục đường hồ sen cầu rào 2 đang dần hình thành, cải tạo các khu ở cũ đã xuống cấp 
- Hành chính: Đã xây dựng một số công trình hành chính chính trị: trụ sở quận uỷ- UBND quận và trụ sở các phường.
- Giáo dục: Xây dựng mới và nâng cấp một số công trình giáo dục tại các phường cũ: trường DHHH, trường ĐH dân lập Hải Phòng, trường trung Cấp Thuỷ Sản, trường trung cấp y Hải Phòn,g trường dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường cấp 1-2 và THPT trên địa bàn quận đã được nâng cấp cải tạo. Nhà trẻ, mẫu giáo đã được bổ xung ( nhà trẻ Kim Đồng, Hoa Cúc, nhà trẻ 1-6 và một số nhà trẻ tư thục...)
- Y tế: Nâng cấp Bệnh viện Việt Tiệp, xây dựng mới các trung tâm y tế và các phòng khám Đa khoa trên địa bàn quận( trung tâm y tế quận Lê Chân, trung tâm y tế Hồ Sen...).
- Văn hoá -TDTT: xây dựng và nâng cấp các công trình văn hoá phường và quận, đang từng bước hoàn thiện công viên hồ Đôn Nghĩa, và các khu cây xanh trong khu ở.
- Thương mại dịch vụ: xây dựng các trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, chợ ( chợ An Dương, chợ Hàng)
b. Về hạ tầng kỹ thuật:
*) Giao thông:
+ Đã cải tạo, nâng cấp một số trục đường đô thị trên địa bàn quận: Đường Trần Nguyên Hãn, Nguyến Đức Cảnh, Tô Hiệu, Tôn Đức Thắng, Lán Bè, Cát Cụt, Hai Bà Trưng, Chợ Con, Mê Linh, Lam Sơn, Nhà Thương, Chùa Hàng, Miếu Hai Xã, Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Đương Thiên Lôi,...
+ Xây dựng mới các tuyến:
- Đường Nguyễn Văn Linh
- Đường Hồ Sen - Cầu Rào II: Xây dựng xong đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đầu cầu Rào 2 chiều dài tuyến 3900m, lộ giới 46,0m và cầu Rào 2.
- Xây dựng đường quanh hồ Dư Hàng và hồ Lâm Tường.
- Xây dựng đường Quán Nam(lộ giới 25,0m) và hệ thống đường trong dự án đô thị Quán Nam.
- Xây dựng đường từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh  
- Đường Ngô Gia Tự kéo dài(đường 50,5m), đây là tuyến đường vốn vay ngân hàng thế giới, hiện nay đang thiết kế chi tiết.
*) Về thoát nước mưa: 
+ Thay thế và làm mới một số cống thoát nước trên một số tuyến đường như: Tuyến cống D600 trên đường Nguyễn Đức Cảnh, đường Tô Hiệu; cống D600D1500, 1800x1500 trên đường Trần Nguyên Hãn; cống D1200, D1500 trên đường Chùa hàng; cống D1500 trên đường Mê Linh 
+ Hồ Sen, hồ Lâm Tường và hồ Dư Hàng đã được cải tạo, kè bờ, làm đường  và xây dựng tuyến cống bao thu gom. 
+ Dự án cải tạo kênh An Kim Hải: đoạn từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh được xây dựng bằng cống ngầm bằng BTCT, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Lạch Tray được kè hai bên mái kênh.
+ Cải tạo, kè bờ tuyến kênh Tây Nam và xây dựng trạm bơm nước mưa Vĩnh Niệm.
*) Thoát nước thải :
- Hệ thống cống thu gom nước thải là hệ thống cống chung với nước mưa, nước thải chưa được xử lý và thoát vào hệ thống kênh, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Dự án xây dựng khu xử lý nước thải Vĩnh Niệm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiện nay dự án triển khai nhưng còn chậm.
 *) Cấp nước:
- Đường ống phân phối: tận dụng một số đường ống chuyên tải cũ chuyển sang thành hệ thống đường ống phân phối (400 đường Tô Hiệu, 400 đường Lạch Tray, 300 đường Hồ Sen,...) và cải tạo đường ống phân phối cũ (200 đường Miếu Hai Xã, đường Thiên Lôi...) và xây dựng một số đường ống phân phối mới vào các ngõ.
- Xây dựng đường ống cấp nước 700 trên đường Nguyễn Văn Linh, 300 đường Quán Nam, 150 đường Hào Khê,... 
*) Cấp điện:
- Xây dựng trạm biến áp 110/22kV Lê Chân cấp điện cho toàn quận. 
- Dần thống nhất một cấp điện trung áp 22kV trên địa bàn toàn quận. 
- Hạ ngầm lưới trung áp tại các phường Dư Hàng, Hàng Kênh, An Biên và một phần tại các phường Trần Nguyên Hãn, Kênh Dương, Vĩnh Niệm, Nghĩa Xá.   
3.3.2. Đánh giá tổng hợp:
a. Ưu điểm:
- Quận Lê Chân đã được hình thành nhiều năm, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ (trong khu vực cũ).
- Tiếp cận với nhiều đầu mối giao thông đối ngoại (bến xe, quốc lộ 5)
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phát triển trong tương lai.
- Quận Lê Chân là 1 trong 3 quận trung tâm thành phố, có hệ thống mặt nước phong phú, đan xen trong đô thị Quận, đảm bảo tiêu thoát nước.
- Người dân có truyền thống cần cù thoáng đạt và đấu tranh anh dũng. (Vùng đất của nữ tướng Lê Chân). 
b. Nhược điểm:
- Quận Lê Chân được hình thành trên cơ sở 2 vùng (cũ và mới). Vùng cũ hạ tầng không đảm bảo phát triển với tốc độ đô thị hóa như hiện nay. Vùng mới là vùng được hình thành từ làng xã cũ, dân cư phát triển tự phát theo các đường liên thôn, xã cũ hạ tầng không đồng bộ.
- Hạ tầng xã hội chỉ mới tập trung tại vùng đô thị cũ.
- Tổng thể đô thị quận chủ yếu là nhà ở  thấp tầng, mật độ rất cao. Khó có khả năng mở rộng đường giao thông cũng như hệ thống kỹ thuật phục vụ dân sinh.
c. Cơ hội:
- Lợi thế về vị trí địa lý( nằm trong khu vực trung tâm thành phố) sẽ là yếu tố cạnh tranh với các khu vực khác.
- Phát triển đô thị trên cơ sở tạo dựng khai thác đặc điểm cảnh quan các dòng sông, kênh mương, hồ điều hòa.
- Khai thác triệt để trục không gian chính đường Hồ Sen- Cầu Rào 2 để tạo dựng không gian cao tầng làm điểm nhấn cho toàn quận.
- Có quỹ đất phát triển trong khu vực đô thị cũ do di chuyển một số cơ sở sản xuất.
d. Thách thức:
- Phát triển đô thị nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái mặt nước.
- Phát triển không gian xây dựng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến dân cư trong khu vực đô thị cũ.
- Việc di chuyển các cơ sở sản xuất trong khu đô thị cũ sẽ gặp vấn đề về nguồn kinh phí cũng như quan điểm khai thác sử dụng
 
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT
4.1. Quan điểm quy hoạch - xác lập các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
4.1.1. Quan điểm quy hoạch: 
a/ Nguyên tắc
- Cụ thể hóa Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ- TTg ngày 16/9/2009.  
- Kết hợp các quy hoạch trước đó.
- Có trọng điểm và thứ tự ưu tiên.
- Cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ.
b/ Yêu cầu:
- Đồng bộ hiện đại, phù hợp với quy hoạch chung Thành Phố.
- Kế thừa và phát triển, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Di tích lịch sử tôn giáo, kiến trúc có giá trị được tôn tạo và bảo vệ.
- Đảm bảo quốc phòng an ninh. 
- Nghĩa địa tập trung và hạn chế phát triển.
4.1.2. Các quy hoạch liên quan đối với điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Lê Chân:
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng.
- Quy hoạch chi tiết các dự án lớn đã và đang triển khai: Khu đô thị trục đường Hồ sen - Cầu  Rào 2, Đồ án QHCT phường Dư Hàng Kênh, Kênh Dương, Vĩnh Niệm, tỷ lê: 1/500, trục đường nối đường Lạch Tray đến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 
4.2. Tính chất đô thị
- Là trung tâm hành chính chính trị, y tế, thương mại, du lịch và dịch vụ của thành phố và quận. Là trung tâm giáo dục cấp vùng
- Là khu đô thị loại 1, có vị trí quan trọng về anh ninh quốc phòng.
4.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Căn cứ vào nhiệm vụ và quy định của đô thị loại 1 lựa chọn các chỉ tiêu áp dụng vào quy hoạch như sau:
 
 
Bảng 9 - các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản
STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ TÍNH CHỈ TIÊU
A CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT
I Đất dân dụng m2/ng 48
1 Đất đơn vị ở m2/ng 25
2 Đất công cộng  m2/người 5
     Hành chính (Đảng chính quyền, Nội chính, kinh tế, tổ chức xã hội...)  ha/công trình 0,5 - 2
     Ytế (phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh) m2/trạm 3000
     Văn hoá (thư viện, bảo tàng, triển lãm, nhà hát, cung văn hóa, cung thiếu nhi) ha/công trình 0,5 - 1
     Chợ - TT thương mại ha/công trình 0,8
     Giáo dục (trường PTTH, Dạy nghề) chỗ/1000 người 40
m2/chỗ 15
3 Đất cây xanh - TDTT m2/người 3-5
II Đất đơn vị ở m2/ng 8 - 50
1 Đất ở
2 Đất công cộng 
    Hành chính (UBND phường, công an) ha/công trình 0,7
   Y tế ha/công trình 0,2
   Nhà Văn hóa ha/công trình 0,3
   Chợ ha/công trình 0,2
   Trường tiểu học chỗ/1000 người 40
m2/chỗ 15
   Trường THCS chỗ/1000 người 55
m2/chỗ 15
3 Đất cây xanh - sân chơi m2/ng >2
B HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1 Đất giao thông %đất XD đô thị ≥18
2 Cấp nước sinh hoạt l/người/ngày đêm 180
3 Cao độ san nền( cao độ Hải Đồ) m +4,2- +4,5
4 Thoát nước bẩn sinh hoạt % (Chỉ tiêu cấp nước) 100
5 Rác thải kg/người/ngày đêm 1,3
6 Cấp điện sinh hoạt w/người 700
7 Cấp điện công cộng w/ người 280
 
4.4. Xác định quy mô dân số và đất đai:
4.4.1. Xác định dân số theo phương pháp sức chứa
- Phương pháp xác định: xác định dân số theo phương pháp sức chứa
- Tổng diện tích toàn quận: 1.270 ha
- Căn cứ đồ án điều chỉnh QHC vừa được Thủ tướng phê duyệt.
- Xác định quy mô đất ngoài dân dụng: 240,12 ha
Bảng 10 - Bảng tổng hợp đất ngoài dân dụng
STT ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG 240,12
1 ĐẤT CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ 72,85
2 MẶT NƯỚC 132,93
3 ĐẤT KỸ THUẬT ĐẦU MỐI 17,96
4 ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO 9,14
5 ĐẤT QUÂN SỰ 7,24
 
- Đất dân dụng: 1029,88 ha.
- Áp chỉ tiêu đất dân dụng cho khu vực đô thị cũ theo đồ án điều chỉnh QHC là 60 m2/người. Dân số tính toán theo phương pháp này là: 171.646 người.
4.4.2. Xác định theo phương pháp tăng tự nhiên và cơ học
Tính toán dân số: ( dân số hiện trạng: 200.700 người) 
Tăng tự nhiên: 5.300 người 
- Tăng cơ học: 17.000 người 
- Dân số tính toán: 223.000người 
4.4.3. Lựa chọn quy mô dân số:
- Quy mô đất dân dụng: 1029,88 ha
- Quy mô dân số: 223.000 tương đương 46 m2/ người 
4.5. Quy hoạch cơ cấu và phân khu chức năng:
4.5.1. Lựa chọn mô hình cơ cấu:
- Chọn chỉ tiêu quy mô cấp Quận tương đương cấp khu đô thị.
- Trung tâm công cộng, dịch vụ cấp Quận.
- Trung tâm thương mại tập trung tại các trục đường chính.
- Phân chia khu vực nghiên cứu thành các đơn vị ở:
+ Kết hợp nguyên tắc cơ cấu từ bậc - phi tầng bậc.
+ Lấy trường học làm trung tâm phục vụ cho đơn vị ở, bán kính phục vụ 500m.
+ Trung tâm hành chính, ytế, giáo dục phân theo các đơn vị ở.
4.5.2. Các phương án cơ cấu phân khu chức năng:
a. Phương án 1:
Tuân thủ Quy hoạch chi tiết 3 phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương đã được phê duyệt và Quy hoạch chi quận Lê Chân đã được phê duyệt.
* Nội dung cụ thể: 
- Toàn bộ ranh giới Quận được chia làm 2 khu vực: 
+ Khu đô thị cũ phía trên đường bao Nguyễn Văn Linh ( chủ yếu là chỉnh trang cải tạo để nâng cao chất lượng sống cho người dân)
+ Khu ở mới phía đưới đường bao Nguyễn Văn Linh ( xây dựng các khu ở mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan kiến trúc trên các trục đường mới).
- Trung tâm công cộng, dịch vụ cấp Quận tập trung tại trục đường Hồ Sen -Cầu Rào 2. Trung tâm hành chính quận chuyển về phường Vĩnh Niệm. 
- Trung tâm công cộng cấp Thành phố phát triển tại trục đường Lạch Tray
- Khu cây xanh – TDTT: 
+ Cây xanh thể dục thể thao được bố trí tập trung(cấp đô thị), khu vực hồ điều hòa Đôn Nghĩa và đan xen trong các đơn vị ở
+ Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray
+ Cây xanh cách ly khu nghĩa trang, công trình kỹ thuật đầu mối.
+ Cây xanh phòng hộ ngoài đê sông Lạch Tray
- Đất công nghiệp, kho tàng: chuyển đổi sang đất dân dụng( ở, công cộng,cây xanh), trong đó ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, chợ) tại các khu vực có tỷ lệ đất công cộng khu ở thấp. 
- Khu nghĩa trang: + Trước mắt không phát triển mở rộng, trồng cây xanh cách ly
      + Lâu dài: di chuyển về nghĩa trang tập trung của thành phố.
- Hệ thống giao thông trên cơ sở quy hoạch chi tiết quận Lê Chân, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt, xác định các trục giao thông chính đô thị. Mạng giao thông khu vực và nội bộ được quy hoạch dựa trên mạng giao thông hiện trạng, nâng cấp mở rộng và đấu nối hệ thống ngõ ngách với đường giao thông chính , tạo mạng giao thông hoàn chỉnh. Các trục đường được nghiên cứu tổ chức trên cơ sở khai thác các quỹ đất trống để đảm bảo phát triển bền vững không gây xáo trộn các khu dân cư. Hệ thống giao thông kết hợp với cây xanh, mặt nước tạo thành các trục không gian mở cho đô thị
* Ưu điểm:
- Kế thừa các quy hoạch chi tiết trước đó.
- Phân khu chức năng rõ ràng, kết hợp được các yếu tố hiện trạng và phát triển mới
- Đảm bảo phát triển ổn định.
- Phù hợp với điều kiện kinh tế 
- Đền bù di chuyển ít
- Phát triển đô thị trên cơ sở khai thác địa hình, tiềm năng đồng thời không ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển các khu dân cư, dự án lớn.
* Nhược điểm:
- Mạng giao thông giao cắt tạo các góc chéo ( tận dụng mạng giao thông hiện trạng). 
- Cây xanh sân chơi trong các khu ở cũ còn thiếu.
b. Phương án 2: 
Khu vực trung tâm quận trên cơ sở tuân thủ theo đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt, bổ sung các chỉ tiêu đô thị loại 1, định hướng phát triển các không gian công cộng, dịch vụ đô thị, các khu dân cư cũ và mới.
Hình thành các tuyến giao thông mới theo các hướng: Bắc- Nam, Đông- Tây
- Khu cây xanh – TDTT: 
+ Cây xanh thể dục thể thao được bố trí đan xen trong các đơn vị ở
+ Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray
+ Cây xanh cách ly khu nghĩa trang, công trình kỹ thuật đầu mối.
+ Cây xanh phòng hộ ngoài đê sông Lạch Tray
+ Khu cây xanh công viên tập trung tại hồ Dư Hàng
- Đất công nghiệp , kho tàng : chuyển đổi sang đất dân dụng trong đó ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, chợ…) tại các khu vực có tỷ lệ đất công cộng khu ở thấp.
- Hệ thống giao thông:
+ Giao thông chính: kế thừa quy hoạch chung 
+ Giao thông khu vực bố trí các tuyến giao thông mới theo ô cờ kết hợp đường nội bộ trong khu nhà.
Hình thành các khu ở mới tai các trục đường chính, kết hợp với công trình dịch vụ công cộng tạo điểm nhấn đô thị
* Ưu điểm:
- Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050.
- Tạo ra hệ thống giao thông đô thị mạch lạc.
* Nhược điểm:  
- Phải đền bù di chuyển nhiều. 
c. Phương án 3: 
Khu vực trung tâm quận được bố trí phía Nam đường bao Nguyễn Văn Linh nằm tiếp giáp với đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.
- Chuyển vị trí các trụ sở ( Toà án nhân dân quận Lê Chân, Thi hành án quận Lê Chân,Công an quận Lê Chân...) vào tuyến sau để ưu tiên dành quỹ đất mặt đường để xây dựng các khu nhà ở kết hợp dịch vụ, quy mô cao tầng tạo điểm nhấn đô thị.
- Khu cây xanh – TDTT: 
+ Cây xanh thể dục thể thao được bố trí đan xen trong các đơn vị ở
+ Cây xanh không gian trống phát triển dọc sông Lạch Tray
+ Khu cây xanh công viên tập trung tại hồ Dư Hàng
- Đất công nghiệp , kho tàng : chuyển đổi sang đất dân dụng: ở, công cộng,cây xanh, trong đó ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, chợ…) tại các khu vực có tỷ lệ đất công cộng khu ở thấp.
- Hệ thống giao thông:
Hình thành các tuyến giao thông mới theo các hướng: Bắc- Nam, Đông- Tây
+ Mở rộng ngõ 85 đường Hàng Kênh thành đường giao thông có mặt cắt 13,5m
+ Giao thông chính: kế thừa quy hoạch chung 
+ Giao thông khu vực bố trí các tuyến giao thông dựa trên mạng giao thông hiện trạng. 
Hình thành các khu ở mới tai các trục đường chính, kết hợp với công trình dịch vụ công cộng tạo điểm nhấn đô thị.
- Khu nghĩa trang: 
+ Trước mắt không phát triển mở rộng
 + Lâu dài: các khu nghĩa trang nhỏ lẻ tập trung về nghĩa trang thành phố. Đất nghĩa trang hiện tại chuyến đổi thành đất cây xanh.
* Ưu điểm:
- Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050.
- Tạo ra hệ thống giao thông đô thị mạch lạc.
- Cơ cấu sử dụng đất hợp lý, tạo được nhiều điểm nhấn không gian quan trọng.
* Nhược điểm:  
- Phải đền bù di chuyển nhiều. 
d. Lựa chọn phương án:
Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm, lựa chọn phương án 3 là phương án chọn để triển khai quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan. 
4.6. Quy hoạch sử dụng đất tổng thể:
4.6.1. Cấu trúc đô thị:
Quận Lê Chân được chia thành các khu chức năng chính như sau:
- Khu đô thị cũ: nằm phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh.
- Khu đô thị mới: nằm phía Nam đường Nguyễn Văn Linh và phần lớn diện tích nằm trong phạm vi khu đô thị mới Hồ Sen – Cầu Rào 2 và khu đô thị Quan Nam.
- Khu trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa... được bố trí tại nút giao giữa được Nguyễn Văn Linh và đường Hồ Sen - Cầu Rào 2.
- Khu trung tâm dịch vụ thương mại nằm dọc theo trục đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.
- Khu trung tâm cây xanh, cảnh quan mặt nước nằm ven sông Lạch Tray, tập trung chủ yếu tại khu vực phường Vĩnh Niệm.
Bảng 11 - Bảng cân bằng đất  
STT LOẠI ĐẤT  DIỆN TÍCH (HA) TỶ LỆ (%)
A ĐẤT DÂN DỤNG 1088,33 85,70
1 ĐẤT Ở 565,12 44,50
Đất ở hiện trạng đô thị hóa 424,07 33,39
Đất ở phát triển mới 141,05 11,11
2 ĐẤT CÔNG CỘNG 62,30 4,91
Đất công cộng cấp khu ở (cấp quận) 30,27 2,38
Đất công cộng cấp đơn vị ở 32,03 2,52
3 ĐẤT Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ 38,94 3,07
4 ĐẤT CÂY XANH TDTT 112,5 8,86
Cây xanh đô thị 83,71 6,59
Cây xanh khu ở 28,79 2,27
5 GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ BÃI ĐỖ XE 309,5 24,37
B ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG 181,67 14,30
1 ĐẤT CÔNG CỘNG CẤP THÀNH PHỐ 74,36 5,86
2 MẶT NỚC 72,87 5,74
3 ĐẤT KỸ THUẬT ĐẦU MỐI 17,95 1,41
4 ĐẤT CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO, LỊCH SỬ 9,25 0,73
5 ĐẤT QUÂN SỰ 7,24 0,57
C TỔNG 1270,0 100,00
 
