UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Căn cứ Quyết định số 04/2001/QĐ-TTg ngày 10/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
- Căn cứ Thông báo số 50/TB-TU ngày 06 tháng 8 năm 2001 của Ban Thường vụ Thành uỷ thông qua phương án Quy hoạch chi tiết 05 thị trấn huyện lỵ Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, các khu đô thị mới phường Sở Dầu, đường 353 (Hải Phòng - Đồ Sơn), đường Hồ Sen Cầu Rào II và tuyến kênh An Kim Hải;
- Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 114/XD ngày 23 tháng 8 năm 2001;
- Xét Tờ trình số 351/QH ngày 21/ 8/ 2001 của Viện Quy hoạch Hải Phòng và UBND huyện Kiến Thuỵ; Đồ án Quy hoạch chi tiết Thị trấn Núi Đối do Viện Quy hoạch Hải Phòng lập.
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU I: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết thị trấn Núi Đối với nội dung sau:
1/ Tính chất, chức năng, nhiệm vụ của thị trấn:
Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thể thao, nghỉ ngơi điều dưỡng, an ninh quốc phòng của huyện Kiến Thuỵ, là đô thị vệ tinh của Thành phố Hải Phòng.
2/ Quy mô thị trấn:
- Dân số : 12.000 người.
- Diện tích : 320,60 ha; Đất đô thị: 180 ha.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
+ Đất ở : 50 m2/ người.
+ Cấp nước : 130 lít/ người/ ngày đêm.
+ Cấp điện : 230 w/ người.
3/ Phân khu chức năng:
Theo phương án chọn (phương án 1) của Đồ án cơ cấu, cải tạo nâng cấp các công trình hiện có cho phù hợp yêu cầu sử dụng và mỹ quan đô thị.
- Khu văn hoá, thể thao.
- Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho hàng dự kiến tập trung ở một phần đất xã Minh Tân trên tuyến đường 402 hướng ra đường 14. Việc bố trí các cơ sở sản xuất phải phù hợp với nhu cầu địa phương tránh ô nhiễm môi trường.
4/ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
+ Đường chính: Đường 401, đường 402.
+ Đường khu vực và các tuyến đường nội thị khác theo quy định như độ thị loại 5.
- Cấp nước: Trước mắt dùng hệ thống giếng khoan, lâu dài xây dựng một nhà máy nước nhỏ với công suất 3.000 m3/ ngày đêm.
- Thoát nước: Hệ thống cống kín kết hợp với mương hở, thoát nước mưa và nước bẩn đi riêng, thoát ra sông Cổ Tiểu, sông Văn úc sau khi đã qua trạm xử lý.
5/ Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (theo đơn giá hiện hành):
Tổng số: 142,650 Tỷ đồng
Trong đó:
- Giao thông 46,200 Tỷ đồng
- Cấp nước 13,500 Tỷ đồng
- Thoát nước mưa 8,700 Tỷ đồng
- Cấp điện 5,000 Tỷ đồng
- Chuẩn bị mặt bằng hạ tầng kỹ thuật 62,250 Tỷ đồng
- Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường 7,000 Tỷ đồng
ĐIỀU II:
- Uỷ ban Nhân dân huyện Kiến Thuỵ có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã ghi trong Điều I, căn cứ vào quy hoạch được duyệt tiến hành lập kế hoạch quản lý quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Sở Xây dựng kết hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt.
- Trong quá trình thực hiện nếu cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố để điều chỉnh bổ sung kịp thời.
ĐIỀU III:
Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính vật giá, Địa chính, Giao thông công chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện Quy hoạch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ và Thủ trưởng các ngành, cấp có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./ |