4.6.2.Quy hoạch đất dân dụng:
- Đất ở:
 Các khu ở cũ:  cải tạo chỉnh trang các khu ở cũ,nâng cao chất lượng sống cho người dân.( mở các ngõ hiện trạng, tăng cường cây xanh  sân chơi, đấu nối hệ thống hạ tầng)
Các khu ở mới: nhà ở: hình thành các khu ở mới, Xây dựng các khu chung cư tái định cư. tạo cảnh quan và điểm nhấn các trục đường. 
Bố trí cây xanh tại các điểm dân cư cửa ngõ của thành phố ( chân cầu An Đồng, An Dương, Cầu Quay, cầu Niệm)
Các khu ở kết hợp thương mại - dịch vụ: Được chuyển đổi từ phần lớn đất công nghiệp.
- Công cộng:
+ Hành chính: chuyển trung tâm hành chính quận về phía Nam đường bao Nguyễn Văn Linh nằm tiếp giáp với trục đường Hồ Sen Cầu Rào 2, chuyến đổi chức năng trung tâm hành chính cũ  sang đất dịch vụ công cộng.
+ Y tế: Dự kiến bố trí trung tâm y tế quận về phường Vĩnh Niệm đảm bảo quy mô, yêu cầu.
+ Giáo dục: Xây dựng trường dạy nghề phía sau trung tâm hành chính quận,  bổ sung thêm diện tích trường cấp 3 Lê Chân, tăng cường nhà trẻ , mẫu giáo . 
+ Dịch vụ tăng cường ở các trục đường: Hồ Sen Cầu Rào 2, đường bao Nguyễn Văn Linh, đường World Bank.
- Cây xanh: cây xanh tập trung được bố trí tại hồ Đôn Nghĩa. Kết hợp mặt nước sông Lạch Tray. Bổ sung cây xanh trong các khu ở, cây xanh phân bố đều trong các khu ở, cây xanh kết hợp với các điểm vui chơi giải trí, TDTT. Bố trí cây xanh kết hợp với mặt nước ( hồ điều hoà, sông Lạch Tray) tạo không gian cây xanh mặt nước hài hoà với cảnh quan đô thị. Quy hoạch mới hồ điều hòa Đôn Nghĩa.
4.6.3. Quy hoạch hệ thống ngoài dân dụng:
- Công nghiệp chuyển đổi chức năng sang đất dân dụng (nhà ở, công cộng, thương mại dịch vụ, đất ở kết hợp thương mại - dịch vụ...) trong đó ưu tiên bố trí các công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, chợ...) tại các khu vực có tỷ lệ đất công cộng khu ở thấp.
- Giao thông đối ngoại: tuyến đường Nguyễn Văn Linh; nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt đạt khổ 1.435mm, đoạn qua quận tuyến được quy hoạch đi trên cao.
- Di tích tôn giáo: Tôn tạo.
- Khai thác đất hoang hóa.
4.7. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo từng lô đất:
(Bảng phụ lục 12a - 12b)
4.8. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan:
4.8.1. Ý tưởng quy hoạch không gian:
-  Chiều cao không gian giảm dần từ trung tâm ra ngoại vi, trục không gian chính là trục đường Hồ Sen Cầu Rào 2.
- Dọc trục đường Hồ Sen Cầu Rào 2 mật độ không gian thưa dần và kết thúc là không gian mở Hồ Đôn Nghĩa.
4.8.2. Bố trí không gian kiến trúc cảnh quan:
- Kiến trúc cao tầng (dịch vụ thương mại, nhà ở cao tầng): bố trí dọc trục Hồ Sen Cầu Rào 2, đường bao Nguyễn Văn Linh, đường  World Bank có tầng cao từ 9-25 tầng.
- Kiến trúc thấp tầng: 
+ Dân cư phát triển mới: Kiến trúc hiện đại
+ Dân cư cũ: Chỉnh trang, cải tạo, mở rộng các ngõ xóm để đảm bảo giao thông.
        + Cây xanh công viên Hồ Đôn Nghĩa:
+ Cây xanh cách ly khu nghĩa trang, khu kỹ thuật đầu mối, cây xanh phòng hộ đê sông Lạch Tray.
+ Mở không gian hướng ra sông Lạch Tray. 
V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ:
5.1. Xác định các chỉ tiêu khống chế khoảng lùi:
Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng 2.5.
Bảng 13: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề  rộng  lộ  giới  đường và  chiều cao xây dựng  công  trình 
                       Chiều cao xõy dựng                                             cụng trỡnh (m)
Lộ giới 
đường tiếp 
giáp với lô đất xây dựng 
cụng trỡnh (m) ≤16 19 22 25  28
< 19 0 0 3 4 6
19  < 22 0 0 0 3 6
22  < 25 0 0 0 0 6
 25 0 0 0 0 6
Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình  và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè).  
 
5.2. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm, dọc các trục đường chính, các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn
5.2.1 Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm:
- Khu vực trung tâm của quận Lê Chân được xác định là khu vực trung tâm hành chính mới của quận tại giao lộ giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường Hồ Sen - Cầu Rào II.
- Khu vực trung tâm là khu vực xây dựng mới, được thiết kế đồng bộ và hài hòa với cảnh quan kiến trúc của Khu đô thị mới Hồ Sen - Cầu Rào II. 
- Các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, chiều cao công trình và tỷ lệ cây xanh được quy định cụ thể trong bản vẽ thiết kế đô thị.
5.2.2 Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính:
- Các trục đường chính trong khu vực được xác định là:
+ Trục đường Hồ Sen - Cầu Rào II.
+ Trục đường Nguyễn Văn Linh.
+ Trục đường Trục chính đô thị (World Bank).
+ Trục đường Nguyễn Đức Cảnh.
+ Trục đường Lạch Tray.
+ Trục đường Trần Nguyên Hãn.
- Các công trình được bố trí trên tuyến đường này chủ yếu là các công trình đa chức năng, hợp khối, hình thức kiến trúc hiện đại, tránh sử dụng ngôn ngữ kiến trúc rườm rà và sao chép các hình thức kiến trúc cổ điển.
- Cây xanh hai bên đường được bố trí là loại cây xanh mang đặc trưng của Hải Phòng, chủ yếu là Phượng, Bằng Lăng, Muồng, Điệp vừa tạo bóng mát, vừa ra hoa theo mùa tạo cảnh quan đẹp cho các tuyến đường.
- Khu vực dọc sông Lạch Tray tổ chức hình thức siêu đê, tạo các không gian xanh dọc theo bờ sông. Các cầu qua sông được thiết kế với kết cấu nhẹ nhàng, khuyến khích sử dụng hình thức cầu dây treo kết hợp chiếu sáng nghệ thuật.
5.2.3 Các khu vực không gian mở:
- Khu vực không gian mở của quận Lê Chân chủ yếu bố trí dọc theo khu vực sông Lạch Tray, phía Nam của Quận.
- Các khu vực không gian mở được bố trí ven sông Lạch Tray, xung quanh hồ Đôn Nghĩa là các khu cây xanh mặt nước, quảng trường kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
- Các khu vực này bố trí một số công trình dịch vụ và thể dục thể thao thấp tầng với mật độ tháp, tạo các không gian thoáng đãng cải thiện điều kiện môi trường toàn quận.
- Tại khu vực các nút giao thông chính bố trí các công trình hợp khối, đa chức năng tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị.
5.2.4 Các công trình điểm nhấn:
- Các công trình điểm nhấn của quận Lê Chân được xác định là các công trình cao tầng dọc theo trục đường Hồ Sen - Cầu Rào II.
- Các công trình này được thiết kế hợp khối, cao tầng, ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và có khoàng lùi lớn kết hợp khu vực không gian mở ven sông taoh một hình bóng đô thị văn minh, hiện đại.
5.2.5 Các khu vực ô phố:
a. Nội dung chỉnh trang vùng đô thị cũ: 
* Nhà ở:
- Cải tạo chỉnh trang các khu nhà chung cư cũ( Lâm Tường, An dương, Cột Đèn, Đồng Bún ) giải toả các công trình lấn chiếm để xây dựng các vườn hoa, cây xanh sân chơi, cải tạo các khu nhà đảm bảo kiến trúc cảnh quan khu vực tạo bộ mặt đô thị.
- Chuyển đổi chức năng các cơ sở sản xuất trên địa bàn quận sang đất ở ( công ty giầy da HP, hợp tác xã Toàn Thắng – phường Hàng Kênh, công ty Bao Bì HP – phường Trần Nguyên Hãn)
-  Các khu nhà ở xây dựng dọc theo các tuyến phố cũ: (Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Đức Cảnh, Lạch Tray, Tôn Đức Thắng …) Quy định  tầng cao xây dưng, chỉ giới xây dựng, mầu sắc và hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung toàn khu vực.
*Khu ở kết hợp thương mại - dịch vụ:
- Xây mới các khu ở kết hợp với dịch vụ thương mại theo các quy định chung về quy hoạch.
*Công trình công cộng:
- Cải tạo chỉnh trang các công trình đã xuống cấp,bổ  sung xây mới các công trình tiện ích công cộng:trường học nhà trẻ, các trạm y tế , chợ dân sinh (tận dụng quỹ đất trống, các khu nhà ở lấn chiếm xây dựng mật độ thấp, quỹ đất khi chuyển đổi chức năng các xí nghiệp sản xuất trên địa bàn quận : công ty cp cơ khí chế tạo phường Trại Cau, công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng). Các công trình giáo dục khi xây dựng mới phải đảm bảo các tiêu trí trường chuẩn quốc gia. Các công trình công cộng khác khi xây dựng phải tuân theo các quy định chung về quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị (tối thiểu đạt 50% so với chỉ tiêu sử dụng đất tương ứng của các khu vực xây dựng mới)
* Cây xanh:
- Bổ sung đất cây xanh trong các khu ở cũ để tạo sân chơi không gian trống (tận dụng quỹ đất khi xây dựng các khu chung cư cao tầng, và quỹ đất khi chuyển đổi chức năng các xí nghiệp sản xuất)
- Xây dựng cây xanh vườn hoa tại các điểm cửa ngõ của thành phố: chân cầu An Dương , An Đồng, Cầu quay, Cầu Niệm , trồng các loại cây có mầu sắc đẹp tạo không gian ấn tượng cho khu vực cửa ngõ.
- Cây xanh kết hợp với hệ thống kênh, mương,sông, hồ tạo không gian đặc trưng của một  thành phố ven biển.
* Hệ thống hạ tâng kỹ thuật:
Mở rộng các ngõ hiện trạng( tối thiểu = 4m) ,đấu nối mạng lưới giao thông tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, hợp lý đi lại thuận tiện. Đấu nối hệ thống hạ tầng, Nâng cao điều kiện sỗng của người dân trên địa bàn quận.
b. Khu vực đô thị mới:
- Xây dựng khu vực đô thị mới Hồ Sen - Cầu Rào II theo hướng văn minh hiện đại, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
- Việc xây dựng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị khu đô thị đã được phê duyệt.
VI - QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
6.1. Quy hoạch hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của Quận được quy hoạch như sau:
6.1.1. Giao thông đối ngoại:
* Giao thông đường thuỷ: 
- Nâng cấp, cải tạo, nạo vét độ sâu luồng sông đào Hạ Lý, sông Lạch Tray đạt tiêu chuẩn sông cấp III. 
* Giao thông đường sắt:
- Đường sắt quốc gia: Nâng cấp đường sắt quốc gia thành đường đôi, khổ 1.435mm, lộ giới 10,5m, đoạn đường sắt đi qua địa bàn quận Lê Chân được đi trên cao để đảm bảo giao thông đô thị không bị ảnh hưởng mỗi khi có đoàn tầu chạy qua.
6.1.2. Giao thông đô thị : 
* Nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường đô thị hiện có: 
 
Stt Tên đường Chiều dài
(m) Lộ giới
(m) Chiều rộng đường(m)
Lòng đường
(m) Hè đường
hai bên(m)
1 Trần Nguyên Hãn(từ Nguyễn Đức Cảnh đến ngã tư An Dương) 1.315 25,0 15 10
Trần Nguyên Hãn(từ ngã tư An Dương đến cầu Niệm) 515 24 15 9
2 Nguyễn Đức Cảnh 1.522 25,0 11,0 9+5=14
3 Tô Hiệu 1.750 24,0 14 10
4 Tôn Đức Thắng 790 28,0 18 10
5 Đường Cầu Cáp 260 8,5 5,5 3
6 Đường Đông Trà 300 13 7 6
7 Đường Hai Bà Trưng 1.345 18,0 9 9
8 Hàng Kênh 904 15,0 9 6
9 Đường Lán Bè 1.022 18,0 10,5 7,5
10 Đường Lam Sơn 460 12,0 6 6
11 Đường Cát Cụt 495 12,0 6 6
12 Đường Mê Linh 500 13,0 7,0 6
13 Đường Dư Hàng 592 12 6 6
14 Đường Miếu Hai Xã 1460 13 7 6
15 Đường Lê Chân 214 11 6,0 5,0
16 Đường Đình Đông 685 13,5 7,5 6
17 Nguyễn Công Trứ 470 12 6,0 6,0
18 Nguyên Hồng 310 12 7,0 5
19 Đường Chùa Hàng 726 12 6 6
20 Đường Vũ Chí Thắng 1620 12 6 6
* Quy hoạch mới các tuyến đường:
- Đường Nguyễn Văn Linh: đây là tuyến đường quan trọng và nằm trong hệ thống đường trục đô thị của thành phố, chiều dài L=4.000m và được cải tạo, nâng cấp mở rộng đạt lộ giới 54,0m.
Lòng đường xe chạy chính         :  2x11,25m = 22,5m.
Dải phân cách ở giữa                  : 2,5m.
Đường gom khu vực                   :  2x6,0m = 12,0m.
Dải phân cách cho làn chính và làn khu vực: 2x1,5m = 3,0m.
Vỉa hè hai bên                             :   2x7,0m = 14,0m.
- Đường trục chính đô thị WB(đường vốn vay ngân hàng thế giới): đây là tuyến đường quan trọng kết nối Đông Tây đi qua huyện An Dương, quận Kiến An, quận Lê Chân và quận Hải An, điểm đầu xã Bắc Sơn, huyện An Dương(giao quốc lộ 10), điểu cuối phường Nam Hải, quận Hải An. Đoạn qua quận có chiều dài L=2.880m; lộ giới 50,5m 
Lòng đường xe chạy                    :  2x11,25m = 22,5m
Dải phân cách ở giữa                   :  2,0m
Đường gom khu vực                    : 2x6,0m = 12,0m
Dải phân cách cho làn chính và làn khu vực: 2x1,0m = 2,0m
Vỉa hè hai bên                             : 2x6,0m = 12,0m
- Đường Hồ Sen - Cầu Rào 2: đã làm xong đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Rào 2, lộ giới 46,0m. Xây dựng tiếp đoạn từ đường Tô Hiệu đến đường Nguyễn Văn Linh
+ Đoạn từ Tô Hiệu đến đường Cầu Quay - Lạch Tray, lộ giới 32,5m 
Lòng đường xe chạy                    : 2x11,25m = 22,50m
Vỉa hè hai bên                              : 2x5,0m = 10,0m
+ Đoạn từ đường Cầu Quay - Lạch Tray đến đường 25,0m, lộ giới 36,0m 
Lòng đường xe chạy                    : 2x11,5m = 23,0m
Dải phân cách                              : 3,0m
Vỉa hè hai bên                              : 2x5,0m = 10,0m
+ Đoạn còn lại đến đường Nguyễn Văn Linh giữ nguyên theo dự án.
- Đường Cầu Quay - Lạch Tray: đường trục chính đô thị theo hướng Đông Tây được xác định trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, tuyến kết nối khu vực trung tâm với phía Tây Bắc thành phố, cụ thể là kết nối quận Hồng Bàng với quận Lê Chân, tổng chiều dài tuyến qua Quận khoảng L= 3.200m. 
Mặt cắt ngang của đường như sau:
Lộ giới 35,0m 
Lòng đường xe chạy                    :   2x11,5m = 23,0m
Dải phân cách ở giữa                   :   2,0m
Vỉa hè hai bên                             :    2x5,0m = 10,0m
+ Ưu điểm: tạo ra sự kết nối thông suốt cửa ngõ Tây Bắc, quận Hồng Bàng với quận Lê Chân, tăng cường mạng lưới đường giao thông Đông Tây trên địa bàn quận . 
+ Nhược điểm: tuyến đi qua khu vực đô thị cũ, dân cư tập trung với mật độ cao. 
- Tuyến đường kết nối trung tâm thành phố với quận Kiến An thông qua cầu Đồng Hòa: điểm đầu kết nối với đường Cầu Quay-Lạch Tray, điểm cuối là cầu Đồng Hòa (cầu mới)
- Quy hoạch tuyến đường kết nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Lạch Tray: Điểm đầu ngã tư Quán Mau, điểm cuối ngã ba chợ Đôn Niệm, đoạn cuối của tuyến đi trùng với đường Thiên Lôi( đoạn này được nâng cấp và mở rộng đường đạt lộ giới 25,0m), tổng chiều dài của tuyến khoảng L= 2.800m, lộ giới 25,0m. 
Lòng đường xe chạy                    :   15,0m
Vỉa hè hai bên                             :    2x5,0m = 10,0m
+ Ưu điểm: tạo ra sự kết nối thông suốt quận Hải An với quận Lê Chân, tăng cường mạng lưới đường giao thông Đông Tây, kết nối hai tuyến đường trục chính là đường Lạch Tray và đường Trần Nguyên Hãn với nhau.  
+ Nhược điểm: tuyến đi qua khu vực đô thị cũ, dân cư tập trung với mật độ cao.
- Đường 30,0m: (gồm hai tuyến): tuyến thứ nhất từ đường Nguyễn Văn Linh theo hướng tây bắc-đông nam, điểm cuối là hồ điều hòa Đôn Nghĩa; tuyến thứ hai từ đường Nguyễn Văn Linh theo hướng đông bắc-tây nam điểm cuối là trạm xử lý Vĩnh Niệm, mặt cắt đường như sau:
Lòng đường xe chạy                    :   2x7,5m = 15,0m
Dải phân cách ở giữa                   :   5,0m
Vỉa hè hai bên                             :  2x5,0m = 10,0m
- Đường Quán Nam: điểm đầu là đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối là đường trục chính đô thị, chiều dài khoảng L= 1.090m, lộ giới 25,0m
Lòng đường xe chạy                   :   15,0m
Vỉa hè hai bên                             :   2x5,0m = 10,0m
- Đường từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh lộ giới 18,0m
Lòng đường                                 :  7,5m 
Vỉa hè hai bên                              :   2x5,25m = 10,5m
- Đường ven sông Lạch Tray: tuyến đường cảnh quan ven sông Lạch Tray chạy uốn lượn theo tuyến đê tả sông Lạch Tray, điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối giao với đường Hồ Sen- Cầu Rào 2, chiều dài khoảng L= 5.070m, lộ giới 32,5m. 
Lòng đường                                 :  2x10,5= 21,0m 
Dải phân cách ở giữa                    :  1,5m
Vỉa hè hai bên                              :  2x5,0m = 10,0m
- Mở rộng ngõ số 89 đường Hàng Kênh đạt lộ giới 13,5m (lòng đường 7,5m; hè đường hai bên 2x3m= 6,0m). Kết nối đường Lạch Tray với đường Hàng Kênh.
- Tuyến kênh nối từ kênh hồ Sen đến kênh An Kim Hải: đoạn kênh còn lại được lấp đi để xây dựng đường giao thông nhằm tăng cường mạng lưới giao thông khu vực này, kết nối đường Hồ Sen với đường Chợ Hàng (vị trí gần xí nghiệp giầy HUAJIAN), lộ giới đường 13m lòng đường 7m, hè đường hai bên 2x3 =6m.   
- Ngoài ra có các đường lộ giới từ 12,0m đến 20,0m được thể hiện trong bản đồ quy hoạch giao thông
* Quy hoạch các công trình vượt sông:
- Công trình vượt sông đào Hạ Lý:
+ Khu vực cầu Quay(cụm cầu): 
Nâng cấp cải tạo cầu đường sắt hiện có
Xây mới cầu đường bộ nằm trên tuyến đường huyết mạch kết nối quận Hồng Bàng với quận Lê Chân.
+ Cải tạo, nâng cấp cầu An Dương: nằm trên tuyến đường Tôn Đức Thắng kết nối huyện An Dương với quận Lê Chân.
+ Cải tạo, nâng cấp cầu An Đồng: nằm trên tuyến đường huyết mạch Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5).
- Công trình vượt sông Lạch Tray:
+ Cải tạo, nâng cấp cầu Niệm: nằm trên tuyến đường huyết mạch đường huyết mạch kết nối quận Lê Chân với quận Kiến An, huyện An Lão và huyện Tiên Lãng.
+ Quy hoạch mới cầu Niệm 2: cầu nằm trên tuyến đường trục chính đô thị ( đường WB), kết nối quốc lộ 10 với cảng Chùa Vẽ và cảng Đình Vũ. 
+ Quy hoạch cầu Đồng Hòa: được kết nối từ đường Nguyễn Văn Linh với đường trục chính đô thị và đường vành đai 3. 
 + Quy hoạch cầu qua hồ Đôn Nghĩa: nhằm tằng cường kết nối quận Lê Chân với quận Dương Kinh thông qua đường trục chính của phường Vĩnh Niệm và đường trục chính của quận Dương Kinh (đường 50,5m).
* Các nút giao thông:
- Cải tạo mở rộng nút giao thông chợ Cột Đèn, ngã tư An Dương, nút ngã ba chợ Đôn Niệm, nút ngã ba đường Hàng Kênh với đường Tô Hiệu, …
- Cải tạo nút đầu cầu Quay.
- Xây dựng mới nút đầu cầu Niệm, nút giao đường Trần Nguyên Hãn với đường cầu Quay - Lạch Tray, nút giao đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 với đường Tô Hiệu. 
- Xây dựng mới nút giao đường Nguyễn Văn Linh với đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, nút giao đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 với đường trục chính đô thị(đường WB), nút giao đường trục chính của phường Vĩnh Niệm và đường trục chính đô thị (đường WB),...
* Bãi đỗ xe ô tô:
- Trên toàn địa bàn quận Lê Chân bố trí các điểm đỗ xe với tổng diện tích là: S=82.065m2. 
- Theo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Giao thông Vận tải đường sắt, đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhu cầu bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn quận Lê Chân đến năm 2020 khoảng 20,63 ha; đến năm 2030 khoảng 47,17ha. Như vậy, để đảm bảo đủ bãi đỗ xe cho các phương tiện giao thông, các bãi đỗ xe ngoài trời phải xây dựng ngầm, cao tầng. Khuyến khích các dự án xây dựng các công trình công cộng, các khu thương mại, nhà ở cao tầng phải xây bãi đỗ xe ngầm, cao tầng. 
Bảng thống kê số lượng
TT Tên công trình Số lượng  Đơn vị
1 Đường bê tông nhựa 602.560 m2
2 Hè lát gạch block 395.632 m2
3 Bó vỉa + đan rãnh 181.560 md
4 Cây xanh 16.746 Cây
5 Thảm cỏ + cây bụi 16.261 m2
6 Bãi đỗ xe 82.065 m2
6.1.3. Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng:
a. Sự cần thiết của hệ thống giao thông công cộng:
- Tiết kiệm năng lượng đang dần trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn thế giới. Theo đó, trong các giai đoạn phát triển của đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vừa đảm bảo không làm huỷ hoại môi trường vừa đáp ứng được yêu cầu giao thông vận tải là một công việc có ý nghĩa xã hội rất lớn.
b. Những phương tiện giao thông công cộng có thể áp dụng trong hệ thống giao thông thành phố: 
- Hiện nay, với tư cách là phương tiện giao thông vừa tiết kiệm năng lượng vừa không gây hủy hoại môi trường tự nhiên, những phương tiện giao thông đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong hệ thống giao thông đô thị của mình gồm có:
Xe buýt chạy tuyến chuyên dụng
Ôtô điện
Xe điện hạng nhẹ LRT (Light Rail Transit)/Tram
AGT (Automated Guideway Transit)
Xe điện trên không Monorail
Đường sắt
Tàu điện ngầm
c. Lựa chọn phương thức vận tải công cộng.
- Nguyên tắc lựa chọn phương thức vận tải công cộng:
Việc lựa chọn phương thức vận tải hành khách của thành phố được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Tận dụng hoặc kết hợp với các hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có nhằm giảm bớt chi phí đầu tư.
+ Phù hợp với khả năng tài chính cho việc đầu tư các hạ tầng kỹ thuật, thiết bị,..
+ Phù hợp với khả năng đáp ứng của mạng lưới đường giao thông, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai của người dân.
+ Loại hình vận tải phải thoả mãn các tiêu chí: hiện đại, được sử dụng phổ biến ở các thành phố trên thế giới và có thể phát triển đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách đô thị trong tương lai.
- Lựa chọn phương thức vận tải công cộng: áp dụng phương thức vận tải cho đô thị Hải Phòng nói chung và quận Lê Chân nói riêng gồm
+ Đường sắt đô thị:
Trong những năm gần đây, hiện tượng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên và có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân do phương tiện giao thông cá nhân ngày càng tăng nhanh. Tình trạng này dẫn đến trật tự an toàn giao thông rất phức tạp, tai nạn giao thông gia tăng, chi phí vô ích do thời gian lưu thông trên đường gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Xây dựng mạng lưới vận tải bằng đường sắt đô thị với ưu điểm hơn hẳn một số phương tiện vận tải khác trong thành phố: như năng lực chuyên chở cao, tốc độ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn, diện tích chiếm dụng đất ít và đang là xu thế phát triển của các nước đang phát triển.
Về lâu dài, khi thành phố phát triển, việc xây dựng đường sắt đô thị là cần thiết và cấp bách. Do vậy, trong đồ án quy hoạch chi tiết quận Lê Chân, đề xuất tuyến đường sắt đô thị cho thành phố nói chung cũng như quận Lê Chân nói riêng (theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
+ Ô tô buýt:
Từ những kinh nghiệm của các thành phố lớn trên thế giới, các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng phổ biến đang được sử dụng cho các thành phố trong nước và trên thế giới là các loại xe ô tô buýt và các loại tàu dùng trong đường sắt đô thị. Xe buýt là loại phương tiện chở khách có ưu điểm như cơ động, thuận tiện, chi phí vận hành, khấu hao là thấp nhất so với các loại vận tải khác. Hầu như các thành phố trên thế giới đều dùng xe buýt để vận chuyển hành khách trong đô thị, ở những nước có mạng lưới giao thông đường bộ phát triển, mật độ dân số không cao, ở những tuyến có luồng vận tải không lớn đã tổ chức các tuyến chạy riêng hoặc kết hợp chạy chung cùng làn xe tải. ở các nước phát triển có nhiều loại hình vận tải hành khách như xe điện ngầm, đường sắt đô thị nhưng không thể thiếu phương tiện xe buýt. Xe buýt ngày càng được cải tiến đáp ứng các yêu cầu cao như tiện nghi, thoải mái, ít ô nhiễm môi trường... Đây được xác định là loại phương tiện vận tải hành khách công cộng của thành phố.
Bảng so sánh các phương tiện giao thông công cộng
Phương tiện giao thông Sơ lược về hệ thống Năng lực vận chuyển
(người/giờ) Tốc độ trong nội đô
ikm/hj Chi phí tổn xây dựng cơ sở hạ tầng
itriệu US$/kmj Trị giá phương tiện
itriệu US$/kmj Đặc trưng
Xe buýt | Xe chạy trên cùng làn đường với các phương tiện giao thông khác ƒ3.000 10|15 | 0,1|0,2 Dễ chịu ảnh hưởng của ùn tắc giao thông. Gây chậm giờ,làm giảm tốc độ chạy xe.
Làn ưu tiên Trường hợp sự lưu chuyển của xe bị gián đoạn, bố trí các làn đường ưu tiên. Đảm bảo cho các xe trong hệ thống có thể vận hành đúng giờ, đúng tốc độ. 3.000|5.000 15|18 | So với xe buýt thông thường đảm bảo được giờ chạy và tốc độ xe chạy. Tuy nhiên làn xe này dễ bị các loại phương tiện khác sử dụng.
Làn chuyên dụng Bố trí các làn xe chuyên dụng. Đối với làn xe này, cấm các phương tiện khác. Đảm bảo cho các xe trong hệ thống có thể vận hành đúng giờ, đúng tốc độ. 5.000|10.000 15|20 | So với xe buýt thông thường đảm bảo được giờ chạy và tốc độ xe chạy. 
Ôtô điện Làn chuyên dụng Bố trí các làn xe chuyên dụng. Đối với làn xe này, cấm các phương tiện khác 5.000|10.000 | | | Dùng năng lượng điện thay cho dầu, không xả khí, không ồn, giá thành vận tải tương đối thấp
Tính cơ động kém(phụ thuộc đường dây), chi phí ban đầu cao hơn ôtô.
LRT Mặt đất Tàu vận hành trên hệ thống đường ray chuyên dụng hoặc phân ly. Đảm bảo tính gia tốc của tàu và sự thuận tiện, dễ dàng trong sử dụng.  10.000|15.000 15|25 10|20 1,0|1,2 Phát triển của kiểu tàu chạy trên đường ray ở trên đuờng cho các phương tiện khác (ô tô, xe máy ..). Phí tổn xây dựng thấp. Sử dụng dễ dàng. 
Trên cao 25.000|35.000 25|30 35|45 Phát triển của kiểu tàu chạy trên đường ray ở trên đuờng cho các phương tiện khác (ô tô, xe máy ..). Phí tổn xây dựng thấp. Sử dụng dễ dàng.Hệ thống đường ray trên cao gây ảnh hưởng không tốt tới cảnh quan chung.
AGT Trên cao Vận hành trên hệ thống đường ray chuyên dụng hoặc được bố trí trên cao. Sử dụng bánh xe cao su loại nhỏ. Tàu chạy theo các tuyến Guideway. 6.000|12.000 25|30 30|40 0,5|1,0 Hệ thống được vận hành điều khiển hoàn toàn tự động. Kiểu tàu không người lái. Hệ thống đường ray trên cao gây ảnh hưởng không tốt tới cảnh quan chung.
Monorail Trên cao Tàu chạy trên một đường chạy. Bánh xe cao su. Vị trí tàu với đường chạy có hai kiểu : kiểu tàu chạy trên 1 đường ray và kiểu tàu được treo phía dưới đường chạy nằm ở trên không.  15.000|25.000 25|30 30|50 1,0|1,2 So với AGT phần không gian xây dựng hệ thống nhỏ hơn.Hữu dụng với cả các đường cong gấp, dốc cao.Hệ thống đường ray trên cao gây ảnh hưởng không tốt tới cảnh quan chung.
Đường sắt Mặt đất Đường tàu chạy được bố trí trên mặt đất.  50.000|70.000 30|35 20|25 2,0 Chỗ giao với đường ô tô phải làm hệ thống ba-ri-e, biển báo.Tại chỗ giao dễ làm phát sinh hiện tượng tắc cổ chai.
Trên cao Đường tàu chạy được bố trí trên cao.  50.000|70.000 30|35 40|50 ít ảnh hưởng nhiều tới sự thông suốt của các hệ thống giao thông trên mặt đất khác. Hệ thống đường ray trên cao gây ảnh hưởng không tốt tới cảnh quan chung.
Tàu điện ngầm Ngầm Hệ thống đường tàu chạy được bố trí ngầm. 50.000|70.000 30|35 100|150 ít ảnh hưởng nhiều tới sự thông suốt của các hệ thống giao thông trên mặt đất khác. Phí tổn xây dựng lớn. 
 
d. Mạng lưới vận tải công cộng đi qua địa bàn quận Lê Chân gồm:
* Mạng lưới giao thông công cộng bằng xe ôtô buýt:
- Tiêu chuẩn: 
Cự ly đi bộ của hành khách đến điểm đỗ không quá 500m
Mật độ mạng lưới giao thông công cộng tối thiểu 2,0km/km2 đất xây dựng đô thị
Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06 của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2006. 
- Điểm dừng, nhà chờ xe buýt:
+ Tiêu chuẩn điểm dừng xe buýt:
Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo đúng Luật Giao thông đường bộ;
Phạm vi điểm dừng xe buýt, phải sơn vạch phản quang để người điều khiển các phương tiện giao thông khác nhận biết;
Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng trong đô thị là 500m, ngoài đô thị là 3000m;
Tại vị trí mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định; Trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu, tên tuyến (điểm đầu-điểm cuối), lộ trình của các tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó;
Tại các vị trí điểm dừng xe buýt: Trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 4m trở lên, ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 1,5m trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;
Tại vị trí các điểm dừng phục vụ người tàn tật sử dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn.
+ Tiêu chuẩn nhà chờ xe buýt:
Nhà chờ xe buýt phải có ghế để khách ngồi chờ, mẫu nhà chờ theo quy định; 
Các nhà chờ phục vụ người tàn tật phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện và có vị trí dành riêng;
Trong nhà chờ xe buýt phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe buýt: Số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại liên hệ;
- Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng:
+ Cải tạo, nâng cấp 08 tuyến xe buýt hiện có theo đúng tiêu chuẩn và các quy định về giao thông công cộng.
Cải tạo, nâng cấp tuyến ô tô buýt hiện có qua địa bàn quận Lê Chân
Số hiệu tuyến Điểm đầu, điểm cuối tuyến Chiều dài
(km) Đơn vị quản lý Lộ trình xe buýt qua các tuyến
đường của quận
1 Cầu Rào - Dụ Nghĩa 21 Công ty Đường bộ Lạch Tray - Tô Hiệu – Tôn Đức Thắng 
2 Bến phà Bính -Kiến An - Chợ Kênh- Vĩnh Bảo 26 Nguyễn Đức Cảnh – Trần Nguyên Hãn 
3A Bưu Điện - Bến nghiêng Đồ Sơn 24 Công ty TNHH Thịnh Hưng Tô Hiệu – Mê Linh 
3B Khách sạn Dầu Khí - Khu II Đồ Sơn 30 Công ty TNHH Thịnh Hưng Tô Hiệu – Mê Linh 
5 Đình Vũ – Tiên Lãng 20 Công ty cổ phần thương mại Quảng Đông. Nguyễn Văn Linh 
7 Cống Trắng, quận Hải An – thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 30 Công ty TNHH Thịnh Hưng Nguyễn Văn Linh – Trần Nguyên Hãn – Tôn Đức Thắng 
8 Vòng tròn nội đô I Nguyễn Đức Cảnh – Lán Bè - Tôn Đức Thắng – Tô Hiệu
 
10 Đình Vũ(quận Hải An) - Ngọ Dương(huyện An Dương) 31 Công ty cổ phần thương mại Quảng Đông. Hai Bà Trưng - Trần Nguyên Hãn – Tôn Đức Thắng
 
+ Mở thêm các tuyến xe buýt mới:
Căn cứ quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Căn cứ vào đề án phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 và định hướng đến năm 2020.
Đề xuất các tuyến xe buýt mới qua địa bàn quận Lê Chân gồm
STT Điểm đầu, điểm
cuối tuyến Lộ trình xe buýt qua các
tuyến đường của quận Quy hoạch
đến 2025
1 Vòng tròn nội đô II
(Cổng cảng chính – Cổng cảng chính) Nguyễn Đức Cảnh – Trần Nguyên Hãn – Miếu Hai xã – Phố Chợ Hàng – Đình Đông – An Đà Mở tuyến mới
2 Vòng tròn nội đô III  (Cầu Rào – Cầu Rào) Lạch Tray – Trần Nguyên Hãn – Nguyễn Văn Linh – Thiên Lôi  Mở tuyến mới
3 Trung tâm thành phố; Hồ Sen-cầu Rào 2; trục WB; cầu hồ Đôn Nghĩa; Đồ Sơn. Hồ Sen-cầu Rào 2; trục WB; cầu hồ Đôn Nghĩa.
Mở tuyến mới
4 Ga Hùng Vương - Đường nối (Cầu Quay-Trần Nguyên Hãn) – Đường cống Luồn – Trục đường 36m của quận – sông Lạch Tray – quận Kiến An.   Đường nối (Cầu Quay-Trần Nguyên Hãn) – Đường cống Luồn – Trục đường 36m của quận  Mở tuyến mới
5 Quận Hồng Bàng – Tượng đài Liệt sĩ – BX Cầu Rào Đường nối (Cầu Quay – Trần Nguyên Hãn) – Tượng đài Liệt sĩ – Bến xe Cầu Rào Mở tuyến mới
6 Khu CN An Dương – thị trấn An Dương -  quận Lê Chân – quận Hải An – công viên Hồ Đông Trục đường Wold Bank Mở tuyến mới
 
* Đường sắt đô thị: qua khu vực quận Lê Chân có 02 tuyến đường sắt đô thị (đi ngầm). 
- Tuyến số 01: Điểm đầu là ga trung Tâm tại ngã sáu Máy Tơ, điểm cuối là sân bay Tiên Lãng, đoạn qua địa bàn Quận chạy ngầm dưới lòng đường Trần Nguyên Hãn, Tô Hiệu, Lê Lợi, chiều dài khoảng L= 2.900m. 
- Tuyến số 02: Điểm đầu là công viên Hồ Đông, điểm cuối là khu công nghiệp An Dương, đoạn qua địa bàn Quận chạy ngầm dưới lòng đường trục chính đô thị (đường 50,5m), chiều dài khoảng L= 2.800m.
- Các ga đường sắt đô thị được bố trí ngầm dưới lòng đường, khoảng cách giữa các ga đường sắt đô thị từ 800m đến 1000m.
60
 
86
 
6.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng.
6.2.1. Cốt nền xây dựng (cao độ Hải đồ)
- Cao độ cốt nền xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc chống úng ngập, đồng thời thuận tiện cho công tác san nền. 
- Cao độ cốt nền phải phù hợp với cao độ hiện trạng của các khu dân cư xung quanh, phù hợp với cao độ các tuyến giao thông đối ngoại lân cận, phù hợp với cao độ chung của Thành phố.
- Cao độ nền các khu vực dân cư hiện có sẽ nâng dần đạt +4,2m  +4,5 m
- Dự kiến cốt nền xây dựng khu vực xây dựng mới là: +4,2m  +4,5 m  
Bảng thống kê số lượng
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị
1 San lấp bằng cát đen 3.264.000 m3
2 Đào hồ 480.000 m3
3 Kè hồ 14.784 m2
6.2.2. Thoát nước mưa
*) Hình thức thoát nước: 
- Thoát gián tiếp qua hệ thống kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm cưỡng bức, cống ngăn triều. Tại mỗi điểm cuối thoát nước (hồ điều hoà; kênh; mương) sử dụng cống ngăn triều và trạm bơm nước mưa.
*) Phương án thoát nước: 
- Đối với hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư hiện có, sử dụng mạng lưới cống chung, cải tạo thay thế các tuyến cống nhỏ, tuyến bị vùi lấp, lắp đặt mới tuyến cống theo các đường mới, khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát nước cho khu vực. 
- Đối với khu vực xây dựng mới, mạng lưới cống thoát nước mưa sẽ được tách riêng hoàn toàn.
*) Các công trình đầu mối: 
- Trạm bơm nước mưa Vĩnh Niệm được cải tạo, nâng cấp;
- Xây dựng mới trạm bơm tại cuối kênh Ba Tổng, công suất Q 9m3/s;
- Xây dựng mới trạm bơm tại hồ điều hoà Đôn Nghĩa, công suất Q 9m3/s.
*) Tính toán thuỷ lực thoát nước mưa: 
- Lưu lượng thoát nước tính toán bằng phương pháp cường độ giới hạn theo công thức sau: Q = q.C.F
 Trong đó:       Q: lưu lượng dòng chảy nước mưa thiết kế (l/s)
F: diện tích lưu vực (ha)
C: hệ số dòng chảy phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ của lưu vực thoát nước, lấy trung bình    = 0.55
q : cường độ mưa tương ứng với chu kỳ lặp lại và thời gian tập        trung dòng chảy (l/s-ha)
          A(1+ C lgP)
q =      ------------------------------   
               (t+b)n
Trong đó: A, C, b, n: tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương
b = 21;        C =   0,55
n =  0,82;    A = 5950 
P chu kỳ ngập lụt = 5 năm 
*) Phân lưu vực thoát nước: Toàn Quận được phân làm 03 lưu vực thoát nước  
- Lưu vực 1: Lưu vực từ đường Tô Hiệu đến hồ Tam Bạc:
+ Mạng lưới cống thoát nước hiện hoạt động tốt, ổn định nên được giữ nguyên, hướng thoát nước ra sông Tam Bạc;
+ Xây dựng mới tuyến cống thoát nước D500mm theo tuyến đường gom hai bên đường sắt.
- Lưu vực 2: Giới hạn bởi đường Tô Hiệu và đường Nguyễn Văn Linh 
+ Hình thức thoát nước khu vực là gián tiếp qua hồ điều hòa Dư Hàng, Lâm Tường và kênh Tây Nam, cống hộp An Kim Hải sau đó thoát nước ra sông đào Hạ Lý và sông Lạch Tray qua cống Luồn; cống Vĩnh Niệm;
+ Đối với khu vực đô thị hoá, hệ thống thoát nước được cải tạo xây mới, chỉnh trang theo các tuyến đường (khu vực phường Trần Nguyên Hãn; Nghĩa Xá; Niệm Nghĩa...).
+ Đối với khu vực xây dựng mới hệ thống thoát nước mặt là riêng hoàn toàn.
- Lưu vực 3: Lưu vực phía Nam đường Nguyễn Văn Linh đến sông Lạch Tray:
+ Hướng thoát nước: Trong khu vực nghiên cứu có 04 điểm tập trung nước mặt chính, bao gồm: kênh Tây Nam; kênh An Kim Hải; hồ Đôn Nghĩa; kênh Ba Tổng. Toàn bộ nước mặt trong khu vực được tập trung về 04 điểm trên và thoát vào sông Lạch Tray qua cống Vĩnh Niệm và cống hồ Đôn Nghĩa, cống Ba Tổng;
+ Giải pháp thoát nước mặt:
 Đối với khu dân cư ở cũ dọc các trục đường Thiên Lôi và Hào Khê, mạng lưới cống thoát nước trục ngoài được giữ nguyên, cải tạo nâng cấp mạng lưới cống thoát trong các ngõ để đảm bảo thoát nước cho khu ở;
 Đối với khu vực xây dựng mới: mạng lưới cống thoát nước mưa sẽ được tách riêng hoàn toàn;
Xây dựng hồ điều hoà Đô Nghĩa, diện tích hồ F= 20,35 ha;
Xây kè mái và làm đường quản lý kênh Ba Tổng với mặt cắt mặt kênh B=18m; xây dựng lại cống Ba tổng và trạm bơm nước mưa Ba tổng;
Xây dựng các tuyến cống nối kênh An Kim Hải với kênh Ba Tổng theo đường Trại Lẻ; cống hộp nối kênh Ba Tổng với hồ điều hòa Đôn Nghĩa theo đường Thiên Lôi và đường quy hoạch mới với kích thước BxH= 2x(2,53,0 x 2,0)m
* Mạng lưới cống thoát nước:
- Cống thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy trọng lực, bố trí các cống thoát sao cho hướng thoát về các cống trục chính và các kênh thoát nước là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí các cống được bố trí trên vỉa hè đối với các trục đường có vỉa hè rộng > 4m, hoặc dưới lòng đường đối với đường có vỉa hè ≤ 4m, hệ thống thu nước hai bên đường bằng các ga thu hàm ếch với khoảng các hố ga từ 30m đến 40m. Dọc theo tuyến cống thoát nước bố trí các giếng thăm với khoảng cách từ 40m đến 50m, cuối tuyến cống xây dựng các miệng xả để xả nước vào hồ, mương thoát nước.
- Cống thoát nước được sử dụng là cống tròn bê tông cốt thép và cống hộp kết hợp, đường kính cống thoát nước từ D500  D2000mm
                          Bảng thống kê khối lượng
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị
1 D400 868 m
2 D500 10.114 m
3 D600 17.470 m
4 D800 12.046 m
5 D1000 4.125 m
6 D1200 820 m
7 D1500 1.225 m
8 D2000 300 m
9 BxH = 2(2,0x2,0) 100 m
10 BxH = 2(1,5x2,0) 480 m
11 Trạm bơm nước mặt Ba Tổng Q=100.000 m3/ngđ 1 Trạm
 
* Hệ thống đê sông:
- Tuyến đê sông Lạch Tray, đoạn qua địa bàn quận Lê Chân sẽ được nắn chỉnh về phía sông cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và theo quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 02/6/2010 của UBND thành phố về Dự án đầu tư xây dựng công trình Kiên cố hoá và điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đê tả sông Lạch Tray từ cầu An Đồng đến Cầu Rào. Tuyến đê được kiến cố hóa bằng bê tông cốt thép.
- Phía ngoài đê trồng cây xanh thảm cỏ ra đến mép nước, xây dựng kiểu siêu đê đối với những đoạn có khoảng cách từ đê đến mép sông lớn (tối thiểu >= 50,0m); phía trong đê trồng cây xanh cách ly với khoảng cách từ 6m đến 16m tuỳ từng đoạn.
- Chiều dài toàn tuyến L  5,7km.
- Cao độ đỉnh đê từ +6,5m đến +7,0m ( tính đến hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu).
6.3. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
6.3.1. Thoát nước thải:
- Nguyên tắc: Nước thải trong khu vực sẽ được thu gom triệt để và dẫn về khu xử lý nước thải Vĩnh Niệm. 
- Nước thải được xác định bằng 90% tiêu chuẩn cấp nước sạch cho Quận.
Tổng khối lượng nước thải phát sinh cần thu gom và xử lý: Q =67.500 m3/ng-đêm. 
- Phương án thu gom nước thải:
+ Đối với khu vực đô thị cũ và cải tạo: Xây dựng hệ thống cống bao, trạm bơm thu gom nước thải. Tuyến cống bao thu gom nước thải bao gồm: Cống bao trên đường Lán Bè kết hợp trạm bơm nước thải Cống Luồn; tuyến cống bao chạy dọc theo kênh An Kim Hải; đường bao Nguyễn Văn Linh, kết hợp trạm bơm nước thải Dư Hàng; cống bao dọc theo mương Tây Nam dẫn thải về khu xử lý tập trung Vĩnh Niệm.
+ Đối với khu vực xây mới: Mạng lưới cống thoát nước thải được xây dựng tách riêng hoàn toàn, bao gồm các tuyến cống thu trong khu ở, các tuyến trục lớn và các trạm bơm dâng.
- Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm cống bao thu gom kết hợp với trạm bơm cưỡng bức để đưa nước thải về khu xử lý nước thải Vĩnh Niệm (cơ bản tuân theo Dự án Hợp phần thoát nước mưa nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1), cống thu gom nước thải riêng trong các khu đô thị mới và các trạm bơm dâng có kích thước từ D200mm đến D500mm.
- Trạm xử lý nước thải Vĩnh Niệm có tổng diện tích F= 17,5Ha; công suất giai đoạn 1 là Q= 36.000 m3/ngđ (theo Dự án Hợp phần thoát nước mưa nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1). 
Bảng thống kê khối lượng
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị
1 D200 9.377 m
2 D250 2.020 m
3 D300 17.160 m
4 D400 5.320 m
5 D500 5.222 m
6 D800 4.500 m
7 D1000 2.240 m
8 D1200 1.750 m
9 Trạm bơm nước thải 07 Trạm
 
6.3.2. Vệ sinh môi trường 
*) Rác thải sinh hoạt:
- Rác thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và được chứa trong các thùng rác hay túi rác có phân định màu sắc theo quy định, tận dụng những loại rác có thể tái chế, loại rác hữu cơ có thể làm phân...
- Quản lý chất thải rắn theo nguyên tắc 3R gồm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế để hạn chế CTR phải chôn lấp đồng thời giảm quỹ đất xây dựng khu xử lý CTR.
- Bố trí các điểm hẹn tập kết rác hợp lý, thuận tiện cho xe ra vào lấy rác và vận chuyển. Tại điểm tập kết rác bố trí các thùng rác có nắp và phân loại, có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. 
- Xây dựng trạm trung chuyển CTR, diện tích 3.100m2, vị trí gần khu vực nghĩa trang Gốc Găng.
- Thu gom, vận chuyển CTR:
+ Giai đoạn đầu: Rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về khu xử lý Tràng Cát.
+ Giai đoạn sau: Rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về khu xử lý Đồng Văn thuộc huyện An Dương hoặc khu xử lý Trấn Dương thuộc huyện Vĩnh Bảo.
*) Nghĩa Trang: 
- Trong giai đoạn đầu: các nghĩa trang có quy mô lớn như nghĩa trang Gốc Găng, nghĩa trang Hải Ninh, nghĩa địa Vạn Long... không phát triển mở rộng đồng thời trồng cây xanh cách ly xung quanh. Các nghĩa trang nằm rải rác trong các khu dân cư có quy mô nhỏ sẽ đóng cửa và dần di chuyển về nghĩa trang tập trung của thành phố (Nghĩa trang Phi Liệt-Thủy Nguyên).
- Giai đoạn sau: Di chuyển toàn bộ nghĩa trang về nghĩa trang tập trung Thành phố.
6.4. Quy hoạch cấp nước
6.4.1. Xác định tiêu chuẩn cấp nước:
- Tiêu chuẩn dùng nước:
+ Nước dùng cho sinh hoạt: 180 l/ng-ngđ
+ Nước dùng cho dịch vụ công cộng thương mại: 30 m3/ngđ
+ Nước dùng cho tưới cây, rửa đường: 10%QSH
+ Lượng nước thất thoát, rò rỉ: 15% Q
+ Hệ số dùng nước không điều hòa ngày đêm: kngđ=1,3
- Nhu cầu cấp nước:
+ Tổng lượng nước cấp vào mạng lưới:
Lưu lượng tính toán ngày dùng nước trung bình: QTB = 57.700,0 m3/ngđ.
Lưu lượng tính toán ngày dùng nước lớn nhất: QMAX = 75.000,0 m3/ngđ.
- Nhu cầu cấp nước chữa cháy:
Theo quy phạm cấp nước chữa cháy (TCVN 2622-1995) và Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an về việc: “Hướng dẫn thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp”. Khu dân cư tính cho 3 đám cháy, lưu lượng chữa cháy qcc = 40 (l/s), thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục. Các trụ cứu hỏa được bố trí trên vỉa hè và đảm bảo khoảng cách 150m giữa 2 trụ.
6.4.2. Các giải pháp cấp nước:
- Nguồn nước: Theo định hướng quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn năm 2050, nước cấp cho phạm vi nghiên cứu lấy từ nhà máy nước An Dương. Công suất nhà máy nước An Dương đến năm 2025 là Q=200.000 m3/ngđ.
- Mạng lưới đường ống cấp nước:
+ Mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp cấp nước chữa cháy. 
+ Mạng lưới tuyến ống chính được tổ chức theo mạng vòng để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục. Các tuyến ống chính được giữ lại là: tuyến 700 trên đường Nguyễn Văn Linh. Hai tuyến 600, 400 trên đường Tô Hiệu và 400 trên đường Lạch Tray. Dự kiến thiết kế các đường ống mới theo đường quy hoạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ trữ lượng và áp lực tới các điểm tiêu thụ nước. Trong đó tuyến ống chính dự kiến 700 từ nhà máy nước An Dương theo đường mương An Kim Hải, đường Hồ Sen-Cầu Rào 2, đường trục chính đô thị để cấp cho khu vực quận Hải An.
+  Các đường ống phân phối vào từng công trình đơn vị được tổ chức theo sơ đồ mạng lưới cụt.
+ Độ sâu chôn ống cách mặt đất trung bình từ 0,8  1,2m.
- Tính toán thủy lực hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước:
+ Mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được tính toán thủy lực trong hai trường hợp: (1) Trong giờ dùng nước lớn nhất. (2) Trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra. Khi có cháy ta tính toán cho trường hợp cấp nước chữa cháy áp lực thấp, áp lực tại điểm bất lợi nhất khi có cháy là 10m. Số đám cháy xảy ra đồng thời lấy theo trên.
+ Tính toán thủy lực cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất ta tính toán hệ thống cấp cho nhà 3 tầng, áp lực tại điểm bất lợi nhất là 16m.
Bảng thống kê khối lượng
TT Tờn cụng trỡnh Số lượng Đơn vị
1 100 6.852 m
2 150 15.665 m
3 200 4.531 m
4 250 2.124 m
5 300 1.164 m
6 700 2.048 m
7 800 3.600 m
8 Họng cứu hỏa 205 Cỏi
 
6.5. Quy hoạch cấp điện:  
6.5.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN - 19 – 2006
- Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN - 20 – 2006
- Quy phạm trang bị điên: 11 - TCN - 21 – 2006 do Bộ Công công nghiệp ban hành năm 2006.
- Quyết định 04: 04/2008/QĐ-BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- TCXDVN 259: 2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường.
- TCXDVN 333: 2005 tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.
6.5.2. Xác định phụ tải:
- Căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân.
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 
+ Điện sinh hoạt: 700W/người.
+ Điện công cộng: 280kW/người.
- Chiếu sáng giao thông: 10kW/ha.
- Cây xanh công viên: 10kW/ha
- Đầu mối kỹ thuật: 200kW/ha
Phụ tải tính toán cho khu quy hoạch: 151,08MVA (dự phòng 10% và tổn hao 10%).
6.5.2. Chọn nguồn cung cấp.
- Nguồn cấp cho quận Lê Chân được lấy từ trạm biến áp Lê Chân 110/22kV –40+25MVA (dự kiến nâng cấp lên 40+63MVA) kết hợp với trạm biến áp Lạch Tray 110/22kV-2x40MVA và trạm biến áp Cát Bi 110/22kV -2x40MVA. 
6.5.3. Trạm và lưới điện:
a.  Trạm điện: 
- Giữ nguyên vị trí trạm biến áp 110kV Lê Chân, dự kiến nâng cấp công suất trạm từ 40+25MVA lên 40+63MVA
- Các trạm biến áp phụ tải treo 22/0,4kV hiện có vẫn sử dụng, khi tiến hành cải tạo nâng cấp thì thay thế bằng các trạm biến áp kiốt hoặc trạm xây.
- Trạm biến áp phụ tải 22/0,4kV xây mới sử dụng kiểu trạm kiốt hoặc trạm xây (trạm phải có tủ mạch vòng RMU). Trạm biến áp đặt tại trung tâm các phụ tải hoặc kết hợp đưa vào tầng hầm của các công trình. 
b. Lưới điện: 
- Lưới cao thế:
+ Giữ nguyên đường dây 110kV từ trạm biến áp Đồng Hòa đi Đình Vũ.
+ Hạ ngầm đường dây 110kV đoạn qua khu hành chính quận Lê Chân đến trạm biến áp 110kV Lê Chân với chiều dài khoảng 1.600m, nhằm mục đích tạo mỹ quan và tăng diện tích sử dụng cho khu đất. Dự kiến sử dụng cáp ngầm 110kV đơn pha tiết diện XLPE1000mm2.
+ Trong tương lai lưới điện cao áp 110kV còn lại đi trong địa bàn quận dự kiến sẽ được đi ngầm (theo QCXDVN: 01-2008)
- Lưới trung thế:
Thống nhất lưới 22kV trên toàn quận. Hạ ngầm tất cả các đường dây nổi hiện có thành cáp ngầm. Các phụ tải được cấp điện từ ít nhất hai nguồn để đảm bảo độ tin cậy cấp điện theo tiêu chuẩn hộ cấp điện loại I, II. Lưới 22kV hình thành từ các trạm biến áp 110kV được nối đến các trạm biến áp phụ tải thông qua các trạm cắt. Từ các trạm cắt nguồn cấp đến các trạm biến áp phụ tải bằng các tuyến cáp ngầm 22kV-XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2 đến 3x300mm2. Vận hành lưới điện theo nguyên tắc mạch vòng kín vận hành hở (đường cáp ngầm đi trong hào kỹ thuật dưới vỉa hè).
6.5.4. Mạng chiếu sáng đường phố:
- Đối với các tuyến đường  giao thông khu vực không có dải phân cách giữa, đèn đường được bố trí lắp đặt một bên với mặt cắt nhỏ hơn 11,5m và lắp đặt hai bên với mặt cắt đường lớn hơn 11,5m.
- Đối với các tuyến đường giao thông có dải phân cách ở giữa (>1m), đèn chiếu sáng được bố trí ở giữa dải phân cách đường và dùng loại đèn kép.
- Dùng các loại đèn chiếu sáng cao áp hoặc Sodium có công suất từ 150-200W/đèn (hoặc đèn tiêt kiệm điện, đèn Led) với khoảng cách 25  30 m/cột sao cho bảo đảm được tiêu chuẩn độ chói từ tối thiểu 0,20,4Cd/m2 cho các đường phân khu vực và độ chói tối thiểu 0,6 cho các đường chính khu vực. 
- Lưới chiếu sáng đường được cung cấp bởi một tuyến cáp riêng, nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng sử dụng cáp ngầm 3 pha 4 dây và được lấy từ trạm biến áp chiếu sáng kết hợp với trạm biến áp dân dụng.
- Điều khiển đóng ngắt hệ thống chiếu sáng trong khu vực nên lắp đặt hệ thống tự động theo thời gian. Tủ điều khiển chiếu sáng được đặt tại các trạm biến áp, chiếu sáng tự động theo 2 chế độ, sáng toàn bộ số đèn và thay đổi ánh sáng trên toàn bộ tuyến.
Bảng thống kê số lượng
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị
1 Cáp ngầm 110kV 1600 m
2 Cột thép 110kV đơn thân 2 Cột
3 Trạm biến áp 22/0,4kV cải tạo (400-630KVA) 180 Trạm
4 Trạm biến áp 22/0,4kV dự kiến (400-630KVA) 145 Trạm
5 Trạm biến áp  110/22kV-63MVA 1 Trạm
6 Cáp ngầm 22kV  35.100 m
7 Cải tạo cáp ngầm 22kV (240mm2) 25.430 m
8 Điện chiếu sáng (1 dãy cần đơn) 47.020 m
9 Điện chiếu sáng (1 dãy cần kép) 17.405 m
6.6 Định hướng phát triển bưu chính - viễn thông
Trong tương lai, nhu cầu về thông tin, liên lạc của người dân trong khu vực sẽ tăng cao, đặc biệt là khi các khu đô thị của quận hình thành. Chính vì vậy cần mở rộng dung lượng tổng đài, tăng thêm các dịch vụ mới....
6.6.1. Viễn thông:
*) Nguồn và cơ sở thiết kế
- Nguồn tín hiệu chính sẽ được lấy từ các tổng đài vệ tinh thông qua đường trung kế, sẽ đưa tới cho khu vực thiết kế.
*) Giải pháp quy hoạch:
- Dự báo nhu cầu mạng:
+ Hiện nay khu vực quận Lê Chân có mật độ thuê bao 25 máy/100 dân, điều đó cho thấy khu vực thiết kế đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh về thông tin.
+ Dự báo nhu cầu phát triển mạng thông tin quận Lê Chân đến năm 2025 như sau: chỉ tiêu tính toán 50 máy/100 dân
+ Dung lượng thuê bao = dân số x mật độ/100 dân
       = 223000x50/100 dân= 111500 thuê bao
+ Như vậy nhu cầu thuê bao của quận Lê Chân cần 111500 thuê bao
- Chuyển mạch: theo kết quả dự báo thuê bao đến năm 2025, trong phạm vi quy hoạch cần một hệ thống chuyển mạch có tổng dung lượng 150000 thuê bao số với hệ số sử dụng là 70% đạt mật độ 50 máy/100 dân. Do vậy cần phải mở rộng dung lượng các tổng đài vệ tinh trên địa bàn quận.
- Chuyền dẫn: Nâng cao chất lượng truyền dẫn cáp quang, tiếp tục đầu tư các tuyến cáp quang mới và hoàn thiện mạch vòng để nâng độ tin cậy cho mạng thông tin, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, internet băng thông rộng, video phone, 
- Mạng ngoại vi:
+ Tiếp tục xây dựng và mở rộng cáp gốc, cáp nhánh trong giai đoạn tới để đáp ứng được tốc độ phát triển thuê bao cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Hạ ngầm các loại cáp trên đường phố để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho đô thị, đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiện chi phí khi thi công. 
+ Các cống bể cáp và nắp bể các đã được chuẩn hóa về kích thước cũng như kiểu dáng - theo quy chuẩn ngành.
+ Cần thống nhất: khi đã và đang dùng họ thiết bị nào thì lúc mở rộng dung lượng chuyện mạch chỉ nên dựa trên họ thiết bị đã có. Không nên sử dụng các họ thiết bị do hãng khác sản xuất, để giảm chi phí cho việc vận hành bảo dưỡng và khai khác quản lý các thiết bị.
+ Tất cả các tuyến ống trên đường trục chính trong khu vực có tiết diện ống PVC 110x0,65mm. Cáp trong mạng nội bộ trong khu vực được thiết kế chủ yếu sử dụng loại cáp cống có đầu chống thấm đi trong bể ngầm có tiết diện lõi 0,5mm. Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông, nắp đan bê tông. Khoảng cách giữa các bể 60-80m.
+ Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư tạo thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lý sau này.
- Mạng di động: Khu vực thiết kế đang sử dụng các mạng: Vina phone, Mobiphone, Viettel, Sphone, Vietnammobile. Khi tiến hành lắp đặt các trạm BTS  các nhà cung cấp nên sử dụng chung cơ sở hạ tầng và phải đảm bảo khoảng cách giữa các trạm theo đúng quy định, dùng các mẫu Annten BTS có hình thức đẹp nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và giảm giá thành đầu tư. Trong tương lai sẽ có thêm các nhà cung cấp khác, do vậy đủ đảm bảo được nhu cầu về thông tin của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế.
- Internet: Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt thêm các đường ADSL, đường cáp quang FPTH tốc độ cao.
6.6.2. Bưu chính:
- Nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng các dịch vụ sẵn có nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân và các cơ quan, như Tele, Fax, chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện, internet băng thông rộng... tăng số lượng báo, bưu phẩm, tem thư... xây dựng ngân hàng Bưu điện theo chủ trương của bộ bưu chính viễn thông...
- Khi quy hoạch chi tiết và thực hiện xây dựng các khu vực trong khu quy hoach, cần bố trí xây dựng mới hoặc quy hoạch mở rộng các đài, trạm, bưu cục, để đảm bảo mạng bưu chính viễn thông khai thác được ổn định và tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin.
Bảng thống kê số lượng đầu mối bưu chính viễn thông
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị
1 Tổng đài vệ tinh  An Biên 7500 Lines
2 Tổng đài vệ tinh An Dương 7500 Lines
3 Tổng đài vệ tinh  Cát Dài 7500 Lines
4 Tổng đài vệ tinh Dư Hàng 7500 Lines
5 Tổng đài vệ tinh Dư Hàng Kênh 7500 Lines
6 Tổng đài vệ tinh Đằng Giang 7500 Lines
7 Tổng đài vệ tinh  Hàng Kênh 7500 Lines
8 Tổng đài vệ tinh  Hồ Nam 7500 Lines
9 Tổng đài vệ tinh  Kênh Dương 7500 Lines
10 Tổng đài vệ tinh Lam Sơn 7500 Lines
11 Tổng đài vệ tinh Nghĩa Xá 7500 Lines
12 Tổng đài vệ tinh Niệm Nghĩa 7500 Lines
13 Tổng đài vệ tinh Trại Cau 7500 Lines
14 Tổng đài vệ tinh Trần Nguyên Hãn 7500 Lines
15 Tổng đài vệ tinh Vĩnh Niệm 7500 Lines
16 Tổng đài vệ tinh Nguyễn Văn Linh 7500 Lines
17 Tổng đài vệ tinh Gốc Găng 7500 Lines
18 Tổng đài vệ tinh Miếu Hai Xã 7500 Lines
19 Tổng đài vệ tinh Quán Sỏi 7500 Lines
20 Tổng đài vệ tinh số 4 Lạch Tray 7500 Lines
21 Cáp quang dự kiến 6000 m
22 Cáp quang cải tạo 9600 m
 
6.7. Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
TT Tên công trình Số lượng Đơn vị Đơn giá (triệu) Thành tiền (triệu)
I San lấp
1 San lấp bằng cát đen 3.264.000 m3 0,1 326.400,00
2 Đào hồ 480.000 m3 0,07 33.600,00
3 Kè hồ 14.784 m2 0,9 13.305,60
4 Cứng hóa đê sông 5.676 md 18,00 102.168,00
Tổng 475.473,60
II Thoát nước mưa
1 D400 868 m 1,53 1.328,04
2 D500 10.114 m 1,84 18.609,76
3 D600 17.470 m 2,11 36.861,70
4 D800 12.046 m 3,16 38.065,36
5 D1000 4.125 m 4,00 16.500,00
6 D1200 820 m 5,16 4.231,20
7 D1500 1.225 m 6,4 7.840,00
8 BxH = 2(3,0x2,0) 500 m 15,5 7.750,00
9 BxH = 2(2,5x2,0) 900 m 13,8 12.420,00
10 BxH = 2(2,0x2,0) 100 m 10,5 1.050,00
11 BxH = 2(1,5x2,0) 480 m 8,80 4.224,00
12 Trạm bơm nước mặt Ba Tổng
Q=100.000 m3/ngđ 1 Trạm 40.000 40.000,00
Tổng 188.880,06
III Giao thông
1 Đường bê tông nhựa 602.560 m2 0,45 271.152,00
2 Hè lát gạch block 395.632 m2 0,35 138.471,20
3 Bó vỉa + đan rãnh 181.560 md 0,2 36.312,00
4 Cây xanh 16.746 Cây 0,2 3.349,20
5 Thảm cỏ + cây bụi 16.261 m2 0,09 1.463,49
6 Bãi đỗ xe 34.500 m2 0,4 13.800,00
7 Tổng 464.547,89
IV Cấp nước
1 100 6.852 m 0,73 5.001,96
2 150 15.665 m 1,1 17.231,50
3 200 4.531 m 1,55 7.023,05
4 250 2.124 m 2,2 4.672,80
5 300 1.164 m 2,85 3.317,40
6 700 2.048 m 6,8 13.926,40
7 800 3.600 m 7,7 27.720,00
8 Họng cứu hỏa 205 Cái 12 2.460,00
Tổng 81.353,11
V Thoát nước thải
1 D200 9.377 m 0,66 6188,82
2 D250 2.020 m 0,83 1676,60
3 D300 17.160 m 1,00 17160,00
4 D400 5.320 m 1,5 7980,00
5 D500 5.222 m 1,85 9660,70
6 D800 4.500 m 3,17 14265,00
7 D1000 2.240 m 4,22 9452,80
8 D1200 1.750 m 5,94 10395,00
9 Trạm bơm nước thải (7 trạm dự kiến) 74.000 m3/ngđ 0,5 37000,00
Tổng 113.778,92
VI Cấp điện
1 Trạm biến áp 22/0,4kV (cải tạo) 400-630KVA 180 Trạm 840 151.200,00
2 Trạm biến áp 22kV dự kiến 145 Trạm 1450 210.250,00
3 Trạm biến áp  110/22kV-63MVA 1 Trạm 21.742 21.742,00
4 Cáp ngầm 110kV  1600 m 9,25 14.800,00
5 Cột thép110kV đơn thân 2 Cột 1500 3000,00
6 Cáp ngầm 22kV  35.100 m 1,4 49.140,00
7 Cải tạo cáp ngầm 22kV (240mm2) 25.430 m 0,42 10.680,60
8 Điện chiếu sáng (1 dãy cần đơn) 47.020 m 1,15 54.073,00
9 Điện chiếu sáng (1 dãy cần kép) 17.405 m 1,55 26.977,75
10 Thiết bị bảo vệ 29.400 29.400,00
Tổng 571.263,35
VII Thông tin liên lạc
1 Tổng đài vệ tinhAn Biên 7500 Lines 3750 3750,00
2 Tổng đài vệ tinh An Dương 7500 Lines 1125 1125,00
3 Tổng đài vệ tinh Cát Dài 7500 Lines 1125 1125,00
4 Tổng đài vệ tinh Dư Hàng 7500 Lines 3750 3750,00
5 Tổng đài vệ tinh Dư Hàng Kênh 7500 Lines 2812 2812,00
6 Tổng đài vệ tinh Đằng Giang 7500 Lines 3750 3750,00
7 Tổng đài vệ tinh Hàng Kênh 7500 Lines 3750 3750,00
8 Tổng đài vệ tinh Hồ Nam 7500 Lines 3750 3750,00
9 Tổng đài vệ tinh Kênh Dương 7500 Lines 3750 3750,00
10 Tổng đài vệ tinh Lam Sơn 7500 Lines 1875 1875,00
11 Tổng đài vệ tinh Nghĩa Xá 7500 Lines 3750 3750,00
12 Tổng đài vệ tinh Niệm Nghĩa 7500 Lines 3750 3750,00
13 Tổng đài vệ tinh Trại Cau 7500 Lines 3750 3750,00
14 Tổng đài vệ tinh Trần Nguyên Hãn 7500 Lines 3750 3750,00
15 Tổng đài vệ tinh Vĩnh Niệm 7500 Lines 3750 3750,00
16 Tổng đài vệ tinh Nguyễn Văn Linh 7500 Lines 2812 2812,00
17 Tổng đài vệ tinh Gốc Găng 7500 Lines 1125 1125,00
18 Tổng đài vệ tinh Miếu Hai Xã 7500 Lines 2812 2812,00
19 Tổng đài vệ tinh Quán Sỏi 7500 Lines 3750 3750,00
20 Tổng đài vệ tinh số 4 Lạch Tray 7500 Lines 1875 1875,00
21 Cáp quang dự kiến 6000 m 0,7 4200,00
22 Cáp quang cải tạo 9600 m 0,525 5040,00
Tổng 69801,00
Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng: 1965,09 tỷ đồng.
VII. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
7.1. Giai đoạn 1(2010- 2015).
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án đã được duyệt và đang triển khai.
+ Cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Từng bước đầu tư các công trình công cộng: hành chính , y tế, văn hoá giáo dục, thương mại dịch vụ.
7.2. Giai đoạn 2 (2015- 2025).
Tập trung đầu tư hoàn thiện các công trình theo quy hoạch được duyệt.
Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu:
a. Các công trình hạ tầng xã hội:
* Nhà ở:
- Ưu tiên dầu tư xây dựng các khu nhà ở, khu chung cư tái định cư: khu nhà ở Đồng Quán Nam, khu nhà ở Quán Sỏi, khu đô thị nối trục đường từ đường Lạch Tray đến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2, khu chung cư tái định cư trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, khu nhà ở singapore.
* Các công trình tiện ích công cộng: 
- Xây dựng mới trường tiểu học Dư Hàng Kênh, trường cấp 3 Lê Chân, xây dựng nhà trẻ mẫu giáo trong các khu nhà ở, chợ dân sinh
- Xây dựng trung tâm hành chính quận, phường
* Cây xanh tdtt:
- Xây dựng công viên cây xanh hồ Đôn Nghiã, hồ Lâm Tường,cây xanh sân chơi trong các nhóm nhà.
 b. Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường hiện có.
- Xây dựng tuyến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, giai đoạn 2
- Xây dựng đường trục chính 50,5m ( vốn vay ngân hàng thế giới)
- Xây dựng tuyến đường ven đê sông Lạch Tray (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Rào 2
- Xây dựng hồ điều hoà Đôn Nghĩa.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đê sông Lạch Tray đoạn qua địa bàn quận từ cầu An Đồng đến cầu Rào (dự án cứng hóa bằng BTCT).
- Xây dựng khu xử lý nước thải Vĩnh Niệm.
- Xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải theo Dự án Hợp phần thoát nước mưa nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1.
- Hạ ngầm các tuyến hiện đi nổi.
VIII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.
8.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên
8.1.1 Hiện trạng môi trường nước
* Nguồn thải nước công nghiệp 
Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở công nghiệp, kho tàng với tổng diện tích 41 ha chiếm tỷ lệ 3,5% tổng diện tích đất. Các cơ sở công nghiệp tập trung tại khu vực Niệm Nghĩa ven sông Lạch Tray, còn lại phân tán rải rác trong các khu vực. 
Đặc biệt trên địa bàn quận có cụm công nghiệp Vĩnh Niệm có quy mô 11,4 ha, trong cụm công nghiệp này có 23 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các loại hình sản xuất chủ yếu của cum công nghiệp này bao gồm sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến thực phẩm đồ uống, sơn và các sản phẩm nhựa….Với diện tích và loại hình sản xuất hiện nay, tổng lượng nước thải của cụm công nghiệp Vĩnh Niệm vào khoảng 500m3 /ngày đêm, trong nước thải của cụm công nghiệp này, tổng lượng BOD 0,11 tấn/ngày đêm, COD 0,15 tấn/ngày đêm, TSS 0,13 tấn/ngày đêm. Nguồn thải từ cụm công nghiệp này chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ nước thải công nghiệp của Quận. Cơ sở hạ tầng xử lý nước thải của cụm công nghiệp chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải của các cơ sở của khu. 
Hầu hết nước thải sinh hoạt và sản xuất của các các doanh nghiệp không được xử lý tại chỗ mà đấu thải trực tiếp vào hệ thống nước mặt của cụm công nghiệp. Tuy cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng không đầu tư kinh phí nên trạm này không hoạt động, hệ thống đường ống thoát nước bị tắc, gây ngập úng khi có mưa to. Nước thải sản xuất và sinh hoạt đều thải ra kênh Tây Nam.
Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong cụm CN mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khu vực dân cư lân cận cụm công nghiệp và đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng nước của sông Lạch Tray là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của cụm.
Để có các số liệu cụ thể đánh giá chất lượng nước của các con sông trên địa bàn, báo cáo đã tham khảo kết quả quan trắc do Trung tâm quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện trong các tháng từ 1-4 năm 2010.
Kết quả quan trắc cho thấy, một số chỉ tiêu về chất lượng nước của các sông được quan trắc chưa đáp ứng triêu chuẩn quy định đối với chất lượng nước ngọt cho bảo vệ thủy sinh (TCVN 6774:2000). Cụ thể: chỉ tiêu TSS vượt tiêu chuẩn cho phép tới 2,3 lần, lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn tiêu chuẩn quy định, có phát hiện theo nồng độ dầu mỡ trong nước của các con sông.
Kết quả quan trắc phản ánh đúng hiện trạng nước sông của quận. Chỉ tiêu TSS của các con sông cao một phần do điều kiện tự nhiên là lượng phù sa nhiều, và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên bị nhiễm mặn, một phần khác là do tác động của các nguồn nước thải trên địa bàn. 
Đáng chú ý, nước sông đã có dấu hiệu ô nhiễm dẫu mỡ do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông và các hoạt động công nghiệp. Đây là cũng là nguyên nhân làm cho nước biển ven sông đặc biệt tại khu vực của sông, ven biển có cảng bị ô nhiễm do dầu mỡ nói riêng và các chỉ tiêu khác nói chung.
Có thể tham khảo một số chỉ tiêu chất lượng nước của sông Lạch Tray được thể hiện ở các bảng sau:
Ngoài ra, Quận còn có một số cơ sở sản xuất giày dép tại khu vực Hàng Kênh, Vĩnh niệm, sản xuất hàng tiêu dùng ( quạt điện) tại Niệm Nghĩa…
Với các loại hình sản xuất như trên, nước thải công nghiệp của quận phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, các nhà máy bia, chế biến thực phẩm.
Nổi bật là các cơ sở chế biến thủy sản và thực phẩm như Công ty Việt Trường, Công ty Bia Lan Hương, Bia Vĩnh Niệm, Bia Tây Âu ( khu Công nghiệp Vĩnh Niệm). các cơ sở sản xuất giấy. Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, với quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất này, uớc tính, lượng nước thải của mỗi đơn vi dao động trong khoảng từ 50 đến 200 m3/ngày đêm. 
Bên cạnh đó, Công ty Bia Hải phòng cũng là một cơ sở sản xuất với lượng nước thải tương đối lớn, dao động trong khoảng từ 400-600 m3/ngày đêm. 
Ngoài ra, có khoảng 12 cơ sở sản xuất giấy, sản xuất cơ khí v.v…với quy mô nhỏ cũng phát sinh nước thải với tải lượng khoảng 35 - 100m3/ngày đêm/cơ sở.
Với diện tích và loại hình sản xuất của các cơ sở trên địa bàn quận , tổng lượng nước thải công nghiệp ước tính 1640 m3/ ngày.đêm. Do phần lớn nước thải của quận là nước thải từ chế biến thủy sản thủy sản và bia nên có những đặc trưng cơ bản như nồng độ nycleoprotein, lipoid và phosphastid cao và có mùi đặc trưng của quá trình thối rữa.
Chất lơ lửng: chủ yếu các chất khoáng vô cơ đất cát và các chất hữu cơ bám trên nguyên liệu, các mảnh vụn chứa thịt, xương và vẩy cá có nguồn gốc từ quá trình chế biến. Nồng độ chất lơ lửng dao động trong khoảng từ 250 đến 500 mg/l.
Chất hữu cơ: Bao gồm các chất hoà tan và phân tán nhỏ có nguồn gốc từ quá trình rửa nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải thường có giá trị tương đối cao. BOD nằm trong khoảng 300 - 500 mg/l, COD từ 600 - 1000 mg/l. 
Ô nhiễm hữu cơ (chỉ thị là BOD và COD cao) làm cho nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm quá tình hô hấp của tôm cá và các loài thuỷ sinh nói chung bị hạn chế. Tầng đáy các các thuỷ vực tiếp nhạn nước thải thiếu hụt ô xy sẽ xảy ra các hiện tượng yếm khí, tạo ra khí CH4 , SO2 NH3, H2S làm gây ra mùi hôi thối và làm cho các loài thuỷ sinh chết dần, làm biến đổi hệ sinh thái.
Với đặc thù hầu hết các cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi hành chính Quận là các cơ sở sản xuất đã được thành lập và hoạt động từ trước năm 1990 nên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, công nghệ và thiết bị xử lý nước thải lạc hậu chưa đồng bộ, phần lớn các hệ thống khong phải được xây mới hoàn thiện theo quy tình công nghệ sản xuất mà được cải tạo, nâng cấp chắp vá từ các hệ thống cũ. Chính vì vậy, hiệu quả xử lý nước thải chưa cao, chất lượng sau xử lý chưa đảm bảo quy định của TCVN 5945 – 2005. Vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất là một trong những điểm nóng về môi trường của Quận.
* Nguồn thải nước sinh hoạt 
Với tổng dân số của Quận là 200.700 người, lượng dùng nước bình quân trên đấu người là 120 l/ngày.đêm, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh vào khoảng 21.675 m3/ngày đêm.
Trong tình trạng chung của thành phố, nước thải sinh hoạt của Quận được thoát chung cùng hệ thống thoát nước mưa và chưa được xử lý. Chưa có hệ thống cống bao thu gom nước thải riêng; nước thải chỉ được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại mỗi công trình trước khi thoát ra mạng lưới cống bên ngoài. Vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cho các hồ điều hòa, các kênh mương thoát nước trong thành phố
* Nguồn thải nước Y tế:
Trên địa bàn Quận hiện nay có khoảng 20 đơn vị y tế ; trong đó có 15 đơn vị y tế Phường, 3 Bệnh viện ; trong đó :
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, với 700 giường bệnh nội trú, nhưng thực tế hiện nay số giường bệnh thực kê đã khoảng 1000 giường ; thường xuyên điều trị cho 950-1000 bệnh nhân /ngày.Bệnh viện Lê Chân - Hồ Sen với số giường bệnh là 75 giường.Với định mức tiêu thụ cho các bệnh viện vào khoảng 800 l/giường bệnh, tổng lượng nước thải của các bệnh viện trên địa bàn quận vào khoảng 774 m3 ngày đêm. 
Với cơ sở hạ tầng của các bệnh viện trên địa bàn quận, mà chủ yếu là bệnh viện Việt Tiệp, tuy đã được đầu tư xây dựng khá  đồng bộ về hạ tầng cơ sở phục vụ người bệnh, nhưng các hệ thống xử lý nước thải vẫn mang tính chắp vá và thiếu đồng bộ, công nghệ xử lý chưa phù hợp. Trong thời gian tới, cần phải có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho cải tạo và nâng cấp các hệ thống này. Đặc biệt, khi xây dựng, cải tạo bệnh viện Việt Tiệp cần quan tâm đến việc lựa chọn công nghệ và xây dựng hệ thống đồng bộ phù hợp, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
* Các hoạt động kinh doanh dịch vụ
Tổng số cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ của quận vào khoảng 10.587; trong đó có tới 1664 cơ sở du lịch dịch vụ và 2.636 khách sạn nhà hàng.
 Lượng nước thải phát sinh từ mỗi đơn vị vào khoảng từ 2 - 30 m3/ngày đêm, tính hiện tại, tổng thải lượng từ các hoạt động này hiện nay là 30.000 m3/ngày.
Phần lớn lượng thải này không được xử lý riêng mà xử lý cùng với nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và có các đặc trung ô nhiễm gần với đặc trung ô nhiễm của nước thải sinh hoạt. Trong thời gian tới, khi quy mô của ngành thương mại và dịch vụ được phát triển cần có sự giám sát. quản lý chặt chẽ hơn đối với các đơn vị này.
Đặc trưng lớn nhất về môi trường nước của quận Lê Chân là có các hồ điều hòa, mương ; đặc biệt là mương An Kim Hải đang là nguồn tiếp nhận nước thải từ các lĩnh vực của quận và các khu vực lân cận. 
Để có các số liệu cụ thể đánh giá chất lượng nước của các hồ này, báo cáo đã tham khảo kết quả quan trắc do Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện trong các tháng từ 1-4 năm 2010.
Kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng nước của các hồ trong phạm vi quận đều vượt quá triêu chuẩn quy định đối với chất lượng nước mặt (TCVN 5942:1995 - cột B) từ 1,1 đến 2,2 lân về các chỉ tiêu về BOD, COD, dầu mỡ. Trong đó, tại hồ Dư Hàng chỉ tiêu COD gấp 2,14 lần TCCP, BOD gấp 1,5 lần TCCP, dầu mỡ gấp 2 lần TCCP; tại Hồ Sen COD gấp 1,8 lần TCCP, BOD gấp 1,2 lần TCCP.
Đặc biệt, chỉ tiêu về Coliform của hồ Dư Hàng gấp 300 lần TCCP, Hồ Sen gấp 8 lần TCCP.
Kết quả này phản ánh đúng hiện trạng của các hồ trên địa bàn. Với điều kiện cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải hiện nay của quận nói riêng và toàn thành phố nói chung, toàn bộ nước thải sinh hoạt và một bộ phận không nhỏ nước thải sản xuất được xả thẳng ra môi trường. 
Với đặc thù là một nguồn tiếp nhận trung gian trước khi đổ các con sông và cửa biển, các hồ điều hòa, mương… đang chịu áp lực rất lớn từ lượng nước thải này. Hệ sinh thái của các hồ cũng đang bị đe dọa, môi trường sống của dân cư khu vực ven hồ cũng bị ảnh hưởng rất lớn do mùi hôi thối của nước hồ bốc lên, đặc biệt là các thời điểm các ngày nắng gắt.
Vấn đề này đòi hỏi phải có các biện pháp tích cực và mạnh mẽ bao gồm từ khâu quy hoạch xây dựng các hệ thống thu gom trong đó cần tách riêng hệ thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, tránh tính trạng nước thải xả thẳng ra các hồ, trả lại vai trò điều hòa của các hồ theo đúng nghĩa. Bên cánh đó, để giải quyết tận gốc vấn đề nước thải cần quy hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt riêng biệt, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài ra, cần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
Để có các số liệu cụ thể cho vấn đề này, báo cáo xin trích dẫn các kết quả quan trắc chất lượng nước của một số hồ chính trên địa bàn quận như sau:
* Chất lượng nước ngầm : 
Bị nhiễm bẩn do các hợp chất Nitơ, thuỷ ngân, mangan, sắt, và nhiễm mặn, chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 123 lần, chỉ tiêu Nitrat vượt TCCP 1,19 lần. 
8.1.2  Hiện trạng môi trường không khí
8.1.2.1. Các nguồn tác động chính.
a. Công nghiệp:
 
Trên địa bàn quận hiện nay có một số cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ khu dân cư như  công ty giầy da HP, hợp tác xã Toàn Thắng – phường Hàng Kênh, công ty Bao Bì HP – phường Trần Nguyên Hãn)
Ngoài ra trên địa bàn Quận hiện nay đang tồn tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm với diện tích là 11,4h m2, bao gồm 24 dự án của 23 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp ở cụm công nghiệp Vĩnh Niệm chủ yếu là các loại hình sản xuất chế biến thuỷ sản, bia, hoá chất v.v…doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu là các loại hình…
Hiện trên địa bàn có 673 cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; bao gồm nhiều loại hình sản xuất khác nhau; chủ yếu là các loại hình sản xuất chế biến thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống, dệt, may, giấy vấcc sản phẩm nhựa, sản xuất cơ khí..... Diện tích đất công nghiệp 41 ha
Đây chính là các nguồn tác động chính gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của một số khu vực dân cư. 
Các điểm nóng về môi trường không khí tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp sản xuât chế biến thuỷ sản, sản xuất bia.
b. Giao thông: 
- Trên địa bàn quận hiện tại có 44 tuyến phố lớn, nhỏ; trong đó có một số nút giao thông lớn. Với thực tế hiện trạng giao thông của Hải phòng nói chung và của quận Lê Chân nói riêng còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, các nút giao thông, các tuyến đường cắt giữa đường sắt nội đô với đường nội thị, sự quá tải của các tuyến đường chính nên ô nhiễm khí thải từ giao thông. 
- Các chỉ tiêu cơ bản hiện trạng mạng lưới đường đô thị quận Lê Chân:
+ Mật độ đường đô thị của quận Lê Chân là 3,09km/km2 là thấp so với tiêu chuẩn, tính đến đường phân khu vực mật độ đường phải đạt từ 10km/km2 đến 13,3 km/km2. 
+ Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị là 7,0% là thấp so với tiêu chuẩn, tính đến đường phân khu vực tỷ lệ đất dành cho giao thông phải đạt ≥ 18% so với đất xây dựng đô thị.
- Vào các thời gian cao điểm, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra trong ngày; đặc biệt là các dịp lễ, tết,chủ nhật. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường không khí.
c. Sinh họat: 
Thải lượng khí thải từ sinh hoạt nhỏ, chủ yếu từ hoạt động đun nấu bằng than tổ ong tại một số hộ gia đình, đặc biệt là các khu dân cư tập trung các hộ gia đình có thu nhập thấp ở các khu vực Vĩnh Niệm, Hàng Kênh, Trần Nguyên Hãn, … các khu vực ngoại đô cũ và các khu vực dân cư xen lẫn trong các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, quy mô ảnh hưởng của nguồn này không lớn, chỉ tác động trong phạm vi hẹp.
8.1.2.2. Chất lượng môi trường không khí:
* Tại các khu vực sản xuất công nghiệp 
Như phần phân tích các nguồn gây tác đông chính đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn quận tập trung ở khu vực phía Nam và Tây Nam  quận; đó là khu vực có khá nhiều cơ sở sản xuất tập trung, như các nhà máy chế biến thuỷ sản, các nhà máy nhà máy sản xuất giày dép….
Trong đó, chỉ tiêu ô nhiễm cao nhất là chỉ tiêu bụi lơ lửng, và mùi do các loại vi khuẩn yếm khí sinh sống trong cơ thể các loài vi khuẩn hiếu khí. Chúng phân giải các loại axit amin thành các sản phẩm cấp thấp như indol, skaptol, cadaverin, putrescin và các loại axit có đạm, axit béo cấp thấp. Trên địa bàn còn có một số cơ sở sản xuất cơ khí, sản xuất giấy có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí tuy nhiên ở phạm vi và mức độ không nghiêm trọng.
Hầu hết, các chủ nguồn thải trên mới chỉ tập trung xử lý bụi, và cũng chỉ giải quyết được bụi phát thải. Với các khí độc hại như SO2, NOx, H2S, VOC do kinh phí đầu tư cho xây dựng và vận hành cao nên các đoanh nghiệp đều chưa đầu tư một các thích đáng. Đặc biệt, vấn đề mùi phát sinh tại các cơ sở chế biến thuỷ sản cần phải được giải quyết triệt để tận gốc để tránh ảnh hưởng đến các khu vực dân cư lân cận 
Qua các kết quả quan trắc thường xuyên hàng năm của một số nhà máy ở khu vực này cho thấy: Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực này là đáng quan tâm. 
Chỉ quan trắc tại khu vực xung quanh của một doanh nghiệp sản xuất may mặc đã cho thấy: Tuy nồng độ khí thải độc hại như CO, SO2, NO2 chưa vượt TCCP, nhưng chỉ tiêu về bụi lơ lửng TSP đã cao hơn TCCP đến 1,6 lần.
* Giao thông:
 Một số nút giao thông lớn như ngã tư chợ An Dương, Cột đèn, đường Tô Hiệu,  đường Nguyễn Văn Linh, Trần Nguyên Hãn- Cầu Niệm…trên địa bàn Quận đã có dấu hiệu ô nhiễm do bụi, khí thải độc hại như SO2, NOX, tiếng ồn… do các phương tiện giao thông, do đường xá hư hỏng chưa được sửa chữa kịp thời…
Một số chỉ tiêu vượt hoặc xấp xỉ các tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: bụi từ 0,08 – 0,36 mg/m3 (TCCP 0,2 mg/m3) NOx: 0,05 – 0,38 mg/m3 (TCCP 0,2 mg/m3), SO2: 0,02 – 0,29 mg/m3 (TCCP 0,35mg/m3). Đi kèm với khí thải là tiếng ồn phát sinh tại các nút giao thông, mức ồn tại các nút đều ở mức từ 65- 92 dBA cao hơn TCCP từ 1,2 đến 1,5 lần.
* Các khu vực dân cư: 
Theo các kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc Môi trường Sở tài nguyên và Môi trường Hải phòng từ tháng 1 cho đến tháng 4 năm 2008, một số Vĩnh Niệm nồng độ bụi từ 0,21- 0,27 mg/m3 vượt quá 1,1 - 1, 35 lần so với giá trị cho phép trong TCVN 5937-2005. Các chỉ tiêu khác như SO2, CO, NO2 tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng có xu thế tăng lên so với các năm trước tại một số khu vực.
8.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
Hiện trạng môi trường đất trên địa bàn quận Lê Chân cũng nằm trong tình trạng chung của chất lượng môi trường đất của toàn thành phố và khu vực lân cận.
Các vần đề chính liên quan đến chất lượng môi trường đất tại đây bao gồm:
Đất lục địa
Môi trường đất đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp, khai khoáng, nước thải và chất thải độc hại từ các nhà máy, từ các bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, thải trực tiếp ra các cánh đồng và vùng đất xung quanh nhà máy, các bệnh viện làm ô nhiễm đất. 
Việc sử dụng chưa hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và lưu trữ các hoá chất quá hạn, bị cấm trong nông nghiệp, trong kinh doanh, các chất hữu cơ khó phân huỷ gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất.
Đất ven biển. 
Sự suy thoái đất ven biển có xu thế ngày càng tăng cả về tốc độ và tính nghiêm trọng. Trong đó, sự suy thoái đất ven biển Hải Phòng chủ yếu do tình trạng xói lở đất, sụt hạ và xâm nhập mặn. Vùng cửa sông ven biển Hải Phòng đang trong tình trạng sụt hạ, chỉ có ở vùng ven biển phía Nam Đồ Sơn (Tiên Lãng – Vĩnh Bảo) có lượng phù sa sông bồi lắng lớn bồi đắp cho quá trình sụt hạ nên vùng triều có xu thế được mở rộng nâng cao. 
Do động lực sông trội hơn động lực biển nên nhiều khu vực đang trong quá trình lục địa hoá, môi trường nước mang tính lợ nhạt. Vùng ven biển phía Bắc Đồ Sơn đặc biệt là cửa sông Bạch Đằng do lượng phù sa không đủ bồi đắp nên tình trạng sụt hạ bị biển lấn, xói lở ở bãi triều cao và bồi tụ ở bãi triều thấp làm giảm quỹ đất bồi, lợ hoá môi trường nước ngày càng nghiêm trọng.
8.1.4 Hiện trạng môi trường trầm tích ven bờ Hải Phòng.
Trầm tích biển ven bờ Hải Phòng đã có hàm lượng dầu nằm trong khoảng từ23,96 – 370,35mg/kg, trung bình là 61mg/kg.
Hàm lượng Xianua nằm trong khoảng từ 0,084 – 0,177mg/kg, trung bình là 0,108 mg/kg.
Các kim loại nặng như: 
- Hàm lượng đồng : từ 5,48 -101,58 mg/kg, trung bình là 62,32 mg/kg. Các số liệu hàm lượng đông fthu được đều thấp hơn ngưỡng chắc chắn tác động (Probable Effect Level – PEL) -108mg/kg, nhưng một phần lớn số liệu đã vượt quá ngưỡng bắt đầu tác động (Threshold Effect Level – TEL) -18,72 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada (Canadian Sediment Quality Guidelines, September 1994)
- Hàm lượng chì: nằm trong khoảng 139- 76,2 mg/kg, trung bình 70,4mg/kg. Các số liệu hàm lượng chì thu được đều thấp hơn ngưỡng PEL- 112 mg/kg, nhưng một phần lớn số liệu đã vượt quá ngưỡng TEL -30,2 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada.
- Hàm lượng kẽm : Nằm trong khoảng từ 42-192mg/kg, trung bình 166mg/kg. Các số liệu thu được đều hơn ngưỡng PEL- 271 mg/kg, nhưng một phần lớn số liệu đã vượt quá ngưỡng TEL -124 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada.
- Hàm lượng Cadimi: Nằm trong khoảng từ 0,16 – 0,56mg/kg, trung bình 0,35mg/kg. Các số liệu thu được đều thấp hơn ngưỡng TEL -0,70 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada.
- Hàm lượng Asen : Nằm trong khoảng từ 0,30 – 2,35mg/kg, trung bình 2,5mg/kg. Các số liệu thu được đều thấp hơn ngưỡng TEL – 7,24 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada.
- Hàm lượng Thủy ngân; Nằm trong khoảng từ 0,09 – 0,53mg/kg, trung bình 0,24mg/kg. Các số liệu thu được đều hơn ngưỡng PEL- 0,70 mg/kg, nhưng một phần lớn số liệu đã vượt quá ngưỡng TEL - 0,13 mg/kg, theo Tiêu chuẩn trầm tích của Canada.
8.1.5 . Hiện trạng môi trường sinh thái
Cũng giống như hiện trạng môi trường đất trên địa bàn quận Lê Chân, hiện trạng môi trường sinh thái của Quận Lê Chân  cũng nằm trong hiện trạng chung của toàn thành phố và khu vực lân cận. Các đặc trưng chính của hệ sinh thái đó là:
- Rừng ngập mặn
Hệ sinh thái của Hải phòng rất đa dạng, tuy nhiên hệ sinh thái tại các khu vực rừng ngập mặn là các hệ sinh thái tiêu biểu cho thành phố ven biển như Hải phòng. 
- Tài nguyên hải sản
Một trong những tài nguyên sinh vật quan trọng khác của thành phố Hải phòng là các tài nguyên về hải sản. 
Hệ sinh thái ven biển và hải đảo của Hải phòng mang đặc trưng của hệ sinh thái vùng ven biển ven bờ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ từ vùng Móng Cái đến Đồ Sơn, có thể kéo dài tới các vùng cửa sông Hồng, bao gồm các hệ sinh thái sau đây:
- Hiện trạng môi trường sinh vật biển ven bờ Hải Phòng
+ Thực vật phù du và tảo độc hại tiềm tàng
Vùng biển ven bờ Hải Phòng có số loài thực vật phù du khá cao, từ 4-59 loài, với mật độ từ 4x 103 tế bào/l đến 31x103 tế bào/l. Trong đó, số loài tảo độc hại tiềm tàng không nhiều, chỉ 2-7 loài với mật độ không cao, từ vài chục đến vài trăm tế bào/l. Với mật độ thấp như vậy các loài tảo độc hại tiềm tàng chưa tác động xấu đến môi trường.
+ Hóa chất bảo vệ thực vật trong động vật hai mảnh vỏ
Trong số các hợp chất của hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo có hai loại – Andrin và Endrin trong con ngao có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép làm thực phẩm.
8.1.6. Hiện trạng các nguồn chất thải rắn , chất thải độc hại
- Chất thải rắn sinh hoạt: Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực Quận khoảng 160 tấn /ngày được thu gom đưa về khu xử lý rác thải của Thành phố 
- Chất thải rắn nguy hại: Toàn bộ địa bàn quận có khoảng 12 cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại, chất thải khó hủy, ước tính với khối lượng 20 - 150 tấn/tháng. Hầu hết lượng chất thải nguy hại của các cơ sở trong quận chưa được khai báo, chủ nguồn thải, được quản lý và xử lý theo đúng quy định. 
- Chất thải rắn công nghiệp của Quận do các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát sinh phần lớn từ các cơ sở sản xuất giầy dép vào khoảng 78- 80 tấn/ngày đêm, là rác khó phân hủy cần được xử lý theo phương pháp đốt. Ngoài ra, một khối lượng nhỏ các loại chất thải từ các cơ sở sản xuất thủy sản, sản xuất bia, sản xuất giấy. 
Tổng lượng rác thải công nghiệp của quận vào khoảng 21,73 tấn/ngày đêm. Phần lớn lượng rác công nghiệp của quận (khoảng 60%) là rác khó tiêu hủy cần được xử lý theo phương pháp đốt hoặc chôn lấp, chí có khoảng 40% là rác dễ phân hủy và có thể xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc chế biến phân vi sinh,
- Chất thải rắn từ các hoạt động du lịch, dịch vụ: Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của quận tập trung vào loại hình kinh doanh khách sạn, ăn uống. Đặc tính rác thảI gần giống như rác thải sinh hoạt. Ước tính lượng rác thải trung bình của mỗi đơn vị vào khoảng Tổng lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động này ước tính khoảng 9, 23 tấn/ngày đêm.
- Chất thải bệnh viện: Trên địa bàn quận Lê Chân có 20 cơ sở y tế với khoảng 1075 giường bệnh, chỉ tiêu phát thải vào khoảng 1,2 kg/giường bệnh, tổng lượng rác thải bệnh viện không nhiều khoảng 1200 kg/ngày đêm.. Hiện tại, các cơ sở y tế trên địa bàn quận đếu đã tiến hành phân loại xử lý riêng các loại chất thải theo đúng quy định. 
Về cơ bản, vấn đề xử lý chất thải của quận đã được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trên địa bàn quận còn một số khu vực có đặt ga trung chuyển rác. Việc tồn tại các ga rác này đang ảnh hưởng tiêu cực đến một số bộ phận dân cư và mỹ quan đô thị; cần có các giải pháp khắc phục. 
Mặc khác, liên quan đến cơ sở hạ tầng chung của thành phố, cần xây dựng các khu vực xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố, đáp ứng nhu cầu xử lý hiện nay cũng như các hoạt động sắp tới của toàn thành phố nói chung trong đó có địa bàn quận Lê Chân.
8.1.7 Điều kiện kinh tế:
Lê Chân là một trong 3 quận cũ của thành phố Hải phòng, diện tích đất tự nhiên nhỏ, không có các trung tâm kinh tế, chính trị , văn hoá lớn, song quận Lê Chân là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thế mạnh ấy chính là động lực giúp Lê Chân vượt qua mọi khó khăn và phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua (25-30%/năm). Từ khi có quyết định bổ sung thêm 2 Phường mới là Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh, diện tích và không gian của Quận được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho quận Lê Chân phát triển kinh tế - xã hội tích cực hơn.
Hiện tại, quận Lê Chân được xác định là khu đô thị 1, là trung tâm hành chính chính trị, y tế, thương mại, du lịch và dịch vụ của thành phố và quận. Là trung tâm giáo dục cấp vùng. Vì vậy, quận Lê Chân là một trọng tâm phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng. Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận có nhiều khởi sắc. Trên địa bàn Quận các dự án tiếp tục được triển khai, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, GDP tăng bình quân dao động trong khoảng từ 25-30%/ năm
Hiện nay cơ cấu phát triển kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng dịch vụ- thương mại, Trong đó, với chủ trương di dời dần các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi địa bàn quận nên cơ cấu phát triển của quận chủ yếu tập trung cho phát triển dịch vụ.
Khi triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng đến năm 2025, về cơ bản tất cả các ngành kinh tế của Quận sẽ chịu tác động nhất định, nhưng cơ bản đều theo xu hướng phát triển tích cực.
8.2. Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện quy hoạch
8.2.1. Xu hướng biến đổi các điều kiện tự nhiên
Với hiện trạng về điều kiện địa lý như đã trình bày ở trên, khi Quy hoạch xây dựng Quận đến năm 2025, được thực hiện thì xu hướng biến đổi một số điều kiện có thể xảy ra..
Đó là thay đổi về địa hình, địa mạo do có sự mở rộng phát triển đô thị, khu ở mới ra các trục đường chính, khai thác Quỹ đất từ các cơ sở sản xuất sau khi di dời, phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch.
Khi có sự biến đổi về điều kiện địa lý, địa hình địa mạo thì các yếu tố về địa chất, khí tượng thủy văn cũng sẽ có biến đổi theo; tuy nhiên các biến đổi đó không nhiều, chủ yếu làm thay đổi bề mặt về địa hình, địa mạo và cấu trúc địa chất. 
Việc xây dựng các trung tâm thương mại, các toà nhà cao tầng ... cũng có khả năng gia tăng nguy cơ sạt lở đất, tăng cường mức độ xói mòn đất, biến dạng bề mặt địa hình và cấu trúc nền rắn, gây xói lở và bồi tụ các vùng lân cận. 
Trong quá trình san ủi để xây dựng các công trình, đặc biệt hệ thống cấp thoát nước, san lấp các khu vực có địa hình thấp hơn để tạo mặt bằng xây dựng; từ địa hình các ruộng lúa sẽ trở thành các địa hình đô thị với hệ thống nhà ở, đường xá, cầu cống... tất cả những việc đó sẽ tác động mạnh đến nền móng của khu vực.
Khi triển khai các qúa trình mở rộng đô thị, mở rộng và phát triển các ngành dịch vụ du lịch ven sông Lạch Tray, xây dựng đường giao thông, không còn diện tích đất nông nghiệp ... thì một số cảnh quan thiên nhiên sẽ có sự thay đổi nhưng bù lại cảnh quan mới do con người xây dựng nên mang tính hiện đại, hội nhập và tiện ích sẽ có những tác động đáng kể đối với cộng đồng.
8.2.2 Xu hướng biến đổi của các yếu tố, điều kiện về kinh tế xã hội
Khi triển khai thực hiện Quy hoạch, chắc chắn các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi theo xu hướng kinh tế phát triển mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển lớn về công nghiệp, xây dựng và thương mại dịchvụ, quỹ đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp; thu nhập bình quân đầu người (GDP/đầu người) sẽ tăng cao tại khu vực trung tâm, đô thị, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Đồng thời sẽ có tình trạng dân số cơ học tại các trung tâm, đô thị, khu công nghiệp tăng lên do phần lớn dân số trong độ tuổi lao động từ nhiều nơi đến làm việc, dẫn đến cơ cấu dân số, trình độ học vấn và văn hóa có sự khác nhau; tình hình an ninh sẽ phức tạp hơn, tệ nạn xã hội cũng sẽ phát sinh.
Sự thay đổi về diện tích và cơ cấu sử dụng đất được coi là tác động mạnh mẽ trong toàn bộ dự án điều chỉnh Quy họach xây dựng Quận Lê Chân  đến năm 2025. Trong giai đoạn vận hành với việc chuyển đổi đất sản xuất công nghiệp, đất kho tàng, bến cảng cho các dự án xây dựng các khu dịch vụ thương mại , các đường giao thông và một diện tích lớn dành cho khu đất ở đô thị, sẽ tạo nên sức ép lớn về đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm không chỉ cho khu vực dự án mà còn liên quan đến cả những khu vực phụ cận trong bố trí cây trồng và cơ cấu sử dụng đất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó do có sự quy hoạch phát triển các trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục, các trung tâm du lịch, vui chơi giải trí...ở quy mô cấp vùng như: Các trường đại học, bệnh viện, các khu du lịch sinh thái quy mô quốc tế... sẽ làm cuộc sống tinh thần của người dân được nâng cao, đi kịp xu thế chung của thời kỳ hội nhập quốc tế.
8.2.3 Dự báo xu hướng thay đổi của các nguồn thải
Với những điều chỉnh của quy hoạch, cơ cấu phát triển các ngành và lĩnh vực của quận sẽ có những thay đổi đáng kế. Cùng với đó, các nguồn thải nước cũng thay đổi. Để đánh giá cụ thể cho vấn đề này, báo cáo đã tính toán cụ thể tải lượng ô nhiễm phát sinh từ tất cả các nguồn và lĩnh vực. Trong đó:
Nguồn từ các hoạt động công nghiệp: Việc di chuyển một số cơ sở công nghiệp ra khỏi khu vực dân cư giảm áp lực về tải lượng ô nhiễm phát sinh, do vậy, làm thay đổi toàn bộ bức tranh về phát thải ô nhiễm trên địa bàn quận.
Tuy nhiên, ở các ngành dịch vụ, thương mại, y tế có xu thế tăng tải lượng ô nhiễm do quy mô phát triển được mở rộng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển, nhưng mức độ tăng không lớn, tác động tiêu cực ở mức độ nhỏ, có thể kiểm soát được.
Như vậy: Mặc dù tải lượng ô nhiễm có tăng ở lĩnh vực dịch vụ, nhưng về tổng thể, khi thực hiện quy hoạch điểu chỉnh, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn có xu hướng giảm, đặc biệt là nước thải.
8.2.4 Xu hướng biến đổi thành phần môi trường đất
Qua đánh giá hiện trạng môi trường đất thành phố Hải Phòng nói chung và quận Lê Chân nói riêng cho thấy về cơ bản thành phần môi trường đất hiện nay chưa bị ô nhiễm. Nhưng khi quy hoạch xây dựng này được triển khai sẽ có những biến đổi nhất định, bao gồm cả những biến đổi tích cực và tiêu cực xảy ra với những mức độ khác nhau, thời gian tác động cũng khác nhau.
Do có các hoạt động đổ đất, san lấp xây dựng, cải tạo một số tuyến phố chính của Quận, cải tạo các khu dân cư cũ, xây dựng các khu đô thị mới ... sẽ có những tác động đáng kể đến môi trường đất.
* Về cơ cấu sử dụng đất: 
Quy hoạch sẽ tăng đất xây dựng du lịch - dịch vụ, đất thổ cư, đất giao thông, cây xanh. Không còn đất nông nghiệp thuần tuý.
* Về tính chất lý, hóa học đất: 
Quy hoạch sẽ làm cấu trúc đất bị phá vỡ, xói mòn và rửa trôi đất trong mùa mưa, làm vùi lấp các vùng đất nông nghiệp lân cận, giảm độ phì của đất, tăng khả năng bạc màu của đất. Khi xây dựng các khu đô thị, cao ốc sẽ làm tăng độ chịu lực của đất; 
Đất còn có khả năng bị ô nhiễm bởi các thành phần kim loại nặng tăng lên do sự xáo trộn các tầng đất đá, sự tiếp xúc của đất đá tầng sâu với môi trường không khí có chứa các tác nhân ô xy hóa, nhất là ở các vùng đất ngập nước như các sông Lạch Tray....
Ngoài ra, việc xây dựng các khu đô thị, dịch vụ, xây dựng đường giao thông... còn làm đất nhiễm bẩn do nước thải, chất thải rắn công nghiệp.
Mặt khác thành phần dinh dưỡng của đất cũng sẽ giảm do nhựa đường, đá và các nguyên vật liệu khác trong quá trình thi công đường giao thông, giảm tính đa dạng hệ sinh vật dưới do ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất.
8.2.5. Xu hướng biến đổi của thành phần môi trường nước
Căn cứ vào dự báo nguồn gây ô nhiễm môi trường nước cũng như xác định đối tượng và quy mô tác động đến môi trường nước đã được phân tích ở trên, khi triển khai thực hiện Quy hoạch điều chỉnh xây dựng quận Lê Chân đến năm 2025, thành phần môi trường nước của các sông hồ, cửa sông sẽ chịu tác động đáng kể.
* Xu hướng biến đổi chất lượng môi trường nước mặt.
Trước hết xem xét đến xu hướng biến đổi chất lượng nước mặt của các con sông và hồ của thành phố trên địa bàn Quận:
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Như vậy, nếu trong thời điểm 2025 tình hình thu gom và xử lý nước thải như hiện nay thì môi trường nước trên địa bàn Quận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Quy hoạch đã có những định hướng rất cụ thể và nếu thực hiện đúng thì xu hướng biển đổi thành phần môi trường nước sẽ tiến triển theo hướng tích cực, đảm bảo môi trường nước trong tương lai sẽ đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về môi trường.
8.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
8.3.1 Các biện pháp chung
Để có thể đảm bảo gắn kết giữa phát triển và bảo vệ môi trường, thực hiện một cách toàn diện và đầy đủ nhất mục tiêu của Quy hoạch, báo cáo đã nêu tất cả những nội dung, các hạng mục đầu tư về định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất và bố cục kiến trúc đô thị, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; thể hiện trong việc lựa chọn định hướng quy hoạch đợt đầu đến 2015 và tổng thể đến năm 2025 đều phải phù hợp và được thực hiện lồng ghép một cách nhuần nhuyễn với việc thực hiện “Chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Hải phòng đến năm 2010, định huớng đến 2020”, các chiến lược bảo vệ môi trường của thành phố và các ngành; thực hiện việc đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quy hoạch này một cách chi tiết để làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của thành phố. Đồng thời, thành phố cần có kế hoạch xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của Hải phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050.
Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch này, các giải pháp kỹ thuật tổng thể mang tính nguyên tắc, đó là:
- Phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải (rắn, lỏng) cho toàn bộ các khu đô thị, công nghiệp và các công trình khác có nguồn gây ô nhiễm.
- Thiết lập và duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn quận , quan tâm đến các khu vực có nguồn và nguy cơ ô nhiễm cao, các vùng nhạy cảm liên quan đến sức khỏe người dân, các vùng có tính đa dạng sinh học cao
- Xây dựng kế hoạch và trang bị đầy đủ về mặt kỹ thuật cho việc xử lý các sự cố về môi trường như: xây dựng hoặc áp dụng các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất; sự cố khi hệ thống xử lý khí thải độc hại không hoạt độngv...v...
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
- Thiết lập các vành đai cây xanh cho các khu dân cư, các bãi triều ngập mặn, các rừng cây chắn sóng và các vùng xung quanh để tăng khả năng chịu tải môi trường của các hệ sinh thái, góp phần cải tạo những khu vực bị ô nhiễm (do chất thải rắn, lỏng..) để cải tạo môi trường sinh thái, bảo vệ đê diều.-
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị cấp phường, nhằm giảm áp lực lên môi trường ở các khu đô thị lớn, tập trung.
- Các khu đô thị, đơn vị ở tập trung cần phải xây dựng các hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý nước thải tập trung tuỳ theo lưu vực thoát nước.  Giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng do mưa và nước triều dâng tại các đường phố cũ.
- Thực hiện quy hoạch và thu gom, xử lý chất thải rắn theo hướng phân loại tại nguồn, không sử dụng túi nilon và các loại vật liệu khó phân huỷ.
- Phòng chống suy thoái môi trường do xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển
- Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố do thiên tai lũ lụt, tràn dầu
- Phòng chống ô nhiễm nước biển và ven biển do hoạt động của các cầu cảng do giao thông vận tải do nuôi trồng đánh bắt chế biến thuỷ Hải sản.
- Bảo vệ đa dạng sinh học, các giống loài đặc thù
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển.
8.3.2. Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường
- Cần xử lý các nguồn nước mặt bị ô nhiễm để tránh gây ô nhiễm cho nước ngầm.
- áp dụng các biện pháp xử lý cuối đường ống và công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cho các cơ sở thương mại và dịch vụ trên địa bàn quận nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn: áp dụng các giải pháp ngăn chặn bớt sự lan truyền của tiếng ồn như: trồng cây xanh hai bên đường giao thông, xây dựng chắn âm thanh...
- Cải tạo hệ thống đường giao thông nội thị để đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn giao thông đô thị, cải tạo các nút giao thông hợp lý.
- Áp dụng các giải pháp xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh
- Tiết kiệm nguyên liệu sử dụng, giải pháp tuần hoàn tiết kiệm nước
- Có quy trình phù hợp trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tại các khu vực có cơ sở sản xuất đã di dời. Đặc biệt lưu ý:
+ Bảo vệ môi trường nước ngầm: Rà soát, kiểm tra và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngầm.
+ Chọn công nghệ sử lý phù hợp cho các chất thải tồn dư sau quá trình di chuyển các cơ sở, đặc biệt lưu ý đến các cơ sở sản xuất hòa chất
+ Rà soát kiểm tra phông bức xạ của các khu vực có cơ sở sản xuất đã di dời
8.3.3. Giải pháp về quản lý
8.3.3.1. Giải pháp chung về tổ chức
- Thực hiện các giải pháp chung về quản lý môi trường và cơ chế quản lý tổng hợp môi trường của thành phố 
- Thực hiện việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường các cấp. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường phù hợp, thực hiện phân cấp quản lý, tổ chức và hoàn thiện đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường, bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên cả hai khía cạnh quyền lợi và trách nhiệm, hình thành mạng lưới giám sát môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền chuyên trách.
8.3.3.2. Giải pháp chung về quản lý môi trường 
- Giải pháp bảo vệ môi trường nước ngầm: 
Phối hợp với các đơn vị quản lý môi trường cấp trên để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ngầm trên địa bàn quận, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thằm dò, khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước ngầm. Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức BVMT cho cộng đồng.
- Giải pháp bảo vệ môi trường đất:
Xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải để không gây ô nhiễm môi trường đất các khu vực dân cư của Quận.
- Bảo vệ môi trường nước mặt:
+ Quản lý và giám sát tại các nguồn phát sinh nước thải: áp dụng sản xuất sạch hơn; áp dụng các biện pháp kiểm toán môi trường đối với các cơ sở tiêu thụ nhiều nước nhằm hạn chế lượng nước thải sinh ra.
+ Quản lý và giám sát chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận, khẳ năng tự làm sạch của chúng; đặc biệt các hồ điều hoà trong quận và các khu vực nước sông Đào Hạ Lý, sông Lạch Tray.
- Giải pháp bảo vệ môi trường không khí và giảm thiểu tiếng ồn.
Hạn chế và giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ở từng cơ sở thương mại, dịch vụ theo hướng áp dụng và đổi mới công nghệ để sản xuất sạch hơn.
8.3.4. Các giải pháp cơ chế chính sách bảo vệ môi trường:
- Gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ môi trường: Giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong công tác bảo vệ môi trường là tổng lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội hoặc đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận đảm bảo sự phát triển bền vững. 
- Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.
+ Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các hội nghị, hội thảo về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
+ Phổ biến các chương trình truyền thông về đặc tính phát thải chất ô nhiễm từ môi trường công nghiệp, giao thông, xây dựng,... và các mối đe doạ đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.
+ Vận động nhân dân tự nguyện tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng các mô hình cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.
IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ         
9.1. Kết luận
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Lê Chân là cấp thiết để làm cơ sở triển khai các dự án xây dựng, phát triển đô thị và quản lý quy hoạch xây dựng trong quận theo tiêu chí của đô thị loại I, phù hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025. 
9.2. Kiến nghị
Đề nghị UBND thành phố phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Lê Chân làm cơ sở cho việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Sau khi phê duyệt, công bố cho các tổ chức, công dân biết và thực hiện.
 
 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0